1. Trang chủ
  2. » Vật lý

MỸ THUẬT 8:ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN: MỸ THUẬT 8

7 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 5,09 MB

Nội dung

- HS nhớ, trình bày được một số nét chính trong tiểu sử các họa sĩ và một số tranh của trường phái Ấn tượng.. - Ông rất chú trọng đến ánh sáng và màu sắc trong tranh..[r]

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

MÔN: MỸ THUẬT 8

Từ tuần 22 đến tuần 28

Tuần 22: Thường thức mĩ thuật:

SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY CUỐI THẾ

KỶ XIX DẦU THẾ KỶ XX

A Mục tiêu:

HS hiểu và nắm bắt sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương Tây Bước đầu làm quen với một số khuynh hướng hội họa hiện đại như Ấn Tượng, Dã Thú, Lập Thể … Nắm bắt và phân tích được tranh

B Nội dung

I Vài nét về bối cảnh lịch sử:

(SGK)

II Sơ lược về một số trường phái mĩ thuật:

1 Trường phái hội họa Ấn Tượng:

- Hoạ sĩ: Mô – nê, Ma- nê, Pi-xa-rô, Đờ ga, Rơ- noa

- Đưa cảnh vật và thiên nhiên thực vào tranh vẽ của mình

- Chú trọng đến không gian, ánh sáng, màu sắc

- Có hai giai đoạn: Trường phái tân Ấn tượng và Hậu ấn tượng

* Một số tác phẩm: Bữa ăn trên cỏ của Manê Nhà thờ lớn Ruvăng, Hoa súng, Ấn tượng mặt trời mọc của Mônê

2 Trường phái hội họa Dã Thú:

- Hoạ sĩ: Ma-tit-xơ, Vơ- la- manh, van – đôn- ghen…

- Với cách vẽ vờn khối, sáng tối, đường viền mạnh bạo và dứt khoát

* Một số TP tiêu biểu: Thiếu nữ mặt áo dài trắng, Cá đỏ của họa sĩ Ma-tit-xơ, bến tàu Phê cum…

3 Trường phái hội họa Lập Thể:

- Hoạ sĩ: Brắc-cơ, Pi-cát- xô

- Tìm cách diễn tả mới, không lệ thuộc vào đối tượng miêu tả

Trang 2

- Họ diễn tả bằng những hình kĩ hà, những khối hình lập phương, khối hình ống

* Một số TP tiêu biểu : Ban nhạc công, Đĩa đựng hoa quả của Pi-cat-xô Người đàn

bà và cây đàn ghi ta của Brắc – Cơ…

III Đặc điểm chung của các trường phái trên:

(SGK)

Tuần 23: Thường thức mĩ thuật:

MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG

PHÁI HỘI HỌA ẤN TƯỢNG

A Mục tiêu:

HS biết sâu hơn về trường phái hội họa Ấn Tượng

- Sự ra đời, cách vẽ và màu sắc cơ bản của trường phái hội họa Ấn tượng

- Tên của tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái Ấn tượng

- Nhận biết được sự đa dạng trong nghệ thuật hội họa

- HS nhớ, trình bày được một số nét chính trong tiểu sử các họa sĩ và một số tranh của trường phái Ấn tượng

B Nội dung

1 Họa sĩ Mô nê - người Pháp: (1840-1926)

- Là người khởi xướng cho trường phái hội họa Ấn tượng

- Ông rất chú trọng đến ánh sáng và màu sắc trong tranh

+ Tác phẩm nổi tiếng:

Ấn tượng mặt trời mọc,

Nhà thờ lớn ở Ru- văng, Hoa súng…

Trang 3

2 Họa sĩ Ma-nê - người Pháp: ( 1832- 1883)

- Là người tiên phong cho trường phái hội họa Ấn tượng

- Tranh vẽ về chủ đề sinh hoạt chốn phồn hoa đô hội + Tác phẩm nổi tiếng “Bữa ăn trên cỏ Buổi hòa nhạc ở Tu-le-ri-e Ô lanh pia…”

3 Họa sĩ Van gốc - người Hà Lan: (1853 - 1890)

- Là họa sĩ tiêu biểu cho trường phái hội họa Hậu Ấn tượng

- Ông đam mê cuộc sống đời thường, thông cảm và chia sẻ nổi khổ cực của người dân lao động

+ Tác phẩm nổi tiếng:

“Cây đào ra hoa Đôi giày cũ Hoa hướng dương…”

Hoa diên vĩ – Tranh sơn dầu của Van Gốc Chân dung tự họa – Tranh sơn dầu Quán cà phê đêm

4 Họa sĩ Xơ-ra - người Pháp: (1859 – 1891)

- Là người nổi tiếng trường phái hội họa Tân Ấn tượng

- Cách sáng tác tranh là sử dụng vô vàn các chấm nhỏ cho đến khi kín mặt tranh nên gọi là “cha đẻ của hội họa điểm sắc”

+TP nổi tiếng : “Chiều chủ nhật trên đảo Gơ –răng Giát-tơ”

Gia

đình

Monet

trong

vườn

Trang 4

Tuần 24, 25: Vẽ trang trí: VẼ TRANH CỔ ĐỘNG

Mục tiêu:

Học sinh hiểu và biết ý nghĩa của tranh cổ động

Biết cách sắp xếp mảng chữ mảng hình để tạo được một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung

B Nội dung:

I Quan sát nhận xét:

1 Tranh cổ động là gì ?

Tranh cổ động là loại tranh dùng để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền cho các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm hàng hóa,…

2 Đặc điểm của tranh cổ động :

- Hình ảnh trong tranh cổ động cần cô đọng, dễ hiểu

- Chữ trong tranh cổ động phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc

- Màu sắc có tính tượng trưng gây ấn tượng mạnh mẽ

II Cách vẽ tranh cổ động

- Tìm hiểu nội dung

- Tìm mảng chữ và các hình ảnh minh họa

- Tìm màu và thể hiện

Trang 5

III Bài tập

Vẽ một tranh cổ động trê khổ giấy A3 ( tự chọn nội dung đề tài)

Tuần 26: Vẽ trang trí: TRANG TRÍ LIỀU TRẠI

A Mục tiêu

HS hiểu vì sao cần phải trang trí liều trại, cổng trại Trang trí liều trại vào dịp nào

Biết cách trang trí và trang trí được cổng trại, liều trại theo ý thích

B Nội dung

I Quan sát nhận xét

( Xem sgk)

II Cách trang trí liêu trại

1 Trang trí cổng trại

- Tìm hình dáng cổng trại: cĩ thể trang trí đối xứng hoặc khơng đối xứng

- Cổng trại gồm cĩ:

+ Tên trại, tên đơn vị,

+ Cờ, biểu trưng,…

2 Trang trí lều trại

Trang trí lều trại cần tìm hình dáng đẹp và màu sắc vui tươi, sinh động

Cĩ nhiều cách trang trí lều trại: cân đối hoặc khơng cân đối

Trang 6

III Bài tập

Vẽ trang trí mẫu một cổng trại hoặc bề mặt mái lều trại theo ý thích

Tuần 27, 28: Vẽ theo mẫu:

GIỚI THIỆU TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI

A Mục tiêu

- HS hiểu và biết sơ lược cơ thể người, nắm bắt được vẻ đẹp cân đối của cơ thể

- Xác định tỉ lệ, độ chính xác, cân đối vận dụng tốt vào bài vẽ tranh

B Nội dung

I Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người:

Lấy chiều dài đầu người làm đơn vị so sánh toàn bộ cơ thể

1 Tỉ lệ cơ thể trẻ em:

- Trẻ em khi mới lọt lòng: cao khoảng 3 đầu

- Trẻ em 1 đến 4 tuổi: cao khoảng 4 đến 5 đầu

2 Tỉ lệ cơ thể người trưởng thành

Chiều cao mọi người khác nhau: có người cao, người tầm thước, có người thấp, người lùn

- Người cao: khoảng 7 đến 7,5 đầu

- Người tầm thước: khoảng 6,5 đến 7 đầu

- Người thấp: khoảng 6 đầu

II Tập vẽ dáng người:

1 Quan sát nhận xét: (xem sgk)

Trang 7

2 Cách vẽ dáng người

- Vẽ phác những nét chính của đầu, mình, tay, chân phù hợp với dáng ngồi,

đi, đứng, chạy, nhảy, cúi,

- Dựa vào các nét chính của hình dáng để vẽ các chi tiết khác như toc, quần áo,

III Bài tập

Tập vẽ một số dáng người như đi, đứng, chay, ngồi,

Ngày đăng: 19/02/2021, 06:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w