Ghép nối các modun thành panel

Một phần của tài liệu Hệ thống nguồn điện pin mặt trời (Trang 33 - 34)

Như đã trình bày trong mục 2.1, thương phẩm về pin mặt trời là các modun pin mặt trời có công suất và hiệu điện thế đã được thiết kế trước. Để có hiệu suất và hiện điện thế yêu cầu cho một hệ thống năng lượng cụ thể nào đó, có thể phải ghép nối nhiều modun lại với nhau. Có hai cách ghép cơ bản là ghép nối tiếp và ghép song song. Để có một hiệu điện thế lớn người ta phải ghép nối tiếp các modun lại với nhau; còn để có một dòng điện lớn người ta ghép song song các modun với nhau. Trong thực tế người ta thường phải ghép nối hỗn hợp. Có một số vấn đề cần lưu ý khi ghép các modun pin mặt trời để tạo thành dàn pin mặt trời công suất lớn. Trước khi tìm hiểu về dàn pin mặt trời thì chúng ta sẽ tìm hiểu qua về hệ thống nguồn điện pin mặt trời.

Hình 2.6. Hình ảnh panel pin mặt trời hoàn thiện – [8]

Hiện nay có hai công nghệ nguồn điện pin mặt trời thông dụng. Đó là hệ nguồn điện pin mặt trời nối lưới và hệ nguồn độc lập. Trong hệ nguồn pin mặt trời nối lưới, điện năng một chiều từ dàn pin mặt trời được biến đổi thành dòng điện xoay chiều và được hoà vào mạng lưới điện công nghiệp. Công nghệ này được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Pháp,… Ưu điểm của loại nguồn này là không phải dùng bộ dự trữ điện năng,

một thành phần chiếm tỷ trọng chi phí lớn, phải chăm sóc bảo dưỡng phức tạp và gây ô nhiễm môi trường.

Đối với các khu vực không có lưới điện hoặc sử dụng với quy mô nhỏ, người ta dùng công nghệ nguồn pin mặt trời độc lập. Phần lớn các ứng dụng nguồn điện mặt trời ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa ở các nước đang phát triển người ta sử dụng công nghệ nguồn độc lập.

Dưới đây chúng ta chỉ giới hạn nghiên cứu loại hệ nguồn điện pin mặt trời độc lập.

Một phần của tài liệu Hệ thống nguồn điện pin mặt trời (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w