1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp chỉ đạo, thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở lớp mẫu giáo ghép trường mầm non

18 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 28,13 KB

Nội dung

Song, khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới đối với các lớp mẫu giáo ghép ở trường Mầm non Tả Phời giáo viên còn nhiều lúng túng, còn chưa biết lựa chọn nội dung tro

Trang 1

Một số biện pháp chỉ đạo, thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở lớp

mẫu giáo ghép trường mầm non

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão về mọi mặt như: Kinh tế - Văn hoá - Xã hội… của nhiều quốc gia trên thế giới Việt Nam cũng là một trong những nước đã và đang chuyển mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu Và để sánh vai được thì nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục quả là không nhỏ Bởi mục tiêu của giáo dục là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”; “Giáo dục là kim chỉ nam cho mọi hành động” Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” có nêu: Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục

và Đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý;

cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm…, trong toàn hệ thống Để đáp ứng với thời đại mới hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng luôn đổi mới, hoàn thiện để góp phần đào tạo “Con người mới xã hội chủ nghĩa, những con người năng động, sáng tạo, nhanh chóng nắm bắt, hoà nhập với cái mới”

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng Giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụ Giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một Giáo dục mầm non có vị trí là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Chính vì vậy từ năm 2009 chương trình giáo dục mầm non mới được triển khai và thực hiện với kì vọng sẽ đem đến cho đứa trẻ một sự phát triển toàn diện về tất cả các mặt: Thể chất; Ngôn ngữ; Nhận thức; Tình cảm xã hội và Thẩm mĩ Chương trình quan tâm đến việc dạy trẻ như thế nào chứ không phải dạy trẻ cái gì Chương trình hướng tới việc dạy trẻ các kĩ năng sống

Trang 2

chứ không phải nhồi nhét kiến thức Bên cạnh đó, chương trình cũng tạo cơ hội cho giáo viên được thể hiện sự linh hoạt sáng tạo của mình

Khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc triển khai và thực hiện chương trình Bởi suy cho cùng giáo viên mới là người trực tiếp thực hiện chương trình, biến các tư tưởng trên sách vở của các nhà giáo dục thành thực tiễn sinh động Song, khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới đối với các lớp mẫu giáo ghép ở trường Mầm non Tả Phời giáo viên còn nhiều lúng túng, còn chưa biết lựa chọn nội dung trong một hoạt động với trẻ ở từng độ tuổi sao cho phù hợp Lúc này, vai trò chỉ đạo, định hướng của cán bộ quản lý nhà trường để giúp giáo viên đi đúng hướng, triển khai thực hiện tốt chương trình, xây dựng kế hoạch phù hợp, đảm bảo mục tiêu cho trẻ ở các độ tuổi trong một lớp là hết sức cần thiết Vì vậy, trong quá trình thực hiện tôi luôn suy nghĩ tìm ra “Một số biện pháp chỉ đạo, thực hiện chương trình GDMN mới ở lớp mẫu giáo ghép trường Mầm non Tả Phời” sao cho hiệu quả nhất

2 Giải quyết vấn đề

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đế

Giáo dục mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, nó chiếm vị trí quan trọng, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới Xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị những điều kiện cần thiết bước vào học phổ thông Trong thời đại xã hội đang phát triển và đổi mới đòi hỏi chúng ta phải đổi mới Giáo dục để đào tạo ra những con người mới phải có tri thức khoa học tốt để vươn lên cùng với sự phát triển của xã hội Muốn đạt được mục tiêu giáo dục mầm non thì trước hết phải quan tâm đến chỉ đạo chuyên môn Hoạt động chuyên môn có tầm quan trọng rất lớn trong các nhà trường

nó quyết định phần lớn chất lượng chuyên môn ở trường mầm non là vấn đề quan trọng và là mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay

Từ năm học 2009 - 2010 Giáo dục Mầm non cả nước triển khai thực hiện đại trà Chương trình Giáo dục Mầm non mới theo Thông tư 17/2009 của Bộ Giáo dục Đào tạo Điểm mới của chương trình chính là giáo viên tự chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với đặc điểm của trẻ, với điều kiện vật chất và văn hóa của

Trang 3

địa phương nhằm giúp trẻ phát triển theo mục tiêu yêu cầu của nội dung chương trình khung đã đề ra, chương trình Giáo dục Mầm non mới là chương trình dành cho các lớp chia theo từng độ tuổi Chương trình được ban hành là chương trình khung, có kế thừa những ưu việt của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên các quan điểm đảm bảo, đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển Chương trình giáo dục mầm non là căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước

Tuy nhiên đối với trường mầm non Tả Phời thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới đa số là thực hiện đối với các lớp ghép hai, ba độ tuổi Vì Tả Phời là một xã vùng cao mà lớp ghép là một loại hình đặc thù ở vùng cao, do dân cư phân bố không đồng đều, nằm rải rác ở các thôn, số lượng học sinh ít không đủ để mở lớp đơn Dạy lớp đơn vùng dân tộc đã khó, dạy lớp ghép còn khó hơn nhiều vì học sinh ở đây chưa biết nhiều tiếng phổ thông Đặc thù của việc dạy lớp ghép, giáo viên chỉ là người hướng dẫn tổ chức các hoạt động, học sinh tự giác học theo nhóm, theo từng

độ tuổi là chính Do đó khi dạy chương trình giáo dục mầm non mới đối với lớp ghép trước hết phải đảm bảo sự cân đối, hài hoà giữa các mặt chăm sóc sức khoẻ, an toàn, nuôi dưỡng và giáo dục cần đảm bảo các nội dung, tác động đến trẻ phải thích hợp đúng đắn và đúng lúc, tức là phải phù hợp với độ tuổi của trẻ trong một lớp Căn cứ tình hình thực tế ngay đầu năm học vấn đề nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục lớp mẫu giáo ghép đã được ban giám hiệu nhà trường chọn là nội dung tạo chuyển biến của nhà trường, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên khi dạy chương trình giáo dục mầm non mới ở các lớp ghép và tôi hy vọng chất lượng học sinh ở các lớp ghép được nâng lên, đảm bảo yêu cầu phù hợp với trẻ theo từng độ tuổi

2.2 Thực trạng của vấn đề

a Thuận lợi

Bản thân được tiếp cận với chương trình ngay từ ngày đầu triển khai thực hiện Trực tiếp tham gia các buổi bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn do Sở, Phòng Giáo dục thành phố tổ chức

Trang 4

Trường được triển khai thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới sau so với các trường trên thành phố nên bản thân được đi dự giờ học hỏi rút kinh nghiệm nhiều

Bản thân từng là giáo viên dạy lớp ghép ba độ tuổi ở trường vùng cao của huyện Bát Xát

Một số giáo viên có trình độ chuyên môn, đã nhiều năm dạy ở lớp ghép, có khả năng nắm bắt và tiếp cận nhanh với cái mới, nhiệt tình, linh hoạt trong mọi hoạt động

Có đầy đủ tài liệu, sách hướng dẫn thực hiện chương trình

b Khó khăn

Trong quá trình thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non, có thể nói ngoài những khó khăn khách quan của mỗi địa phương thì khó khăn lớn nhất đối với các cô giáo đó chính là chưa có hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non ở các lớp mẫu giáo ghép, trong khi đây lại là loại hình khá phổ biến đối với trường Mầm non Tả Phời Số lớp ghép nhiều: 7/9 lớp (trong đó 5 lớp ghép hai độ tuổi, 2 lớp ghép

ba độ tuổi)

Nhiều giáo viên mới tốt nghiệp ra trường chưa qua thực tế và giáo viên lớn tuổi nhiều năm thực hiện chương trình cũ rất khó thay đổi tư duy… Khi thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non mới trong các lớp mẫu giáo ghép giáo viên thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn mục tiêu, nội dung để xây dựng kế hoạch cho hai, ba độ tuổi

và hình thức tổ chức một hoạt động cho trẻ lớp mẫu giáo ghép còn chưa phù hợp Số giáo viên chuyển đi, chuyển đến trong năm nhiều 94% trẻ là dân tộc thiểu số, hầu hết trẻ 3 tuổi khi đến lớp chưa biết nói tiếng phổ thông, trẻ nhút nhát, chưa được làm quen với các thiết bị hiện đại, với đồ dùng, đồ chơi

Các điểm trường ở cách xa nhau, mỗi điểm trường chỉ có từ 1 đến 2 lớp, đa số phòng học chật hẹp, phải học nhờ, thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin còn thiếu,

đồ dùng tối thiểu cho các lớp mẫu giáo 3, 4 tuổi chưa đủ Điều kiện kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của con

Trang 5

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Trường mầm non Tả Phời thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non mới cho đến nay là năm thứ tư và trong các năm nhà trường đều áp dụng đối với các lớp ghép, nhưng sau khi khảo sát chất lượng giáo viên, học sinh cho thấy chất lượng việc dạy lớp ghép với chương trình giáo dục mầm non mới chưa được cao, hầu hết giáo viên chỉ chú ý đến đối tượng trẻ lớn hơn, chính vì vậy ngay từ đầu năm học khi xây dựng

kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học nhà trường đã chọn nội dung tạo chuyển biến

là “Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục lớp mẫu giáo ghép” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục Từ việc nhận thức và đánh giá về chương trình, về vai trò của cán bộ quản lý; giáo viên trong trường cũng như những thuận lợi, khó khăn của nhà trường tôi đưa ra các biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới đối với các lớp ghép ở trường Mầm non Tả Phời như sau:

a Biện pháp 1: Chia theo vành đai chất lượng - Phân công giáo viên Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xác định chọn lớp điểm theo vành đai chất lượng

và triển khai tốt từ các điểm đó sau đó nhân rộng ra các nhóm lớp khác, cách chia đó được căn cứ một số yếu tố như sau:

* Căn cứ để chia theo vành đai chất lượng

Yếu tố chất lượng giáo viên

Yếu tố cơ sở vật chất: (Môi trường lớp học, diện tích lớp, đồ dùng, trang thiết bị )

Nhận thức của phụ huynh và học sinh

* Xây dựng theo vành đai

Trước khi vào năm học Ban Giám hiệu họp đánh giá khả năng của giáo viên và chọn một số đồng chí giáo viên tiêu biểu, giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công tác, sẵn sàng thực hiện và linh hoạt trong việc áp dụng hình thức tổ chức đối với lớp ghép đưa vào các lớp thuộc nhóm một, giáo viên này cũng là tổ trưởng chuyên môn

và là thành viên trong tổ cốt cán cấp trường Trong những buổi bồi dưỡng chuyên môn chính những giáo viên đó sẽ phối hợp với Ban giám hiệu giúp đỡ, định hướng cho các giáo viên mới ở các huyện chuyển về và giáo viên trẻ mới ra trường trong quá trình triển khai thực hiện

Trang 6

Khi chia các lớp theo vành đai tôi yêu cầu giáo viên đăng ký chất lượng theo vành đai của nhóm mình và yêu cầu giáo viên trong nhóm đăng ký nội dung tạo chuyển biến của mình sao cho phù hợp với yêu cầu của nhóm

Ví dụ: Tôi chia các điểm trường thành ba nhóm theo vành đai chất lượng, nhóm vành đai một là nhóm dẫn đầu về chất lượng và các phong trào thi đua (điểm trường Hẻo, Cóc), nhóm vành đai hai là tập chung nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, rút dần khoảng cách chất lượng với nhóm 1, tích cực tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, phối kết hợp với gia đình tăng cường bổ sung dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (Điểm Phời, điểm Đá Đinh), nhóm vành đai ba nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp và tỷ lệ chuyên cần, trẻ hiểu và nói tiếng việt thành thạo, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, từng bước xã hội hoá giáo dục trong nhân dân (điểm Láo Lý)

b Biện pháp 2: Đầu tư cơ sở vật chất

Một trong những khó khăn lớn nhất của nhà trường là phòng học chật hẹp, phải học nhờ nhà văn hoá, trường Tiểu học, do ảnh hưởng của mưa lũ đã làm hỏng toàn bộ phòng học ở điểm trường Cóc làm tăng số phòng học nhờ lê bốn phòng, 4/4 lớp Mẫu

bé, nhỡ ghép chưa đủ các thiết bị đồ dùng, đồ chơi tối thiểu 50 loại trên lớp Để khắc phục khó khăn này và cũng là tạo điều kiện thuận lợi để triển khai tốt chương trình, tôi đã tích cực tham mưu với chính quyền địa phương quy hoạch đất các điểm trường, tuyên truyền với phụ huynh và kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cơ quan doanh nghiệp đầu tư mua sắm bổ sung các thiết bị, đồ dùng phù hợp với yêu cầu của chương trình Đồng thời phát động trong phụ huynh, giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi, sửa chữa cơ sở vật chất để đảm bảo cảnh quan sư phạm, làm phong phú hơn phương tiện để trẻ tham gia hoạt động

Ví dụ: Thường xuyên tham gia các buổi họp thôn, cho trẻ tham gia các tiết mục văn nghệ ở địa phương trong các ngày lễ hội của thôn, xã, tích cực tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh tham gia ủng hộ, mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02/BGDĐT, tham mưu với chính quyền địa phương kêu gọi các tổ chức doanh nghiệp đóng trên địa bàn ủng hộ kinh phí nua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ

sở vật chất nhà trường

Trang 7

Vào đầu năm học chúng tôi dự kiến xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị

đồ dùng cho cô và trẻ theo từng chủ đề, trước khi xây dựng chúng tôi xem xét những

đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị nào cần mua sắm trước còn đồ dùng nào sẽ mua sắm sau, nhà trường đã chủ động mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ theo độ tuổi đủ cho các lớp Ngoài những đồ dùng, đồ chơi , trang thiết bị mua sắm chúng tôi còn phát động giáo viên làm đồ dùng tự tạo bằng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như vải vụn, vỏ bao thuốc lá, mẩu gỗ, giấy vụn, vỏ ốc, vỏ trứng, bẹ dừa, vỏ lạc tạo thành những đồ dùng đồ chơi ngộ nghĩnh

Ví dụ: Vỏ bao thuốc, vỏ diêm làm tầu - xe, bẹ chuối làm thuyền, vỏ trứng làm con lật đật để đưa vào các góc chơi Những đồ dùng, đồ chơi các cô tự tạo đều có thẩm mỹ đẹp, đảm bảo an toàn, trẻ rất thích và hứng thú khi chơi

c Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên

Tôi xác định đây là một biện pháp vô cùng quan trọng, bởi như trên tôi đã trình bày thì giáo viên mới là người trực tiếp thực hiện chương trình Các nghiên cứu, ý tưởng của các nhà giáo dục có biến thành thực tiễn sinh động hay không là do giáo viên, chính vì vậy cần tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên

* Xây dựng kế hoạch

Kế hoạch dạy học ở lớp ghép có vai trò quan trọng và thực sự cần thiết cho giáo viên Do đặc điểm của lớp ghép, trong một khoảng thời gian nhất định, giáo viên phải đồng thời làm việc với hai hay nhiều nhóm trình độ trong những điều kiện cơ sở vật chất hạn chế nên thiếu kế hoạch cụ thể, phù hợp thì giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn khi lên lớp, không đảm bảo công tác dạy học có hiệu quả

Kế hoạch xuất phát từ mục tiêu, chương trình đào tạo của cấp học, của lĩnh vực và của từng trình độ (lớp/lứa tuổi); quán triệt được phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở mầm non là “cô tổ chức trẻ hoạt động”, hoạt động dạy học ở lớp ghép hướng vào trẻ, đảm bảo "Cả lớp học tập, từng trẻ học tập”

Kế hoạch một giờ dạy, phải thể hiện được phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với đặc điểm lớp ghép, đảm bảo giữa các nhóm trình độ, giữa giáo viên và trẻ có sự hoạt động nhịp nhàng, kế hoạch có tính khả thi đơn giản, dễ thực hiện, được trình bày

rõ ràng khoa học, tiện dụng

Trang 8

Ví dụ: Ngay từ đầu năm học tôi tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên trong nhà trường các xây dựng kế hoạch bằng cách: Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu lý thuyết, giao bài tập theo nhóm lớp ghép, cho giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục theo tổ, kế hoạch cá nhân, sau đó từng nhóm lên trình bày kế hoạch, các nhóm khác

bổ sung

Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, các tổ chuyên môn, các cá nhân tự xây dựng kế hoạch giáo dục của mình sao cho phù hợp với trẻ ở lớp Đây cũng là hình thức bồi dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục Bởi lẽ, người quản lý không xây dựng được kế hoạch từ đầu năm, không kiểm tra, góp ý và giám sát việc thực hiện kế hoạch thì giáo viên sẽ tuỳ tiện không đầu tư vào bài giảng và cũng không chú ý đến chất lượng giáo dục như vậy kế hoạch là hướng và là thước đo chất lượng công tác chăm sóc giáo dục mà người giáo viên cần vươn tới Người quản

lý phải trú trọng xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và giáo viên

Ví dụ: Đối với lớp Mẫu giáo lớn ghép ba độ tuổi (3,4,5 tuổi) khi xây dựng kế hoạch với lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, hoạt động Tạo hình: Nhóm 5 tuổi: Vẽ đàn gà; Nhóm 4 tuổi: vẽ con gà trống, nhóm 3 tuổi: Tô màu con gà Điều quan trọng nhất khi xây dựng kế hoạch đối với lớp ghép là chọn các nội dung phải mang tính tương đồng

* Chỉ đạo đội ngũ tổ trưởng

Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn là lực lượng chủ yếu để tiến hành bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ

Qua thăm lớp dự giờ, tổ trưởng phải phân loại được chất lượng giáo viên và nắm được tình hình vận dụng đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy và việc tổ chức các hoạt động của trẻ ở các độ tuổi trong một lớp để lên kế hoạch bồi dưỡng một cách

cụ thể

Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao hình thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn, đi sâu vào tháo gỡ từng vướng mắc của chị em giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình đối với các lớp ghép

Trang 9

Ví dụ: Ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoach khảo sát chất lượng giáo viên, chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chuyên đề, đặc biệt bồi dưỡng giáo viên theo kết quả khảo sát

Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ trưởng kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giáo dục của lớp định kỳ mỗi tháng một lần và kiểm tra giám sát việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên, tránh tình trạng dạy chay không có đồ dùng phù hợp với hoạt động đó Tôi luôn coi trọng và phát huy vai trò chủ động của giáo viên, tôn trọng những ý tưởng sáng tạo, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng Tăng cường các buổi giao lưu học hỏi trong và ngoài trường học, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo tổ, nhóm, có biên bản ghi chép kết quả thực hiện qua từng thời điểm để đối chiếu so sánh rút kinh nghiệm

Ví dụ: Trong năm học tôi tổ chức chọn 2 tiết chuyên đề mà giáo viên khi dạy kết quả đạt không cao là tiết chữ viết, Bé làm quen với toán và một tiết mà giáo viên dạy lớp ghép rất ít khi thực hiện là tiết Kể chuyện sáng tạo để xây dựng mời các trường cùng có lớp ghép trong khu vực tham gia dự và thảo luận rút kinh nghiệm

* Bồi dưỡng giáo viên

Đối với giáo viên ban giám hiệu chúng tôi chọn những giáo viên có trình độ,

có kinh nghiệm để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới dạy với lớp ghép có hiệu quả hơn Bồi dưỡng giáo viên qua các lớp bồi dưỡng hè, qua dự giờ đồng nghiệp, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua phong trào thi đua cán bộ quản lý cần khơi dậy nhu cầu ý thức áp dụng đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên tự xác định đổi mới hình thức, phương pháp, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của mình

Ví dụ: Để thực hiện có hiệu quả việc dạy lớp ghép với chương trình Giáo dục mầm non mới đầu tiên tôi chú trọng chuyên đề Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, qua việc dự giờ chuyên đề sẽ đánh giá được chất lượng, vốn tiếng Việt của trẻ ở trong lớp, sau đó dự giờ, bồi dưỡng đối với giáo viên mới ra trường chưa dạy ở lớp ghép và giáo viên mới ở huyện chuyển về trường

Xây dựng các tiết dạy mẫu theo các chuyên đề, phân công giáo viên dạy mẫu, trước khi dạy để tiết dạy đạt hiệu quả tôi trực tiếp hướng dẫn giáo viên từ việc lựa

Trang 10

chọn các hoạt động học mang tính tương đồng về tính chất động, tĩnh; về phương pháp tổ chức, đến xác định mục đích yêu cầu của từng độ tuổi, cách sắp xếp vị trí, đội hình của trẻ khi tổ chức hoạt động học phải phù hợp với hoạt động tổ chức chung

cả lớp hoặc hoạt động tổ chức theo nhóm độ tuổi

Ví dụ: Nếu hoạt động tổ chức chung cả lớp thì có thể cho trẻ các độ tuổi ngồi xen kẽ, nhưng nếu hoạt động tổ chức theo nhóm độ tuổi thì phải sắp xếp nhóm 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi riêng Sau đó ban giám hiệu duyệt lại giáo án, mời trường bạn đến

dự giờ chia sẻ kinh nghiệm

Dự giờ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên, qua dự giờ cả người dạy và người dự đều rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình

Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, khuyến khích giáo viên mạnh dạn trao đổi, chia sẻ lại những nội dung về cách xây dựng kế hoạch mà họ nắm bắt được trong các buổi bồi dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức Tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chia sẻ các kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cũng như gợi ý cho họ một số hoạt động như: Hoạt động giao lưu giữa các lớp, các điểm trường (Cho trẻ thi kéo co; Thi hát theo chủ đề…), Tổ chức ngày hội ngày lễ, Gợi ý một số hoạt động khám phá khoa học, thí nghiệm nhỏ như: Thí nghiệm “Sự kì diệu của kính núp; Nam châm; Sự

kì diệu của màu nước (Nước đổi màu; Pha màu…)

d Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện

Trong chỉ đạo chuyên môn từ những năm học trước, chúng tôi luôn khuyến khích giáo viên ở tất cả các tăng cường tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khoá; các hoạt động khám phá, trải nghiệm, tăng cường các hình thức học theo nhóm

Ban giám hiệu: xây dựng kế hoạch giáo dục năm học Bao gồm: Quĩ thời gian thực hiện trên năm học (số tuần: 35 tuần); Dự kiến các chủ đề sẽ thực hiện trong năm

và thời gian thực hiện các chủ đề đó (Xây dựng theo hướng mở) Giáo viên có thể thay đổi thời gian thực hiện các chủ đề Bổ sung, thay thế các chủ

đề, thay đổi các chủ đề nhánh Tuy nhiên, quĩ thời gian thực hiện các chủ đề là 35 tuần không được thay đổi Khối lớp nào có bổ sung, thay đổi gì báo cáo lại cho đồng chí Hiệu phó phụ trách chuyên môn

Ngày đăng: 07/02/2021, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w