Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông tại công ty Viễn thông liên tỉnh - VTN

60 668 3
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông tại công ty Viễn thông liên tỉnh - VTN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thế kỷ trước đã diễn ra cuộc “cách mạng công nghiệp”. Có lẽ cuộc “cách mạng máy tính” đã ra đời vào những năm đầu thập kỷ 1980; nhưng ngày nay không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở vào giữa cuộc “cách mạng chất lượng”- một thời kỳ biến đổi đang tác động tới mọi kiểu kinh doanh, xí nghiệp, tổ chức và mọi người. Dưới ánh sáng của Đảng và nhà nước, trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh mẽ. Trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, giữa các doanh nghiệp đã có sự phân cực, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Mà trong bất cứ nền kinh tế cạnh tranh nào, nếu một doanh nghiệp muốn đứng vững trong hoạt động kinh doanh thì việc liên tục giảm giá thành và cảỉ thiện chất lượng là rất cần thiết. Đối với ngành Viễn thông cũng vậy đây là một ngành sản xuất hạ tầng cơ sở, chất lượng có ý nghĩa đặc biệt. Các thông tin sản xuất xã hội, tư nhân truyền đi càng nhanh, càng chính xác, hoạt động của các thiết bị và của mạng lưới càng tin cậy thì kết quả sản xuất xã hội, điều hành quản lý buôn bán và điều kiện hoạt động kinh tế xã hội của con người càng được nâng. Sự thiếu chính xác về nội dung truyền tin truyền đưa và việc truyền đưa chậm chạp sẽ làm giảm hiệu quả truyền đưa tin tức theo không gian và thời gian. Thông tin sẽ mất đi tính ích lợi và giá trị của mình trong việc quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đồng thời sản phẩm Viễn thông mất đi giá trị sử dụng của mình. Đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Bưu điện nói chung và công ty Viễn thông liên tỉnh - VTN nói riêng là tăng tốc độ phát triển, hiện đại hoá mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống, chất lượng ngày càng cao. Một vấn đề đặt ra là để có thể phát triển và tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập vào khu vực và thế giới nhất thiết phải có một hệ thống thông tin quốc tế hoàn hảo. Trong điều kiện đó lãnh đạo ngành Bưu điện đã chọn Viễn thông là khâu đột phá. Việc làm này không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà là kết quả nghiên cứu lâu dài, được đúc rút qua nhiều thực tiễn sâu sắc bắt nguồn từ đường lối đổi mới của Đảng, của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như ta đã biết, chất lượng là một trong ba yếu tố để đo lường khả năng cạnh tranh (chất lượng, giá cả, và giao hàng). Khi chất lượng tăng lên thì giá thành sẽ giảm xuống nhờ giảm được các tổn phí vì hư hao và chi phí cho thẩm định chi phí. Đảm bảo thoả mãn cho khách hàng cả về chất lượng và giá cả sẽ có lợi cho việc nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường. Bởi vậy nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông luôn là vấn đề được công ty coi trọng. Trong thời gian thực tập tại công ty Viễn thông liên tỉnh - VTN, xuất phát từ định hướng trên và tình hình thực tế tại công ty, được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo – Phó Giáo sư,Tiến sỹ Phan Tố Uyên và các anh chị trong phòng Kinh doanh, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông tại công ty Viễn thông liên tỉnh - VTN” làm đề tài cho báo cáo thực tập này. Mục đích của đề tài là nêu lên sự cần thiết nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đồng thời cũng trên cơ sở phân tích và phản ánh thực trạng chất lượng dịch vụ của công ty để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông hơn nữa để thoả mãn nhu cầu khách hàng ngày càng cao theo quan điểm Marketing.

LỜI NÓI ĐẦU. Thế kỷ trước đã diễn ra cuộc “cách mạng công nghiệp”. Có lẽ cuộc “cách mạng máy tính” đã ra đời vào những năm đầu thập kỷ 1980; nhưng ngày nay không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở vào giữa cuộc “cách mạng chất lượng”- một thời kỳ biến đổi đang tác động tới mọi kiểu kinh doanh, xí nghiệp, tổ chức và mọi người. Dưới ánh sáng của Đảng và nhà nước, trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh mẽ. Trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, giữa các doanh nghiệp đã có sự phân cực, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Mà trong bất cứ nền kinh tế cạnh tranh nào, nếu một doanh nghiệp muốn đứng vững trong hoạt động kinh doanh thì việc liên tục giảm giá thành và cảỉ thiện chất lượng là rất cần thiết. Đối với ngành Viễn thông cũng vậy đây là một ngành sản xuất hạ tầng cơ sở, chất lượng có ý nghĩa đặc biệt. Các thông tin sản xuất xã hội, tư nhân truyền đi càng nhanh, càng chính xác, hoạt động của các thiết bị và của mạng lưới càng tin cậy thì kết quả sản xuất xã hội, điều hành quản lý buôn bán và điều kiện hoạt động kinh tế xã hội của con người càng được nâng. Sự thiếu chính xác về nội dung truyền tin truyền đưa và việc truyền đưa chậm chạp sẽ làm giảm hiệu quả truyền đưa tin tức theo không gian và thời gian. Thông tin sẽ mất đi tính ích lợi và giá trị của mình trong việc quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đồng thời sản phẩm Viễn thông mất đi giá trị sử dụng của mình. Đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Bưu điện nói chung và công ty Viễn thông liên tỉnh - VTN nói riêng là tăng tốc độ phát triển, hiện đại hoá mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống, chất lượng ngày càng cao. Một vấn đề đặt ra là để 1 có thể phát triển và tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập vào khu vực và thế giới nhất thiết phải có một hệ thống thông tin quốc tế hoàn hảo. Trong điều kiện đó lãnh đạo ngành Bưu điện đã chọn Viễn thông là khâu đột phá. Việc làm này không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà là kết quả nghiên cứu lâu dài, được đúc rút qua nhiều thực tiễn sâu sắc bắt nguồn từ đường lối đổi mới của Đảng, của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như ta đã biết, chất lượngmột trong ba yếu tố để đo lường khả năng cạnh tranh (chất lượng, giá cả, và giao hàng). Khi chất lượng tăng lên thì giá thành sẽ giảm xuống nhờ giảm được các tổn phí vì hư hao và chi phí cho thẩm định chi phí. Đảm bảo thoả mãn cho khách hàng cả về chất lượng và giá cả sẽ có lợi cho việc nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường. Bởi vậy nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông luôn là vấn đề được công ty coi trọng. Trong thời gian thực tập tại công ty Viễn thông liên tỉnh - VTN, xuất phát từ định hướng trên và tình hình thực tế tại công ty, được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo – Phó Giáo sư,Tiến sỹ Phan Tố Uyên và các anh chị trong phòng Kinh doanh, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông tại công ty Viễn thông liên tỉnh - VTN” làm đề tài cho báo cáo thực tập này. Mục đích của đề tài là nêu lên sự cần thiết nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đồng thời cũng trên cơ sở phân tích và phản ánh thực trạng chất lượng dịch vụ của công ty để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông hơn nữa để thoả mãn nhu cầu khách hàng ngày càng cao theo quan điểm Marketing. Nội dung của chuyên đề gồm ba chương chính: Chương1: Khái quát chung về Công ty viễn thông liên tỉnh VTN. 2 Chương2: Thực trạng chất lượng dịch vụ viễn thông Công ty viễn thông liên tỉnh – VTN. Chương3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông của công ty trong những năm tới. Đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với thực tiễn, mặc dù với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhưng do vốn kiến thức thực tế có hạn, tài liệu còn hạn chế nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vậy kính mong sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô và các cô chú, anh chị trong công ty để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện với kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG LIÊN TỈNH – VTN. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty viễn thông liên tỉnh – VTN. Công ty viễn thông liên tỉnh là đơn vị kinh tế, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được phê chuẩn tại nghị định 51/CP ngày 01/08/1995 của Chính Phủ, là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong lĩnh vực viễn thông liên tỉnh, cùng các đơn vị thành viên khác trong dây chuyền công nghệ bưu chính viễn thông liên hoàn, thống nhất cả nước có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông để thực hiện những mục tiêu kế hoạch Nhà nước do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao ( Theo Điều 1- Chương 1- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty viễn thông liên tỉnh ). Công ty được thành lập theo quyết định số 374-QĐ/TCCB, ngày 31/03/1990 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu Điện. Công ty viễn thông liên tỉnh được thành lập lại theo Quyết định số 421-QĐ/TCCB, ngày 09/09/1996 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Công ty viễn thông liên tỉnh có nhiệm vụ và chức năng chính là tổ chức, xây dựng, quản lý vận hành khai thác dịch vụ viễn thông đường dài và cho thuê kênh viễn thông liên tỉnh trong cả nước với cửa ngõ quốc tế; xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư chuyên ngành thông tin liên lạc, đảm bảo thông tin viễn thông liên tỉnh theo sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp, phục vụ các yêu cầu trong đời sống xã hội của ngành, nhân dân, theo quy định của Tổng Công ty nhằm hoàn thiện kế hoạch được giao. 4 Công ty gồm 3 Trung tâm viễn thông khu vực, 1 trung tâm thanh khoản và 1 Ban quản lý dự án. - Trung tâm viễn thông khu vực 1: Trụ sở tại 30 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội. - Trung tâm viễn thông khu vực 2: Trụ sở tại 137 Pastuer, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. - Trung tâm viễn thông khu vực 3: Trụ sở tại 4 Ông ích Khiêm, Đà Nẵng - Trung thâm thanh khoản: Trụ sở 30 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội - Ban Quản lý dự án: Trụ sở 30 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội Hà Nội Các giai đoạn phát triển của Công ty viễn thông liên tỉnh: Trong suốt hơn 20 năm qua, công ty đã có những bước phát triển vượt bậc, có những đóng góp đáng kể cho công cuộc xây dựng đất nước. Ngày 31/3/1990: VTN chính thức được thành lập theo quyết định số: 374/QĐ-TCCB ngày 31/03/1990 của Tổng cục Bưu Điện (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam). Sau khi thành lập, công ty đã tiến hàng xây dựng các tuyến cáp quang đồng thời tổng đài liên tỉnh đầu tiên được đưa vào hoạt động. Năm 1993: Mạng viễn thông liên tỉnh được số hóa 53/53 tỉnh thành trên cả nước Năm 1995: Đánh dấu bước phát triển mới của ngành viễn thông khi công ty hoàn thành hệ thống đồng bộ quốc gia và thông tuyến từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Năm 1996: Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Viễn thông liên tỉnh. Năm 1997: thành lập Trung tâm Viễn thông khu vực I, Trung tâm Viễn thông khu vực II và Trung tâm Viễn thông khu vực III kết nối mạng lưới viễn thông trên cả nước. 5 Năm 2004: Thành lập Trung tâm Thanh khoản trực thuộc Công ty Viễn thông Liên tỉnh. 2004 – 2010: Liên tục xây dựng mở rộng mạng lưới truyền dẫn quốc gia, triển khai hệ thống thông tin tất cả các tỉnh thành. Đưa dung lượng truyền dẫn từ 2 Gbps lên đến 240Gbps. 2010 cho đến nay: Sau ngày kỉ niệm 20 năm thành lập tại địa chỉ mới của Công ty ở 30 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội Công ty đã quyết tâm song song với việc mở rộng hệ thống mạng thông tin truyền dẫn là nâng cấp hệ thống thiết bị hiện đại nhất thế giới, hình thành xa lộ thông tin quốc gia, đảm bảo thông tin thông suốt trên cả nước. Công ty viễn thông liên tỉnh là đơn vị đi đầu trong Tổng Công ty về việc cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất về viễn thông trên thế giới như: Kỹ thuật số, kỹ thuật SDH với mạng cáp quang liên tỉnh lớn và sắp tới là công nghệ ATM, NGN những công nghệ hiện đại, tiên tiến và hợp nhất mọi loại dịch vụ hiện có. Hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã trải qua một chặng đường không ngừng vươn lên tự đổi mới, phát triển và khẳng định mình, nhận được niềm tin yêu của đông đảo khách hàng. Đó là một chặng đường đủ dài để có thể đánh giá được những đóng góp đặc biệt quan trọng của VTN với sự nghiệp xây dựng và phát triển Ngành bưu chính viễn thông nói chung cũng như khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng đối với Tập đoàn VNPT nói riêng. Hiện nay, VTNmột công ty lớn, một trong những thành viên tích cực nhất của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam Với những thành tích đạt được Công ty Viễn thông Liên tỉnh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, bằng khen, cờ thi đua trong nhiều năm liên tiếp: Huân chương lao động hạng Nhất năm 1999, Huân chương lao động hạng Ba năm 2001, danh hiệu “Anh hùng lao động” thời kỳ đổi mới, Huân chương độc lập hạng Ba năm 2004, Huân chương lao 6 động hạng Nhì năm 2007, Huân chương độc lập hạng Nhì năm 20008… Đó là nguồn động lực giúp công ty vượt qua mọi khó khăn, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế để tiếp tục phát triển hơn nữa, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Trong những năm tới, toàn công ty tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ, hiện đại hóa mạng lưới viễn thông liên tỉnh góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh. a. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty viễn thông liên tỉnh – VTN. VTNmột công ty nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, kinh doanh lắp đặt thiết bị ngành viễn thông và bảo trì sản phẩm viễn thông… Với lĩnh vực kinh doanh này, hoạt động của công tytính đặc thù nhất định. Hoạt động chính của VTNdịch vụ viễn thông liên tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc giữa các tỉnh. Bên cạnh đó, công ty cũng kinh doanh các mặt hàng liên quan đến viễn thông liên lạc như: điện thoại, điện báo, Telex, vô tuyến điện, thiết bị truyền dẫn… Là một công ty nhà nước, lại hoạt động trong lĩnh vực viễn thông nên khách hàng của VTN rất rộng, trải dài trên mọi miền đất nước bao gồm: các ngành trong nền kinh tế có nhu cầu về viễn thông liên tỉnh, các ngành hoạt động có liên quan đến dịch vụ viễn thông, nhu cầu thông tin của nhân dân… Với thị trường rộng lớn hơn 86 triệu dân, hơn 24 triệu hộ dân, nhu cầu về điện thoại và thông tin liên lạc là rất lớn, đặc biệt trong những năm gần đây khi nhu cầu về thông tin liên lạc càng trở nên thiết yếu. Do đó, mạng lưới hoạt động của VTN ngoài tập trung tại các Trung tâm viễn thông, còn được bố trí 7 rộng khắp cả nước, đồng thời phối hợp với hệ thống bưu điện tại các tỉnh, huyện để chất lượng dịch vụ được đảm bảo tốt nhất. Về cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất của VTN, các bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm: - Đài điện thoại đường dài: đảm bảo chất lượng các cuộc điện thoại đường dài trong nước - Đài cơ vụ nội tỉnh: thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, khai thác toàn bộ thiết bị thông tin nội tỉnh, tổ chức sữa chữa, ứng cứu thông tin nội tỉnh. - Đội cáp: có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các tuyến vùng ven, cáp đối xứng, cáp đồng trục, cáp dài, cáp trung kế, tuyến cáp nối giữa các huyện tỉnh, thành trong cả nước. - Đội dây máy: quản lý tuyến dây trần chuyên dùng cho các tuyến cáp - Đội nguồn vận chuyển: quản lý toàn bộ hệ thống nguồn điện, máy lạnh và các phương tiện vật chất của các trung tâm - Các xưởng sửa chữa thiết bị thông tin: Có nhiệm vụ bảo dưỡng, đo thử, kiểm tra đầu kỳ và lắp đặt các thiết bị viễn thông, đồng thời phối hợp hỗ trợ kỹ thuật với các bưu điện tỉnh bảo dưỡng các thiêt bị viễn thông. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu hiện nay của công ty bao gồm: - Điện thoại thẻ trả trước 1719 - Miễn cước ở người gọi thông qua việc đăng ký dịch vụ 1800 với Tổng công ty bưu chính Viễn thông Việt Nam. - Mạng riêng ảo MegaWan - Kênh thông tin riêng. - Truyền hình hội nghị - Truyền dẫn tín hiệu truyền hình. - Điện báo liên tỉnh. - Telex liên tỉnh. b. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh. Mặc dù còn một số điểm hạn chế nhưng trong những năm qua, bộ máy quản lý của công ty cũng đã đóng góp lớn vào những thành tích đạt được của công ty Viễn thông liên tỉnh. Trong đó phải kể tới việc tổ chức khá tốt công 8 tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp, nhờ đó nâng cao chất lượng ra quyết định của ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, công ty dưới sự chỉ đạo của tập đoàn cũng đang cố gắng hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý, mục tiêu hướng tới một hệ thống quản lý thực sự hiệu quả và phù hợp, phục vụ đắc lực hơn nữa cho những chiến lược phát triển trong tương lai của tập đoàn nói chung và của VTN nói riêng. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Viễn thông Liên tỉnh mô tả qua đồ sau đồ bộ máy của công ty viễn thông liên tỉnh. Nguồn: Công ty viễn thông liên tỉnh Đứng đầu Công ty viễn thông liên tỉnhVTN là ban Giám đốc bao gồm: 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc. Giám đốc công ty là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước nhà nước trước tổng Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty. Bên cạnh Gám đốc là 3 Phó giám đốc, được ủy quyền phụ trách các lĩnh vực: kinh doanh, kĩ thuật và nội chính. Phòng kế hoạch kinh doanh là đơn vị chức năng của công ty có nhiệm vụ chung là: - Xây dựng kế hoạch kinh doanh và tổ chức kinh doanh các dịch vụ Viễn thông theo phân cấp quản lý của công ty. - Hướng dẫn và kiểm tra khách hang thực hiện chính sách giá cước các dịch vụ Viễn thông theo quy đinh hiện hành của ngành và Nhà nước. 9 Công ty VTN Ban quản lý dự án Trung tâm thanh khoản Trung tâm viễn thông 1 Trung tâm viễn thông 2 Trung tâm viễn thông 3 Phòng Đầu tư XDCB Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Kế toán Phòng hành chính Phòng tổ chức - Khảo sát nhu cầu thị trường và đề xuất hình thức kinh doanh các dịch vụ Viễn thông. - Thực hiện các hình thức tiếp thị sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài trưởng phòng và phó phòng kinh doanh còn có các chuyên viên chịu trách nhiệm từng mảng công việc như: chuyên viên kinh doanh dịch vụ thuê riêng quốc tế, chuyên viên kinh doanh dịch vụ thu phát hình, chuyên viên kinh doanh phụ trách các dịch vụ thoại và tiếp thị. 1.3 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Về xác định kết quả kinh doanh của công ty cũng có một số điểm đáng chú ý. Đối với hoạt động dịch vụ viễn thông, cách tính doanh thu và chi phí hoàn toàn khác với những ngành kinh doanh thông thường khác. Doanh thu: được xác định dựa vào tổng thời gian tính ra phút thực hiện dịch vụ viễn thông liên tỉnh, đồng thời căn cứ vào đơn giá xác định doanh thu của Tập đoàn VNPT. Một điểm đáng chú ý là để thực hiện nhiệm vụ chung của cả tập đoàn, VNPT có thực hiện kiểm soát doanh thu và sản lượng của VTN thông qua hình thức giao sản lượng kế hoạch hàng năm cho VTN và sẽ có biện pháp điều chỉnh nếu có chênh lệch so với kế hoạch. Vì lý do đó, khi xác định doanh thu, VTN dựa trên kết quả kinh doanh là doanh thu được hưởng hay được phân bổ từ tập đoàn. Doanh thu được hưởng = Doanh thu thuần – Doanh thu được điều tiết Doanh thu thuần là doanh thu thực phát sinh tại đơn vị, được theo dõi để làm căn cứ để Tập đoàn có những điều chỉnh thích hợp. Chi phí: Tương tự như tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, chi phí của VTN cũng bao gồm: Chi phí nhân công; Chi phí vật liệu; Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí công cụ dụng cụ; Chi phí bằng tiền khác . Tất cả các khoản chi phí này được tập hợp lại, báo cáo 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan