líhóíi luận tốt nqhìêp đại hoeĐọc tác phẩm của Aitmatôp, chúng ta không thể không ấn tượng bởinhững huyền thoại đan cài, bởi những quan điểm nghệ thuật mới mẻ, tiến bộcủa ông về thế giới
Trang 1Xỉióa luận tốt nqhìêp đại hoe
Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ biểu tượng, chúng tôi dành sựquan tâm đặc biệt tới sáng tác của Ts Aitmatôp Điều đó hoàn toàn khôngphải ngẫu nhiên!
Tsinghiz Aitmatôp sinh năm 1928, là người Kirghizia - một dân tộcvùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây Ông được đánh giá là một trongnhững cây bút xuất sắc nhất của văn học Xô Viết thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ
XX, "là một trong những nghệ sĩ bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa mà sáng tác và lao động quên mình hoàn toàn toàn hiến dâng cho nhân dân Xô Viết [21,7] Tên tuổi Aitmatôp được nhắc đến trên văn đàn thế giới với
các tác phẩm gắn liền với những giải thưởng cao quý như "Giamilia - truyện
núi đồi và thảo nguyên" (1958 - 1962) giải thưởng Lê Nin năm 1963, "Vĩnh biệt Gunxarư" (1966) giải thưởng quốc gia năm 1968, truyện vừa "Con tàu trắng" (1970) giải thưởng quốc gia 1977, tiểu thuyết "Và một ngày dài hơn thế
Trang 2líhóíi luận tốt nqhìêp đại hoe
Đọc tác phẩm của Aitmatôp, chúng ta không thể không ấn tượng bởinhững huyền thoại đan cài, bởi những quan điểm nghệ thuật mới mẻ, tiến bộcủa ông về thế giới và con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Chúng ta cũngkhông thể không trăn trở về thế giới biểu tượng mà ông đã sáng tạo Mỗi biểutượng trong sáng tác của Aitmatôp là một lớp vỏ ngôn từ, một mã hoá mà khi
ta bóc được lớp vỏ đó, giải được những mã hoá đó ta sẽ bất ngờ bởi tầng ýnghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm
Cùng với L.Tôn xtôi, M Sôlôkhôp, Tagor thì Aitmatôp cũng là mộttrong những tác giả có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổthông Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về Aitmatôp với những sáng tác củaông sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc giảng dạy tác phẩm của Aitmatôp ởtrường phổ thông nói riêng và phần văn học nước ngoài ở phổ thông nóichung
Với ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi triển khai đề
tài "Thếgiới hiểu tượng trong một số sáng tác của Ts Aitmatôp'', đồng thời
thể hiện niềm yêu mến đối với nhà văn làm nên hương sắc riêng cho vùng đấtKưrgưzxtan
Để khắc ghi tên tuổi mình trên văn đàn thế giới, Aitmatôp đã phải trải qua nỗ lực tìm tòi, lao động nghệ thuật vất vả Đồng thời ông cũng phải vượt qua rào cản dư luận nghiệt ngã bởi đương thời ông là một trong những hiện tượng văn học gây nhiều tranh cãi Từng có ý kiến cho rằng Aitmatôp "tuyên truyền quan điểm luyến ái bất chính, cường điệu hoá những mặt tiêu cực, những khó khăn của nhân dân trong và sau chiến tranh, bóp méo hiện thực tốt đẹp Xô Viết và ẹieo rắc tư tưởng bi quan bế tắc Thậm chí có nơi, có lúc như ở Trunq Quốc trong thời kỳ "đại cách mạng văn hoá" tác phẩm của Aitmatôp bị cấm lưu hành, bị xếp vào loại sách độc hại" [23,3] Tiêu biểu là ý kiến của nữ
Trang 3líhóíi luận tốt nqhìêp đại hoe
văn sĩ M Ghinxbuôc trong "Lời nói đầu" tập truyện "Con tàu trắng" xuất bản
ở Mỹ năm 1974 cho rằng Aitmatôp " cũng như phần đông các nhà văn dân
tộc được cải tạo, xây dựng những phương án văn xuôi non yếu, buồn chán của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”[23,3] Tức bà đã đánh đồng tác phẩm
của Aitmatôp với những tác phẩm chính trị tuyên truyền tầm thường, minhhoạ cho một chế độ chính trị
Hoàn toàn trái ngược với những ý kiến đó là khuynh hướng khẳng định, ngợi ca tác phẩm của Aitmatôp Ngay sau đánh giá không khách quan của Ghinxbuôc, nhà phê bình Đ Xtuyac đã phản bác mạnh mẽ: "Tôi không biết đích xác những nhà văn nào xây dựng những tác phẩm non yêu, buồn chán Nhưng tôi biết Aitmatôp là người cộng sản Quan điểm và chính kiến của ông thể hiện trong các tác phẩm của ông Tác phẩm của ông tuyệt đẹp, nên thơ tràn đầy chủ nghĩa lạc quan và niềm tin vào cuộc sống" [23,3].
Khẳng định tài năng Aitmatôp, giá trị tác phẩm Aitmatôp, nhà thơ Muxtai Karim nhận xét hóm hỉnh: "Ông chưa bao giờ được kể tên trong danh sách những cây bút mới vào nghề, ông hầu như không ở trong số các nhà văn trẻ Ông đã lập tức bước ngay vào văn học và chinh phục độc giả bằng tính chất thực của cái thế giới tư tưởng và tình cảm mãnh liệt do ông tạo ra" [21,8] Đó là lời tôn vinh đầy nhiệt thành về Aitmatôp, thể hiện niềm yêu mến sâu sắc của Muxtai Karim với các tác phẩm của ông.
Nói về "Giamilia", L Aragông - nhà thơ cộng sản Pháp khi quyết định dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp cho rằng: tác phẩm là "thiên tình sử đẹp nhất thế gian" và khẳng định "cần phải làm sao cho cuốn sách nhỏ này của Aitmatôp trở thành bằng chứng nói lên rằng chỉ có chủ nghĩa hiện thực mới có khả năng kể về một câu chuyện tình yêu" [21,8].
Ó Việt Nam, hầu hết các tác phẩm của Aitmatôp đều được dịch ra tiếng
Trang 4líhóíi luận tốt nqhìêp đại hoe
việc nghiên cứu sáng tác của Aitmatôp ở Việt Nam mới chỉ là bước đầu, thểhiện qua các bài viết nhỏ lẻ đăng rải rác trên các sách, tạp chí văn học
Năm 1982, Lê Sơn đã đưa ra những ý kiến xác đáng về thế giới nghệthuật, thế giới nhân vật, tính triết lý trong tác phẩm của Aitmatôp thể hiện qua
bài viết “Ca sĩ của núi đồi và thảo nguyên hay hiện tượng Ts.Aitmatôp”.
Về thế giới nghệ thuật, đó là một thế giới "thường xuyên hiến đổi, mở rộng từ mảng đời riêng lẻ đến cuộc sống của cả dân tộc với quá khứ - hiện tại
- tương lai, thậm chí vượt ra khỏi phạm vi trái đất đến hành tinh khác"[21,8].
Về thế giới nhân vật mà Aitmatôp tạo dựng ngót một phần tư thế kỉ, Lê Sơn nhận xét: "Sức hấp dẫn kì lạ của các nhân vật Aitmatôp trước hết là ở cuộc sống nội tâm sôi động, phong phú, cởi mở, chân chất, ở tâm hồn hết sức hào phóng và trong sáng, có lương tâm và lòng tự trọng cao Có thể coi những hình tượng Đuysen, Antưnai, Đanỉyar, Giamilia, Ilyax, Baỉtemir, Tanabai, Edigây là những thành công đáng kể của Aitmatôp nói riêng và văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nói chung về phương diện: vẽ lên hức chân dung sống động về con người đương thời, con người xây dựng xã hội chủ nghĩa anh hùng, hình ¿//"[21,9] Và "hai đối tượng dành được sự chú ý nhiều hơn cả của tác giả là phụ nữ và trẻ em Người phụ nữ trưởng thành dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tư duy và hành động phù hợp với hướng đi của lịch sử, với quy luật phát triển xã hội Tuổi thơ chính là chồi mầm của lương tâm con người,
là mạch ngầm tinh khiết, là môi trường đánh giá và kiểm nghiệm những hành
vi và phong cách của các bậc cha anh" [21,11].
Theo Lê Sơn, tính triết lý sâu sắc trong tác phẩm của Aitmatôp được thểhiện ở những vấn đề muôn thủa của loài người: sự sống, cái chết, sứ mệnh củacon người, lương tâm và trách nhiệm, mối quan hệ giữa con người với xã hội,con người với thiên nhiên, con người với lịch sử Tất cả không bao giờ vắngmặt trong sáng tác của ông các giai đoạn
Trang 5líhóíi luận tốt nqhìêp đại hoe
Bài viết của Lê Sơn đã cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện vềnhững sáng tác của Aitmatôp, cho thấy cảm nhận sâu sắc của tác giả về thếgiới nhân vật trong tác phẩm của nhà văn
Trong những năm 1982, 1984, các nhà nghiên cứu chủ yếu giới thiệu về tác phẩm Aitmatôp với những lòi nhận xét xác đáng về thế giới nhân vật của ông Chẳng hạn, giới thiệu "Về cuốn Giamilia", Bùi Văn Trọng Cường nhận xét: "Với phong thái tự nhiên và có phần bình dị, Ts Aitmatôp đã dẫn người đọc đi rất sâu vào đời sống nội tâm của những người lao động bình thường, mỗi một con người là một thế giới tâm hồn vô cùng phong phú"[l,l 19] Hay Thuý Toàn, khi giới thiệu tập truyện "Con tàu trắng" khẳng định nhân vật của Aitmatôp là những "con người làm chủ số phận của mình và ngay cả trong tình thế tuyệt vọng vẫn có thể đứng cao hơn hoàn cảnh, không chịu làm đồ chơi trong tay hoàn cdnh"[22,165].
Theo thời gian, tên tuổi Aitmatôp, giá trị tác phẩm của Aitmatôp vẫn được khẳng định và ngợi ca Năm 1987, trong cuốn "Văn học Xô Viết đương đại", Hoàng Ngọc Hiến nhận xét đầy hứng khởi về Aitmatôp và tác phẩm của ông: "Đọc tác phẩm của các tác giả như Aitmatôp đã để lại những ấn tượng sâu sắc Một tác giả còn trẻ và tài nghệ điêu luyện, một áng văn đậm đà bán sắc dân tộc và chứa chan tình cảm nhân /ơộf/"[23,4].
Trong giáo trình "Văn học Xô Viết" (tập 2), Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân
Hà nhận xét về Aitmatôp "Aitmatôp là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Liên Xô hiện nay trên văn đàn thế giới về mỗi đề tài lớn của văn học Xô Viết hiện đại ông đều có tác phẩm xuất sắc về nông thôn, chiến tranh, giai cấp công nhân, thiên nhiên Nhưng trung tâm chú ỷ của ông trong các tác phẩm là vấn đề đạo đức của con người như là điểm hội tụ tất cả những vấn
đề lớn lao của thế giới hiện <7ộf/"[9,170 - 171] Các tác giả đã lấy tiểu thuyết
Trang 6Till ó ti luận tốt nqhìêp đại hoe
truyện của Aitmatôp - một phương thức mang tính chất phổ biến trong văn học, đó là "sự thoải mái đáng kể trong việc sắp xếp các tuyến thời gian và không gian trong cốt truyện"[9,173]
Nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Hà cũng có bài viết về Aitmatôp đăng trên
tạp chí văn học số 2/ 1987 "Đặc sắc của tư duy nghệ thuật Ts Aitmatôp" Theo Đỗ Xuân Hà thì "Ngày nay Aỉtmatôp là một trong những nhà văn Xô
Viết nổi tiếng nhất và có uy tín nhất trên văn đàn quốc tế*'[ 10,38] Đi sâu phân
tích những đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của Ts Aitmatôp, Đỗ Xuân Hà đưa
ra những nhận xét mang tính chất gợi mở
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật "Aitmatôp đã tập trung nhiều công sức nhằm thể hiện thế giới tinh thần phức tạp của con người hiện đại và mối quan hệ của nó với môi trường xung quanh Vật chuẩn phong cách của Aitmatôp là nhân dân Ngay từ "núi đồi và thảo nguyên" chúng ta đã thấy phương hướng sáng tác nhằm vào nhân dân: vấn đề đời sống nhân dân, cách
tư duy của nhân dân, lời nói, nếp nghĩ, giọng nói của nhân dân" [10,41].
Nhận xét khái quát về đặc điểm tư duy nghệ thuật của Aitmatôp, Đỗ Xuân Hà khẳng định: "Tất cả những thể loại trong sáng tác của Aitmatôp đều mang đặc điểm tư duy tiểu thuyết kết hợp hài hoà với những đặc điểm của hình thức nghệ thuật folklore, Aitmatôp đã vận dụng thành thạo nhiều hiện pháp phổ biến của cách xây dựng cốt truyện trong văn học hiện đại Chúng ta thấy nhiều tác phẩm của ông có sự thoái mái đáng kể trong việc sắp xếp các tuyến thời gian và không gian trong cốt truyện, tính đa diện, tính da thanh, tính xây dựng cốt truyện dựa trên tác động qua lại các quá trình đang phát triển và dựa trên sự thay đổi các lớp thời gian" [10,42].
Đỗ Xuân Hà cũng nhận xét mặt ngôn từ trong tác phẩm của Aitmatôp:
"Ông đã thực hiện nguyên tắc kết hợp và hoà hợp giọng nói của tác giả và
Trang 7líhóíi luận tốt nqhìêp đại hoe
giọng nói của các nhân vật trong hình thức đối thoại công khai của ngôn từ hình thức "trò chuỵệrì'[ 10,44].
-Từ việc chỉ ra những đặc sắc của tư duy nghệ thuật Ts Aitmatôp, Đỗ
Xuân Hà kết luận: "tư duy nghệ thuật của Aitmatôp đang vươn lên đỉnh cao
mới Việc tiếp thu những kinh nghiệm quỷ háu của ông chắc chắn sẽ mang lại nhiều bổ ích cho giới sáng tác văn học nghệ thuật ở nước ta"[ 10,45] Bài viết
của Đỗ Xuân Hà đã soi sáng bút pháp nghệ thuật của Aitmatôp, giúp ngườiđọc có sự chiêm nghiệm sâu sắc hơn về những sáng tác của ông
Ngoài việc nghiên cứu đặc sắc tư duy nghệ thuật, thế giới nhân vậttrong tác phẩm của Aitmatôp, các nhà nghiên cứu còn chú ý đến vấn đề huyền
thoại trong tác phẩm của ông Nguyễn Trường Lịch có bài viết "Huyền thoại
và sức sống của huyền thoại trong văn chương xưa và nay" Từ việc khẳng
định: "Aitmatôp có biệt tài trong việc sử dụng truyền thuyết, huyền thoại để lý
giải hiện thực"[ 15,40], tác giả đã chứng minh nhận định đó qua những huyền
thoại độc đáo trong tác phẩm của nhà văn: truyền thuyết về Mẹ Hươu Sừng,huyền thoại Người Đàn Bà Cá, huyền thoại về tên nô lệ Mancurơ
Ớ đây cũng có thể kể đến một số khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩlấy đề tài từ những sáng tác của Aitmatôp Chúng tôi chú ý đến khoá luận tốt
nghiệp “Huyền thoại trong sáng tác của Ts Aitmatôp” của Nguyễn Thị Hồng Nhung (ĐHSP Hà Nội 2, 2001), khoá luận tốt nghiệp “Không gian, thời gian
nghệ thuật trong tiểu thuyết “Và một ngày dài hơn thế kỷ” ” của Nguyễn Thị
Hồng Hạnh (ĐHSP Hà Nội, 2004), luận văn thạc sỹ “Hình tượng phụ nữ trong
sáng tác của Ts Aitmatôp từ hiện thực đến huyền thoại” (ĐHSP Hà Nội
2005), khoá luận tốt nghiệp “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trung tâm trong
truyện của Ts Aitmatôp” của Trần Thị Hương Giang (ĐHSP Hà Nội, 2006)
Như vậy, qua việc tìm hiểu tư liệu, chúng tôi nhận thấy: các tác giả trên
Trang 8líhóíi luận tốt nqhìêp đại hoe
thuật truyện ngắn Aitmatôp Do đó tìm hiểu thế giới biểu tượng trong sángtác của Aitmatôp là một đề tài hoàn toàn mới mẻ Chúng tôi hi vọng đề tài sẽgóp thêm một cách nhìn, một cách tiếp cận về tác phẩm của Aitmatôp
3 Giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi không có thamvọng tìm hiểu vấn đề biểu tượng trong toàn bộ sáng tác của Aitmatôp mà chỉtập trung vào các sáng tác:
- Tập truyện "Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên".
- Tập truyện "Con tàu trắng".
- Tiểu thuyết "Và một m>ày dài hơn thế kỉ".
Triển khai đề tài này, chúng tôi xác định những nhiệm vụ sau: trên cơ
sở các quan niệm, khái niệm về biểu tượng, chúng tôi tiến hành khảo sát thếgiới biểu tượng trong sáng tác của Aitmatôp, đồng thời tìm hiểu, phân tíchnhững phương thức xây dựng biểu tượng của nhà văn để từ đó thấy được sứchấp dẫn, độc đáo đặc biệt của các tác phẩm của ông
4 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếusau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp khảo sát, phân tích văn bản
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp tổng hợp
5 Đóng góp của khoá luận
Khoá luận góp phần làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong phong cáchnghệ thuật của Aitmatôp, hướng người đọc tới những ẩn ý sâu xa mà Aitmatôpmuốn gửi gắm trong thế giới biểu tượng phong phú
Thực hiện khoá luận này, chúng tôi cũng hi vọng khoá luận sẽ giúp íchcho việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm của Aitmatôp trong nhà trường
Trang 9líhóíi luận tốt nqhìêp đại hoe
6 Cấu trúc của khoá luận
Khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được triển
khai trong hai chương:
Chương 1: Khái niệm biểu tượng và một số biểu tượng quen thuộc trongvăn học thế giới
Chương 2: Thế giới biểu tượng trong một số sáng tác của Ts Aitmatôp.Phần cuối là thư mục tài liệu tham khảo
7 Ký hiệu viết tắt trong khoá luận
Để tiện cho việc nghiên cứu, trong khoá luận này, chúng tôi quy ước sửdụng các ký hiệu như sau:
Tài liệu tham khảo để trong ngoặc vuông [ ], trong đó số đứng đầu là
số thứ tự tài liệu, số đứng sau là số trang của tài liệu trích dẫn
Trang 10Xỉióa luận tốt nqhìêp đại hoe
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM BIỂU TƯỢNG VÀ MỘT sổ BIỂU TƯỢNG
PHỔ BIÊN TRONG VÃN HỌC THÊ GIỚI
1.1 Một sô quan niệm về biểu tượng
Thuật ngữ biểu tượng trong tiếng Việt có xuất xứ từ thuật ngữ Symboletrong tiếng Pháp Symbole dịch sang tiếng Việt thành biểu tượng hoặc tượngtrưng Tuy nhiên trong tiếng Việt, khái niệm tượng trưng không nằm cùngbình diện với biểu tượng Cách dịch thành biểu tượng được chấp nhận rộng rãihơn
Biểu tượng là một khái niệm quen thuộc trong đời sống hàng ngày và làmột khái niệm phức tạp mà mỗi ngành nghiên cúu lại có cách kiến giải riêng
Ớ đây, chúng tôi xin nêu một số quan niệm về biểu tượng từ những góc độtiêu biểu
"Biểu tượng là một hoạt động tâm sinh lý do một số sự việc ở ngoại giới tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết đưọưc sự vật, kích thước hoặc nhìn thấy hình ảnh của nó trở lại trong trí tuệ hay ý thức" [14,12 ] Là một
hiện tượng tâm sinh lý nên biểu tượng luôn gắn liền với trí tưởng tượng Trong
đó tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trongkinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở biểutượng đã có
Thực chất, khái niệm biểu tượng chỉ xuất hiện về sau khi tri thức nhânloại đạt đến trình độ nhất định để có thể ý thức được sự tồn tại của biểu tượng
và có nhu cầu khám phá nó Tuy nhiên, từ xa xưa, khi con người bắt đầu thoátthai khỏi loài thú, cái gọi là biểu tượng đã tồn tại như một bộ phận cấu thành
Trang 11DChóa tuụu tối nạhiêp đại họe
trong đời sống tinh thần con người và từ bấy đến nay âm thầm xây cất nên nền
tảng văn hoá nhân loại Quả thực, không phải con người sống giữa một "rừng
biểu tượng" như cách nói của chủ soái thi ca tượng trưng Pháp Ch Baudelaire,
mà là cả một thế giới biểu tượng sống trong con người
Sự tạo thành biểu tượng trong tâm thức nhân loại là một quá trình vôthức nhưng tự bản thân chúng thể hiện nỗ lực của con người muốn xuyên quabức màn mờ mịt của hiện thực, vượt lên trên những kinh nghiệm cảm tính cánhân đơn lẻ để nhận thức về một thực tại siêu việt bị che lấp
Biểu tượng xuất phát từ vô thức và tác động sâu xa đến đời sống tâmlinh con người, nó là một thứ mật mã của thế giới nuôi một nguồn sống vô tậncho nhân loại Chẳng hạn, hình ảnh hoa sen là biểu tượng tâm lý văn hoá gắnvới sự thanh cao, tinh khiết của cõi Phật Hay nền văn hoá mỗi dân tộc đều cónhững biểu tượng thể hiện tín ngưỡng, bản sắc văn hoá dân tộc ấy Đối với
người An Độ và văn hoá An Độ, biếu tượng Lingayon tượng trưng cho đờisống phồn thực Trong Kinh Thánh, ngọn nến là biểu tượng của Thiên Chúa,dưới ánh sáng của Thiên Chúa mọi thứ đều sáng tỏ Người Việt Nam lại tự hàobởi trống đồng Đông Sơn, tiếng trống trước lễ hội là biểu tượng hướng về cộinguồn, sức sống dân tộc
Trong "Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới", "biểu tượng" được dùng
với những biến đổi đáng kể về ý nghĩa và chú ý nhiều ở ý nghĩa tượng trưng.Các nhà nghiên cứu đã rạch ròi khi phân biệt hình ảnh tượng trưng với các lốidiễn đạt bằng hình ảnh khác như: biểu hiện, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ, loạisuy, dụ ngôn, ngụ ngôn lý luận Đồng thời họ cũng chỉ ra điểm khác nhau cơ
bản giữa biểu tượng và dấu hiệu Nếu "dấu hiệu là một quy ước tuỳ tiện trong
đó cái biểu đạt là cái được biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vần xa lạ với nhau" thì "biểu tượng giả định có sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được
Trang 12DChóa tuụu tối nạhiêp đại họe
Các tác giả "Từ điển biểu tượn g văn hoá thế giới" đã chỉ ra một số đặc
trưng cơ bản của biểu tượng dưới góc độ văn hoá Đó là: biểu tượng luôn rộnglớn hơn với ý nghĩa được gán cho một cách nhân tạo, nó có sức vang cốt yếu
và tự sinh; thứ hai - biểu tượng luôn được so sánh với các dạng thức gây cảm
xúc có "tính chức nâng và động lực cao".
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số nét về biểu tượng từ góc độ tâm
lý, văn hoá và tất yếu không tránh khỏi sự sơ lược so với thực tế đầy đa dạng
và phức tạp Đây là "cái phông" không thể thiếu để chúng ta đi vào tiếp cận
biểu tượng từ góc độ văn học
Biểu tượng không chỉ tồn tại trong tâm linh mỗi con người, trong nềnvăn hoá mỗi dân tộc mà còn là hạt giống chắc mẩy được các nhà văn, nhà thơgieo trên địa hạt văn chương màu mỡ Vậy biểu tượng trong văn học đượcquan niệm như thế nào? Tổng hợp những thành tựu mỹ học, lý luận văn học
macxit, các tác giả "Từ điển thuật ngữ văn học" đã có những kiến giải xác
đáng về biểu tượng dưới góc độ văn học
Biểu tượng được xác định trên hai cấp độ nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
"Theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sốnẹ bằng hình tượng của văn học nghệ thuật Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nọ}ũa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa vê con người và cuộc đời như hình tượng Đạm Tiên trong "Truyện Kiều" của Nguyễn
Du, hình tượng cây sồi tronẹ "Chiến tranh và hoà bình" của L Tônxtôi hay hình tượng bò Khoang trong "Phiên chợ Giát" của Nguyễn Minh Châu" [19,24].
Các tác giả đã dành hơn một trang viết cho thấy những điểm giống nhau
và khác nhau giữa biểu tượng với ẩn dụ, hoán dụ Chúng đều "được hình thành
Trang 13DChóa luận tối nạhiêp đại họe
trên cơ sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh, những đặc điểm gần gũi tương đồng nhằm nổi bật bản chất, tạo ra một ỷ niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó" [19,24] Tuy nhiên, về cơ bản, ẩn dụ, hoán dụ khác với biểu tượng ở ba điểm: "Thứ nhất, ẩn
dụ và hoán dụ đều mang ít hay nhiều ỷ nghĩa biểu tượng nhưng biểu tượng không phải bao giờ cũng là những hoán dụ, ẩn dụ Thứ hai, biểu tượng không loại bỏ ỷ nghĩa cụ thể, cảm tính của vật tượng trưng hoặc của hình tượng nghệ thuật Trong khi đó ẩn dụ và hoán dụ nhiều khi có khuynh hướng làm mờ ý nghĩa biểu vật, trực quan của lời nói Thứ ba, do một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau và một đối tượng cũng có thể diễn đạt bằng nhiều
ẩn dụ, hoán dụ khác nhau nên người đọc phải tìm hiểu ý nghĩa của chúng trong ngữ cảnh cụ thể từng văn bán Khác với ẩn dụ, ý nghĩa của biểu tượng tồn tại cả ở ngoài văn bản mà chúng ta đang tiếp xúc" [19,25].
Các tác giả cũng đề cập đến một số phương diện khác của biểu tượng
như "ỷ nghĩa của biểu tượng không ngừng được bổ sung" [19,26] trong lịch sử tồn tại lâu dài, "biểu tượng chịu sự chỉ phối của ngôn ngữ, tâm lý, quan niệm
của dân tộc và thời đại" [19,26] hay "bên cạnh những biểu tượng thể hiện ỷ thức chung của xã hội, trong văn học nghệ thuật có rất nhiều biểu tượng in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà thơ, nhà văn" [19,27] Đặc biệt, các nhà
nghiên cún đã lưu ý cách thức khám phá những biểu tượng độc đáo, đó là :phải thực sự thâm nhập vào phong cách, vào khuynh hướng sáng tác và toàn
bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ
Trong khuôn khổ một "Từ điển thuật ngữ văn học" những luận giải trên
đây chủ yếu mang tính khái quát, gợi mở, song đã thể hiện khá toàn diện cáckhía cạnh của biểu tượng và thực sự giúp ích cho chúng tôi khi thực hiện đề tàinày
Trang 14DChóa tuụu tối nạhiêp đại họe
1 2 Một SÔ biểu tượng phổ biến trong văn học thế giới
Văn học thế giới xưa nay đã xây dựng được hàng loạt biểu tượng tiêubiểu quen thuộc Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi không
có tham vọng tìm hiểu sâu những biểu tượng trong văn học thế giới mà chỉđưa ra cái nhìn khái quát nhất để có những định hướng, tiền đề cho việc tìmhiểu những biểu tượng trong sáng tác của Ts Aitmatôp
Kho tàng biểu tượng văn học thế giới đặc biệt phong phú, đa dạng Mỗithời đại, mỗi thế hệ sáng tác đều không ngừng tìm tòi, bổ sung, làm giàu cóthêm cho nó Kết tinh trình độ nhận thức, tư duy và quan niệm triết học- mĩhọc của con người, nên các biểu tượng trong văn học thế giới nhìn chung đều
có giá trị nhân loại và ý nghĩa phổ quát cao Thâm nhập vào kho tàng biểutượng trong văn học thế giới quả là một công việc thú vị và đầy hấp dẫn Tuynhiên, bị giới hạn bởi trình độ của một người mới tập làm nghiên cứu vàkhuôn khổ một khoá luận tôt nghiệp, ở mục này, chúng tôi chỉ dừng lạỉ ởnhững phân tích, kiến giải bước đầu về những biểu tượng quen thuộc nhấtnhư : con đường, dòng sông , ngôi nhà
Vốn là một hiện tượng tự nhiên, hình ảnh dòng sông (cũng như biển cả,núi đồi ) khi trở thành biểu tượng trong văn học bao giờ cũng có ý nghĩa ẩn
dụ, khái quát rộng lớn hơn ý nghĩa thuần tuý tự nhiên ban đầu của nó Dòngsông chính là dòng đời, L.Tônxtôi từng ví cuộc đời như một dòng sông khôngngừng vận động trôi chảy Trong thơ ca cổ điển Trung Hoa, hình ảnh dòngsông không chỉ là biểu tượng của một không gian hùng vĩ, khoáng đạt, tự do,
mà còn biểu hiện khát vọng, ý chí bền bỉ, mãnh liệt của con người Sông cókhúc thẳng, khúc quanh co, giống như cuộc đời có thăng trầm, lúc bình yên,lúc sóng gió Dòng sông ẩn chứa dưới lòng sâu bao bí ẩn, cũng như cuộc đờimỗi con người, dưới cái vẻ bề ngoài phẳng lặng thường ngày là bao buồn v u i ,hạnh phúc và cay đắng Sự vận động trôi chảy của dòng sông phản ánh sự vậnđộng trôi chảy của tạo hoá và lòng người Với người An Độ, sông Hằng không
Trang 15DChóa tuụu tối nạhiêp đại họe
chỉ là nơi gột rửa tâm linh, mà trong tư duy triết học đa thần giáo của họ, còn
là một yếu tố trong tam vị nhất thể tạo thành cái bản nguyên của vũ trụ : sông
Ngân Hà trên bầu trời, sông Hằng ở Ấn Độ và sông Địa Ngục dưới âm phủ.Với tất cả ý nghĩa cụ thể, thiết thực và ẩn dụ khái quát trên, hình ảnhdòng sông, con sông đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng quen thuộc,
sâu sắc của văn học nghệ thuật Huy Cận viết Tràng ỹano, chắc không chỉ
nhằm gợi tả cảnh sóng nước sông Hồng mênh mang buổi chiều tà hay cảmgiác cô đơn, bé nhỏ, hữu hạn của con người trước sự bao la, vô tận, vô hạn của
đất trời Mà dường như nhà thơ còn muốn nói tới cái thiên cổ sầu, sầu vũ trụ ,
sầu nhân thế, nỗi sầu trước cảnh nước mất, trước những gì một đi không trở
lại Tương tự, M.Sôlôkhôp viết Sônọ, Đông êm đềm không chỉ từ sự gắn bó với
con sông quê hương thân thiết, không chỉ vì cảnh sắc mà còn vì chính nhữngcon người, cuộc đời, số phận nơi đây Sự bình yên của thôn Tacta trên sôngĐông là sự bình yên sau bão táp Những biến cố thời đại dữ dội đã làm thayđổi tận gốc rễ lối sống, nhận thức, phong tục tập quán, thái độ và cả bản tínhcủa cả cộng đồng Côdăc vốn nổi tiếng bất trị vùng sông Đông Sông Đông êmđềm nhưng không yên tĩnh, cũng như vùng sông Đông đã tạm bình yên nhưngvẫn chưa hết nỗi đau Sông Đông vẫn chảy, như dòng đời vẫn chảy, âm thầm
và quyết liệt, trong sự vận động, đổi thay tất yếu của tự nhiên và lịch sử
Được nâng lên thành biểu tượng, hình ảnh dòng sông không chỉ biểuhiện cái nhìn biện chứng và tư duy triết học của con người mà còn ẩn chứatrong lòng nó cả chiều sâu nhân thế Trạng thái vận động không ngừng nghỉcủa nó, sự hiền hoà phẳng lặng hay sóng gió sôi sục của nó cũng giống nhưcuộc đời, chính là cuộc đời với tất cả những mặt nổi chìm, nông sâu Càng vềsau này, bên cạnh những ý nghĩa chung, biểu tượng dòng sông cũng như nhiềubiểu tượng quen thuộc khác trong văn học, còn gắn liền với những sự kiện và
ý nghĩa cụ thể Dòng sông là dòng đời và dòng sông cũng còn là biểu tượng
Trang 16DChóa tuụu tối nạhiêp đại họe
Biểu tượng con đường- hành trình gian khó cũng khá phổ biến trong cáctác phẩm văn học cổ Hình ảnh con đường với tất cả các chiều kích của nó,trong tâm thức người Nga cổ, không chỉ là biểu tượng cho sự rộng lớn của đấtnước mà còn là biểu tượng cho khát vọng chinh phục, khai phá những miềnđất mới Do đó, không phải ngẫu nhiên bức tranh một cỗ xe tam mã (hoặc tứmã) chạy trên con đường xa hút bạt ngàn rừng taiga lại trở thành kinh điển củahội hoạ Nga truyền thống, Tuy nhiên, ý nghĩa biểu tượng cho sự rộng lớn, bạtngàn về không gian của con đường dần dần mờ nhạt, nhường chỗ cho nhữngphạm trù ý nghĩa trìu tựơng, sâu sắc hơn Con đường- đó là đường đời, đườngtranh đấu, đường cách mạng với muôn ngàn gian nan thử thách Hệ quả của
việc bao hàm những nét nghĩa mới này chính là cả một khuynh hướng văn học
xê dịch, trong đó, vấn đề trung tâm được miêu tả là bước đường gian khó con
người phải trải qua trong hành trình tiếp cận chân lí Trong Tây du kí, dù lối đi
ngay dưới chân mình nhưng thầy trò Đường Tăng đã phải đi qua tám mốt khổ
nạn Hành trình sang Tây thiên lấy kinh dài dằng dặc cũng là hành trình tu
nhân đắc đạo của con người trong cõi nhân thế theo quan niệm của Phật giáo.
Về sau, biểu tượng con đường đau khổ (A.Tônxtôi) càng được nhấn mạnh, trở
thành phổ biến trong văn học thế giới Văn học Việt Nam cũng khai thácthành công, nhiều ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh con đường, chẳng hạn :đường cách mệnh, đường vui, con đường của những vì sao Biểu tượng conđường trong văn học, trong tính qui luật tự nhiên của nó, càng ngày càng được
bổ sung nhiều ý nghĩa sâu sắc
Cũng là một trong những biểu tượng trung tâm của văn học, ngôi không gian trú ngụ, sinh tồn của con người- luôn được chú ý khắc hoạ đậmnét Song không chỉ thế, ngôi nhà còn là nơi sum họp, đoàn tụ, hạnh phúc, làquê hương, xứ sở, là nơi yên nghỉ của một kiếp người Trong văn học, biểutượng ngôi nhà được phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp, khái quát hoặc cụ thể,nhưng vẫn giữ nguyên những ý nghĩa sâu xa ban đầu Đó có thể là ngôi nhà
Trang 17nhà-DChóa tuụu tối nạhiêp đại họe
chung , ngôi nhà thế giới; có thể là những ngôi nhà riêng có những trái tim tan
vỡ; có thể là nấm mồ câm lặng, nơi những linh hồn yên nghỉ, thân cát bụi lại trở về cát bụi Trong cuộc mưu sinh trần thế, khát vọng về một ngôi nhà riêng
càng mãnh liệt, tạo thành nỗi ám ảnh thường trực trong mỗi người Herto
Malot viết Không gia đình cũng là để phản ánh cái bi kịch trăn trở giằng xé
Trang 18Xỉióa luận tốt nqhìêp đại hoe
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI BIẾU TƯỢNG TRONG SÁNG TÁC
2.1.1 Thiên nhiên
2.1.1.1 Thiên nhiên - tạo hoá kỳ vĩ
Lê Sơn trong một bài báo của mình đã gọi Aitmatôp là "Ca sĩ của núi
đồi và thảo nguyên" Điều đó quả không sai! Aitmatôp đã ghi lại trong tác
phẩm của mình dấu ấn một dân tộc với những núi non, thảo nguyên, hoangmạc, dấu vết của cuộc sống du mục, chăn thả gia súc trên thảo nguyên Đọctác phẩm của Aitmatôp, người đọc không khỏi cảm thấy thích thú, ấn tượng vàphát huy trí tưởng tượng phong phú của mình về một miền đất giàu bản sắcnhư vậy
Aitmatôp miêu tả vẻ đẹp thơ mộng của đất nước Kưrgưxtan qua hình ảnh hồ Ixưc - kun tuyệt mỹ: "Xung quanh là những dãy núi tuyết, còn giữa những trái núi um tùm rừng cây xanh, hiển mênh mông ngút tầm mắt, sóng vỗ dạt dào Những con sóng trắng chạy trên mặt nước xanh, gió lùa sóng ở đằng
xa, lùa tít ra xa Ixưc - hun khởi đầu từ đâu, chấm dứt từ đâu, không thể biết được Ớ đầu đằng này, mặt trời dang lên, còn ở đầu đằng kia là đêm tối Có
Trang 19Xhóa luận tốt nạhiềp đại hoe
bao nhiêu trái núi xu nọ quanh ỉxưc-kun, không đếm xuể, và sau những trái núi
ấy còn bao nhiêu trái núi tuyết phủ cũng như thế vươn cao chót vót, không sao đoán được" [1,321] Ixưc - kun trở thành niềm tự hào của người Kirghizia như
Ilyax trong "Cây phono, non trùm khăn đỏ" từng thổ lộ: "Những khi có khách
du lịch ngoại quốc đến đứng ngẩn người ra ngắm cảnh hồ, tôi thấy tự hào quá Cứ thử tìm cho ra một nơi nào đẹp như thế xem" [1,116] Ixưc - kun -
ngay tên hồ đã mang âm sắc tha thiết, êm ái, như vẻ đẹp nhẹ nhàng, quyến rũcủa hồ Qua trang viết của Aitmatôp, độc giả những mong một lần được đặtchân đến đất nước Kưrgưxtan, được tận hưởng cảm giác đứng trước hồ Txưc -kun tho mộng, trong lành - biểu tượng cho vẻ đẹp đất nước Kưrgưxtan
Thiên nhiên - biểu tượng cho khung cảnh đất nước núi đồi và thảo nguyên tất nhiên được soi chiếu qua biểu tượng núi đồi Đó là dãy Thiên Son với "đỉnh đèo Độ Long cao ngất con quái vật khổng lồ của vùng Thiên Sơn" [1,156], với những mưa tuyết, bão tuyết khắc nghiệt Đó là đỉnh núi Karaun
"đứng trên đỉnh núi nhìn thấy được quang cảnh tất cả các vù no xu no quanh
Từ đây nhìn thấy hết mọi vật Cả những đỉnh cao tuyết phủ, cao hơn nữa chỉ
là bầu trời Cả những noọn núi thấp hơn những đỉnh núi tuyết một chút Cả dãy núi Kungây hướng về phía mặt trời Cả những trái núi nhỏ hơn ở phía
hồ, chỉ là núi đá trơ trụi Những núi đá nhỏ đổ xuống thung lũng, thung lũng tiếp liền với hồ Ớ phía ấy có ruộng vườn , làng mạc" [2,282] Núi non trùng điệp, ngút ngàn tầm mắt là biểu tượng cho khung cảnh đất nước miền núi Mỗi miền đất, dù đồng bằng, núi non hay vùng biển đều có những nét đẹp, sức hấp dãn riêng Chẳng thế mà Ilyax trong niềm hạnh phúc được làm bố đã "lên xe
và phóng khắp núi dồi Dạo ấy là mùa dông chung quanh chỉ toàn tuyết và đá Trước mắt cứ loang loáng hai màu đen, trắng chen nhau: hết đen lại trắng, hết trắng lại đen Tôi phóng lên đỉnh đèo Độ Long cao ngất Mây bay là là sát
Trang 20DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
đất, những ngọn núi ở phía dưới trông như một lũ lùn Tôi nhảy ra khỏi buồng lái, hít mạnh không khí cho căng cả lồng ngực và gào to lên:
- Ê - ê núi ơi! Tôi vừa đẻ con trai\
Tôi có cảm giác như núi đồi rung chuyển Chúng nhắc lại lời tôi, và tiếng vọng ấy vang mãi hồi lâu không tắt, chuyển từ hẽm núi này sang hẽm núi nọ” [1,156].
Núi đồi hùng vĩ, khắc nghiệt nhưng là mảnh đất thân quen với conngười nơi đây, là nơi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con người Núi đồi dù tồntại bên ngoài con người nhưng trở nên đồng điệu, đồng cảm với con người
Đất nước núi đồi và thảo nguyên còn trải rộng trước mắt người đọc bởi thảo nguyên Anarkhai rộng lớn Người thầy của Kêmen trong "Mắt lạc đà" từng giới thiệu: "Một dải thảo nguyên mọc tốt tươi hàng bao nhiêu thế kỷ chưa
có vết chân người chạy từ cao nguyên Kurđai cho đến tận những bãi sậy ở hồ Bankhas! Tục truyền rằng thuở xưa đã có hàng ngàn đàn ngựa bị lạc trong các ngọn đồi ở Anarkhai và mất tích, rồi về sau những bầy ngựa đã trở thành thú hoang còn rảo vó qua lại mãi Anarkhai đã im lặng chứng kiến bao nhiêu thời đại trôi qua, đó là sa trường của những trận đánh oanh liệt, nơi chôn rau cắt rốn của các bộ lạc du dân Nhưng ngày nay cao nguyên Anarkhai sẽ phải trở thành một vùng chăn nuôi hết sức phong phú" [1,284] Nếu vậy, Anarkhai như một vùng đất huyền thoại thuở hồng hoang của con người với bầy thú hoang, với nhũng trận đánh, với các bộ lạc du dân Thảo nguyên rộng lớn với bạt ngàn ngải đắng là hình ảnh đặc trưng của đất nước núi đồi và thảo nguyên.
Và vẻ đẹp thảo nguyên phô tỏ trong ánh bình minh: "Mặt trời nhô lên một chút và hé một vành mắt nhìn ra cỏn gì đẹp hơn cảnh thảo nguyên trong ánh nắng ban mai! Dường như một vùng biển cả màu thiên thanh đã tràn và ngưng dọng lại với từng đợt sóng xanh rờn, đôi chỗ chuyển màu vàng, màu lục xám" [1,289] Từng lời văn kích thích vào trí tưởng tượng của độc giả, khiến độc giả
Trang 21DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
không khỏi cảm thấy rung động trước cảnh đẹp rợn ngợp, quyến rũ, đặc trưngnhư vậy
Vẻ rộng lớn, mênh mang của đất nước núi đồi và thảo nguyên còn đượcAitmatôp miêu tả qua biểu tượng thiên nhiên - hoang mạc Xarư - Ôzek Đó là
hoang mạc "vĩ đại trải rộng dưới bầu trời suốt từ đầu này đến đầu kia của trái
đất" [3,423] Cả cuộc đời Eđigây và Kazangap gắn bó với vùng đất này nhưng
cũng không dám chắc đã một lần đi hết hoang mạc Nhất là lần đầu tiênEđigây và Ưkubala theo Kazangap về ga xép Bão tuyết Dù đã được Kazangap
củng cố tinh thần từ trước, dù đã lấy kinh nhiệm của bản thân "là dân vùng
thảo nguyên bên bờ biển quen với thảo nguyên vùng Aran, nhưng anh cũng không ngờ đến cảnh này" - cảnh "hai bên dường là dồng không, là những sườn dốc của các thung lũng là hoang mạc và chỉ có hoang mạc mà thôi" [3,119 - 120] Rộng lớn đến đáng sợ, chỗ nào cũng chỉ thấy sự ngự trị của hai yếu tố: trời và đất, lặp đi lặp lại trạng thái tồn tại trống rỗng, vắng lặng, đơn điệu, ít sự sống.
Là mảnh đất ít sự sống nhưng Xarư - Ôzek không phải là mảnh đất chết
Đây chính là nơi đã sản sinh ra "không khí trong sạch như buổi nguyên sơ, khó
lòng có thể tìm được một nơi nào khác thanh khiết như vậy nữa" [3,120], cùng
với dòng sữa của những con lạc đà là nguồn sống cho con người trên hoangmạc khô cằn Cũng chính hai yếu tố đó đã đẩy lùi bệnh tật của Eđigây, đưaEđigây về với công việc, cuộc sống đời thường
Khung cảnh thiên nhiên được nâng lên thành biểu tượng cho một đấtnước khi nó thể hiện nét đặc trưng của đất nước đó Ớ đây, Aitmatôp đã khắcghi trong tác phẩm của mình khung cảnh đất nước núi đồi và thảo nguyênmang hương sắc riêng với những biểu tượng: biển hồ, thảo nguyên, hoangmạc, đồi núi Tạo dựng một không gian đậm đà bản sắc như vậy, Aitmatôp đã
Trang 22DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
gợi niềm hứng thú cho người đọc và ông xứng đáng trở thành "Ca sĩ của núi
đồi và thảo nguyên'’.
"Khi nqười yêu tôi Mặc áo trắng đi ngang đồi Vươn ít vào lá
Chiếc áo sẽ ngả vàng
Vì đanq là mùa thu".
(Thơ cổ Nhật Bản)Câu thơ đưa chúng ta đến sự hoà hợp tuyệt vời giữa con người và thiênnhiên Từ ngàn xưa, thiên nhiên luôn là bạn tâm giao gắn bó với sự sống conngười Nhiều khi soi chiếu vào bức tranh thiên nhiên ta có thể cảm nhận đượctâm trạng người ngắm cảnh Chính vì vậy miêu tả thiên nhiên trở thành mộtthủ pháp quan trọng để khắc hoạ hình ảnh, tâm lý nhân vật, cao hơn nữa thiênnhiên trở thành biểu tượng cho con người
Trong sáng tác của Aitmatôp, thiên nhiên hữu hình hoá trong sự sống
của nhân vật Ngay nhan đề "Cây phong non trùm khăn đỏ" tạo ấn tượng ban đầu với người đọc bởi biểu tượng cây phong Tại sao lại là "Cây phong non
trùm khăn đỏ"? "Cây phong non trùm khăn đỏ" là ai? Trong ánh nhìn đầu
tiên của Ilyax, Axen hiện lên với vẻ đáng yêu, giản dị "một cô gái mảnh dẻ,
đôi mày nhíu lại một cách nghiêm nghị, đầu trùm khăn đỏ, vai khoác chiếc áo véc - tông rất rộng" [1,119] Từ buổi đầu gặp gỡ, hình ảnh Axen đã choán hết
suy nghĩ của Ilyax và anh gọi người con gái anh yêu với cái tên dễ thương
"Cây phonạ non trùm khăn đỏ" Ilyax hy vọng gặp lại nàng, luôn kiếm tìm
hình ảnh "Cây phong" quen thuộc đó: "Sánạ hôm sau tôi cứ nhớn nhác tin
suốt dọc đường Axen ở đâu? Liệu cái bỏ nạ mánh dẻ như cây phonẹ của nàn g
có còn xuất hiện trên đường nữa không? Cây phong non trum khăn đỏ của tôi!
Trang 23DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
Cây phong của thảo nguyên!" [1,124] Ilyax đã lấy loài cây mang hương sắc
của thảo nguyên đặt cho người mình yêu, cây phong trở thành hình tượngtrong trái tim yêu thương Ilyax và cả trong lòng độc giả vẻ đẹp của Axen
cũng được miêu tả gắn liền với vẻ đẹp cây phong: Nàng "đẹp nhất đời!
Nàng như một cây phong non trước gió, mềm mại và uyển chuyển, mặc chiếc
áo nqắn tay, hai quyển sách nhơ cắp dưới nách" [1,193] vẻ đẹp của một tâm
hồn trong trắng, thanh cao, giản dị Sau những đau khổ về lỗi lầm của Ilyax,
về hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ, Axen tìm được hạnh phúc bên người đàn ông
tốt bụng Baitemir Kulôv Qua bao năm tháng, dù "mắt nàng đã khác trước
đó khônq còn là đôi mắt tin cậy, sáng ngời lên vì tronq trắng và vô tư như trước nữa Clĩúnq đã nqhiêm khắc hơn" nhưng đối với Ilyax "Axen vẫn là cây phong bé nhỏ của thảo nguyên trùm khăn đỏ xưa kia" [1,238] Vậy là "cây phonq non trùm khăn đỏ" mãi là biểu tượng của Axen trong trái tim Uyax,
biểu tượng ấy cũng có sức hấp dẫn, ám ảnh lớn trong tâm hồn người đọc vềmột người phụ nữ thảo nguyên duyên dáng, giản dị, có tình yêu mãnh liệt vànghị lực phi thường
Cây phong cũng là biểu tượng cho Đuysen và Antưnai trong "Nqười
thầy đầu tiên" Đầu tiên, hình ảnh hai cây phong được nhắc đến trong ấn
tượng của người dãn truyện "Trong lànq tôi khônq thiếu gì các loại cây nhưng
hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu" [1,350] Cây phong
đó nói tiếng nói của con người "khônq, đừng hòng bắt ta phải khom lưng,
khuất phục, đừng hòng bẻ gãy thân ta" [1,350] Đúng như cảm nhận của nhân
vật "tôi", hai cây phong mang tâm hồn con người, tâm hồn lạc quan, yêu đời
của Đuysen và Antưnai Lời nói kia chính là tiếng nói của ý chí và nghị lựcvươn lên trong cuộc sống của hai người đã phải chịu bao khó khăn, gian khổ
Trang 24DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
Hai cây phong được vun trồng, chăm sóc bởi bàn tay Đuysen và
Antưnai với hi vọng ấp ủ: Antưnai "bây giờ trẻ măng như một thân cây non,
như đôi cây phong nhỏ này và trong khỉ chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũnẹ sẽ trở thành, em sẽ là một nẹười tốt" [1,412] Niềm hi vọng đó
nay đã trở thành sự thực "Tất cả những gz' mà nẹười trồnẹ cây lên và chăm bón
cho cây hàng mong ước, hằng tiên đoán, nay đều đã thành sự thực" [1,434],
Sự xanh tươi của hai cây phong trên đồi lộng gió là biểu tượng cho sự thànhđạt của Antưnai hiện tại và tương lai Trở về quê hương, gặp lại hai cây phong,
Antưnai bày tỏ "Ôi hai cây phon g, hai cây phong! Bao nhiêu nước suối đã trôi
đi từ dạo chúng mày vẫn còn là hai cây non bé nhỏ, thân xanh biếc Xin cúi chào hai cây phong, hai người bạn, hai giọt máu thân thuộc, hai anh em ruột thịt của tôi!" [1,434] Vậy là, với người làng Kukurêu thì hai cây phong "như những nạọn hải đănq đặt trên núi" [1,349] khi trở về làng, với lũ trẻ, hai cây
phong là nơi nô đùa, phá tổ chim Còn với Antưnai, hai cây phong trở thànhmáu thịt, là anh em của mình Cặp sóng đôi hai cây phong là biểu tượng chotình cảm trường tồn giữa Đuysen và Antưnai Hai cây phong, hai con người ấymãi sóng đôi bên nhau dù bao khó khăn sóng gió của cuộc đời
Aitmatôp dùng hình ảnh cây làm biểu tượng cho con người, điều nàyhoàn toàn không phải mới Văn học Trung Quốc, văn học Việt Nam từng lấytùng, cúc, trúc, mai làm biểu tượng cho khí tiết, đức tính cao thượng, phẩmchất trong sạch của người quân tử L Tônxtôi lấy hình ảnh cây sồi làm biểu
tượng cho sự chuyển biến tâm trạng Anđrây trong "Chiến tranh và hoà
bình" Tre Việt Nam trong thơ Nguyễn Duy là biểu tượng cho con người Việt
Nam cần cù, anh dũng, kiên cường, đoàn kết Mía Cu Ba là biểu tượng chongười Cu Ba chăm chỉ, kiên cường
Tuy không mới nhưng không giản đơn xáo rỗng, bởi Aitmatôp đã lấyloài cây mang hương sắc vùng thảo nguyên để thể hiện vẻ đẹp cho con ngườiKirghizia, loài cây mang tâm hồn người Kirghizia
Trang 25DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
HỒ Ixưc - kun như đã tìm hiểu là biểu tượng của vẻ đẹp đất nước Kưrgưxtan, ở đây nó còn trở thành biểu tượng thể hiện tâm trạng con người Ở mỗi thời điểm, mỗi khúc ngoặt trong tình yêu Axen - Ilyax, hồ Ixưc - kun lại hiện hữu tưong xúng với tâm trạng con người Hồ Ixưc-kun "những đợt sóng xanh bạc đầu như cầm tay nhau chạy thành hàng như bờ cát vàng Mặt trời đang khuất dần sau rặng núi, và những khoảng nước ở phía xa trông như nhuộm hồng Một đàn thiên nga trắng bay lượn trên hồ" [1,145] là biểu tượng cho hạnh phúc khi tình yêu vừa đến của Axen và Ilyax Hồ ĩxưc - kun với "mặt hồ tràn ngập ánh trăng đang nổi sóng cuồn cuộn Ôi! Ixưc - kunỉ Từ ngàn xưa nước hồ vẫn ấm áp nhưng đêm nay hồ đã trở nên giá buốt lạnh lùng Từng đợt sóng hung hãng tràn lên bãi cát, xô vào cổ giầy ủng và rút đi với tiếng thở dài nặng trĩu" [1,251] là biểu tượng cho nỗi oán giận và đang phán xét nhũng lỗi lầm của Ilyax.
Không chỉ có sông nước mà hình tượng thiên nhiên - dông bão cũng được sử dụng như một biểu tượng thể hiện con người Theo "Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới" "dông tố tượng trưng cho khát vọng của con người về một cuộc sống nhạt nhẽo, một cuộc sống sôi nổi, sóng gió, nóng bỏng dam mê" [5, 261] Thiên nhiên dông bão trong "Giamilia" và "Cây phong non trùm khăn đỏ" gần gũi với ý nghĩa biểu tượng đó.
Khi cơn dông cuối cùng của mùa hạ đến cũng là lúc Giamilia quyết định hành động theo sự mách bảo của trái tim, chủ động tìm đến với Đaniyar - con người yêu đời, có tâm hồn đồng điệu với mình: "Xa xa một tiếng sấm rền trên núi Ảnh chớp rọi sán g khuôn mặt trôn g nghiêng của Giamilia Chị nhìn quanh và nép sát vào Đaniyar Gió nó nọ hừng hực như hơi lửa từ tháo nguyên đổ về, xoáy lốc bốc tung đám rơm thốc vào túp lều lung lay ở rìa sân kho rồi quay tít như con cù nghiêng ngả chạy trên đường Giữa những đám
Trang 26JCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
[1,92] Giống như sức nóng khủng khiếp của mùa hè tích tụ lại nổ ra thànhcơn dông lớn, tình yêu và khát vọng hạnh phúc bấy lâu kìm nén trong
Giamilia vỡ oà và bày tỏ thành lời ngọt ngào "Em yêu anh từ lâu rồi em vẫn
chờ đợi anh " [1,93] cơn dông kia chính là sự bùng nổ nguồn sống dào dạt của
nội lực mạnh mẽ trong trái tim người phụ nữ luôn khát khao sống, yêu thương
và tự do
Dông bão là biểu hiện dữ dội của tự nhiên, chính vì vậy nó gắn liền vớinhững đổi thay có tính chất bước ngoặt, những phản ứng mạnh mẽ của tâmhồn con người Nếu cơn dông cuối cùng của mùa hạ khép lại cuộc sống bằnglặng, nhạt nhẽo của Giamilia thì cơn dông đầu tiên của mùa xuân là điểm khởi
đầu cho cuộc hành trình kiếm tìm và bảo vệ hạnh phúc của Axen: "Trời xẩm
tối rất nhanh Mây đen kéo về trời, rũ là là trên mặt nước Nước hồ lặng lờ đen kịt lại Trên núi như có ai đang hàn điện: khi thì loé lên chói mắt, khi thì vụt tắt ngấm Cơn dông đang kéo đến Sấm chuyển ầm ầm Mưa đổ xuống rào rào, hạt nặng như mưa đá Hồ Ixưc - kun hắt đầu gầm gừ, sôi réo lên, sóng vơ mạnh vào bờ Đó là cơn dông đầu tiên của mùa xuân" [1,146] Tình
yêu đầu đời của Axen giống như cơn dông đầu tiên của mùa xuân đến vùng hồIxưc - kun Cơn dông kia xé toạc bầu trời tạo nên những thay đổi trong thiênnhiên đất trời như trái tim tuổi trẻ rung động mãnh liệt, đi theo tiếng gọi củatình yêu mà không một tập tục nào có thể ngăn trở được
Viết về cơn dông thể hiện sự bùng nổ trong nội tâm con người,
Sôlôkhôp trong "Sông Đông êm đềm" cũng nâng hình ảnh dông bão trở thành
biểu tượng cho tâm trạng Natalia Nỗi đau đớn vì tình yêu thương đối vớiGrigôri không được đáp lại, nỗi uất ức vì bị phản bội của Natalia được miêu tả
như cái nóng ngột ngạt mùa hè tích tụ trong cơn dông "Những tia nắng lại
xuyên chéo qua những đường viền trắng loá của đám mây đang chập chờn trôi
về phía Tây rồi không còn bị vật gì ngăn giữ nữa, lại dội xuống mặt đất từ suối
Trang 27DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
ánh sáng chéo lại" [4] Và khi cơn dông đến là lúc tâm trạng Natalia bùng nổ
quyết liệt "Lạy Chúa tôi, xin Người hãy trừng trị nó ỉ Lạy chúa tôi, xin Người
cứ phạt nó đi ỉ - Natalia gào lên, hai con mắt rồ dại cứ đăm đăm nhìn về phía những đám mây đen hị những cơn gió xoái dựng đứng, sáng rực lên trong những ánh chớp loá mắt đang chất đống lên nhau, uy nghiêm và man rợ" [4].
Thiên nhiên đồng điệu, thể hiện khách quan tâm trạng Natalia Cơn dông mùa
hạ dữ dội như chính sự dữ dội, mãnh liệt của Natalia lúc này Nàng muốnđược thoát khỏi nỗi đau đớn, muốn gào thét để vơi bót niềm đau, được thanhthản trong tâm hồn
Đúng với tính chất dữ dội của thiên nhiên dông bão, tâm trạng conngười cũng được miêu tả với những đổi thay, những phản ứng có tính chất dữdội, mạnh mẽ Dông bão trở thành biểu tượng cho tâm trạng con người, saunhững dồn nén đã bùng nổ thành hành động quyết liệt: Giamilia, Axen đi theotiếng gọi của tình yêu chân chính, chống lại tập tục lạc hậu, thoát khỏi cuộcsống nhạt nhẽo, tìm đến bến bờ của hạnh phúc
Cũng là biểu tượng cho những đổi thay trong tâm trạng, cuộc đời con
người nhưng dông bão trong "Vĩnh biệt Gunxarư" lại có nét ý nghĩa khác.
"Gió ào ào tràn qua sàn đêm tràn đầy tiếng răng rắc như rừng cây bị quật
đổ, sấm ầm ầm, ánh chớp lằng nhằng trong các đám mây Mưa trút xối xả"
[2,80] Đó là cơn dông bão vào đêm cuối cùng Tanabai gặp gỡ Biubiugian người đàn bà có đôi bàn tay ấm áp kỳ diệu Cơn dông bão ấy báo hiệu một sựđổi thay tất yếu xảy ra trong cuộc đời Tanabai sau này Đồng thời nó đánhthức ông, đưa ông ra khỏi nỗi dam mê cho dù ký ức về nó luôn dâng tràomãnh liệt trong tâm hồn ông Cũng như cảnh vật tan hoang sau bão tố, tâm
-hồn Tanabai trở nên trống rỗng và đau xót khi "để mất cái hạnh phúc đã đến
với ông lần cuối cùng trong đời" [2,85].
Thiên nhiên là đề tài muôn thuở trong sáng tác của các nhà văn, nhà
Trang 28DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
giờ cũng trung thực, hiển minh Nhà thơ Nga Prisivin nhấn mạnh: hãy tìmkiếm và phát hiện trong thiên nhiên những phương diện đẹp đẽ nhất của tâmhồn con người Trong sáng tác của Aitmatôp, thiên nhiên giống như conngười, được nâng lên thành biểu tượng tượng trưng cho sự kỳ vĩ tráng lệ củatạo hoá, cho bản tính nồng nàn sục sôi và hiền hoà êm dịu muôn đời của conngười trong cõi nhân thế Đây không phải là sáng tạo mới mẻ của Aitmatôpnhưng được thể hiện đặc biệt ấn tượng tạo nên ma lực hấp dãn khó cưỡng nổitrong lòng độc giả
2.1.2 Con người
Như đã trình bày ở chương 1 "Theo nghĩa hẹp, hiểu tượng là một
phương thức chuyển nghĩa có lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc hiệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu
xa về con người và cuộc đời" [19,23] Một trong những hình tượng nghệ thuật
ấy chính là con người được đưa vào tác phẩm Cùng với Acpagông {"Lão hà
tiện" - Môlie) là biểu tượng của thói keo bẩn, bủn xỉn, Rôbinxơn Cruxô {"Rôbinxơn Cruxô" - Đifô) là biểu tượng cho ý chí, nghị lực phi thường của
con người, AQ ("/4(2 chính truyện" - Lỗ Tấn) là biểu tượng của phép thắng lợi
tinh thần , những nhân vật của Aitmatôp cũng mang những ý nghĩ biểutượng sâu sắc
2.1. 2 1 Con người - biểu tượng của ý chí, nghị lực phi thường
Dõi theo con đường sáng tác của Aitmatôp, chúng ta thấy rõ đứng ởtrung tâm thế giới nghệ thuật của nhà văn bao giờ cũng là những người laođộng bình thường nhất, những người đã nếm trải nhiều nỗi gian truân, mấtmát, đã kinh qua muôn vàn thử thách nhưng bằng nghị lực phi thường, họ đã
vượt qua tất cả, tin tưởng vào tương lai đẹp đẽ Đó là Đuysen trong "Người
thầy đầu tiên", Tanabai trong "Vĩnh hiệt Gunxarư", Eđigây trong "Và một ngày dài hơn thế kỷ".
Trang 29DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
Đuysen, bằng nhiệt tình chân thành, bằng ý chí và nghị lực phi thường
đã tuyên chiến với giặc dốt, với những tập tục lạc hậu Người thanh niên ấy
"dù khô nọ biết được bao nhiêu chữ nghĩa, khi đọc còn phải đánh vẩn một cách chật vật, trong tay không có lấy một quyển sách giáo khoa mà dám đảm nhận một công việc to lớn như vậy Dạy những đứa trẻ mà từ đời ông, đời cụ, bầy tộc tổ tiên đều không biết lấy một chữ cắn đôi có phải chuyện đùa đâu"
[1,382] nhưng Đuysen đã "mở ra trước mắt những đứa trẻ của xứ
Kirghizia một thế giới mới chưa bao giờ được nói đến, chưa bao giờ được nhìn thấy Biết trên mặt đất còn có những biển cả rộng lớn cả bình nguyên Talax biết dầu hoả phải lấy từ dưới nước"[ 1,383] và một vốn từ chính trị
phong phú Việc làm của Đuysen xuất phát từ mục đích cao cả: dạy thế hệ trẻ
để không còn phải sống trong tăm tối, nô lệ, nghèo khó Người thầy ấy mộtmình chống chọi với tất cả: thiên nhiên khắc nghiệt, con người tăm tối nơiđây để đưa cái chữ đến với các em Hình ảnh của Đuysen đi từng nhà gọi trẻ
đến trường, "bếcác em qua suối Lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế thầy
lần lượt dưa hết các em qua dòng suối bâng lạnh buốt cả chân" [1,386] in
đậm trong tâm trí người đọc Đuysen không chỉ là "người thầy đầu tiên" của Antưnai mà là "người thầy đầu tiên" của bao thế hệ trẻ vùng đất đó Người đi
tiên phong bao giờ cũng phải chịu những khó khăn, thử thách nhưng bằng ýchí và nghị lực, tất cả sẽ qua đi để gặt hái những thành công Và Đuysen đã
khắc ghi tên tuổi mình trên quê hương trong tên trường ký túc mới - "Trường
Trang 30DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
Xarư - Ôzek nổi lên dìm các ngôi nhà trong tuyết và phủ lên đường tàu những đống tuyết rắn đanh” [3,186] đã chứng kiến cuộc sống lao động âm thầm, bền
bỉ của Eđigây Eđigây trở về sau chiến tranh, mất tất cả: sức khoẻ, đứa con traiyêu dấu, mảnh đất quê huơng không còn cơ hội kiếm sống.Ông rơi vào tìnhtrạng hụt hẫng, cạn kiệt sức sống Eđigây đến ga Bão tuyết - điểm sống nhỏ
nhoi giữa hoang mạc bao la hiếm sự sống với ấn tượng ban đầu: "không biết ở
đây làm sao mà sống nổi” [3,132] và ý thức rằng "Muốn sống được ở những
ga xép vùng Xarư - Ôzek thì phải có một tinh thần vững lắm nếu không sẽ dễ dàng nản chí Hoang mạc thì mênh mông mà con người thì lại nhỏ bể' [3,25].
Nhưng chính con người nhỏ bé đó đã chinh phục được ga xép Bão tuyết và trởthành Eđigây - Bão tuyết - linh hồn của mảnh đất này Có những con ngườitạo ra mạch máu lưu thông, nối liền khoảng cách thì cũng có con người - nhưEđigây - duy trì sự lưu thông ấy Đó là trách nhiệm của một người lao độngcao hơn thế là tình yêu thật sự, là nghị lực phi thường của Eđigây trước mảnh
đất đầy thử thách, ít cơ hội này Có những khi "tuyết ùn lên thành đống, họ
phải làm việc hai ngày liền không nghỉ, hơn hết tuyết giải phóng đường tàu
Cứ hót sạch ở phía bên này thì bên kia gió lại cuộn tuyết lên thành đống Trời lạnh cóng, chân tay mặt mũi đỏ tấy lên Vào trong đầu tàu ngồi, nghỉ năm phút rồi lại ra ngoài làm tiếp cái công việc dẻo dai ấy trên hoang mạc Xarư - Ôzek” [3,149] Vậy là "Đâu chỉ ở chiến trường mới có những việc làm đòi hỏi phải hi sinh sự sống mà ở đây cũng có những việc làm như vậy” [3,28] Đó
là chủ nghĩa anh hùng dẻo dai, bền bỉ của những người công nhân đã hiểu rõđược ý nghĩa công việc của mình đối với sự nghiệp chung của đất nước và tìmthấy ở lao động một niền vui thực sự, một nhu cầu bức thiết nội tại như ánhsáng và khí trời
Biểu tượng con người ý chí nghị lực phi thường trong lao động còn được
thể hiện qua nhân vật Tanabai trong "Vĩnh biệt Gunxarư" Trở về sau chiến
Trang 31DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
tranh, Tainabai không sống một cuộc sống hưởng thụ, yên bình mà luôn lăn lộn, nhiệt tình với công việc tập thể: chăn ngựa, chăn cừu Cả cuộc đời ông là công cuộc lao động khổ cực, hiến dâng hết mình vì tập thể Những năm tháng chăn cừu là thử thách lớn đối với Tanabai: "Tanabai khốn đốn, lao động trong chuồng cừu của mình Rét buốt, ngột ngạt Mấy cừu mẹ đẻ cùng một lúc chẳng
có chỗ nào đặt cừu con Thật muốn gào lên cho bõ uất" [2,190] Trong muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, Tanabai vẫn cố gắng hết mình để cứu sống đàn cừu:
"vất vả nhất là dọn phân chuồng và nhặt kim anh Những bụi cây rậm và tua tủa gai nhọn, úng của Tanabai bị cào cho rách hết, chiếc áo khoác lính của ông cũng trở thành mớ giẻ rách tơi tả trên người ông" [2,157] "Ớ đây phân cừu tích lại nhiều đến nỗi dọn nửa năm cũng không hết Một công việc khổ sai Mà thời gian không chờ đợi Ban đêm soi sáng bằng những ngọn đèn ló khói mù, họ tiếp tục dùng cáng chuyển thứ bùn dính nhớp nặng như chì đó ra ngoài Tình trạng dó đã diễn ra hai ngày đêm" [2,158] Không có sức mạnh thần thánh như Uylixơ trong thần thoại Hi Lạp nắn lại dòng sông để dọn sạch chuồng bò nhưng Tanabai có ý chí và nghị lực phi thường để lao động, để cải tạo cuộc sống Với người chăn cừu thời gian đàn cừu sinh nở "dữ dội như chiến tranh, khi xe tăng địch tấn công mà ta không có gì chống cự Ta cứ đứng trong công sự, không tháo lui mà chẳng còn đường nào tháo lui Chỉ có một trong hai cách là sẽ đương đầu được trong cuộc giao tranh nhờ một phép lạ hoặc là chết" [2,160] Ý thức điều đó, Tanabai có thể như Bêtac - bỏ mặc đàn cừu tìm đến con đường sống cá nhân nhưng trách nhiệm, lương tâm một người lao động chân chính không cho phép ông làm điều đó Vậy mà cuối cùng Tanabai bị kết tội là "đồ phá hoại, huỷ hoại tài sản của nông trang Anh là kẻ thù của nhân dân Chỗ đứng của anh là trong tù chứ không phải là ở trong Đảng" [2,192] Đau đớn biết bao khi mọi cố gắng của mình bị phủ nhận, đau
Trang 32DCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
da thịt đều trở nên vô nghĩa, không đau đớn trước lời nói ấy Nhưng cuộc đờiTanabai là cuộc đời nghị lực, vì thế, năm tháng trôi qua, Tanabai vẫn sốngđúng với lương tâm người lao động chân chính để rồi tương lai sẽ trở lại Đảng,cống hiến cho Đảng đến hơi thở cuối cùng
Mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh, mỗi thử thách nhưng họ đã vượt qua tất
cả, khẳng định mình Bằng ý chí, nghị lực phi thường, nhân vật của Aitmatôp
đã trở thành biểu tượng, in đậm dấu ấn trong lòng độc giả như mẫu mực vềcon người Xô Viết thời kỳ đổi mới
2.1.2 2 Con người - biểu tượng của tình yêu chân chính
Tình yêu là đề tài, là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của cácnhà văn, nhà thơ Aitmatôp cũng viết về tình yêu - những câu chuyện tình yêumang hương sắc lãng mạn dễ làm say lòng người trong những áng văn dườngnhư dệt bằng màu sắc cầu vồng và cỏ hoa đồng nội, được bổ sung bằng chủnghĩa hiện thực với những vấn đề phức tạp của cuộc sống
Con người hiện lên trong sáng tác của Aitmatôp không chỉ mang ýnghĩa biểu tượng của ý chí, nghị lực phi thường mà còn là biểu tượng cho tìnhyêu chân chính Hầu khắp các sáng tác của Aitmatôp đều điểm xuyết nhữngcâu chuyện tình yêu nhưng ở đây chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu những nhânvật với câu chuyện tình yêu được tô đậm rõ nét, nâng lên thành biểu tượngnghệ thuật
Đầu tiên cần kể đến câu chuyện tình yêu Giamilia và Đaniyar L Aragông từng ca ngợi "Giamilia" là "thiên tình sử đẹp nhất thế gian" và "cần phải làm cho cuốn sách nhỏ này của Aitamatôp nhanh chóng trở thành bằng chứng nói lên rằng chỉ có chủ nghĩa hiện thực mới có khả năng kể về một câu chuyện tình yêu" [21,4] Lời nhận xét cho thấy tính hấp dẫn, sức sống của câu chuyện tình yêu Giamilia - Đaniyar.
Hai con người sống giữa cộng đồng nhưng luôn cảm thấy cô đơn, thiếu
vắng điều gì đó trong tâm hồn Đaniyar luôn đến bên sông Kukurêu "Tại sao
Trang 33JCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
ban đêm anh ngủ một mình trên bờ sông? Anh tìm thấy gì thú vị trong đó?"
[1,43] Hoà nhập với thiên nhiên chứng tỏ Đaniyar là con người yêu đời, yêuthiên nhiên tha thiết, đồng thời cũng chứng tỏ tâm sự thầm kín trong tâm hồnanh Anh luôn kiếm tìm một điều gì đó giữa cuộc đời này Và khi gặpGiamilia thì hành trình kiếm tìm của Đaniyar đã cập bến Hai người gặp nhaunhư sự sắp xếp của tạo hoá, hai mảnh đời cùng khát khao yêu thưong, yêucuộc sống, hoà hợp với nhau Giamilia luôn mang trong mình nỗi buồn về
người chồng không dám vượt qua tục lệ lạc hậu, "trong những lá thư nhắc đến
vợ trước tiên, nhất là lại đề thư riêng cho vợ thì thực là không tiện, khiếm nhã
là đằng khác Không chỉ riêng anh Xađưc cho như thế là phải mà bất cứ người đàn ông nào biết tự trọng cũng đều thừa nhận như vậy Điều này chẳng cần giải thích nhiều, tục lệ ở bản là như vậy" [1,33] Một người phụ nữ khát
khao yêu thương, yêu tha thiết cuộc sống như Giamilia tất nhiên không cam
chịu một sự thật vô lý, khắt khe như vậy "Mỗi lần chị Giamilia cầm lá thư
hình tam giác trong tay, tôi thấy mặt chị đỏ bừng lên Chị đọc nhẩm một cách ngấu nghiến, mắt lướt vội vàng qua những dòng chữ Nhưng đoc càng gần đến cuối, đôi vai chị càng rũ xuống, màu ửng hồng trên má chị tàn dần Chị chau đôi lông mày bướng bỉnh và không đoc nốt mấy dòng cuối, chị trả lại mẹ tôi bức thư, hờ hững, lạnh lùng như trả vật gì vừa mượn" [1,34] Mỗi lần cầm thư
là mỗi lần Giamilia mong chờ một sự thay đổi, mong chờ những lời nói yêuthương vợ chồng Nhưng tất cả vẫn như cũ, vẫn là những lời hỏi thăm đơn
thuần mãi cuối thư "Tôi cũng gửi lời thăm hỏi vợ tôi là Giamilia"[ 1,34].
Chính vì thế, gặp Đaniyar, lao động cùng Đaniyar, Giamilia cảm nhậnđược sự hòa hợp và tình yêu đích thực, chân chính đã đến với họ Giamiliavượt qua tất cả: rào cản dư luận, tập tục lạc hậu để đến với Đaniyar Phải cómột sức mạnh vô cùng, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai, một tình yêucháy bỏng, con người mới dám đứng lên đấu tranh cho hạnh phúc của mình
Trang 34JCkóa luận tốt nạhiềp đại hoe
mới lạ làm sao Nỗi buồn tươi sáng của mùa xuân vương vấn trên đôi mắt thẫn thờ kia Dọc đường chi luôn mải mê nghĩ nẹợi điều gì" [1,72] Nhưng tiếng gọi tình yêu đích thực đã tiếp thêm sức mạnh cho Giamilia và nàng đã hành động: "Anh Đaniyar, em đã đến, chính em đã đến với anh - chị nói khe khẽ Anh tưởng em sẽ đổi anh lấy anh ta ư? - Chị Giamilia thì thầm thắm thiết - Không đâu, không đời nào! Anh ta chưa bao giờ yêu em cả Ngay cả câu thăm hỏi em, anh ta cũ nọ chỉ viết thêm vào cuối lá thư gửi về nhà Em chẳng cần gì con người ấy cùng với thứ tình yêu muộn màng của anh ta,mặc cho thiên hạ nói gì thì nói, chàng trai cô đơn của em, em sẽ không nhường anh cho ai cả! Em yêu anh từ lâu rồi Nẹay cả khi chưa biết anh, em đã yêu anh
và chờ đợi anh, thế rồi anh đã tới, như thể anh biết em chờ đợi anh" [1,92 93] Và họ đã ra đi, đi tìm một cuộc sống mới, một thế giới mới Đó chính là hành động khẳng định mãnh liệt của ý thức cá nhân về tình yêu đích thực ngoài hôn nhân, phản kháng lại hủ tục và nếp sống lỗi thời, khắc nghiệt của bản làng.
-Thiên tình sử Giamilia - Đaniyar, trải qua bao khó khăn, được nhắc đếnnhư một biểu tượng của tình yêu chân chính Chỉ có con người chứ không phảimột sinh vật sống nào khác trên trái đất này mới có thứ tình cảm đẹp, lý tưởngđến vậy
Nhắc đến con người với tư cách là biểu tượng của tình yêu chân chínhkhông thể nhắc đến câu chuyện tình yêu sâu sắc, chân thành, đầy cảm động
của Axen - Ilyax trong "Cây phonọ, non trùm khăn đỏ" Cũng giống như
Giamilia, Axen đã bước qua rào cản của tập tục lạc hậu để đi theo tiếng gọitình yêu tự do, chân thành Ngay lần đầu gặp gỡ, Ilyax đã có những tình cảm
đặc biệt "mới cách đấy một ạiờ hãy chưa hề hay biết ẹz' về người ấy mà nay chỉ
muốn nghĩ đến người ấy thôi, những khi ấy lòng cứ nhẹ lảng lâng và vui sướng
lạ lùng Tôi khỏ nạ biết trong lòng Axen ra sao nhưng đôi mắt nàng mỉm cười Giá có thể đi mãi, đi mãi như thế này để đừng bao giờ phải chia tay nữa"