GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN

16 201 0
GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNGSỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN 1.Định hứớng hoạt động trong năm tới. 1.1.Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2003. Bước vào năm 2003, trên cơ sở phát huy kết quả đạt được năm 2002: căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và các biện phát kinh doanh của NHCT Việt Nam. Sở giao dịch I đề ra nhiệm vụ kinh doanh năm 2003, cụ thể như sau: Mục tiêu năm 2003 -Nguồn vốn huy động tăng 5%-10% so với năm 2002. -Dư nợ cho vay tăng15%-20% so với năm 2002. -Lợi nhuận hạch toán nội bộ tăng 5%so với kế hoạch. -Nợ quá hạn dưới 3% tổng dư nợ. -Xử lý nợ tồ đọng cũ 5 tỉ đông. Biện pháp kinh doanh năm 2003. Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn và quản lý vốn. Chú trọng khai thác các nguồn tiền gửi với lãi suất thấp, củng cố mạng lưới tiết kiệm, mở thêm 1-2 quĩ tiết kiệm và phòng giao dịch. Tiếp tục củng cố và phát triển các doanh nghiệp, đăc biệt là tổng công ty 90,91.Tăng cường công tác tiếp thị để thu hút khách hàng mới có dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả để đầu tư vốn. Trong những năm qua, khách hàng của SGDI- NHCTVN chủ yếu là những doanh nghiệp lớn vì vậy phát triển mở rộng mạng lưới khách hàng, thu hút hêm khách hàng là điều mà SGDI— NHCTVN cần phải đạt được. Nợ quá hạn của ngân hàng chủ yếu là nợ khó đòi, vì vậy cần phải xử lý nợ tồn đọng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ , phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để bán tài sản, tài chính thu nợ quá hạn, nợ khó đòi. 1 1 2.Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng SGD1-NHCTVN. 2.1. Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quản lí tín dụng do ngân hàng nhà nước và ngân hàng công thương ban hành. Để có thể quản lí và điều hành một đất nước, nhà nước ban hành các đIều luật bắt buộc công dân nước đó phải thi hành. Đối với hoạt động tín dụng cũng vậy, để ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng nhà nước không ngừng bổ sung và hoàn thiện các văn bản về quản lí tín dụng như qui chế cho vay, văn bản về bảo đảm tiền vay. Trên cơ sở đó NHCTVN có những văn bản hướng dẫn cụ thể phù hợp với ngành mình. Những văn bản này ra đời trên cơ sở khoa học và đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, từ đó đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn nhất. Vì thế, chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản qui định quản lí tín dụng góp phần kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng. 2.2. Xác định được danh mục tài trợ với mức độ rủi ro khác nhau. Xác định được danh mục tài trợ với mức độ rủi ro khác nhau đông nghĩa với việc phân tán rủi ro tín dụng –phù hợp với nguyên tắc quản lí rủi ro nói chung “không bỏ tất cả trứng vào một rổ”. Phân tán rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua phân tán dư nợ và đồng tài trợ. Rủi ro cao đồng nghĩa với lợi nhuận kì vọng cao và rủi ro không tập trung một ngành hay một lĩnh vực nào mà nó xảy ra với mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực kinh doanh: Các doanh nghiệp quốc doanh không trả được nợ khi đến hạn thường bắt nguồn từ tình trạng kinh doanh kém hiệu quả: do trình độ quản lí yếu kém, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, lao động dư thừa, năng lực cạnh tranh với hàng ngoại còn kém. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là kinh tế tư nhân: giai đoạn đầu của nền kinh tế chuyển đổi với thể chế chính sách chưa hoàn chỉnh, đồng bộ đã nảy sinh mặt trái của nền kinh tế thị trường như lũng đoạn nội bộ nền kinh tế bằng nhiều thủ đoạn, mách khoé khác nhau trong các quan hệ để 2 2 thâu tóm, chi phối quỳên lực thông qua đồng tiền, lợi dụngchế để trốn thuế, lậu thuế, buôn lậu và lừa đảo. Số người làm giàu bằng chính sức lực của mình rất ít. Cơ cấu cho vay của Sở giao dịch 1 hiện nay tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp nhà nước và những doanh nghiệp này lại hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp là chủ yếu. Để hạn chế rủi ro Sở giao dịch 1 nên mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng, mở rộng cho vay với các ngành xây dựng…nhưng mở rộng phảI đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Như vậy, hoạt động tín dụng phải luôn xác định và chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. Sở phải xác định được danh mục tài trợ với mức rủi ro khác nhau sao cho lợi nhuận cao nhất rủi ro thấp nhất. 2.3.Thực hiện đầy đủ qui trình tín dụng. Qui trình cho vay được bắt đầu từ nghiên cứu khách hàng, đến thẩm định dự án vay…và kết thúc khâu thu nợ. Mỗi bước trong qui trình cho vay đều rất quan trọng: không thể thực hiện bước này mà bỏ qua bước kia. Trong đó Sở giao dịch 1 đăc biệt chú trọng khâu xét duyệt cho vay vì đây là khâu đầu tiên rất quan trọng với đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng. - Khả năng trả được nợ gốc và lãi đúng hạn hay không phụ thuộc phần lớn vào tính khả thi của dự án và khả năng tài chính của khách hàng. - Kiểm tra trong quá trình cho vay theo từng lần vay hoặc kiểm tra đột xuất. Nội dung của công việc này là kiểm tra: Mục đích sử dụng vốn vay có phù hợp với mục đích mà khách hàng đưa ra trong hợp đồng tín dụng hay không; Kiểm tra tình hình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Kiểm tra tình hình đảm bảo nợ vay thông qua tình hình tài sản làm đảm bảo hoặc tư cách của người bảo lãnh- từ đó nếu thấy giá trị tài sản làm đảm bảo có biến động giảm thì ngân hàng có biện pháp đối phó thích hợp 3 3 ngay trong thời gian cho vay như giảm mức cho vay, ngừng phát tiền vay… Việc kiểm tra này có thể phát hiện những hở yếu kém những khâu trước giúp cho cán bộ tín dụng đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. - Bước cuối cùng là đôn đốc thu hồi gốc và lãi phù hợp với từng khoản vay:Trên cơ sở kiểm tra trong quá trình cho vay, Sở giao dịch 1 tiến hành phân loại các khoản vay từ đó có biện pháp thu nợ gốc và lãi phù hợp: + Đối với những khoản vay có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay đúng hạn, Sở giao dịch 1 chỉ chú ý đôn đốc việc trả nợ khi sắp đến hạn. + Đối với những khoản vay có dấu hiệu bị “đe doạ” sẽ không được hoàn trả đúng hạn do có những khó khăn phát sinh từ đIều kiện khách quan với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Sở giao dịch 1 có những biện pháp kịp thời để đảm bảo thu hồi nợ, tránh rủi ro nợ quá hạn phát sinh. Cán bộ tín dụng có thể làm tư vấn cho khách hàng về các đề như bán sản phẩm, thu hồi nợ…; Đề ra các biện pháp thu hồi các hoá đơn chậm trả, giúp họ thanh toán hàng tồn kho hoặc giảm bớt dự trữ quá mức; Sắp xếp, kết cấu lại các khoản nợ cho người vay bằng cách kéo dài kì hạn nợ, rút bớt mức chi trả một thời gian nếu có thể được; Gia tăng khối lượng của khoản vay với đIều kiện do ngân hàng ấn định thêm nếu thấy được khả năng người vay sẽ khôi phục được sản xuất kinh doanh. Ngân hàng có thể tuyên bố nợ quá hạn và tìm mọi cách để thu hồi nợ ngay cả trong trường hợp khoản vay chưa đến hạn thanh toán như đã qui định trong hợp đông tín dụng nếu khách hàng có sự vi phạm hợp đông một cách nghiêm trọng hoặc có nguy cơ thua lỗ, phá sản trong kinh doanh, dẫn đến khả năng thu hồi nợ rất khó khăn. Như vậy, thực hiện đầy đủ qui trình tín dụng, giúp Sở giao dịch 1 có thể 4 4 giảm rủi ro tín dụng đến mức tối thiểu. 5 5 2.4. Kiểm tra giám sát món vay một cách chặt chẽ từ đó phát hiện sớm những khoản tín dụng có vấn đề. Đây là một biện pháp đề phòng rủi ro xảy ra. Hoạt động của người vay luôn chịu sự tác động của thị trường, nguy cơ rủi ro cho ngân hàng sẽ lớn hơn khi thị trường vận động theo hướng thiếu sự ổn định. Vì thế nếu như quyết định cho vay đã tính đến biến động của thị trường thì sau khi cho vay ngân hàng cần phải tiếp tục xem xét người vay ứng xử như thế nào trước sự biến động của thị trường từ đó phát hiện sớm những khoản tín dụng có vấn đề. Phát hiện sớm những khoản tín dụng có vấn đề là chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả của các ngân hàng. Để phát hiện sớm những khoản tín dụng có vấn đề, cán bộ tín dụng phảI thu thập thêm thông tin dựa trên cơ sở các hồ hiện có và những thông tin mới nhất từ phía người vay để phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan, chẳng hạn: - Xem xét xu hướng xuất hiện các đảo lộn trong báo cáo tài chính của người vay. - Sự thay đổi các nhà quản lí chủ chốt và sự thay đổi bộ máy quản lí của doanh nghiệp. - Sự thay đổi giá trị các hợp đồng đảm bảo và bảo hiểm tài sản liên quan. - Khả năng xuất hiện các tranh chấp về các vật đảm bảo có liên quan đến các chủ nợ khác của người vay. - Sự suy giảm trong các giao dịch của người vay với các nguồn cung cấp đầu vào và đầu ra của họ. - Lỗ hoặc khuynh hướng giảm lãi hoặc sự phát triển qúa mau chóng của người vay. - Những bất đồng trong doanh nghiệp giữa người lao động và 6 6 người đIều hành. Khi phát hiện khoản tín dụng có vấn đề ngân hàng có thể dừng việc cấp tín dụng (nếu khoản cho vay đang được thực hiện), thu hồi nợ hoặc lãi sớm, tư vấn đưa ra hững giải pháp để hoạt động của người vay hiệu quả. 2.5. Có biện pháp đảm bảo tiền vay hợp lí. Như đã ăn sâu trong tiềm thức khi nói đến đảm bảo tiền vay người ta nghĩ ngay đến cầm cố hay thế chấp tài sản. Trong thực tế đảm bảo tiền vay có thể bằng tài sản của người vay hay bên bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ chính nguồn vốn hay uy tín của người vay. Việc đảm bảo bằng hình thức nào là tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng miễn là biện pháp đảm bảo phải hợp lí Đảm bảo tiền vay bằng tài sản phải đảm bảo khả năng thu hồi được nợ khi rủi ro xảy ra. Tránh tình trạng: Một tài sản đảm bảo cho nhiều món vay ( trưòng hợp này xảy ra khi khách hàng cố ý lừa ngân hàng); Tình trạng không thể phát mại được tài sản do không ràng trong thủ tục pháp lí (xảy ra do phần lớn các doanh nghiệp nhà nước hiện nay chưa được cấp giấy chứng nhận chủ quyền về tài sản thuộc quản lí của doanh nghiệp hoặc đơn giản hơn là việc tài sản nào phải đăng kí quyền sở hữu và có giấy chứng nhận quyền sở hữu); Tình trạng tài sản mất gía hoặc không thể bán được như dây truyền thiết bị, máy móc lạc hậu hay máy móc, thiết bị chuyên dùng, phát mại khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái mà cho vay khi nền kinh tế đang hưng thịnh. Việc đánh gía chính xác giá trị tài sản đảm bảo cũng là vấn đề cần xem xét. Hiện nay rất nhiều tài sản sau khi bán không đủ trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng dù theo qui định mức cho vay tối đa chỉ bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do cán bộ ngân hàng không trực tiếp đánh giá lại giá trị taì sản mà chỉ dựa trên thông tin do khách hàng cung cấp mà khách hàng thường cố gắng nâng cao giá trị tài sản của mình để vay 7 7 được nhiều nhất. Tài sản cầm cố, thế chấp bị giảm giá trị hoặc ngân hàng thông báo phát mãi nhưng không có người mua trong một thời gian dài dẫn đến lãi vay quá hạn phát sinh làm tổng nợ vay(gốc và lãi) lớn hơn giá trị phát mãi tài sản. Đảm bảo tiền vay băng uy tín của người vay chỉ được thực hiện sau khi nắm đầy đủ thông tin cần thiết về khách hàng. 2.6. Chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng. Cán bộ ngân hàng phải có trình độ và am hiểu thực tế nền kinh tế cũng như nắm chắc hệ thống các văn bản pháp luật liên quan. Vì vậy cần thường xuyên có các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu để nâng cao năng lực thẩm định, am hiểu về các lĩnh vực của khách hàng. Thường xuyên hệ thống hoá lại các văn bản cũ và mới tránh trùng lắ, chông chéo để cán bộ tín dụng có thể nắm vững. Ngoài ra, cũng cần có các cuộc hội thảo về từng vấn đề riêng biệt để có các biện pháp tháo gỡ ách tắc do sự việc mới nảy sinh tronh thực tế mà các văn bản chưa đề cập đến, từ đó giúp họ phát huy khả năng, sức sáng tạo phục vụ ngành. Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ còn cần phải đưa ra các chế độ khen thưởng, kỉ luật thích hợp để khuyết khích họ. 2.7. Củng cố mạng lưới khách hàng, công tác tiếp thị. Thông tin ngày càng có ý nghĩa thiết thực trong đời sống kinh tế-xã hội, trong sự thành bại trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với ngân hàng thông tin trung thực, xử lí thông tin khoa học sẽ giúp ngân hàng có thể đánh gía chính xác đối tượng đầu tư để có những đối sách thích hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư, hạn chế rủi ro phát sinh. Với mạng lưới khách hàng truyền thống Sở giao dịch 1 chỉ cần thẩm định dự án đầu tư. Rủi ro xảy ra chỉ là do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả mà không phảI là rủi ro đạo đức, vì thế khách hàng giảm rủi ro cho ngân hàng, ngân hàng không ngừng duy trì mạng lưới khách hàng truyền thống. 8 8 Hơn nữa, kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động tín dụng ngân hàng phảI ngày càng mở rộng. Để tăng dư nợ cho vay Sở giao dịch 1 không ngừng tuyên truyền, quảng bá để thu hút thêm khách hàng mới. Sở giao dịch 1 tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới thông qua các chính sách như hạ lãI suất, tổ chức hội nghị khách hàng để qua đó giới thiệu về hoạt động của mình. 3. Một số kiến nghị với cơ quan chức năng. 3.1 Kiến nghị với ngân hàng công thương trung ương. - Dựa trên những văn bản của ngân hàng và Chính phủ, ngân hàng công thương trung ương cần nhanh chóng đưa ra những văn bản hướng dẫn phù hợp đối với thành viên của mình. - Trao quyền tự chủ, độc lập hơn cho Sở giao dịch 1 trong hoạt động kinh doanh giúp cho Sở giao dịch 1 có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các giải pháp nhằm xử lí nhanh các khoản nợ quá hạn, thu hồi vốn đảm bảo cho sự phất triển bền vững của mình. - Trang bị thêm nhiều thiết bị mới, hiện đại từ đó đảm bảo giao dịch thông suốt, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả qua đó thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng. - Đề ra mức khen thưởng hợp lí, khuyến khích tinh thần sáng tạo, sự tận tâm của cán bộ đối với Sở giao dịch 1. 3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 3.2.Tăng cường công tác thanh tra của ngân hàng nhà nước. Với tư cách là cơ quan quản lí các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước nên coi công tác thanh tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình. Mục tiêu công tác thanh tra cuả ngân hàng nhà nứơc là phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lí vi phạm trong mọi lĩnh vực của hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng đồng thời chấn chỉnh hoạt động ngân hàng sau thanh tra. 9 9 Trọng tâm thanh tra trong hoạt động tín dụng là kiểm tra việc chấp hành các qui định về cấp tín dụng: kiên quyết xử lí các khuyết đIểm đã phát hiện sau thanh tra. Cơ quan thanh tra nên phát huy ưu thế của hệ thống máy tính, duy trì hoạt động phân tích và giám sát liên tục qua máy tính với tất cả các tổ chức tín dụng. Trong quá trình thanh tra cần chú trọng phối hợp với các cấp, các ngành như bộ tài chính, viện kiểm soát… 3.3.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin. Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước (CIC) là một kênh thông tin giúp cho ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần vào ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp, các thông tin khác có liên quan đến việc kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng khác, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoàI nước, các văn bản qui phạm pháp luật của chính phủ. Trên cở sở đó cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin mà trung tâm cung cấp trong những năm vừa qua chưa đủ đáp ứng cả về số lượng, chất lượng và thiếu tin cậy ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của hệ thống NHTMVN. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên trong đó có nguyên nhân: Các ngân hàng chưa trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình khách hàng cho nhau. Các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn tư tưởng dấu kín thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác. Để tăng cường hiệu quả hoạt động của CIC không bởi sự nỗ lực của riêng trung tâm mà phải có sự phối kết hợp giữa trung tâm, ngân hàng và doanh nghiệp. Cần tuyên truyền về sự cần thiết và tác dụng của hệ thống thông tin để doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng hiểu rằng CIC là cơ quan phục vụ cho lợi ích chính họ, việc cung cấp thông tin cho trung tâm là hết sức 10 10 [...]... trường pháp lý không thuận lợi gặp phải rất nhiều khó khăn và khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn Nhưng để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi ngân hàng thương mại trong đó có Sở giao dịch I phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc trong kinh doanh, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất Vì rủi ro tín dụng là khách quan và không thể loại trừ nên trong quá trình phân tích hoạt động tín dụng. .. không thể loại trừ nên trong quá trình phân tích hoạt động tín dụng của sở, tìm được nguyên nhân sự khó khăn vướng mắc của sở từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để phòng ngừa rủi ro tín dụng Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc làm hết sức quan trọng đối với ngân hàng thương mại sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn vốn vay nâng cao chất lượng hoạt động của ngân... thiện các văn bản về qui chế tín dụng, đảm bảo tiền vay…sao cho thủ tục đơn giản nhưng vẫn đảm bảo an toàn tín dụng mức cao nhất Nhà nước cũng cần có biện pháp tăng cường hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật tránh tình trạng sách nhiễu, thủ tục rườm rà gây mất thời gian và tiền bạc của ngân hàng trong khởi kiện 3.3.3 Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong xử lí nợ tồn đọng... duy nhất là chưa đến hạn thanh toán Những tài sản này có tỉ lệ trích lập là 0% nghĩa là những tài sản này không hề có rủi ro Nhưng thực tế cho thấy những khoản nợ chưa đến hạn vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí có thể xác định là không thu hồi được nợ như trường hợp con nợ bị chết, mất tích hay phá sản Hơn nữa những khoản tín dụng khác nhau thì khả năng thanh toán của chúng khi đến hạn cũng khác nhau... mở rộng nguồn cung cấp, làm phong phú thêm lượng thông tin cung cấp, CIC nên có các văn bản thoả thuận cung cấp thông tin với trung tâm thông tin của các bộ, ngành như: Tổng cục thống kê, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ thương mại, tổng cục thuế… 3.2.3 Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện các văn bản về qui chế trích lập và sử dụng quĩ dự phòng rủi ro tín dụng Hiên nay việc trích lập quĩ dự phòng rủi ro trong... tà sản nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, việc phân loại đã dựa trên nhiều tiêu thức hơn, song tỉ lệ trích lập dự phòng cho nhóm 2 là 20%; nhóm 3 là 50%; nhóm 4 là 100% là cứng nhắc Bởi chúng ta chưa có đủ cơ sở để nói rằng nhóm 2 ít tổn thất hơn nhóm 3, nhóm 4, hơn nữa những khoản tín dụng của cùng một nhóm không có gì đảm bảo là có cùng khả năng tổn thất như nhau ãVấn đề sử dụng dự phòng để xứ lí rủi ro: Hiện... chính và bộ xây dựng cần ban hành các văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu đối với đất và tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với thực tế 14 14 3.3.4 Chấn chỉnh hoạt động của hệ thống doanh nghiệp Hiện nay khách hàng chính của NHTM nói chung và Sở giao dịch 1 nói riêng vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh, mà thực tế nhiều doanh nghiệp thuộc thành... tục tính lãi, không được khoanh nợ hay xoá nợ và không được sử dụng quĩ dự phòng để xử lí rủi ro Như vậy cần một qui định mới phù hợp hơn 3.2.4 Ngân hàng nhà nước nên thành lập tổ chức mua bán nợ Qui chế mua bán nợ đã được Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành 12 12 kèm theo quyết định 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/4/1999 nhưng đến nay vẫn chưa thể áp dụng được trong khi các ngân hàng đang có nhu cầu giảI. .. sách đồng bộ nhất quán, có sự định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế thuận lợi Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế thuận lợi, ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Môi trường kinh tế có ổn định thì hoạt động của doanh nghiệp mới ổn định, chất lượng tín dụng mới đảm bảo Nhà nước cần xây dựng được định... dụng dự phòng để xứ lí rủi ro: Hiện nay theo qui định tổ chưc tín dụng được sử dụng dự phòng xử lí rủi ro khi khách hàng vay bị giải thể, phá sản hoặc các trường hợp khách hàng bị tổn thất do nguyên nhân bất khả kháng Theo qui định của luật phá sản doanh nghiệp hiện nay thì nhiều doanh nghiệp nước ta đủ điều kiện để toà tuyên bố phá sản, giải thể song việc thi hành chưa nghiêm nên doanh nghiệp phải . GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN 1.Định hứớng hoạt động trong năm tới. 1.1.Mục tiêu, nhiệm. chính thu nợ quá hạn, nợ khó đòi. 1 1 2 .Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở SGD1-NHCTVN. 2.1. Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quản lí tín dụng do ngân

Ngày đăng: 04/11/2013, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan