Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
28,27 KB
Nội dung
BÀIHỌCKINHNGHIỆMVÀPHƯƠNGHƯỚNGHOÀNTHIỆNKIỂMTOÁNCHUTRÌNHMUAHÀNGVÀTHANHTOÁNTRONGKIỂMTOÁNBÁOCÁOTÀICHÍNHDOAASCTHỰCHIỆN I. NHẬN XÉT CHUNG CÔNG TÁC KIỂMTOÁNTẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀICHÍNH KẾ TOÁNVÀKIỂMTOÁN (AASC) Kiểmtoán tuy còn mới mẻ ở Việt Nam song ngày nay, sự phát triển của AASC cùng với các công ty kiểmtoán khác đã cho thấy vai trò tích cực của các công ty kiểmtoán độc lập trong việc quản lý nền kinh tế. Ở nước ta, AASC luôn là một trong hai công ty kiểmtoánhàng đầu cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng được sự tin cậy của khách hàng. Để đạt được thành tích to lớn đó, trong thời gian qua, AASC đã không ngừng đầu tư nghiên cứu các phươngthức tiến hành kiểmtoán tiên tiến sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất và chất lượng đạt được là tốt nhất. Qua thời gian thực tập tại AASC, với việc tìm hiểu nghiên cứu quy trìnhkiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoándoAASCthựchiệntại hai đơn vị khách hàng là Công ty MBS và khách sạn Vega, em đã thấy rằng quá trìnhkiểmtoán BCTC nói chung vàkiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoán nói riêng từ khâu lập kế hoạch đến phát hành Báocáokiểmtoán đã được thựchiện một cách đầy đủ, tuân thủ các chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam, phát huy được sự sáng tạo và sự linh hoạt trong việc vận dụng các thủ tục kiểmtoán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị khách hàng, từ đó đưa ra được kết luận kiểmtoánchính xác cũng như đưa ra được những ý kiến tư vấn nhằm khắc phục những mặt còn tồn tạitrong công tác kế toántại đơn vị khách hàng. Dưới đây, em xin đưa ra những nhận xét chi tiết như sau: Giai đoạn chuẩn bị và lập kế hoạch kiểmtoánTrong giai đoạn này, KTV đã thựchiện các bước công việc là : tiếp cận với khách hàngvà lập kế hoạch kiểm toán. Tiếp cận với khách hàng là bước thựchiện đầu tiên trong quy trìnhkiểmtoán BCTC của AASC. Việc thựchiện tốt ngay từ công tác tiếp cận với khách hàng để đảm bảo cho việc lập kế hoạch kiểmtoán của AASC đạt hiệu quả cao, tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công của cuộc kiểm toán. Do đó, AASC thường cử các lãnh đạo cao cấp của mình tham gia vào giai đoạn này như trưởng phòng, phó phòng, KTV cao cấp. Thực tế cho thấy công tác tiếp cận với khách hàng được AASC tiến hành nhanh chóng, không gây khó khăn cho khách hàng, đưa ra các yêu cầu phù hợp dođó việc ký kết hợp đồng được diễn ra một cách nhanh chóng. Thủ tục ký kết hợp đồng được thựchiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định hiện hành của pháp luật về Hợp đồng kinh tế và phù hợp với Chuẩn mực Kiểmtoán Việt Nam số 210 về “Hợp đồng kiểm toán”. Công việc lập kế hoạch kiểmtoán cũng đã được AASC tiến hành một cách nhanh chóng, khoa họcvà hiệu quả, tuân thủ theo Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 300 về “Lập kế hoạch kiểm toán”. Trong bước này, KTV đã rất chútrọng thu thập, tìm hiểu các thông tin chi tiết về khách hàng thông qua việc quan sát, phỏng vấn, gặp gỡ trực tiếp với Ban giám đốc khách hàng… Với các thông tin thu thập được, có thể khẳng định rằng AASC luôn tuân thủ chuẩn mực Kiểmtoán Việt Nam số 310 về thu thập thông tin cơ sở khi tiến hành kiểm toán: “Để thựchiệnkiểmtoán BCTC, KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ vàthực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán…”(02) Ưu điểm lớn nhất trong giai đoạn này đó là việc đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng. AASC đã xây dựng sẵn một hệ thống bảng câu hỏi về tìm hiểu hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng. Thông qua việc tra lời các câu hỏi này, KTV sẽ đễ dàng đánh giá được những điểm mạnh cũng như những điểm yếu trong công tác kế toántại đơn vị khách hàng từ đó sẽ đưa ra được phương pháp tiếp cận kiểmtoán phù hợp cũng như hình thành những ý kiến tư vấn cho khách hàng. Thực tế cho thấy việc tìm hiểu tốt hệ thống KSNB không những tạo cơ sở cho AASC đánh giá rủi ro và mức độtrọng yếu một cách thích hợp mà còn giúp AASC đưa ra những ý kiến đóng góp có giá trị nhằm hoànthiện công tác quản lý cũng như công tác tàichính kế toántại đơn vị khách hàng. Bên cạnh đó, AASC cũng đã xây dựng được một mô hình đánh giá mức độtrọng yếu khá đầy đủ và hợp lý. Tuy vẫn còn ở bước thử nghiệm ban đầu nhưng đây sẽ là một thủ tục quan trọng đảm bảo định hướng đúng đắn cho KTV trong quá trìnhkiểm toán. Kết thúc giai đoạn này, trưởng nhóm kiểmtoán hoặc các KTV cao cấp sẽ xác định những khoản mục trọng yếu trên BCTC và phân chia nhiệm vụ, thời gian cho các KTV và trợ lý kiểmtoánthựchiệnkiểmtoán các khoản mục này. Việc phân chia công việc hợp lý, khoa họcvà phù hợp với trìnhđộ của từng thành viên trong nhóm kiểmtoán đã đóng góp một phần quan trọng vào tính hiệu quả cũng như chất lượng công việc kiểmtoán của AASC. Giai đoạn thựchiệnkiểmtoán Việc lập kế hoạch kiểmtoán đầy đủ về thời gian, phạm vi tiến hành kiểmtoánvà các cương trìnhkiểmtoán được xây dựng sẵn đã giúp cho công việc thựchiệnkiểmtoántạiAASC đựoc tiến hành tương đối dơn giản nhưng đầy đủ và chặt chẽ. Mạt khác, trong quá trìnhthựchiệnkiểm toán, KTV đã kết hợp sử dụng các thủ tục phân tích bên cạnh các thủ tục kiểm tra chi tiết. Vàthực tế kiểmtoántại đơn vị khách hàng là công ty MBS đã cho thấy, việc kết hợp trên đã mang lại hiệu quả caotrong công viẹc của KTV. Theo Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 520 thì “ thủ tục phân tích có thể được áp dụng như là một thử ngiệm cơ bản khi việc thựchiện các thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro chi tiết pgát hiện liên quan đến co sở dẫn liệu của BCTC ”. Điều này có nghĩa là thủ tục phân tích trong một số trường hợp có thể thay thế được thủ tục kiểm tra chi tiết nếu việc thựchiện các thủ tục này có hiệu quảhơn so tong việc phát hiện ra các sai sót trên BCTC. Và kết quả của thủ tục phân tích sẽ được sử dụng làm bằng chứng kiểmtoán quan trọng để chứng minh cho ý kiến của KTV. Giai đoạn kết thúckiểmtoán Với phương châm đạt chất lượng cuộc kiểmtoán lên hàng đầu dođotrong giai đoạn kết thúckiểmtoán này, AASC luôn thựchiện việc soát xét lại toàn bộ côngviệc kiểmtoán của các giai đoạn trước đó. Việc soát xét này trước hết được thựchiện bởi trưởng nhóm kiểmtoánvà sau dó là Ban Giám đốc công ty trước khi phát hành báocáokiểmtoánchính thức. Công việc này đã giúp cho Công ty có thể phát hiện ra được các điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình để không ngừng nâng cao chất lưiựng cuộc kiểm toán. BáocáokiểmtoándoAASC phát hành luôn tuân thủ Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 700 về “ Báocáokiểmtoán về Báocáotài chính”. Trong đó, các kết luận kiểmtoán được đưa ra độc lập khách quan, chính xác với thực tế, mang tính xây dựng caovà tạo được sự tin cậy của những người quan tâm. II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀNTHIỆNKIỂMTOÁNCHUTRÌNHMUAHÀNGVÀTHANHTOÁNTRONGKIỂMTOÁN BCTC TẠIAASC Hoạt động kiểmtoán ở Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, thực tế vẫn đòi hỏi kiểmtoán Việt Nam phải tiếp tục hoànthiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Trước xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng cao, đặc biệt là sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, việc hoànthiện công tác kiểmtoán đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Đó cũng là mục tiêu phấn đấu lâu dài của AASC. Qua nghiên cứu, tìm hiểu từ lý luận đến thực tiễn hoạt động kiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoántạiAASCvàkinhnghiệmthực tiễn của một số công ty kiểmtoán có uy tín, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoànthiện hơn quy trìnhkiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoántrongkiểmtoán BCTC tại AASC. 1. HOÀNTHIỆN VIỆC LẬP KẾ HOẠCH KIỂMTOÁN 1.1. Nhận xét Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 300 về Lập kế hoạch kiểmtoán đã quy định rõ: “KTV và công ty kiểmtoán phải lập kế hoạch kiểm toán, trongđó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểmtoán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trìnhkiểmtoán …”. Tuân thủ theo chuẩn mực này, AASC cũng đã hết sức chútrọngtrong việc lập kế hoạch kiểmtoán dù là khách hàng thường xuyên hay khách hàng mới. Tuy nhiên qua thực tế kiểmtoántại hai khách hàng là công ty MBS và khách sạn Vega, bản kế hoạch kiểmtoán mới chỉ được lập như một bản thông báo về công việc thực hiện, phương pháp cũng như thời gian và nhóm các KTV sẽ tiến hành kiểmtoán cho khách hàng nhằm tạo sự phối hợp giữa hai bên. Bản kế hoạch này chưa có các thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng, về hệ thống kế toánvà hệ thống KSNB, về đánh giá rủi ro và mức độtrọng yếu … theo như hưỡng dẫn của Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 300. Bên cạnh đó, bản kế hoạch kiểmtoán khong được lưu cùng với hồ sơ kiểm toán. Những điều này sẽ gây khó khăn cho công việc chỉ đạo, giám sát cũng như kiểm tra, soát xét cuộc kiểm toán. 1.2. Kiến nghị Theo em, Công ty có thể áp dụng mẫu kế hoạch kiểmtoán như hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 300 (Phụ lục 1). Hình thứcvà nội dung của kế hoạch kiểmtoán có thể thay đổi tuỳ theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểmtoán hay phương pháp và kỹ thuật kiểmtoán đạc thù do KTVsử dụng cho phù hợp. Kế hoạch kiểmtoán nỳa như một hướng dẫn tổng quát cho toàn bộ cuộc kiểmtoánvà phải được lưu trong hồ sơ kiểmtoán thường trực của đơn vị khách hàng. Kế hoạch kiểmtoán được lập một cách chi tiết sẽ nâng cao hiệu quả của cuộc kiểmtoán , đồng thời khái quát được những thông tin về cuộc kiểm toán, tạo điều kiện cho kiêmt tra, soát xét cũng như cung cấp thông tin cho cuộc kiểmtoán năm sau. 2. HOÀNTHIỆN VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNHKIỂMTOÁN 2.1. Nhận xét Theo Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 300 về lập kế hoạch kiểmtoán thì “chương trìnhkiểmtoán là toàn bộ những chỉ dẫn cho trợ lý kiểmtoánvà KTV tham gia vào công việc kiểmtoánvà là phương tiện theo dõi, kiểm tra và ghi chép tình hình thựchiệnkiểm toán. Chương trìnhkiểmtoán chỉ dẫn mục tiêu kiểmtoán từng phàn hành, nội dung, lịch trìnhvà phạm vi các thủ tục kiểmtoán cho từng phần hành kiểmtoán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành cụ thể”. Trên thực tế, AASC cũng đã xây dựng sẵn một chương trìnhkiểmtoán cho từng khoản mục cụ thể trên BCĐKT. Tuy nhiên, đây chỉ là chương trìnhkiểmtoán tổng quát dođó khi tiến hành kiểmtoán cho các đơn vị khách hàng cụ thể, chương trìnhkiểmtoán này đòi hỏi phải được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với từng cuộc kiểmtoán cụ thể. Qua thực tế kiểmtoántại hai khách hàng là công ty MBS cho thấy các KTV vẫn dựa trên chương trìnhkiểmtoán mẫu này khi thựchiệnkiểmtoán mà chưa có sự sửa đổi điều chỉnh nào. Thực tế cho thấy, mặc dù chương trìnhkiểmtoán mẫu này được xây dựng đã rất phù hợp và đầy đủ các thủ tục kiểmtoán cho các khoản mục được kiểm toán, tuy nhiên khi thựchiệnkiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoántại công ty MBS đã cho thấy việc sắp xếp các thủ tục kiểmtoán là chưakhoa học, dođó làm lãng phí thời gian của các KTV trong quá trìnhthựchiệnkiểmtoánchutrình này, từ đó ảnh hưởng đến tiến độvà chất lượng cuộc kiểm toán. 2.2. Kiến nghị Theo em, đối với chutrìnhmuahàngvàthanh toán, công ty có thể sắp xếp lại các thủ tục kiểmtoán chi tiết cho hợp lý và khoa học theo mẫu dưới đây: STT Thủ tục kiểmtoán chi tiết 1 Kiểm tra các khoản phải trả về tính hợp lý, tính đầy đủ, tính đúng kỳ A. Thu thập sổ chi tiết các khoản phải trả. Kiểm tra việc cộng sổ và đối chiếu số cộng với Sổ Cái tổng hợp. B. Chọn mẫu các khoản thanhtoán trên sổ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng cho giai đoạn từ ngày khoá sổ tới ngày kiểm toán, nhưng không quá 2 tháng. Số dư sử dụng để tính số mẫu kiểm tra là tổng số phát sinh có của các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Đối chiếu các mẫu được chọn với các chứng từ mua hàng: báocáo nhận hàng, hoá đơn mua hàng… - Xem xét các chứng từ đó (nếu phát sinh trong kỳ kiểm toán) cố được phản ánh trên sổ chi tiết Phải trả người bán không. A. Cùng trong giai đoạn dùng để chọn mẫu các khoản thanhtoán nói trên, chọn mẫu các hoá đơn chưa được thanh toán. Xét xem liệu các tài khoản phát sinh đó có liên quan tới công nợ phải trảcủa doanh nghiệp tại thời điểm báocáo không. Nếu có thì đối chiếu tới sổ cái hoặc sổ chi tiết Phải trả người bán để đảm bảo rằng công nợ đã được ghi nhận trong kỳ. B. Xem xét và phân tích các số dư Phải trả người bans trọng yếu. Phân tích tuổi nợ phải trả và so sánh sự biến động với dư năm trước. Kiểm tra và phân tích đối với các số dư có biến động lớn. C. Đánh giá kết quả kiểm tra 2 Kiểm tra giá trị và việc phản ánh các khoản phải trả A. Xem xét các số liệu sau có được phân loại chính xác không - Số phải trả đã thanhtoán - Các khoản phải trả phi thương mại B. Xem xét các số liệu sau có được trình bày, xác định giá trị phân loại có chính xác không: - Các khoản phải trả tồn quá lâu hoặc bất thường - Các khoản phải trả cho bên liên quan - Các cam kết mua dài hạn C. Đánh giá kết quả kiểm tra 3 Kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của các nhgiệp vụ muahàng A. Chọn ra một số khoản muahàngtrong 5 dến 10 ngày trước và sau thời điểm khoá sổ. Đối chiếu các khoản hoá đơn muahàng với chứng từ nhận hàng, sổ chi tiết và sổ cái. Khẳng định các khoản phải trả được ghi chép đúng kỳ. B. Chọn mẫu một số chứng từ nhận hàng xảy ra trước thời điểm lập báocáo 15 ngày. Đối chiếu với hoá đơn mua hàng, sổ chi tiết và sổ cái. Bảo đảm rằng các khoản phải trả được ghi sổ đúng kỳ. C. Đánh giá kết quả kiểm tra 4 Kiểm tra chi tiết các khoản phải trả của một số nhà cung cấp được chọn A. Từ sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp, chọn mẫu một số nhà cung cấp chính có số dư tại ngày lập báocáo lớn. B. Thu thập báocáo công nợ và hoá đơn muahàng của người bán do khách hàng cung cấp. C. Nếu không có báocáo công nợ đã được khách hàngvà nhà cung cấp xác nhận thì yêu cầu khách hàng lập thư xác nhận công nợ, rồi thựchiện các công việc sau: - Gửi thư xác nhận dưới sự kiểm soát của KTV - Gửi lại lần hai nếu không nhận được thư phúc đáp - Đối với các thư xác nhận không được phúc đáp, kiểm tra các nghiệp vụ thanhtoán tiếp theo sau kỳ báo cáo. D. Đối chiếu số trên báocáo công nợ, hoá đơn muahàng hoặc thư xác nhận với số dư chi tiết. Kiểm tra nếu có sự khác biệt, cần xem chứng từ vận chuyển, báocáo nhận hàngvà các tài liệu chứng minh khác. E. Đánh giá kết quả kiểm tra. 5 Kiểm tra các khoản phải trả cho bên liên quan A. Yêu cầu khách hàng cung cấp và xem xét các bằng chứng phản ánh các nghiệp vụ muahàng phải trả cho bên liên quan. Thu thập bảng tổng hợp các nghiệp vụ với bên liên quan. Đối chiếu với sổ cái để đảm bảo rằng số dư các tài khoản này được phản ánh trên báocáo kế toántại ngày báo cáo. B. Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh để đảm bảo rằng các nội dung kinh tế của chúng là phù hơp với việc ghi chép và phản ánh trên sổ sách kế toán C. Đánh giá tính hợp lý và phản ánh trung thực hoặc ghi chú của các khoản phải thu từ bên liên quan trên báocáo kế toán. D. Xem xét việc gửi thư xác nhận các số dư phải trả trọng yếu với bên liên quan E. Đánh giá kết quả kiểm tra. 6 Kiểm tra khoản ngoại tệ có gốc ngoại tệ lớn A. Xem xét các bằng chứng có liên quan tới các khoản phải trả có gốc ngoại tệ. Xác định các tỷ giá chuyển đổi được áp dụng và việc hạch toán chênh lệch tỷ giá. B. Đối chiếu các nghiệp vụ xử lý chênh lệch tỷ giá với sổ cái C. Đánh giá kết quả kiểm tra 3. ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONGKIỂMTOÁNCHUTRÌNHMUAHÀNGVÀTHANHTOÁN 3.1.Nhận xét Thủ tục phân tích là phương pháp kiểmtoán có hiệu quả cao vì thời gian thựchiện ít, chi phí thấp và cho biết mối quan hệ bản chất giữa các số dư của các khoản mục trọng yếu xác định được các khoản mục trọng yếu cần kiểm toán. Tuy nhiên, thủ tục này lại đòi hỏi trìnhđộ chuyên môn caokiểm toán. Các thủ tục phân tích bao gồm 2 loại là phân tích ngang và phân tích dọc (phân tích tỷ suất). Mỗi loại đều có ưu điểm riêng. Song, trên KTV thường không sử dụng tất cả các thủ tục này mà thường dựa trên các thủ tục phân tích ngang (so sánh số liệu giữa các năm) là chủ yếu. Điều này có thể thấy trong việc kiểm tra tài khoản phải trả người bán tại công ty MBS. Việc sử dụng các thủ tục phân tích ngang có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, nhưng nó lại không cho thấy mối quan hệ giữa các số liệu với nhau. 3.2.Kiến nghị Các thủ tục phân tích cần phải được áp dụng trong quá trìnhkiểmtoán các chutrìnhtàichính nói chung vàchutrìnhmuahàngvàthanhtoán nói riêng trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán, từ khâu lập kế hoạch kiểmtoán cho đến kết thúc cuộc kiểm toán. Trong đó, đặc biệt chútrọng đến các thủ tục phân tích tỷ suất. Bởi các tỷ suất thường thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu trên Báocáotài chính. Việc áp dụng các thủ tục phân tích này sẽ là một công cụ rất mạnh đem lại bằng chứng đáng tin cậy cho các kết luận của KTV. Trong sự so sánh với các số liệu của các công ty khác có cùng quy mô trong ngành, các tỷ suất này sẽ phản ánh một cách đúng đắn thực trạng tàichính của đơn vị khách hàng. Đây thực sự là những thông tin rất hữu ích cho các kết luận của KTV. 4. HOÀNTHIỆN VIỆC CHỌN MẪU KHI TIẾN HÀNH KIỂMTOÁN 4.1. Nhận xét Qua thực tế kiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanhtoántại đơn vị khách hàng là công ty MBS và khách sạn Vega cho thấy khi thựchiện chọn mẫu để kiểm tra chi tiết, việc xác định số lượng mẫu chọn và lựa chọn các phần tử vào mãu thường được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, dựa trên phán đoán của KTV và thường chọn theo nguyên tắc số lớn, nghĩa là khoản nào có số dư lớn thì sẽ có cơ hội được chọn vào mẫu. Nếu qua kiểm tra thấy có nhu cầu tăng quy mô mẫu thì KTV sẽ chọn thêm theo nguyên tắc số lớn còn không thể giữ nguyên. Phương pháp chọn mẫu này có ưu điểm là chi phí kiểmtoán thấp do không phải tiến hành nhiều bước song nó có rất nhiều hạn chế. Trước hết, việc sử dụng phương pháp chọn mẫu này rất dễ xảy ra rủi ro kiểmtoán vì chưa chắc sai sót và gian lận đã xảy với những số lớn, nó có thể xảy ra với những khoản nhỏ của một tài khoản bởi khi tập hợp các khoản này lại thì chúng có thể ảnh hưởngnghiệmtrọng đến tính trung thực của các thông tin trên báocáotài chính. Mặt khác, phương pháp chọn mẫu này gây nhiều khó khăn cho người thựchiện soát xét công việc kiểm toán. Như vậy, phương pháp này có nguy cơ làm giảm hiệu quả kiểmtoánvà ảnh hưởng đến uy tín cảu KTV cũng như công ty kiểm toán. 4.2.Kiến nghị Để vừa có thể đảm bảo được tính đại diện của mẫu lại vừa tránh được rủi ro kiểmtoán khi tiến hành kiểmtoánchutrìnhmuahàngvàthanh toán, KTV có thể áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tổ tổng thể để tính toán cỡ mẫu cần thiết và lựa chọn các phần tử của mẫu. Đây là phương pháp phân chia tổng thể thành các phân nhóm tương đối đồng nhất gọi là tổ. Phương pháp này sẽ cho phép các phần tử có giá trị rất lớn hoặc rất nhỏ, các phần tử có đặc trưng bất thường tách ra thành các tổng thể con riêng biệt. Khi đó, KTV sẽ dễ dàng lấy ra được các mẫu đại diện cho tổng thể lớn từ các tổng thể con riêng biệt này. Một ưu điểm khác của phương pháp phan tổ là giúp cho KTV gắn viẹc chọn mẫu với tính trọng yếu hoặc với các đặc trưng khác của các phần tử, đồng thời có thể áp dụng các thủ tục kiểmtoán thích hợp cho mỗi tổ. Thông thường, KTV kiểm tra 100% các tổ chứa các phần tử trọng yếu, các tổ còn lại sẽ được áp dụng tỷ lệ chọn mẫu thích hợp. 5. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC KIỂMTOÁN 5.1. Nhận xét Chất lượng cuộc kiểmtoán là một khái niệm hoàntoàn mới mẻ và là một vấn đề đang được bàn tán sôi động, nhất là khi hiện nay thị trường kiểmtoán độc lập đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty kiểmtoántrong nước và quốc tế như AASC, VACO, KPMG, PwC, A&C…. Tuy nhiên, xét trên góc độ công việc thì công việc thì chất lượng cuộc kiểmtoán lại gắn liền với chất lượng của từng công việc kiểmtoán cụ thể, từng giai đoạn kiểmtoán cụ thể và từng phần hành kiểmtoán cụ thể. Do đó, để đánh giá chất lượng của một cuộc kiểmtoán thì trước hết cần phải đánh giá chất lượng của từng bước công việc kiểmtoántrongđó đặc biệt chútrọng đến việc đánh giá chất lượng của từng phần hành kiểm toán. Thực tế công tác kiểmtoántạiAASC cho thấy, công ty đã xây dựng được cơ chế kiểm soát chất lượng cuộc kiểmtoán như yêu cầu nguyên tắc chuẩn mực. Tuy nhiên, công việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểmtoán chưa thực sự có hiêu quả vì chưa có chương trìnhkiểmtoán được thiết lập một cách đầy đủ và chi tiết. Việc soát xét còn thiếu cơ sở và chưa có tính toàn diện, đồng bộ đồng thời mang tính chất hiểu biết cục bộ của người soát xét. 5.2. Kiến nghị [...]... MBS và khách sạn Vega Đồng thời, tham khảo kinhnghiệm quý báu về thực tiễn kiểm toánchutrình này tại một số kiểmtoán có uy tín trong nước và quốc tế Từ đó, đưa ra một số ý kiến nhận xét về thực trạng kiểm toánchutrình mua hàngvàthanhtoándoAASCthựchiện đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng vàhoànthiện chương trìnhkiểmtoán chi tiết chutrình này tạiAASC Em hy vọng rằng chuyên... toándo Công ty Dịch vụ Tư vấn Tàichính Kế toánvàKiểmtoánthựchiệntại công ty MBS và khách sạn Vega cho thấy, chất lượng kiểmtoán của chutrình này có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của toàn bộ cuộc kiểmtoánTrong thời gian thực tập vừa qua, em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn kiểm toánchutrình mua hàngvàthanhtoándoAASCthựchiệntại hai đơn vị khách hàng. .. chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình sẽ có thể có sự đóng góp nhỏ trong việc xây dựng vàhoànthiện quy trìnhkiểmtoán chi tiết chutrìnhmuahàngvàthanhtoántạiAASC Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toánchutrình này nói riêng và chất lượng cuộc kiểmtoán nói chung Từ đó, góp phần củng cố, nâng cao uy tín và vị thế của AASC trên thị trường kiểmtoán Việt Nam Sinh viên thựchiện Nguyễn... quá trình cuộc kiểmtoán sau này KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng cuộc kiểmtoán là nhân tố quyết định sự tồn tạivà phát triển của các công ty kiểmtoán độc lập và cũng là đòi hỏi tất yếu của hoạt động kiểmtoán Song, chất lượng cuộc kiểmtoán ấy lại phụ thuộc vào chất lượng của từng giai đoạn kiểm toán, từng phần hành kiểmtoán cụ thể Thực tế kiểm toánchutrình mua hàngvàthanh toán. ..Để cuộc kiểmtoán đạt chất lượng caovà mang tính chất đồng bộ, thì trước hết trong từng cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểmtoán phải giám sát công việc của từng KTV trong nhóm, phân công công việc phù hợp với trìnhđộ của từng người, đồng thời soát xét kết quả làm việc của họ sau khi kết thúc giai đoạn thựchiệnkiểmtoán Sau mỗi quá trình soát xét, trưởng nhóm kiểmtoán nên ký tên vào mỗi trang . BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN I đoạn kiểm toán, từng phần hành kiểm toán cụ thể. Thực tế kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán