Các loại acquy khác

Một phần của tài liệu Hệ thống nguồn điện pin mặt trời (Trang 52 - 56)

Các hoạt chất được dùng cho các bản cực là hydroxit niken (Ni(OH)3) cho bản dương và hỗn hợp cadmi và sắt cho bản âm. Dung dịch điện phân là xút, KOH.

Điện thế mỗi bình acquy Ni-Cd khoảng 1,2 V và luôn giữ ổn định cho đến khi acquy hết dung lượng.

Acquy Ni-Cd có một số ưu điểm sau:

- Tuổi thọ chu trình cao và ít phải chăm sóc; - Có thể phóng điện sâu mà không bị hư hỏng; - Ít chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ;

- Khi sử dụng với nguồn điện mặt trời không cần phải dùng Bộ điều khiển vì acquy loại này có thể chịu được chế độ nạp rất cao – chế độ C/1 – tức là dòng điện nạp có thể lớn bằng số dung lượng Ah của acquy và do đó thời gian nạp chỉ là 1 giờ. Hờn nữa acquy Ni-Cd có thể chịu được trạng thái nạp quá no nếu dòng nạp không quá C/15. Nhưng khi acquy đã no thì dòng nạp phải hạ xuống 1A và dòng này có thể chạy qua liên tục acquy mà không gây ra hư hại gì cho acquy;

- Có thể giữ được dung lượng khá lâu và giữ được dung lượng cao ở nhiệt độ thấp.

Nhược điểm của acquy Ni-Cd là: - Giá thành cao

b. Acquy niken-sắt (Ni-Fe)

Hoạt chất được dùng là oxit sắt đối với bản âm và hydrat niken đối với bản dương

Dung dịch điện phân là hydroxit kali trong nước có cho thêm một ít hydroxit liti. Trọng lượng riêng của dung dịch điện phân gần như không thay đổi trong quá trình nạp và phóng điện. Nhưng theo thời gian làm việc, dung dịch bị yếu dần cho đến khi phải thay dung dịch mới hoàn toàn.

Acquy Ni-Fe có các ưu điểm cơ bản sau: - Có độ bền cơ học cao;

- Có thể để ở môi trường có nhiệt độ bình thường trong một thời gian dài với các trạng thái nạp điện khác nhau mà sự giảm dung lượng là không đáng kể và không bị hư hỏng;

- Chịu được trạng thái “quá no” (quá từ 5 ÷10% dung lượng ) không bị hư hỏng;

- Thời gian sống chu trình cao và tuổi thọ dài (8 năm hoặc dài hơn) nếu dùng đúng chế độ.

Nhược điểm của acquy loại này:

- Kích thước bản cực lớn nên cồng kềnh và nặng nề;

- Không duy trì lâu được điện tích và ở nhiệt độ thấp dung lượng nhỏ. Cả hai loại acquy Ni-Cd và Ni-Fe đều có giá thành cao hơn acquy axit từ 3 đến 7 lần, vì vậy nó được dùng ít hơn trong các hệ nguồn điện mặt trời.

Nếu như trong khi sử dụng acquy chúng ta không tuân thủ đúng quy trình thì sẽ gặp không ít những hư hỏng như: những hư hỏng do nạp quá no, nạp chưa đủ, các cực và đầu dây bị ăn mòn,…khi đó chúng ta cần có chế độ bảo dưỡng thường xuyên như bổ sung thêm nước hay kiểm tra trạng thái nạp điện của acquy,…làm tốt những điều trên chúng ta sẽ vận hành tốt hệ thống nguồn điện pin mặt trời.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu và tìm hiểu những mục đích đã đặt ra, khoá luận đã đạt được các kết quả sau đây:

1. Nghiên cứu các hiện tượng quang điện ứng dụng trong pin mặt trời. 2. Tìm hiểu về quy trình công nghệ chế tạo pin mặt trời trên cơ sở Silic. 3. Tìm hiểu được các cách ghép nối các modun thành panel.

4. Các phương pháp tích trữ năng lượng.

5. Cho sinh viên một cách nhìn tổng quan về hệ thống nguồn điện pin mặt trời.

Trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp đại học, không thể tránh sai sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy, cô giáo, các bạn sinh viên cũng như tất cả các bạn đọc khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Đình Thống. Pin mặt trời và ứng dụng. Nhà xuất bản khoa học và kỷ thuật Hà Nội, tháng 6-2005.

[2] Vũ Linh, Đặng Đình Thống. Nghiên cứu công nghệ chế tạo modun pin mặt trời. Hội nghị vật lý toàn quốc lần thứ 4, Hà Nội 5-8-1993.

[3] Martin Mc Phillips. Thesolar age, Everest House Publishers, New Press,1979.

[4] http:// Vietsciences.org.Trương Văn Tân. [5] http://image.made-in-china.com/

[6] http://www.gaszappers.com/wp-content/uploads/2008/08/solar_cell.png

[7] http://www.talkmoneycafe.com/images/Solar_Panel

[8] http://brightxl.com/images/Solar_PV

Một phần của tài liệu Hệ thống nguồn điện pin mặt trời (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w