1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

:: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Giáo dục công dân | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ II KHỐI 6789 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN DE CUONG GDCD 6

4 138 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 127,25 KB

Nội dung

b HS tự nhận xét Câu 2: Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?. Không ai được xâm phạm tớ

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG GDCD6 – HKII- 2014.2015

I LÝ THUYẾT

Câu 1:

Hãy nêu trách nhiệm của Học sinh đối với việc thực hiện trật tự an toàn giao thông?

Em có nhận xét như thế nào về tình hình an toàn giao thông trước cổng trường em sau giờ tan học? (2đ)

Đáp án:

a) Trách nhiệm của Học sinh đối với việc thực hiện trật tự an toàn giao thông:

- Học tập và thực hiện theo đúng luật giao thông

- Tuyên truyền những quy định về an toàn giao thông

- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện

- Lên án những hành vi cố tình vi phạm Luật giao thông

b) HS tự nhận xét

Câu 2: Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo

hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Em hãy cho 1 hành vi thể hiện sự tôn trọng sức khỏe người khác? (3đ)

Đáp án:

a) Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác, việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh

dự và nhân phẩm, điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác Mọi sự xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc

b) Hs tự cho hành vi

Câu 3:

Để đảm bảo an toàn khi đi đường thì người đi bộ phải đi như thế nào cho đúng? Em

có nhận xét như thế nào về tình hình an toàn giao thông trước cổng trường em sau giờ tan học? (2đ)

Đáp án:

a) Người đi bộ cần:

Trang 2

Đi trên hè phố, lề đường trường hợp không cò hè phố, lề đường thì đi sát mép đường

Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì ngườ đi bộ phải tuân thủ đúng

b) HS tự nhận xét

Câu 4: Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Em hãy cho 1 hành vi vi phạm chỗ ở của người khác? (3đ)

Đáp án:

a) Công dân có quyền bất khả xâm phạ về chỗ ở, có nghĩa là: công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép

b) HS tự cho hành vi

Câu 5: Để đảm bảo an toàn khi đi đường thì người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng? Em có nhận xét như thế nào về tình hình an toàn giao thông trước cổng trường em sau giờ tan học? (2đ)

Đáp án:

a) Người đi xe đạp:

- Không đi dành hàng ngang, lạng lách, đánh võng

- Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác

- Không sử dụng xe để đẩy, kéo xe khác, không mang vác và chở vật cồng kềnh

- Không buông cả 2 tay và đi xe bằng 1 bánh

b) Hs tự nhận xét

Câu 6: Thế nào là quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

Em hãy cho 1 hành vi vi phạm bí mật riêng tư của người khác? (3đ)

Đáp án:

a) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân: không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại

b) Hs tự cho hành vi

Trang 3

II THỰC HÀNH

Câu 3: Nhận xét hành vi (2đ):

1) Bắt người khi có lệnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Đ.A: hành vi đúng, không vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể người khác

2) Là công an thì bất cứ lúc nào cũng có thể vào nhà dân được

Đ.A: hành vi sai, vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 3) Ăn trộm mật khẩu để kiểm tra thư điện tử của bạn cùng lớp

Đ.A: hành vi sai, vi phạm bí mật riêng tư

4) Xông vào nhà hàng xóm để bắt con mèo mà chủ nhà không đồng ý

Đ.A: hành vi sai, vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 5) Bắt giữ kẻ cướp giật trên phố và giao cho công an xử lý

Đ.A: hành vi đúng, thực hiện đúng pháp luật về việc bắt người phạm tội

6) Đã là bạn bè thân thiết thì muốn đến nhà nhau bất cứ lúc nào cũng được Đ.A: hành vi sai, sẽ vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

7) Trước khi vào phòng người khác luôn luôn gõ cửa trước

Đ.A: hành vi đúng, không tự ý vào phòng nơi ở của người khác mà không xin phép

8) Đọc và viết thư giúp người khiếm thị khi được người ấy nhờ giúp

Đ.A: hành vi đúng vì có sự đồng ý nhờ giúp đỡ của người bị khiếm thị

9) Tung tin đồn bịa đặt để nói xấu đối thủ

Đ.A: hành vi sai, xúc phạm danh dự người khác

10) Nhặt được gói bưu phẩm đem giao nộp cho công an

Đ.A: hành vi đúng, tôn trọng bí mật riêng tư của người khác

11) Không mở cửa cho người lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng

Đ.A: hành vi đúng, biết tự bảo vệ chỗ ở của mình

12) Bán hàng ăn đã hết hạn sử dụng cho khách để kiếm lời

Đ.A: hành vi sai, xâm phạm đến sức khỏe người tiêu dùng

Câu 4: Tình huống (2đ)

1) Bà Trình cho chị Thu thuê 1 căn phòng để ở Khi chị Thu đi vắng, bà đã tự ý

mở cửa vào phòng để kiểm tra Chị Thu biết chuyện và trách bà tự tiện vào phòng người khác Bà Trình nói: “Nhà của tôi thì tôi thích vào lúc nào mà chẳng được”

Câu hỏi: Theo em, hành vi và lời nói của bà Trình có đúng không? Vì sao?

Trang 4

Đáp án: hành vi và lời nói của bà Trình đều sai Vì bà có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác Bà đã cho chị Thu thuê phòng nên trong thời gian chị Thu đang thuê thì bà không có quyền tự ý vào phòng của chị Thu

2) Liên là một nữ sinh lớp 6, học giỏi, tính tình lại dịu dàng nên có nhiều bạn mến có 1 bạn nam lớp khác viết thư làm quen kết bạn với em Bình ngồi cạnh Liên đọc trộm được lá thư và đem kể cho 1 số bạn trong lớp nghe Các bạn chọc Liên rất nhiều Liên buồn lắm còn Bình thì cứ thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra

Câu hỏi: Em có tán thành việc làm của Bình? Nếu là các bạn cùng lớp em sẽ khuyên Bình như thế nào?

Đáp án: không tán thành việc làm của Bình Nếu là các bạn sẽ khuyên Bình xin lỗi Liên và từ nay không được xâm phạm đến bí mật riêng tư của người khác nữa vì như thế là vi phạm pháp luật

3) Thấy bà Hường từ bên kia đường đem bịch rác sang ngay cạnh nhà mình đổ, ông Bình và vợ lên tiếng Hai bên lời qua tiếng lại, chủi rủa nhau thậm tệ rồi dẫn đến xô xát, một cuộc hỗn chiến đã xảy ra Kết quả là ông Bình bị thương tật vĩnh viễn 33%, những người còn lại phải ra hầu tòa và lãnh án

Câu hỏi: Theo em, lý do gì khiến 2 gia đình chửi bới và dẫn đến đánh nhau? Em rút ra được bài học gì qua trường hợp trên?

Đáp án:

Lý do khiến 2 gia đình chửi bới và dẫn đến đánh nhau là: vì 1 bịch rác mà không bên nào chịu nhường bên nào Bài học rút ra: cần bình tĩnh trong mọi tình huống để tránh xảy ra chuyện đáng tiếc (hs có thể ghi theo ý của mình)

Câu 5: Em sẽ làm như thế nào trong những trường hợp sau (1đ):

a) Em thấy người lớn đánh đập một em nhỏ?

b) Em đang ở nhà một mình thì có người gọi cửa xin vào nhà ngồi cho mát c) Em thấy bạn cùng lớp với em trốn học đi chơi với nhóm người xấu

d) Chú đưa thư đưa nhầm thư của người khác vào nhà em

e) Em thấy có trộm trèo tường vào nhà hàng xóm mà nhà đó không có ai ở nhà? f) Em phát hiện ra em gái em đã đọc trộm nhật ký của em

Ngày đăng: 24/01/2018, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w