1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Mĩ thuật cả năm

75 295 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuần : ………………………………………………….- Ngày soạn : …………………………………………………. Ngày giảng : …………………………………………………. Tiết : …………………………………………………. Lớp : …………………………………………………. BÀI 1. XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I.MỤC TIÊU HS:- Làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. - Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Giáo viên chuẩn bị: Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi ở sân trường, ngày lễ, công việc, cắm trại. Học sinh chuẩn bị: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập. 2. Giảng bài mới. Giới thiệu bài Trong những buổi học các em thường vui đùa ở sân trường trong lớp và những nơi khác, những hoạt động này gọi là thiếu nhi vui chơi. Ở tiết học đầu tiên của môn học MT các em sẽ được làm quen và tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi về đề tài này. GV ghi bảng, HS đọc đầu bài. a.Hoạt động 1. Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi. - GV giới thiệu tranh đề tài để HS quan sát và đặt câu hỏi. H?: Bức tranh vẽ những gì? H?: Các bạn trong tranh đang có những hoạt động gì? Vẽ các bạn ở sân trường Chạy, nhảy, múa hát . GV giới thiệu với các em đây là tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường và các địa điểm khác . Chủ đề vui chơi rất rộng. Người vẽ có thể chọn 1 tranh rất nhiều hoạt động vui chơi mình thích để vẽ thành tranh VD: Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: như nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi . 1 Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khac nhau: thả diều, tắm biển, tham quan du lịch . GV nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn say mê đề tài này và vẽ những bức tranh đẹp, chúng ta cùng xem tranh của các bạn Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xem tranh ( HS xem tranh và trả lời các câu hỏi của GV) GV treo tranh đã phóng to từ vở tập vẽ 1 và đặt các câu hỏi gợi ý dẫn dắt học sinh tiếp cận với nội dung các bức tranh H?: Bức tranh thứ nhất vẽ những gì? H?: Bức tranh thứ hai vẽ những gì Các bạn đang đua thuyền Vẽ các bạn đang bơi. Đúng rồi, GV giới thiệu với các em bức tranh thứ nhất có tên là Đua thuyền được vẽ bằng sắp màu của Đoàn Trung Thắng 10 tuổi. Bức tranh thứ hai có tên là : Bể bơi ngày hè được vẽ bằng sáp màu và bút dạ của Thiên Vân, HS lớp 1 Ngay bây giờ các em sẽ lần lượt đi làm tìm hiểu cụ thể từng bức tranh. * Bức 1: Đua thuyền. Tranh sáp màu của Đoàn Trung Thắng 10T ?: Trên tranh có những hình ảnh nào? ?: Em hãy mô tả hình dáng, động tác của những hình ảnh trong tranh H?:Trong tranh hình ảnh nào là chính hình ảnh nào là phụ. H?: Các hình ảnh trong tranh diễn ra ở đâu H?: Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn? Có hình ảnh các bạn đang chèo thuyền, chiếc thuyền, mái chèo cờ. Hình dáng của thuyền là hình con rồng, có cái chỉ thấy mũi thuyền có cái chỉ thấy đuôi thuyền, hình dáng các bạn khác nhau các bạn đang chèo thuyền 1 cách khẩn trương, háo hức Hình ảnh người, thuyền là chính hình ảnh cờ là phụ. Diễn ra ở trên sông Màu da cam, màu xanh, màu đỏ, màu đen. Màu được vẽ nhiều hơn là màu da cam và màu xanh. Màu vàng. Đây là một bức tranh đẹp về cảnh đua thuyền, cảnh đua thuyền diễn ra rất sôi nổi, tác giả đã diễn tả được không khí hào hứng thi đua bằng những hình ảnh rất sinh động ai cũng cố chèo để về đích sớm nhất có bạn người thì hướng về phái trước có bạn lại hướng về sau có bạn cổ vũ. Tóm lại bức tranh rất sinh động màu sắc hài hòa diễn tả được cảnh đua thuyền. *Bức 2. Bể bơi ngày hè: Tranh sáp màu và bút dạ của Thiên Vân, HS lớp 1, Trường tiểu học Tây sơn, Quận 2 Bà Trưng Hà Nội. 2 H?: Tranh có những hình ảnh nào? H?: Hình ảnh nào là phụ? H?: Em hãy mô tả hình dáng, động tác của những hình ảnh trong tranh? H?: Các hình ảnh trong tranh diễn ra ở đâu? H?: Trong tranh có những màu nào? H?: Màu nào được vẽ nhiều hơn. Các bạn đang bơi ô ghế, thành bể các bạn đang bơi và vui đùa trên bờ Ô, bàn Có bạn đang bơi với hình dáng khác nhau các bạn bơi ngược chiều tư thế tay chân khác nhau. Diễn ra ở bể bơi. Màu nâu, xanh, tím vàng trắng. Màu nâu, trắng xanh. H?: Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn? khi HS lời đúng, GV khen ngợi để động viên, khích lệ các em. Nếu HS chưa trả lời đúng. GV sửa chữ bổ xung thêm. Hoạt động 3:Tóm tắt, kết luận. Khi học sinh trả lời xong các câu hỏi GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh: các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay cái đẹp của tranh , trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh. Hoạt đông 4. Nhận xét, đánh gía. Nhận xét chung cả tiết học, về ý thức học tập của các em. Dặn dò HS. Về nhà quan sát và nhận xét tranh. Chuẩn bị cho bài học sau. ----------------------------------------------------- Tuần : …………………………………………………. Ngày soạn : …………………………………………………. Ngày giảng : …………………………………………………. Tiết : …………………………………………………. Lớp : …………………………………………………. BÀI 2. VẼ NÉT THẲNG I.MỤC TIÊU Giúp HS: 1. Nhận biết được các loại nét thẳng 2. Biết cách vẽ nét thẳng 3 3. Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Một số hình vẽ bức tranh có nét thẳng. - Một bài vẽ minh họa. Học sinh chuẩn bị: - Vở tập vẽ 1; Bút chì đen; Bút màu các loại. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập. 2. Giới thiệu bài mới. Giới thiệu bài Ở tiết một các em đã được xem tranh của các bạn về đề tài thiếu nhi vui chơi rất đẹp và sinh động vậy các em sẽ được học những nét đơn giản nhất để rồi các em cũng sẽ vẽ được bức tranh đẹp của riêng mình. Bài học hôm nay; bài 2 Vẽ nét thẳng. GV ghi bảng, hướng dẫn HS đọc đầu bài. Hoạt động 1. Giới thiệu nét thẳng. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng và gợi ý HS nhận biết thế nào là nét vẽ tên của chúng. H?: Thế nào là nét vẽ? H?: Nét nào là nét thẳng ngang? H?: Nét nào là nét thẳng nghiêng ( xiên)? H?: Nét nào là nét thẳng đứng? H?: Nét nào là gấp khúc ( nét gẫy )? Nét vẽ là nét thẳng hoặc nét cong Nét này là nét thẳng ngang: Nét này là nét thẳng nghiêng: Nét này là nét thẳng đứng: Nét này là nét gấp khúc: GV chỉ vào cạnh bàn, bảng để HS thấy rõ hơn về nét thẳng ngang, thẳng đứng, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang thẳng đứng tạo thành hình cái bảng. H?: Ngoài bảng, bàn ra còn có nét thẳng ở những đồ vật nào khác nữa? Vở, ghế, hòm Qua quan sát nhận xét các em đã nhận biết các nét xiên, ngang thẳng đứng gấp khúc để vẽ được những đường nét này gv sẽ hướng dẫn cách vẽ nhé. Hoạt động 2. Hướng dẫn HS vẽ nét thẳng. - GV vẽ các nét thẳng lên bảng để HS quan sát và suy nghĩ rồi đặt câu hỏi: H?: Vẽ nét thẳng như thế nào? 4 Đối với nét thẳng ngang? Đối với nét thẳng nghiêng? Đối với nét gấp khúc? Vẽ từ trái sang phải. Vẽ từ trên xuống. Vẽ liền nét, từ trên xuống từ dưới lên - GV yêu cầu HS quan sát hình ở vở tập vẽ 1 để các em rõ hơn cách vẽ nét thẳng theo chiều mũi tên. - GV vẽ lên bảng và đặt câu hỏi để HS suy nghĩ. H?:Đây là hình gì? H?: Đây là hình gì? Vẽ núi: nét vẽ gấp khúc. Vẽ nước: nét vẽ ngang Vẽ cây: nét thẳng đứng, nét nghiêng Vẽ đất: nét ngang. GV tóm tắt: Dùng nét thẳng, nét nghiêng, ngang có thể vẽ được nhiều hình. VD: Cô vừa hướng dẫn các em cách vẽ nét thẳng, một em nhắc lại cách vẽ? Trước khi thực hành các em quan sát bài vẽ để nắm được các nét thẳng đã được sử dụng như thế nào trong tranh. Hoạt động 3.Thực hành . Yêu cầu của bài tập: HS tự vẽ tranh theo ý thích vào giấy bên phải ở vở tập vẽ 1 - GV hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ khác nhau: + Vẽ nhà, hàng rào . + Vẽ thuyền, núi . + Vẽ cây vẽ nhà .Khi vẽ không được dùng thước, nét tương đối thẳng. Để bài sinh động hơn có thể thêm các hình ảnh: mây, mặt trời . Sau khi vẽ xong hình các em chọn màu theo ý thích để hoàn thành bức tranh. Khi vẽ nhớ vẽ gọn màu trên hình. HS thực hành, GV bao quát lớp và gợi ý. Tìm hình cần vẽ. Cách vẽ nét; Nét thêm hình, Vẽ màu vào hình. Đồng thời động viên khích lệ HS làm bài. Họat đông 4.Nhận xét, đánh giá. GV nhận xét động viên chung. GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ. 5 Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau. ------------------------------------------------- Tuần : …………………………………………………. Ngày soạn : …………………………………………………. Ngày giảng : …………………………………………………. Tiết : …………………………………………………. Lớp : …………………………………………………. Bài 3: MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN I – MỤC TIÊU Giúp HS: - Nhận biết 3 màu đỏ, vàng, lam - Biết vẽ màu vào hình đơn giản. Vẽ được màu kín hình không ra ngoài hình vẽ. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV chuẩn bị: SGK, SGV - Một số tranh ảnh có màu đỏ, vàng, lam như hộp sáp màu, hoa quả - Bài vẽ của những HS năm trước 2. HS chuẩn bị: - Vở tập vẽ 1 - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra đồ dùng học tập 2. Giảng bài mới Giới thiệu bài Hôm nay chúng ta sẽ học về màu sắc. Bài 3… GV ghi bảng HS đọc đầu bài Hoạt động 1. Giới thiệu màu sắc: 3 màu đỏ, vàng, lam GV cho HS quan sát hình 1. bài 3 vở tập vẽ 1 (về 3 màu cơ bản) và đặt câu hỏi: Hỏi: Em hãy kể tên màu ở hình 1? Hỏi: Các màu vừa liệt kê có ở những vật nào? Màu đỏ, vàng, lam chua có màu đỏ, hoa màu vàng, mũ màu xanh lam. Nếu HS gọi sai màu, GV sửa ngay để các em nhận ra được 3 màu: đỏ, vàng, lam. GV giới thiệu một số tranh ảnh kết hợp với vật thật và hỏi: 6 Hỏi: Em hãy kể tên những hình ảnh có trong tranh và những vật thật GV bày? Hỏi: Lá cờ có màu gì? Hỏi: Hộp phấn của cô màu gì? Hỏi: Quả ót có màu gì? (mọi vật xung quanh ta đều có màu sắc. màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn: Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính) Hỏi: Cuộc sống xung quanh ta có những vật gì màu đỏ? Hỏi: Có những vật gì màu vàng? Hỏi: Có những vật gì màu xanh lam? Lá quốc kì, hộp phấn, quả ớt… Có màu đỏ và vàng, ngôi sao màu vàng trên nền đỏ Màu lam Màu đỏ… Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn Quả chuối, hoa cúc Trời, dãy núi Mũ màu đỏ, quả bóng màu đỏ Quả chuối, hoa cúc Trời, dãy núi Vậy ta thấy đây là những hình ảnh có màu đỏ, màu vàng, lam GV yêu cầu HS nhìn vào hộp màu và tìm ra 3 chiếc bút màu đỏ, vàng, xanh lam. Cả lớp cùng chọn ra 3 chiếc bút màu: Đỏ, vàng, lam và giơ lên. Để vẽ được màu đẹp vào hình vẽ GV sẽ hướng dẫn các em cách vẽ. Hoạt động 2. Cách vẽ . Hỏi: Trên bảng có hình vẽ gì? Hỏi: Quả xoài khi chín có màu gì? Hỏi: Quả xoài khi chưa chín có màu gì? Hình vẽ quả xoài Màu vàng Màu xanh Vậy nếu muốn quả xoài chín ta sẽ tô màu vàng, còn quả xoài xanh ta tô màu xanh. GV tô màu lên bảng đồng thời vừa giảng giải cách vẽ: Chú ý tô từ ngoài vào trong đưa nét thật đều, nhẹ tay, đều tay, cố gắng không tô màu chờm ra ngoài. GV tô hoàn chỉnh cả bài Trước khi vẽ các em cùng quan sát các bức tranh vẽ về con vật của các bạn khóa trước để rút kinh nghiệm học tập cho bài vẽ của mình đẹp hơn nhé. Hoạt động 3. Thực hành Chúng ta sẽ vẽ màu vào hình 2,3,4, vở tập vẽ 1 Yêu cầu HS quan sát và đặt các câu hỏi để HS nhận ra các hình ở H2,3,4 và gợi ý về màu của chúng. Hỏi: Hình 2,3,4 vẽ những gì? Hỏi: Lá cờ tổ quốc có màu gì? Lá cờ tổ quốc, quả xoài, núi Nền cờ màu đỏ ngôi sao màu vàng 7 Hỏi: Em sẽ dùng bút màu gì để vẽ lá cờ tổ quốc? Hỏi: Hình quả xoài có thể có những màu gì? Bút màu vàng vẽ ngôi sao, bút màu đỏ vẽ nền Màu vàng hoặc màu xanh Đối với lá cờ tổ quốc nhất thiết phải vẽ màu vàng ở ngôi sao trên nền đỏ. Đối với quả xoài có thể vẽ màu theo ý thích, dãy núi vẽ màu xanh tím. Vậy các em hãy thực hành vẽ màu vào hình 2,3,4 theo thứ tự nhé. GV hướng dẫn HS cầm bút và cách vẽ màu. Cầm bút thoải mái để vẽ màu dễ dàng nên vẽ màu ở xung quanh trước ở giữa sau. HS thực hành GV bao quát lớp và gợi ý thêm những HS còn lúng túng về cách vẽ để HS hoàn thành bài vẽ của mình. Hoạt động 4. Nhân xét đánh giá GV chọn một số bài và hướng dẫn HS nhận xét về Hỏi: Bài nào có cách vẽ đẹp? Hỏi: Bài nào màu chưa đẹp? ví dụ? Hỏi: Em thích bài vẽ nào? GV nhận xét, bổ sung đánh giá bài vẽ. Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp. Nhận xét chung tiết học Dặn dò Về nhà các em tự quan sát các đồ vật trong nhà và gọi tên các màu của chúng ------------------------------------------------ Tuần : …………………………………………………. Ngày soạn : …………………………………………………. Ngày giảng : …………………………………………………. Tiết : …………………………………………………. Lớp …………………………………………………. Bài 4 : VẼ HÌNH TAM GIÁC I - MỤC TIÊU - HS nhận biết được tam giác. - Biết cách vẽ và vẽ được hình tam giác tương tự trong thiên nhiên II - CHUẨN BỊ GV : 8 - Một số hình vẽ các loại có dạng tam giác. - Ê ke, khăn quàng. HS : - Vở tập vẽ 1. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm ta đồ dùng học tập. 2.Giảng bài mới. Giới thiệu bài (1’) Các em đã làm quen, biết cách vẽ nét ngang nét dọc, nét gấp khúc từ các nét thẳng này có thể vẽ được nhiều hình khác nhau. GV ghi bảng HS đọc đầu bài. Hoạt động 1. Giới thiệu hình tam giác. GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở đồ dùng học tập và đặt câu hỏi để các em nhận ra : Hỏi : Hình 1 vẽ những gì? - GV chỉ các hình minh họa ở Hình 3 và yêu cầu HS gọi tên các hình đó. Hỏi : Em hãy gọi tên các hình vẽ có trong tranh? Vẽ cái nón, cái ê ke, mái nhà. Cánh buồm, dãy núi, con cá. - GV tóm tắt : có thể vẽ nhiều hình từ hình tam giác. Hoạt động 2. Hướng dẫn cách vẽ GV đặt câu hỏi : Hỏi : Vẽ hình tam giác ntn? Đồng thời GV vẽ lên bảng cho HS quan sát cách vẽ. Vẽ từng nét. Vẽ từ trên xuống. Vẽ từ trái sang phải ( vẽ theo chiều mũi tên) GV vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau cho HS quan sát : 9 Ta thấy các nét nghiêng đều từ trên xuống, nét ngang vẽ từ trái sang phải. Từ hình tam giác có thể vẽ được nhiều hình như các em có thể quan sát được. Để nắm rõ cách vẽ em nào nhắc lại các bước vẽ tam giác? Hoạt động 3. Thực hành - GV hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ cánh buồm, dãy núi vào phần giấy bên phải Vở TậP Vẽ bài 4. Về 2 hoặc 3 cái thuyền buồm to nhỏ khác nhau. Em nào có khả năng có thể vẽ thêm mây, . Sau khi vẽ xong hình ảnh tranh tiếp đến là vẽ màu : Màu vẽ chọn theo ý thích có thể là : cánh buồm một màu, tất cả các cánh buồm 1 màu, màu buồm của mỗi thuyền khác nhau, màu thuyền khác với màu buồm, - GV hướng dẫn HS vẽ màu của trời và nước. - HS vẽ GV quan sát cả lớp và chú ý những em còn lúng túng để hướng dẫn các em hoàn thành bài vẽ trên lớp. Hoạt động 4. Nhận xét, đánh giá GV chọn một số bài vẽ của HS và gợi ý HS nhận xét về : Hỏi : Bạn đã vận dụng hình tam giác để vẽ về hình ảnh gì? Hỏi : Màu sắc trong bài ntn? Hỏi: Em thích nhất bài nào? Vì sao? GV bổ sung đánh giá bài vẽ, Khen ngợi những em có bài vẽ đẹp. GV nhận xét chung tiết học Dặn dò Quan sát : cỏ, cây, hoa, lá. ------------------------------------------ Tuần : …………………………………………………. Ngày soạn : …………………………………………………. Ngày giảng : …………………………………………………. Tiết : …………………………………………………. Lớp : …………………………………………………. Bài 5 VẼ NÉT CONG I. Mục tiêu Giúp HS: Nhận biết nét cong - Biết cách vẽ nét cong. - Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích. 10 . PHONG CẢNH I – MỤC TIÊU Giúp HS: 1. Nhận biết được tranh phong cảnh 2.Yêu mến cảnh đep quê hương. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV chuẩn bị: - Tranh phong cảnh: Cảnh. phong cảnh: Cảnh biển , cảnh đồng quê, phố phường - Tranh phong cảnh của thiếu nhi và tranh ở vở tập vẽ 1 - Một số tranh phong cảnh của HS lớp trước. HS

Ngày đăng: 31/10/2013, 23:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hỏi: Trờn bảng cú hỡnh vẽ gỡ? Hỏi:  Quả xoài khi chớn cú màu gỡ? Hỏi:  Quả xoài khi chưa chớn cú màu gỡ? - Mĩ thuật cả năm
i Trờn bảng cú hỡnh vẽ gỡ? Hỏi: Quả xoài khi chớn cú màu gỡ? Hỏi: Quả xoài khi chưa chớn cú màu gỡ? (Trang 7)
Giỏo viờn ghi bảng, học sinh đọc đầu bài - Mĩ thuật cả năm
i ỏo viờn ghi bảng, học sinh đọc đầu bài (Trang 11)
GV ghi bảng HS đọc đầu bài - Mĩ thuật cả năm
ghi bảng HS đọc đầu bài (Trang 35)
GV ghi bảng HS đọc đầu bài - Mĩ thuật cả năm
ghi bảng HS đọc đầu bài (Trang 37)
GV ghi bảng HS đọc đầu bài - Mĩ thuật cả năm
ghi bảng HS đọc đầu bài (Trang 39)
GV ghi bảng HS đọc đầu bài - Mĩ thuật cả năm
ghi bảng HS đọc đầu bài (Trang 41)
GV treo hỡnh hướng dẫn lờn bảng và yờu cầu HS quan sỏt và nờu cõu hỏi: Hỏi :  vẽ gà ntn? (HS trả lời theo ý hiểu) - Mĩ thuật cả năm
treo hỡnh hướng dẫn lờn bảng và yờu cầu HS quan sỏt và nờu cõu hỏi: Hỏi : vẽ gà ntn? (HS trả lời theo ý hiểu) (Trang 42)
GV ghi bảng HS đọc đầu bài. - Mĩ thuật cả năm
ghi bảng HS đọc đầu bài (Trang 50)
GV ghi bảng HS đọc đầu bài. - Mĩ thuật cả năm
ghi bảng HS đọc đầu bài (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w