- Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi trong thế kỉ XIX diễn ra như thế nào.. Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân[r]
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 11
Học kì I Năm học 2018 - 2019
Bài 1 NHẬT BẢN
- Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX
- Những nội dung của cải cách Minh trị 1868
- Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử châu Á, Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc?
- Liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Bài 2 ẤN ĐỘ
- Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ? Hậu quả của những chính sách đó đối với Ấn Độ
- Sự thành lập và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ? Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ
Bài 3 TRUNG QUỐC
- Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Trung Quốc đã trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến?
- Trình bày bối cảnh lịch sử của Trung Quốc cuối thế kỉ XIX Cho biết tính chất, ý nghĩa lịch
sử và nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc:
1 Phong trào Thái Bình Thiên Quốc
2 Cuộc cải cách Mậu Tuất
3 Phong trào Nghĩa Hoà đoàn
- Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc: hoàn cảnh bùng nổ, diễn biến chính, kết quả và
ý nghĩa lịch sử
Bài 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)
- Quá trình xâm lược của các nước đế quốc vào Đông Nam Á vào cuối thể kỉ XIX – đầu thế
kỉ XX diễn ra như thế nào?
- Trình bày những biện pháp cải cách của Rama IV và Rama V Cho biết tính chất, kết quả và
ý nghĩa của những cải cách này đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm So sánh với cuộc Duy tân ở Nhật Bản
- Tại sao trong hoàn cảnh khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm lại là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây?
Bài 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH (thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)
- Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi trong thế kỉ XIX diễn ra như thế nào? Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi trong giai đoạn này
- Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX?
- Âm mưu và những thủ đoạn của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh như thế nào?
Trang 2Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914- 1918)
- Nguyên nhân của chiến tranh
- Tóm tắt diễn biến của chiến tranh
- Tính chất và hậu quả của chiến tranh
Bài 7 NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI
- Trình bày những thành tựu về văn học, nghệ thuật đầu thời kì cận đại đến giữa thế kỉ XIX
- Những thành tựu văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX – đến đầu thế kỉ XX và tác dụng của nó?
- Trình bày những hiểu biết về những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận đại và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
Bài 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917
- Cách mạng tháng Hai năm 1917: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa
- Cách mạng tháng Mười năm 1917: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa
Bài 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CNXH (1921- 1941)
- Chính sách Kinh tế mới: nội dung; liên hệ với Việt Nam
- Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH và ý nghĩa
Bài 11: CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1939- 1945)
- Hệ thống Vecxai- Oasinhton
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 và hậu quả của nó
- Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản (1919 – 1923) Các nghị quyết
của Đại hội II và VII đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam như thế nào?
Bài 12 NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939)
- Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 – 1939?
Bài 13 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939)
- Trình bày những điểm cơ bản trong “Chính sách mới” của Tổng thống Mĩ Phranklin Rudơven và rút ra nhận xét
- Đánh giá “Chính sách mới” của Tổng thống Mĩ Phranklin Rudơven và tình hình kinh tế, chính
trị, chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1934 – 1939 So sánh con đường tìm lối thoát trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 của nước Đức và nước Mĩ
Bài 14 NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939)
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào?
- Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, giới cầm quyền ở Nhật Bản
đã có cách giải quyết như thế nào?
- Tại sao giới cầm quyền Nhật Bản lại chọn Trung Quốc làm điểm đến đầu tiên trong chính sách xâm lược của mình vào thập niên 20 của thế kỉ XX?
Trang 3BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (BÀI 1 ĐẾN BÀI 6)
Bài 1: NHẬT BẢN Câu 1 Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay
A Thiên Hoàng B Tư sản C Tướng quân D Thủ tướng
Câu 2 Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao
B Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ
C Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục
D Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao
Câu 3 Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản
đã:
A Duy trì nền quân chủ chuyên chế B Tiến hành những cải cách tiến bộ
C Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây D Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới
Câu 4 Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?
A Cộng hòa B Quân chủ lập hiến
C Quân chủ chuyên chế D Liên bang
Câu 5 Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?
A Giáo dục B Quân sự C Kinh tế D Chính trị
Câu 6 Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì?
A Cách mạng vô sản B Cách mạng tư sản triệt để
C Chiến tranh đế quốc D Cách mạng tư sản không triệt để
Câu 7 Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa trị cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản
(1868)?
A Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản
B Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của phương Tây
C Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á
D Xóa bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển
Câu 8 Việc tiến hành các cuộc chiến tranh như: chiến tranh xâm lược Đài Loan(1894-1895);
Nga-Nhật (1904-1905) chứng tỏ
A Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
B Nhật Bản đã đủ sức cạnh tranh với các cường quốc lớn
C cải cách Duy tân Minh trị giành thắng lợi hoàn toàn
D Thiên hoàng Minh Trị là một vị tướng cầm quân giỏi
Câu 9 Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự của vua Minh
trị (1868)?
A Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí
B Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội
C Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây
D Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh
Bài 2: ẤN ĐỘ Câu 10 Vai trò của Ấn Độ khi thực dân Anh biến Ấn Độ trở thành thuộc địa?
A Trở thành nơi giao lưu, buôn bán lớn nhất B Trở thành thuộc địa quan trọng nhất
C Trở thành căn cứ quân sự quan trọng nhất D Trở thành trung tâm kinh tế của Nam Á
Câu 11 Âm mưu của Anh trong việc thực hiện chính sách “chia để trị” là
A khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ
B nắm quyền trực tiếp cai trị đến tận đơn vị cơ sở
C xóa bỏ nền văn hoắ truyền thống của Ấn Độ
D vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ
Câu 12 Vai trò của Đảng Quốc đại trong lịch sử Ấn Độ?
A Nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào đấu tranh của Ấn Độ
B Xây dựng quân đội mạnh cho đất nước Ấn Độ
C Lãnh đạo cuộc cách mạng xanh ở Ấn Độ D Đi đầu trong các cuộc cải cách ở Ấn Độ
Câu 13 Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc Đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
Trang 4A giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế B đòi thực dân Anh tiến hành cải cách
C lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc D dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh
cho Ấn Độ
Câu 14 Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cao trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ?
A Mang đậm ý thức dân tộc sâu sắc
B Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ để hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ ở Châu Á
C Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Ấn Độ
D Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ
Câu 15 Một trong những chính sách của chính quyền thực dân Anh để tạo chỗ dựa vững chắc cho
nền thống trị của mình ở Ấn Độ là
A kì thị các tôn giáo truyền thống
B mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ
C đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân D vơ vét, bóc lột triệt để
Câu 16 Khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ” xuất hiện trong cuộc đấu tranh nào?
A Phong trào đấu tranh đòi thả Ti-lắc B Khởi nghĩa Xi-pay
C Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben –gan D Phong trào đấu tranh ôn hòa
Câu 17 Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là
A Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ
B Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế
C Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân
D Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
Bài 3: TRUNG QUỐC Câu 18 Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, chính sách của triều đình Mãn Thanh như thế
nào?
A Cương quyết chống lại B Thỏa hiệp với cái nước đế quốc
C Đóng cửa D Trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài
Câu 19 Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào đấu tranh của giai cấp nào?
A Công nhân B Nông dân C Tư sản D Binh lính
Câu 20 Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc đến châu Á như thế
nào?
A Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản
B Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản
C Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế
D Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa
Câu 21 Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa nữa phong kiến?
A Tân Sửu B Nam Kinh C Bắc Kinh D Nhâm Ngọ
Câu 22 Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là gì?
A Cách mạng vô sản B Cách mạng Dân chủ tư sản C Chiến tranh đế quốc D Cách mạng văn hóa
Câu 23 Vì sao phong trào Duy tân ở Trung Quốc thất bại?
A Do các nước đế quốc liên minh đàn áp mạnh mẽ B Vấp phải sự chống đối của phái thủ cựu ở triều đình
C Do trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu D Do giai cấp vô sản chưa đủ lớn mạnh
Câu 24 Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc có tên gọi là
A Quốc dân đảng Trung Quốc B Trung Quốc đồng minh hội
C Đảng xã hội dân chủ D Đảng quốc dân đại hội
Câu 25 Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng về cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc?
A Kéo dài suốt 14 năm liên tục B Lãnh đạo xuất thân từ quan lại phong kiến
C Là phong trào nông dân lớn nhất Trung Quốc
D Thành lập chính quyền Trung ương, thi hành nhiều chính sách tiến bộ
Câu 26 Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
từ giữa TK XIX – đầu TK XX?
A Diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, phạm vi rộng B Hình thức đấu tranh phong phú
C Giai cấp vô sản lớn mạnh D Giai cấp tư sản lớn mạnh
Trang 5Bài 4: ĐÔNG NAM Á Câu 27 Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á như thế nào?
A Khủng hoảng triền miên B Bước đầu phát triển
C Phát triển thịnh vượng D Mới hình thành
Câu 28 Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh chống
thực dân Pháp xâm lược được biểu hiện qua cuộc khởi nghĩa nào?
A Khởi nghĩa của Ong Kẹo, Com-ma-đam B Khởi nghĩa của Si-vô-tha
C Khởi nghĩa của nhân dân A-Chê D Khởi nghĩa của Pu-côm-bô
Câu 29 Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào?
A Khởi nghĩa Chậu Pa chay B Khởi nghĩa Pu côm bô
C Khởi nghĩa Ong kẹo D Khởi nghĩa Pha ca đuốc
Câu 30 Đến cuối thế kỉ XIX, khu vực Đông Nam Á chủ yếu là thuộc địa của các quốc gia nào dưới
đây?
A Mĩ và Pháp B Anh và Đức C Anh và Pháp D Anh và Mĩ
Câu 31 Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V?
A Đều là các cuộc cách mạng vô sản
B Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để
C Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để
D Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa
Câu 32 Vì sao Xiêm là nước nằm trong sự tranh chấp giữa Anh và Pháp nhưng Xiêm vẫn giữ được
nền độc lập cơ bản?
A Sử dụng quân đội mạnh để đe dọa Anh và Pháp B Cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ
C Nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ D Sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo
Câu 33 Điểm chung của tình hình các nước Đông Nam Á đầu TK XX là gì?
A Tất cả đều là thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây
B Hầu hết là thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây
C Tất cả đều giành được độc lập dân tộc
D Hầu hết đều giành được độc lập dân tộc
Câu 34 Sự kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp?
A Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm
B Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ
C Vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước năm 1884
D Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia
Bài 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH Câu 35: Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi sau khi
A kênh đào Xuy-ê hoàn thành B kênh đào Pa-na-ma hoàn thành
C nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ D chính quyền nhiều quốc gia châu Phi suy yếu
Câu 36 Trước khi bị TD châu Âu xâm lược, ngành kinh tế nào phát triển ở châu Phi?
A Chăn nuôi B Trồng trọt C Dệt và gốm D Luyện sắt
Câu 37 Cuộc đấu tranh của nhân dân nước nào nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh ở châu Phi?
A Ai Cập B Ê-ti-ô-pi-a C Li-bê-ri-a D Xu- đăng
Câu 38 Hai nước ở châu Phi giữ được độc lập trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương
Tây hồi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
A Ê-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a B Ê-ti-ô-pi-a và Xu-đăng
C Li-bê-ri-a và Ai Cập D Li-bê-ri-a và An-giê-ri
Câu 39 Quốc gia nào là nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh?
A Ha-i-ti B Cu-ba C Ác-hen-ti-na D Mê-hi-cô
Câu 40 Nội dung chính của học thuyết Mơn-rô 1823 (Mĩ) đối với Mĩ latinh là
A “Người Mĩ thống trị châu Mĩ” B “Châu Mĩ của người Mĩ”
C “Châu Mĩ của người châu Mĩ” D “Cái gậy lớn”
Câu 41 Mục đích của những chính sách mà Mĩ áp dụng tại các nước Mĩ Latinh là
A biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ
B giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Bồ Đào Nha
C giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Tây Ban Nha
D giành độc lập cho Mĩ Latinh
Trang 6Câu 42 Đến đầu thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh có gì
khác so với châu Phi?
A Chưa giành được thắng lợi B Nhiều nước giành được độc lập
C Trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ D Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh
Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) Câu 43 Yếu tố nào làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX?
A Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của CNTB
B Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao
C Hệ thống thuộc địa không đồng đều
D Tiềm lực quân sự của các nước phương Tây
Câu 44 Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX –
đầu thế kỉ XX chủ yếu là vì
A vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới B vấn đề thuộc địa
C chiến lược phát triển kinh tế D mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại
Câu 45 Năm 1882, phe Liên minh thành lập gồm
A Anh, Pháp, Nga B Đức, Áo–Hung, Italia
C Anh, Đức, Italia D Pháp, Áo-Hung, Italia
Câu 46 Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Véc-đoong năm 1916 diễn ra ở nước nào?
A Anh B Đức C Pháp D Nga
Câu 47 Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất vì :
A có tiềm lực kinh tế và quân sự
B có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa
C có tiềm lực quân sự và ít thuộc địa nhất châu Âu
D có tiềm lực kinh tế và ít thuộc địa nhất châu Âu
Câu 48 Từ cuối năm 1916, Đức, Áo-Hung
A từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự B từ thế phòng ngự chuyển sang chủ động
C từ thế bị động chuyển sang phản công D hoàn toàn giành thắng ở châu Âu
Câu 49 Cuộc “chiến tranh tàu ngầm” của Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất, đã
A mở đầu chiến tranh B gây cho Anh nhiều thiệt hại
C làm thất bại âm mưu đánh nhanh của Pháp D buộc Mĩ phải tham chiến về phe Liên minh
Câu 50 Năm 1917 cách mạng Tháng Mười Nga thành công, nhà nước Xô Viết ra đời, thông qua Sắc
lệnh Hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến
A ủng hộ phe Hiệp ước B ủng hộ phe Liên minh
C chấm dứt chiến tranh D ủng hộ nước Nga