1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luật dân sự 2 Đề số 04 Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về bảo lưu quyền sở hữu. Đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật.

22 383 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 41,67 KB

Nội dung

Bảo lưu quyền sở hữu đã trở thành một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của luật mới. Đây là cơ sở giúp cho bên bán trong hợp đồng bảo đảm bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như giúp cho các cơ quan nhà nước giải quyết tranh chấp trên thực tế. Khuôn khổ bài viết sẽ phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về bảo lưu quyền sở hữu. Đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật.

Trang 1

Đề bài: Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về bảo lưu quyền sở hữu Đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật.

Trang 2

MỤC LỤC

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I Một số vấn đề chung về bảo lưu quyền sở hữu: 1

1 Khái niệm bảo lưu quyền sở hữu: 1

2 Các đặc điểm của bảo lưu quyền sở hữu: 2

2.1 Các đặc điểm chung của bảo lưu quyền sở hữu: 2

2.2 Đặc điểm riêng của BLQSH: 3

II Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lưu quyền sở hữu: 4 1 Đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu: 4

2 Điều kiện riêng về tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu:6 3 Phạm vi bảo lưu của quyền sở hữu: 7

4 Hình thức bảo lưu của quyền sở hữu: 7

5 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu và chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu: 8

6 Hiệu lực bảo lưu của quyền sở hữu: 8

7 Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu: 8

III Đánh giá quy định về bảo lưu quyền sở hữu trong BLDS 2015: 8

1 Ưu điểm của quy định về bảo lưu quyền sở hữu theo BLDS 2015: 9

2 Hạn chế về quy định bảo lưu quyền sở hữu: 10

IV Đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề bảo lưu quyền sở hữu ở Việt Nam hiện nay: 13

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 PHỤ LỤC

Trang 4

sở giúp cho bên bán trong hợp đồng bảo đảm bảo vệ quyền và lợi ích của mìnhcũng như giúp cho các cơ quan nhà nước giải quyết tranh chấp trên thực tế Đểlàm rõ hơn về vấn đề BLQSH được nhìn nhận như thế nào trong BLDS hiện

hành, em xin được chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về bảo lưu quyền sở hữu Đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật.”

Vì vấn đề thời gian và sự hạn chế trong kiến thức mà bài tiểu luận cònnhiều sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của thầy cô để bài tiểuluận được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

NỘI DUNG

I Một số vấn đề chung về bảo lưu quyền sở hữu:

1 Khái niệm bảo lưu quyền sở hữu:

Luật dân sự chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Namnói riêng và thế giới nói chung Về nguyên tắc, các chủ thể trong luật dân sựbình đẳng với nhau về địa vị pháp lí, các chủ thể có quyền tự do cam kết, thỏathuận, về mọi vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự mà mình tham gia Đặc biệthơn là các thủ thể còn được tự do lựa chọn biện pháp bảo đảm quyền và lợi íchcủa mình, ngăn chặn sự vi phạm của bên đối tác Trải qua từng thời kì, các quyđịnh về bảo đảm nghĩa vụ có sự thay đổi phù hợp hơn với xu hướng phát triểncủa xã hội hiện đại Cụ thể trong BLDS 2015 ghi nhận 9 biện pháp bảo đảm thựchiện nghĩa vụ (tăng thêm hai biện pháp so với BLDS 2005), trong đó có bảo lưu

quyền sở hữu được cho là biến thể của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

dân sự1

BLDS 2015 không đưa ra khái niệm về bảo lưu quyền sở hữu, ở mỗi côngtrình nghiên cứu có những sự nhìn nhận khác nhau về vấn đề này Theo “Hoànthiện chế định bảo đảm thực hiên nghĩa vụ dân sự” – Phạm Văn Tuyết và Lê

Kim Giang (đồng chủ biên), “Bảo lưu quyền sở hữu chỉ là điều khoản trì hoãn việc chuyển quyền sở hưu cho đến khi bên mua thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản” Hay trong cuốn Bình luận khoa học BLDS năm 2015 nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam của TS Nguyễn Minh Tuấn cho rằng “về bản chất, bảolưu quyền sở hữu là việc ghi nhận quyền sở hữu cho chủ thể bán mặc dù tài sản

đã được đưa vào giao dịch, thậm chí đã giao toàn bộ cho bên mua2” Có quan

1 Theo “Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiên nghĩa vụ dân sự” – Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (đồng chủ

biên) – NXB Dân trí – tr6.

2 Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên) - Bình luận khoa học BLDS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2015 - NXB Tư Pháp – năm 2016 – tr.505.

Trang 6

điểm cho rằng bảo lưu quyền sở hữu chỉ là điều khoản trì hoãn việc chuyểnquyền sở hữu cho đến khi bên mua thanh toán đầy đủ.3

Nói tóm lại, trong BLDS 2015 cũng như các công trình khoa học chưa thốngnhất về một khái niệm cụ thể nào về bảo lưu quyền sở hữu Ở góc độ giải thích

từ ngữ ta có thể hiểu rằng bảo lưu là giữ nguyên như cũ (để có thể dùng về sau)4

Vậy bảo lưu quyền sở hữu là việc bên bán được trì hoãn tạm thời việc thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho bên mua, nhằm bảo đảm cho việc bên mua sẽ thanh toán đầy đủ số tiền mua bán tài sản theo đúng thời hạn đã thỏa thuận.

2 Các đặc điểm của bảo lưu quyền sở hữu:

Về cơ bản, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một loại chế tài trongnghĩa vụ dân sự Chế tài này do các bên thỏa thuận đặt ra dưới dự “hậu thuẫn”của pháp luật.5 Khi có sự vi phạm về nghĩa vụ, các bên có thể tự áp dụng như đãthỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để đảm bảolợi ích cho bên có quyền Về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, có nhiều quanđiểm với sự nhìn nhận khác nhau từ các nhà nghiên cứu, có tác giả cho rằng bảolưu quyền sở hữu không phản ánh được bản chất của biện pháp bảo đảm nghĩa

vụ dân sự Tuy nhiên, bảo lưu quyền sở hữu đã được ghi nhận tại Điều BLDS2015

2.1 Các đặc điểm chung của bảo lưu quyền sở hữu:

BLQSH mang đầy đủ các đặc điểm với vai trò là biện pháp bảo đảm:

- Hình thành từ sự thỏa thuận của các bên: Đặc điểm này xuất phát từ nguyêntắc tự do thỏa thuận của luật dân sự, cho phép các chủ thể tự nguyện cam kết về

3Nguyễn Mạnh Bách, Luật dân sự Việt Nam lược giải - Các hợp đồng dân sự thông dụng - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội -

năm 1997, tr32.

4 Tratu.soha.vn

5 Giáo trình luật dân sự Việt Nam – Tập II – Trường Đại học Luật Hà Nội – năm 2018

Trang 7

mọi vấn đề liên quan đến nội dung quan hệ mà mình tham gia Trong quá trìnhtham gia quan hệ bảo đảm, các bên bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Thực hiện biện phạm bảo lưu quyền sở hữu chỉ xảy ra khi có vi phạm vềnghĩa vụ Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực cùng với hợp đồngmua bán tài sản, tuy nhiên trên thực tế nó sẽ chỉ phát sinh hiệu lực nếu có sự viphạm về nghĩa vụ (bên mua không thanh toán hết tiền)

- Tạo ra phương thức bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm: Xét về mặt thực

tế, khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ mà các bên không áp dụng biện phápbảo đảm thì bên có quyền vẫn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyềngiải quyết Song, không có gì để đảm bảo chắc chắn rằng khi cơ quan nhà nước

có thẩm quyền đã ra quyết định giải quyết tranh chấp và xác định nghĩa vụ củabên có nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ sẽ thực hiện quyết định đó Để hạn chế gặpphải rủi ro, bên có quyền có thể thỏa thuận lựa chọn biện pháp bảo lưu quyền sởhữu để bảo đảm cho quyền và lợi ích của mình trước sự vi phạm đó

- Khi quan hệ nghĩa vụ xác lập cùng biện pháp bảo đảm, biện pháp bảo đảm

có giá trị càng cao thì bên bảo đảm sẽ đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng vềquyền và lợi ích bấy nhiêu Bởi vậy nó tác động đến bên có nghĩa vụ, ngăn chặn

sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra

2.2 Đặc điểm riêng của BLQSH:

Ngoài các đặc điểm trên, bảo lưu quyền sở hữu cũng có những đặc điểm riêng nhằm phân biệt với các biện pháp bảo đảm khác như sau:

Thứ nhất, bảo lưu QSH là biện pháp bảo đảm gắn liền với hợp đồng mua bán tài sản: Thông thường các biện pháp bảo đảm nhằm bảo đảm cho việc thực hiện

nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, còn đối với bảo lưu QSHchỉ nhằm bảo đảm việc thanh thoán tiền mua tài sản phát sinh từ hợp đồng muabán tài sản

Trang 8

Thứ hai, tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm: Tài sản bảo

đảm thường thuộc sở hữu của bên bảo đảm, khi bên có nghĩa vụ vi phạm, bênnhận bảo đảm có thể xử lí tài sản bảo đảm để bù vào giá trị nghãi vụ đã bị viphạm Trong Bảo lưu QSH, bên mua là bên nhận và sử dụng tài sản bảo đảm, đốitượng của biện pháp bảo đảm chính là đối tượng của hợp đồng mua bán, và tàisản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm nên bên mua có khả năng viphạm nghĩa vụ thanh toán là cao Tuy nhiên, trên thực tế, việc bên mua đòi lạiđược tài sản là vấn đề khó khăn, phương án này chỉ khả thi nếu đối tượng giaodịch là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, còn nếu không tài sản sẽ rất dễ bị bênmua tẩu tán

Thứ ba, tài sản bảo đảm sẽ không bị xử lí ngay cả khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ Về nguyên tắc, khi có sự vi phạm nghĩa vụ, bên nhận tài sản bảo

đảm sẽ tiến hành xử lí tài sản theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy địnhcủa pháp luật Song ở biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, tài sản bảo đảm sẽ không

bị xử lí ngay cả khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ Bởi tài sản bảo đảm thuộc

sở hữu của bên bán (tức bên nhận bảo đảm), nên khi bên mua không thanh toántiền, bên bán sẽ không thực hiện quyền xử lí tài sản bảo đảm mà sẽ tiến hành đòilại tài sản từ bên mua

II Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về bảo lưu quyền sở

hữu:

1 Đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu:

Tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu cũng mang đầy đủ các điềukiện như tài sản là đối tượng của hợp đồng, bao gồm:

Trang 9

Một là tài sản được phép giao dịch: Ngoại trừ tài sản cấm lưu thông, bởi

việc lưu thông tài sản này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốcphòng hoặc chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Hai là tài sản phải thuộc sở hữu của người bán hoặc người có quyền bán:

Bản chất của hợp đồng mua bán là bên bán chuyển quyền sở hữu cho bên mua,tức bên bán thực hiện quyền định đoạt của mình với tài sản thuộc sở hữu củamình Do vậy, đối tượng của hợp đồng mua bán và bảo lưu quyền sở hữu phảithuộc sở hữu của bên bán Tuy nhiên, pháp luật dân sự cũng quy định người bántài sản có thể là người có quyền bán tài sản thuộc các trường hợp sau:

Bên nhận bảo đảm có quyền xử lí tài sản bảo đảm tại các trường hợp thuộcĐiều 299 BLDS 2015 như sau:

- Thông qua việc bán đấu giá tài sản theo quyết định thi hành án

- Bên nhận gửi giữ tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sảm có quyền bán tàisản gửi giữ nếu tài sản có nguy cơ hư hỏng nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ravới bên gửi giữ tài sản theo quy định tại điều 558 BLDS 2015

Ba là tài sản phải được xác định cụ thể, nhằm giúp bên bán thực hiện quyền

đòi lại tài sản dễ dàng hơn khi bên mua không thanh toán hết tiền mua tài sản

Bốn là tài sản hiện tại không có tranh chấp về quyền sở hữu Về nguyên

tắc tài sản phải thuộc sở hữu của một bên Tài sản đang tranh chấp thì không rõquyền sở hữu có thuộc về bên bán hay không thì khó có thể đảm bảo quyền sởhữu của bên mua với tài sản mua bán

Năm là không phải là tài sản đang bị kê biên để chờ thi hành án hoặc để thực

hiện quyết định của cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền Việc bán tài sản bị kê biên

Trang 10

sẽ dẫn đến mục đích của việc kê biên không đạt được, khiến quyền lợi của chủthể hoặc quyền và lợi ích cải nhà nước, lợi ích công cộng bị ảnh hưởng

Cuối cùng, tài sản không phải đối tượng của biện pháp bảo đảm khác.

Theo khoản 4 Điều 312; khoản 8 Điều 320; khoản 4,5 Điều 321 thì tài sản là đốitượng của biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp thì bên bảo đảm không đượcbán tài sản đó trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý hoặc luật có quy địnhkhác

2 Điều kiện riêng về tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu:

Tài sản phải là vật không tiêu hao: nếu là vật tiêu hao qua sử dụng sẽ mất đi

tính chất hình dáng và tính năng ban đầu (Khoản 1 Điều 112) Khi bên mua đã

sử dụng tài sản thì sẽ không còn nữa hoặc không còn tình trạng như ban đầu Vìvậy khi xác lập bảo lưu quyền sở hữu với vật tiêu hao thì quyền lợi của bên bánkhông được bảo đảm, nói cách khác quyền yêu cầu hoàn trả tài sản của bên bánkhông được thực hiện trên thực tế

Tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu không thuộc sở hữu của bên bảo đảm: Tuy BLDS không quy định nhưng trong bảo lưu quyền sở hữu cũng

bao gồm hai bên, bên nhận bảo đảm (bên bán), bên bảo đảm (bên mua), thôngthường khi các biện pháp bảo đảm khác xác lập, bên bảo đảm sẽ chuyển giao tàisản hoặc giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên nhận bảo đảm Tức là tài sản bảođảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm Tuy nhiên, tài sản là đối tượng của bảolưu quyền sở hữu lại thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm (bên bán) theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 295 BLDS 2015

Thông thường là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu: Do nếu tài sản thuộc

loại không phải đăng kí quyền sở hữu sẽ gây bất lợi cho bên bán, bởi khi hết thờihạn bảo lưu, bên mua không thanh toán được tiền mua và có hành vi tẩu tán tài

Trang 11

sản thì việc đòi lại tài sản là không thể Tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền

sở hữu chính là đối tượng của hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lưuquyền sở hữu

3 Phạm vi bảo lưu của quyền sở hữu:

Khoản 1 Điều 331 quy định: Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ Cho thấy rằng chỉ có thể sử dụng đi kèm với hợp đồng mua bán tài

sản, trong khi nếu xét về bản chất của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thì nó cóthể đi kèm với các giao dịch liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản Bảo lưuquyền sở hữu là biện pháp bảo đảm, xét hợp đồng trao đổi tài sản quy định tạiĐiều 455: Mỗi bên được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và làngười mua đối với tài sản nhận về Các quy định về hợp đồng mua bán từ điều

430 đến điều 439, từ điều 441 đến 449 và điều 454 của Bộ luật này Như vậy cóthể hiểu rằng phạm vi bảo lưu quyền sở hữu đi kèm với hợp đồng mua bán tàisản, hợp đồng trao đổi tài sản

4 Hình thức bảo lưu của quyền sở hữu:

Tại khoản 2 Điều 331 quy định: Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thànhvăn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán Do việc thực hiện nghĩa

vụ của các bên không phát sinh và chấm dứt ngay mà đó là cả một quá trình rấtphức tạp dễ xảy ra tranh chấp

Việc pháp luật quy định chặt chẽ về hình thức nhằm tăng tính vững chắc củabiện pháp bảo đảm, do tài sản là đối tượng của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

đã nằm trong tay người mua Nếu không lập thành văn bản, khi có tranh chấpxảy ra sẽ không có căn cứ nào để xác định quyền của người bán trên tài sản đónữa Đây là một trong số ít các biện pháp được quy định bắt buộc về hình thức

Trang 12

6 Hiệu lực bảo lưu của quyền sở hữu:

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba được coi là nội dung mới trong BLDS

2015 Trước đây trong BLDS 2005 sử dụng với cụm từ “có giá trị pháp lí đối với người thứ ba” Khoản 3 Điều 331 quy định “Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”.

Có thể thấy rằng pháp luật không bắt buộc về việc đăng kí BLQSH, việc đăng

kí chỉ là cơ sở để phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, nếu không đăng

kí thì nó chỉ có giá trị với các bên tham gia quan hệ giao dịch

Mua bán trả chậm, trả dần là một phương thức kinh doanh hiệu quả, có tínhkích cầu tạo điều kiện cho người có nhu cầu sử dụng hàng hoá nhưng khả năngtài chính còn hạn hẹp Tuy nhiên việc mua bán này còn nhiều rủi ro nếu ngườimua định đoạt tài sản mà không thực hiện nghĩa vụ trả nợ Để bảo đảm cho việcthanh toán nghĩa vụ, PL cho phép đăng kí giao dịch để đối kháng với người thứba

7 Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu:

Điều 334 BLDS 2015 quy định về ba trường hợp chấm dứt BLQSH bao gồm:Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong; Bên bán nhận lại tài sảnbảo lưu quyền sở hữu; Theo thỏa thuận của các bên

Trang 13

III Đánh giá quy định về bảo lưu quyền sở hữu trong BLDS 2015:

1 Ưu điểm của quy định về bảo lưu quyền sở hữu theo BLDS 2015:

Thứ nhất, BLDS 2015 quy định một cách có hệ thống các nội dung liên quanđến bảo lưu quyền sở hữu, không có mâu thuẫn và chồng chéo Đặc biệt còn quyđịnh cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba tại khoản

3 Điều 331 Kế thừa và bổ sung các quy định về bảo lưu quyền sở hữu trongBLDS 2005, BLDS 2015 đã quy định cụ thể về hình thức, quyền của bên bán khibên mua vi phạm nghĩa vụ, hiệu lực bảo lưu quyền sở hữu của các bên và hiệulực đối kháng với người thứ ba Các bên có thể giải quyết rõ ràng các vấn đề nhưquyền của bên bán khi bên mua không thanh toán hết tiền, khi nào thì bảo lưuquyền sở hữu chấm dứt,…

Thứ hai, tạo thêm một phương thức bảo đảm để bảo vệ quyền và lợi ích củabên bán Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu có ưu thế hơn vì các bên không cần sửdụng bất kì biện pháp bảo đảm nào khác, hơn nữa nếu lựa chọn biện pháp bảođảm khác có thể phát sinh chi phí liên quan, đây là điều không chủ thể nào mongmuốn khi giao kết hợp đồng mua bán

Thứ ba, việc pháp luật quy định bảo lưu quyền sở hữu bắt buộc bằng văn bảnđảm bảo được tính xác thực khi thoả thuận, các bên có thể dựa vào đó để bảo vệquyền và lợi ích của mình Hơn nữa, khi có tranh chấp phát sinh sẽ được giảiquyết nhanh chóng, đưa ra phán quyết đúng đắn của cơ quan có thẩm quyền.Thứ tư, trường hợp người mua mua TS với phương thức trả chậm, trả dần rồiđem bán, tặng cho, trao đổi TS mà không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc vì lí donào đó không thực hiện nghĩa vụ thì bên bán có quyền đòi lại TS đã bán và thanhtoán cho bên mua số tiền đã nhận sau khi trừ giá trị hao mòn, hư hỏng do sửdụng Trường hợp bên mua làm mất thì phải bồi thường theo giá trị tài sản mua

Ngày đăng: 10/02/2021, 13:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w