Ghép song song các modun không giống nhau

Một phần của tài liệu Hệ thống nguồn điện pin mặt trời (Trang 41 - 43)

Ta cũng giả sử có một hệ gồm một modun “tốt”, gọi là số 1, được ghép song song với modun “xấu” số 2. Hình 2.12 là các đường đặc trưng của các modun và của cả hệ mắc song song.

Hình 2.12. Các đường đặc trưng của hệ song song hai modun pin mặt trời không giống nhau

Tại điểm làm việc a trên đường đặc trưng của hệ, các cực của bộ pin ngắn mạch, dòng ngắn mạch của hệ Isc bằng tổng các dòng ngắn của các

modun: Isc = Isc1 + Isc2; V = 0. Nếu điểm làm việc là điểm nào đó trong đoạn SC của đường đặc trưng của hệ, ví dụ điểm b, thì mỗi modun đều làm việc như máy phát và hệ phát năng lượng cho tải mạch ngoài:

Ib = Ib1 + Ib2; Vb = Vb1 = Vb2

Pb = Ib.Vb = Pb1 + Pb2

Điểm c là điểm làm việc tới hạn của hệ, ứng với tải tới hạn: Rcp = c c I V với Ic = Ic1, Vc = Vc1 = Vc2, Ic2 = 0

Ở điểm này công suất của hệ chỉ do modun 1 phát ra, còn modun 2 không phát và cũng không tiêu thụ năng lượng.

Nếu điểm làm việc của hệ trong khoảng giữa điểm c và điểm d thì chỉ có modn 1 phát năng lượng, còn modun 2 tiêu thụ năng lượng của modun 1. Modun 2 bị nóng lên, công suất mạch ngoài chỉ bằng hiệu công suất P1 – P2.

Tại điểm d, modun 2 tiêu thụ hoàn toàn công suất do modun 1 phát ra, công suất mạch ngoài bằng 0 (Id = Id1 + Id2 = 0, Pd = 0).

Như vậy trong trường hợp các modun mắc song song, hiệu ứng “điểm nóng” cũng sẽ xảy ra trên các modun “xấu”. Hiện tượng trên sẽ xảy ra trên pin mặt trời chất lượng “kém” nhất hay bị che nắng trong dàn modun.

Để tránh hiệu ứng điểm nóng, trước hết đối với người sản xuất cần phải phân loại cẩn thận các pin mặt trời. Chỉ có các pin có cùng đặc trưng mới được ghép với nhau thành modun. Còn đối với người thiết kế, lắp đặt hệ thông pin mặt trời cần có những biện pháp như:

- Dùng các modun cùng đặc trưng cho một dàn pin mặt trời;

- Tránh các bóng che do cây cối, nhà cửa, các vật cản trong ngày có nắng;

- Dùng các diot bảo vệ: Để bảo vệ dàn pin mặt trời khỏi các hư hỏng trong các trường hợp một hoặc một vài pin hay modun hay modun trong dàn pin bị hư hỏng, bị bóng che, bị bụi bẩn bao phủ,…người ta dùng các diot bảo vệ mắc song song và nối tiếp như hình 2.13.

Cần phải lực chọn các diot thích hợp, tức là chịu được dòng điện và hiệu điện thế cực đại trong mạch của diot. Sự đưa vào các diot bảo vệ trong mạch gây ra một tổn hao năng lượng của hệ và sụt thế trong mạch. Vì vậy cần phải tính toán đến các tổn hao này khi thiết kế, tính toán hệ năng lượng.

Hình 2.13. Các diot ngăn cách các modun để bảo vệ - [1].

Một phần của tài liệu Hệ thống nguồn điện pin mặt trời (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w