1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương

91 61 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương Đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương Đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương luận văn tốt nghiệp,luận văn thạc sĩ, luận văn cao học, luận văn đại học, luận án tiến sĩ, đồ án tốt nghiệp luận văn tốt nghiệp,luận văn thạc sĩ, luận văn cao học, luận văn đại học, luận án tiến sĩ, đồ án tốt nghiệp

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ THÙY CHI

ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG

HỒ XUÂN HƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ THÙY CHI

ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG

HỒ XUÂN HƯƠNG

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 822.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Thu Hằng

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài khoa học “Đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Thái Nguyên, ngày 27 tháng 12 năm 2020

Tác giả luận văn

Đinh Thị Thùy Chi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Thu Hằng đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn nói riêng

và các thầy cô giáo của trường Đại học sư phạm Thái Nguyên nói chung đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Tôi xin gửi trân trọng cảm ơn BGH trường THPT Bạch Đằng và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè đã động viên, giúp

đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn

Thái Nguyên, ngày 27 tháng 12 năm 2020

Tác giả luận văn

Đinh Thị Thùy Chi

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Đóng góp mới của luận văn 6

8 Cấu trúc của luận văn 7

NỘI DUNG 8

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 8

1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 8

1.1.1 Văn bản, tác giả, độc giả từ cái nhìn liên văn bản 8

1.1.2 Đối thoại và đối thoại văn hóa trong tác phẩm văn học 16

1.2 Vài nét về cuộc đời và thơ Nôm của Hồ Xuân Hương 18

1.2.1 Vài nét về thi sĩ Hồ Xuân Hương 18

1.2.2 Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương 20

1.3 Không gian văn hóa thời đại Hồ Xuân Hương 22

1.3.1 Tiền đề lịch sử - xã hội 22

1.3.2 Không gian văn hóa 24

Chương 2 ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƯƠNG 28

2.1 Đối thoại với văn hóa dân gian 28

2.1.1 Văn hóa dân gian và các tác phẩm mang yếu tố dân gian trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương 28

Trang 6

2.1.2 Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương đối thoại tương hỗ với văn

hóa dân gian 31

2.2 Đối thoại với văn hóa phong kiến phương Đông 42

2.2.1 Văn hóa phong kiến phương Đông và các tác phẩm mang yếu tố văn hóa phong kiến phương Đông 42

2.2.2 Đối thoại tương phản với văn hóa phong kiến phương Đông 45

Chương 3 PHƯƠNG THỨC ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƯƠNG 60

3.1 Sử dụng một sô thủ pháp nghệ thuật dân gian trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương 60

3.1.1 Thủ pháp đố tục giảng thanh 60

3.1.2 Thủ pháp lấp lửng hai mặt 65

3.1.3 Thủ pháp nói lái, chơi chữ, sử dụng khẩu ngữ 67

3.2 Vận dụng thủ pháp giễu nhại và tiếng cười dân gian trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương 70

3.2.1 Thủ pháp giễu nhại 70

3.2.2 Tiếng cười dân gian 77

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 7

đề, xây dựng nhân vật, sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách cảm thụ, đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận Một nền văn hoá đa dạng, bao dung là tiền đề thuận lợi cho văn học phát triển Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là “một không gian nghiên cứu” vừa thẩm định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định Chính vì nhu cầu làm mới văn học nên một loạt những khái niệm mới như đối thoại văn hóa, liên văn bản ra đời đóng sứ mệnh như một công cụ để giải mã cho sự cởi mở trong văn học

2 Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học độc đáo, mang một số nét đặc thù, cá biệt luôn tạo ra một không gian nghiên cứu không có giới hạn trong việc tiếp nhận văn học trong lịch sử Vì vậy, nghiên cứu tiếp nhận các vấn đề có liên quan đến hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương

là một cách tìm lại với những kinh nghiệm lịch sử của quá khứ để tìm hướng tiếp cận những hiện tượng này; đồng thời góp phần hướng đến một góc nhìn đánh giá cởi mở, hợp lý hơn đối với các hiện tượng văn học đương đại khác

3 Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ nổi tiếng được đông đảo độc giả biết đến với tên gọi “Bà chúa thơ Nôm” Có rất nhiều công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương trong nhiều vấn đề như góc độ giới tính, nghệ thuật ngôn từ, hình

Trang 8

tượng thơ Mặt khác, có một số tác phẩm của Hồ Xuân Hương được học trong

chương trình THCS, THPT như: Bánh trôi nước, Tự tình Vì vậy, lựa chọn đề tài Đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương chúng

tôi hi vọng có thêm được một góc nhìn mới, qua đó thấy được quan niệm, tư tưởng nghệ thuật và tài năng sáng tạo của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương trên nền tảng bối cảnh văn hóa đã sản sinh và nuôi dưỡng các tác phẩm, cũng là để góp phần vào quá trình học tập và nghiên cứu các tác phẩm

4 Liên văn bản là một phương pháp phê bình văn học khá phổ biến ngày nay Trong lý thuyết về liên văn bản, nguyên lí đối thoại là một trong số những vấn đề quan trọng, được các nhà nghiên cứu văn học quan tâm hiện nay Tuy nhiên, vấn đề đối thoại theo liên văn bản mới chỉ được nghiên cứu phổ biến ở văn học hiện đại, văn học trung đại còn ít, chưa được khai thác sâu về vấn đề này Chính vì vậy, khi thực hiện luận văn này, tôi hy vọng sẽ trình bày được một vấn đề mới mẻ cụ thể là vấn đề đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương

2 Lịch sử vấn đề

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về thơ

Hồ Xuân Hương Nếu nhà thơ Tản Đà cho rằng ở thơ bà: "Thi trung hữu quỷ" (trong thơ có quỷ), thì nhà thơ Xuân Diệu gọi bà là: "Bà chúa thơ nôm" Trong khi đó, nhà thơ Hoa Bằng gọi bà là "nhà thơ cách mạng" Nhìn chung, bằng con mắt của các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về Hồ Xuân Hương đều có những quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau song đều cùng gặp nhau ở một quan điểm

đó là thơ Hồ Xuân Hương có một phong cách riêng, khác thường, tài hoa

Hồ Xuân Hương là một hồn thơ giàu sắc thái sáng tạo, giàu tính nhân bản nhân văn sâu sắc Một con người độc đáo cả về tính cách lẫn thơ văn mà từ trước đến nay Điều làm nên sự độc đáo nổi tiếng của bà chúa thơ Nôm chính là ngôn

từ trong thơ Hồ Xuân Hương So với các sáng tác của một số nhà thơ đương thời,

Trang 9

là mảng thơ nôm, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của Lưu Hương Kí, Xuân

Hương đàm thoại với một phong cách thơ độc đáo, đậm chất Hồ Xuân Hương

Thơ Hồ Xuân Hương chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng người đọc, gay ấn tượng mạnh, làm say mê, rung động biết bao thế hệ

Trong bài viết “Khuynh hướng thơ Hồ Xuân Hương”, Nguyễn Văn

Hoàn nêu ra vấn đề: "Thơ Hồ Xuân Hương nổi rõ lên khuynh hướng bình dân, khuynh hướng dân gian Điều này được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ, qua việc vận dụng và gia công phát triển, sáng tạo lại tục ngữ, ca dao; triệt để lợi dụng những tính từ, trạng từ, từ lấp láy để tăng hiệu suất chính xác cho việc miêu tả" [6; tr342] Tuy nhiên, tác giả mới chỉ ra cách mà Hồ Xuân Hương sử dụng linh hoạt thi liệu dân gian mà chưa đề cập tới nguyên nhân tại sao Hồ Xuân Hương lại sử dụng như vậy? Ý đồ khi bà sử dụng như vậy là gì? Luận văn của chúng tôi hướng tới làm sáng tỏ điều đó

Trong bài viết: “Hồ Xuân Hương từ cái nhìn hậu hiện đại”, Đoàn Lê

Giang đã từng khẳng định: “Như một viên đá kỳ hình đa sắc, thơ Hồ Xuân Hương

từ mỗi một góc nhìn lại thấy một kiểu dáng mới, một màu sắc mới Có rất nhiều điểm nhìn đối với thơ Hồ Xuân Hương như cái nhìn của văn chương bác học, có người lại nhìn từ điểm nhìn văn hóa dân gian, có người nhìn từ chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng và cũng có người nhìn từ phân tâm học, gần đây có người

lại nhìn từ phê bình nữ quyền luận,…” [4, tr.2] Hồ Xuân Hương là hiện tượng

văn học kỳ lạ, người ta không ngừng tìm hiểu, không ngừng khám phá Hồ Xuân Hương - một hiện tượng thơ tồn tại hàng trăm năm nay mà vẫn không hề cũ bao giờ, luôn được khai thác tìm hiểu trên nhiều phương diện Mặt khác, bà ví Hồ Xuân Hương sáng tác như một nhà văn hậu hiện đại, chứng tỏ một sự gắn bó khăng khít về mặt không gian và thời gian của Hồ Xuân Hương với văn hóa, văn học Vậy nên luận văn của chúng tôi muốn đi sâu để khám phá xem bóng dáng một nhà văn hậu hiện đại có trong một nữ thi sĩ thời trung đại được thể hiện như thế nào?

Trang 10

Nguyễn Đăng Na trong bài"Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian"

in trong cuốn “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”, NXB Giáo dục (2003)

đã nhận xét: " Chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa cấm dục tôn giáo là hai chủ nghĩa đối lập hoàn toàn quan điểm với nhau, tuy nhiên, Xuân Hương đưa những cảm hứng dân gian không được giai cấp thống trị thừa nhận vào thơ chính thức

Đó cũng là nét riêng của Hồ Xuân Hương, bà tiếp tục tiếng cười dân gian một cách thành công Tuy nhiên văn học dân gian không phải là nguồn duy nhất tạo nên Hồ Xuân Hương " [14,tr.363] Đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương với văn hoá dân gian và hẹp hơn là văn học dân gian trong cách cảm, cách nghĩ, từ đó ta thấy sự kế thừa cũng như nét độc đáo riêng của nữ sĩ Tác giả khảo sát thơ Hồ Xuân Hương trên ba hệ thống đề tài: Đề tài về loại người

"có học" hay cụ thể là những bậc anh hùng, hiền nhân quân tử, đề tài về nhà chùa

và đề tài về người phụ nữ rồi đi tới khẳng định: "Hồ Xuân Hương tiếp thu dân gian nhưng không lặp lại dân gian; bà chỉ tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái đúng; cái

gì chưa đúng thì uốn nắn"[14, tr.157] Tuy nhiên, với bài viết này ông chỉ đưa ra vấn đề trong một khuôn khổ nhất định, chưa đặt thơ Hồ Xuân Hương song song trên nhiều phương diện với văn hóa dân gian để thấy được sự đột phá trong phong cách thơ Hồ Xuân Hương Nhưng ở đây, nhà văn đã hé mở sự đa dạng trong phong cách thơ Hồ Xuân Hương, sự ràng buộc trong nhiều mối quan hệ văn hóa nhưng chưa đặt thơ của Hồ Xuân Hương trong đối thoại với văn hóa dân gian, với văn hóa trung đại thời phong kiến một cách cụ thể nên luận văn của chúng tôi rất muốn đi sâu tìm hiểu thêm

Trong nền văn học Việt Nam, bên cạnh mảng dịch thuật, những bài viết, công trình nghiên cứu về nguyên lý đối thoại của Trần Đình Sử, Đặng Anh Đào, Nguyễn Đăng Điệp đem lại nhiều nhận định sâu sắc Cụ thể, Trần Đình Sử trong

“M Bakhtin và thi pháp của Dostoievski” (in trong tạp chí văn nghệ quân đội

năm 1985) là người tiên phong so sánh tiểu thuyết đa thanh và đơn thanh của Bakhtin và Dostoievski “Khi nhân vật được thể hiện tập trung ở sự tự ý thức

Trang 11

nói và lời nói” Do đó quan hệ nhân vật thực chất là quan hệ đối thoại Các sự kiện thực tế là đề tài của đối thoại, thúc đẩy quá trình tự nhận thức Thuật ngữ đối thoại từ đây phát triển một cách mạnh mẽ trên tinh thần của Bakhtin với sự

cụ thể hóa tư tưởng chưa có hồi kết của tính liên chủ thể

Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy viết “Hồ Xuân Hương đã vi phạm một loạt những điều cấm kị”, và những vi phạm, những cấm kị đó được ông trình bày rất

rõ ràng, chi tiết trong quyển “Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực”.Trái

ngược với hình ảnh Hồ Xuân Hương gắn cùng niềm bi ai sầu khổ về số phận bảy nổi ba chìm, Đỗ Lai Thúy đã chỉ ra một Hồ Xuân Hương khác, một Xuân Hương mạnh mẽ tuyên chiến với trật tự xã hội cũ Một khía cạnh vô cùng thú vị được ông khai thác, đó là hoài niệm phồn thực trong thơ bà

Đã có một số luận văn nghiên cứu về vấn đề đối thoại văn hóa tiêu biểu

như luận văn của Nguyễn Nhật Huy “Đối thoại văn hóa trong tiểu thuyết “Đức

Phật, nàng Savitry và tôi”, đại học khoa học xã hội và nhân văn -ĐHQGHN,

năm 2011 Đây cũng là một luận văn khai thác về vấn đề đối thoại văn hóa của một tác phẩm văn học Tuy nhiên có một điểm khác đó là đối thoại văn hóa trong tiểu thuyết cụ thể còn đối với luận văn của tôi là đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương

3 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện luận văn này, chúng tôi hi vọng có thể góp phần tìm hiểu khái niệm về đối thoại văn hóa, những điểm cơ bản về cuộc đời và thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương đồng thời tìm ra những đối thoại văn hóa, những phương

thức để đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng của bà

4 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện luận văn này, chúng tôi không nghiên cứu toàn bộ các tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương mà chủ yếu tập trung tìm hiểu về thơ Nôm truyền tụng của

bà với những đối thoại văn hóa

Trang 12

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu những tiền đề cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu, lí thuyết liên văn bản trong việc tìm hiểu những đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, khái niệm đối thoại và đối thoại văn hóa, đôi nét về đặc điểm thơ Nôm Hồ Xuân Hương Trên cơ sở đó, chúng tôi đi tìm xu hướng đối thoại giữa tác phẩm với văn hóa

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những đối thoại văn hóa trong thơ Hồ Xuân Hương

Chúng tôi sử dụng tác phẩm: “Hồ Xuân Hương thơ và đời”, Nxb Văn học,

Hà Nội, 1998 để khảo sát nghiên cứu cùng với các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài

6 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện luận văn, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận văn hóa học và lý thuyết liên văn bản: Sử dụng

phương pháp tiếp cận văn hóa học Đồng thời, vận dụng lý thuyết liên văn bản

để nhìn nhận tác phẩm như một văn bản luôn tồn tại trong mối liên hệ với những văn bản khác, với người đọc và tác giả, luôn nằm trong một chuỗi bất tận những mối quan hệ

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp phương pháp nghiên cứu

văn hóa, nghiên cứu lịch sử, trên cơ sở kế thừa và khai thác thế mạnh của các ngành khoa học khác để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

Ngoài ra, luận văn của chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như phân tích thi pháp tác phẩm và các thao tác tổng hợp, phân tích, thống kê,

so sánh…

7 Đóng góp mới của luận văn

Trang 13

Đã có rất nhiều luận văn nghiên cứu về Hồ Xuân Hương trên nhiều phương diện trong đó có phương diện văn hóa Tuy nhiên, đối thoại văn hóa là một vấn

đề chưa được khai thác Chính vì vậy, thực hiện luận văn này, tôi muốn đóng góp thêm về vấn đề đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, đặt thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương với văn hóa dân gian và văn hóa phong kiến phương Đông để tìm ra xu hướng đối thoại và phương thức đối thoại

8 Cấu trúc của luận văn

Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung được triển khai trong 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung liên quan đến luận văn

Chương 2: Đối thoại văn hóa trong thơ Hồ Xuân Hương

Chương 3: Phương thức đối thoại văn hóa trong thơ Hồ Xuân Hương

Trang 14

NỘI DUNG

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan

1.1.1 Văn bản, tác giả, độc giả từ cái nhìn liên văn bản

Liên văn bản (LVB - intertextuality) là một trong những thuật ngữ được

sử dụng nhiều nhất nhưng đồng thời cũng là một trong những thuật ngữ khó xác định nhất trong lý thuyết văn học nửa sau thế kỷ XX Theo nghĩa rộng nhất khái niệm này có thể được xác định như là “sự tương tác của các văn bản” [24,tr.5] Tuy nhiên, tùy thuộc vào các lập trường triết học và nghiên cứu của nhà khoa học mà nội dung cụ thể của nó có thể biến đổi

Đứng ở phía là các tác giả hiểu LVB như một thủ pháp văn học xác định (trích dẫn, ám chỉ, bình giải, nhại, bắt chước, vay mượn); cách hiểu như thế đòi hỏi sự hiện diện của văn bản gốc đã có trước và xu hướng của tác giả sử dụng văn bản gốc đó Trong cách tiếp cận này không có gì mới ngoài thuật ngữ được dùng để biểu thị các hiện tượng văn học vốn cũng cổ xưa như chính văn học Chẳng hạn, khi tìm hiểu các tác phẩm văn học ở phương Đông và phương Tây, tất yếu sẽ bộc lộ dấu vết của liên văn bản Tác phẩm nào cũng có dáng dấp của thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, các thể loại của văn học dân gian với

ý thức trong trường ngôn ngữ, tư duy bằng mã ngôn ngữ xuyên trong không

gian và thời gian chịu ảnh hưởng lẫn nhau Trong tác phẩm “Rừng xà nu” của

Nguyễn Trung Thành ta thấy dáng dấp của thể loại sử thi, xây dựng hình tượng nhân vật điển hình về hình thức lẫn hành động, thường là những nhân vật anh hùng có ý nghĩa lịch sử đó là nhân vật Tnú Như vậy, ý thức liên văn bản luôn sẵn có trong quá trình sáng tạo chung, hành trình sáng tác nói riêng của nhân loại, biểu hiện rất nhiều những dấu vết của các công trình quá khứ một cách rõ

Trang 15

Liên văn bản là một lý thuyết văn học có phạm vi rộng lớn Nên chính vì vậy khi nghiên cứu chúng ta chỉ tìm hiểu về một trong những khía cạnh nhỏ của liên văn bản Ở đây, chúng tôi tìm hiểu kĩ về khái niệm văn bản và các khái niệm khác liên quan đến văn bản như tác giả, độc giả

Ở cả phương Đông và phương Tây, văn bản được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố, kết hợp với nhau một cách rất chặt chẽ về mặt lý luận Vì vậy, tính liên văn bản vì vậy được hiểu là đặc tính bản thể luận của mọi văn bản Về cơ bản, tính liên văn bản là quan hệ tương tác, các văn bản có sự “nương nhờ” lẫn nhau, được thực hiện trong tư duy hình thành nội dung văn bản của tác giả và tiếp cận, tiêu thụ văn bản của người đọc Nó chống lại mọi định kiến về cội nguồn, sự độc sáng, tính tự trị, tính biệt lập của các tác giả, văn bản và độc giả

Theo Bakhtin, đứng ở một khía cạnh khác, LVB được hiểu như là “thuộc tính bản thể của mọi văn bản (“bất kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản”, R Barthes), tức là giữa các văn bản không có sự độc lập, không có ranh giới riêng khiến ta không thể phân biệt được các văn bản của cá nhân các tác giả, giữa văn bản văn học cá nhân và văn bản vĩ mô của truyền thống, giữa các văn bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau (không nhất thiết là mang tính nghệ thuật), giữa văn bản và độc giả, và cuối cùng, giữa các văn bản và hiện thực” [24,tr.26] Như vậy LVB mô tả không phải hiện tượng văn học, mà một quy luật khách quan nào đấy phụ thuộc vào sự tồn tại, tư duy phát triển của con người Do đã có sự xóa nhòa về ranh giới, liên văn bản cũng tạo nên sự hiện hữu, đồng hành cùng tồn tại trong các văn bản hiện thời của các văn bản truyền thống và các văn bản khác Mặc dù các văn bản bị xóa nhòa về ranh giới nhưng nhiều loại tư tưởng khác nhau cùng tồn tại trong văn học và đặc biệt là sự đối thoại của các tư tưởng này trong văn học của các tác giả với các tư tưởng khác được khuyến khích thể hiện công khai chứ không phải là cái nhìn kín đáo, phiến diện, theo ý đồ chủ quan của tác giả nữa Trong thực tế, một tác phẩm văn học ra đời luôn chịu sự tác động của thời đại, của nền văn hóa trong thời đại đó Điều này lí giải cho vấn

Trang 16

đề trong cùng một thời đại mà kết cấu hay kết thúc của một số tác phẩm văn học rất giống nhau, hay cách giải quyết vấn đề của tác giả tương đối giống nhau Trong giai đoạn văn học hiện thực 1930-1945, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa nên các tác giả không “tìm ra lối thoát” cho các

nhân vật của mình Chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố cũng có kết cục đen tối như bầu trời đêm cuối tác phẩm, Lão Hạc trong “Lão Hạc” của Nam Cao

vì quá nghèo đói bần cùng nên phải kết thúc cuộc đời bằng cách ăn bả chó để chết… Như vậy, ở những tác phẩm cùng thời luôn có sự tương đồng trong cách nghĩ, cách viết của tác giả mà liên văn bản gọi đó là sự “xóa nhòa ranh giới”

Người viết - hay còn gọi là tác giả, là những người sản sinh ra văn bản và văn bản được ví như “những đứa con tinh thần” của tác giả Về mặt hình thức, tác giả là những người tạo ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học Về thực chất, “tác giả là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới”[24, tr.27] Đây là cách định nghĩa phổ biến trong tìm hiểu văn học hiện đại Tác giả vẫn luôn là chủ thể trực tiếp tạo nên hình thức và nội dung của tác phẩm, đó là quá trình sáng tạo riêng biệt Tuy nhiên, dưới điểm nhìn của các nhà văn học hậu hiện đại, trong tâm thế liên văn bản thường trực, thì sự nhìn nhận về tác giả, hay người viết, cũng bao trùm những sắc thái mới Theo R.Barthes, cũng có thể xem người viết như một kẻ truyền đạt và người đọc là kẻ thụ nhận, vai trò của hai chủ thể trên là song song và không thể thay thế trong quá trình hình thành ý nghĩa văn bản Tác giả, được xem như “cha đẻ” của các văn bản, hình thành các quy ước ngữ nghĩa, các diễn ngôn văn hóa, các kí hiệu triết học

Trong sự xâm lấn của trào lưu và nhận thức luận hậu hiện đại, tác giả đã hoàn toàn mất đi vai trò độc tôn trong việc ấn định ý nghĩa cho văn bản Điều này đi ngược lại quan điểm khi tìm hiểu, nghiên cứu văn bản, chỉ cần khai thác được hàm ý cụ thể của tác giả khi sáng tạo tác phẩm là sẽ phân tích được toàn bộ nội dung tác phẩm Cụ thể hơn, chính văn bản không bị gò ép, cố định theo ý

Trang 17

niệm của tác giả, nó được thể hiện nội lực vận động theo đúng quy luật phát triển Bản thân nó tuân theo những quy luật tự trị và người viết chỉ là một phần trong việc quyết định và chuyển dịch ngữ nghĩa của văn bản Hơn nữa, theo liên văn bản, một văn bản không tồn tại một tác giả cố định với một ý nghĩa được đinh sẵn mà có sự giao cắt không ngừng giữa các ranh giới và các mạng lưới văn bản

từ đó đã khiến nảy sinh vô số những luồng tư tưởng của nhiều các tác giả khác nhau trong một văn bản, tức là, đọc một văn bản của một tác giả nhưng ta bắt gặp bóng dáng của rất nhiều luồng tư tưởng khác của những tác giả khác có thể không cùng thời, không cùng phong cách

Trong Công trình Lý thuyết văn chương đương đại của John Lye, cho rằng,

tác giả, trong quá trình viết, luôn chịu sự tác động của bốn loại văn cảnh, tức là, nội dung và ý nghĩa của các văn bản được tạo nên không do hoàn toàn chủ quan tác giả mà bị chi phối của những yếu tố khách quan tác động Đầu tiên, đó là văn cảnh thẩm mỹ, tức là những biểu tượng, hình ảnh liên quan về mặt hình thức, cái đẹp Vốn được coi là những văn cảnh nghệ thuật nói chung, với các phương tiện sáng tạo văn bản, khi tiếp cận văn bản, người đọc có thể cảm nhận được tính thẩm mỹ và phong cách thời đại mà tác giả đã kế thừa hay lựa chọn Tiếp theo là những điều kiện văn hóa và kinh tế xã hội của việc tạo lập và tiếp nhận văn bản

đó Trong một văn bản, tất cả hình tượng, ngôn ngữ, ý nghĩa đều mang dấu ấn của văn hóa và xã hội Với những tác phẩm văn học giai đoạn 1930- 1945, với một tình hình đất nước khó khăn, chìm đắm trong nạn đói và sự bóc lột của tầng lớp thống trị về sưu thuế Nhân dân phần số đông là dân trí thấp, mù chữ, nghèo đói, bị kìm kẹp về vật chất và tinh thần, nên chính vì vậy các yếu tố về ngôn ngữ, hình ảnh, tư duy cũng bị ảnh hưởng tới điều đó Thứ ba là các bối cảnh gắn với lịch sử cá nhân, sự diễn giải và ý nghĩa của nó đối với người viết như một cá nhân lẫn một chủ thể sáng tạo Điều này thể hiện rõ nhất đối với các nhà văn, nhà thơ có cuộc đời đầy sóng gió và biến cố Họ luôn thể hiện bóng dáng lịch sử cá nhân của mình trong các văn bản, tạo ra một khía cạnh tìm hiểu cho người đọc

Trang 18

khi tiếp cận văn bản của họ Ví dụ khi tiếp cận tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử, ta có thể thấy rõ về lịch sử cá nhân ở đây Cuộc gặp gỡ với người con gái xứ Huế Hoàng Thị Kim Cúc đã khiến ông để nhớ để thương Nhưng sau đó ông mắc bệnh phong và điều trị bệnh ở Quy Nhơn Vào một ngày đẹp trời, ông nhận được tấm bưu ảnh có hình thôn Vĩ Dạ kèm theo mấy lời hỏi thăm của Hoàng Thị Kim Cúc- người con gái mà ông đã yêu bằng một tình yêu đơn phương vô vọng và ông đã sáng tác tác phẩm ấy Tác phẩm ấy đã mang đậm dấu ấn về lịch sử cá nhân của tác giả Cuối cùng, cũng quan trọng nhất, là sự ảnh hưởng của những nền văn hóa phụ, giai cấp, chủng tộc, phái tính, khu vực, tạo nên một hệ thống thái độ, nhận thức, nhãn quan và biểu tượng riêng Hơn nữa, bốn loại văn cảnh đó không tách biệt mà luôn đan xen với nhau trong suốt quá trình sống cũng như sáng tác của người viết, và không phải toàn bộ chúng đều được thể hiện theo nhận thức tường minh, mà có một số chỉ hiển lộ qua những yếu tố hàm ẩn, mơ hồ, đa nghĩa Do có nhiều sự chi phối nên mọi ý tưởng ban đầu của nhà văn sẽ không bao giờ được ấn định một cách trọn vẹn vào trong tác phẩm theo đúng với ý tưởng ban đầu mà qua sự chi phối ít nhiều của các văn cảnh, khi thực sự bước vào tiến trình tạo lập, văn bản đều phần nào lệch hướng và được cung cấp những cấu trúc hoàn toàn mới lạ, tự do Trong quá trình lựa chọn những kết hợp của trục biểu đạt, các ý tưởng ban đầu của tác giả không ngừng bị chi phối, ý tưởng này lại sản sinh ra những liên tưởng khác và

cứ thế bội sinh lên những ngữ nghĩa mới lạ mà chính tác giả không lường trước được Không chỉ có tác giả không kiểm soát được mà chính người viết cũng không thể dự đoán hay kiểm soát trường liên tưởng tồn tại trong văn bản do chính mình tìm tòi, ghép các mảnh nghĩa Chính vì vậy, ngôn ngữ đóng một vị trí quan trọng trong việc tạo lập văn bản thông qua ý thức của người viết hay tác giả Trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, bà cũng luôn bị chịu ảnh hưởng của bốn loại văn cảnh đó Hồ Xuân Hương luôn biết tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc, những nét đẹp trong văn hóa dân tộc, tuy nhiên, các

Trang 19

sáng tác của bà cũng chịu ít nhiều về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của thời đại bà sinh sống Và một điểm đặc biệt nữa là Hồ Xuân Hương có một cuộc đời không bằng phẳng, hai lần lấy chồng làm lẽ Điều này cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các tác phẩm của bà

Người đọc, người tiếp nhận hay độc giả là một trong những nhân tố chủ

đạo của quá trình diễn giải và giải mã trong văn học Người đọc, theo Từ điển

thuật ngữ văn học, là “cá nhân thông qua hành vi đọc mà tham gia vào đời sống

xã hội Trong lý luận tiếp nhận, khái niệm người đọc có các nội dung sau: 1) Người đọc thực tế bao gồm người đọc thông thường và người đọc chuyên nghiệp; 2) Người đọc trong quan niệm được chia làm hai loại Người đọc với tư cách là đối tượng của ý hướng và người đọc hàm ẩn” [5; tr.45-46] Những khái niệm

này đã được làm rõ trong lý luận văn học hiện đại Cho đến giai đoạn hậu hiện đại, vị thế người đọc càng được nâng cao, tâm lý đọc được đào sâu phân tích Có thể nói, sự khám phá kĩ lượng đặc tính và việc phát hiện vai trò của độc giả đối với quá trình tạo nghĩa cho văn bản cũng là một trong những bước ngoặt quan trọng của lý thuyết liên văn bản

Có thể thấy, trong bối cảnh “tác giả đã chết”, đã đánh mất sự quyết định

về ranh giới giữa văn bản và liên văn bản, thì chính độc giả là chủ thể xác lập ranh giới ấy Vì so với một cá nhân người viết với thế giới quan, thì người đọc, với tư duy và khả năng nghiên cứu, lĩnh hội của mình đã đủ sức mạnh để mở ra

và tạo dựng nên yếu tính liên văn bản của chính văn bản đó Ý tưởng này đã được

R.Barthes khai triển: “sự cáo chung vai trò chủ quyền của tác giả cũng là sự ra

đời của người đọc và vận mệnh của một văn bản không phải tùy thuộc vào xuất

xứ mà được xác định bởi đích đến của nó: người đọc” [24; tr.148] Độc giả, có

thể nói, là người đã giải phóng năng lượng liên văn bản bởi lẽ liên văn bản không tồn tại dưới dạng tường minh công khai mà luôn luôn tiềm tàng giữa những khoảng trống và dưới mỗi mạch ngầm của một tập hợp các chuỗi ngữ nghĩa kí hiệu trong văn bản Như vậy, người đọc đã được xác lập rõ vai trò của đồng đẳng

Trang 20

và độc lập trong văn bản Chủ thể ấy tiếp nhận ý nghĩa gửi gắm từ văn bản, nhưng đồng thời, cũng là một thành tố khi lĩnh hội, cảm thụ được ý nghĩa đó, và tác nhân tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nghĩa cho văn bản Trong khoảnh khắc tiếp cận, người đọc không chỉ đồng sáng tạo nên văn bản, mà thực chất, còn tự

do sáng tạo nên các diện mạo đa dạng và phong phú của văn bản, bằng điều kiện văn hóa, nguồn nhận thức, điều kiện triết học, văn cảnh, nói cách khác, là các cách đọc mà đối tượng ấy bị chi phối, hoặc kế thừa, lựa chọn

Như R Barthes viết, “Mọi văn bản đều là liên văn bản đối với một văn bản khác, nhưng không nên hiểu tính liên văn bản này theo kiểu là văn bản có một nguồn gốc nào đó; mọi sự tìm kiếm “cội nguồn” và “ảnh hưởng” là phù hợp với huyền thoại về quan hệ huyết thống của tác phẩm, văn bản thì lại được tạo nên từ những trích đoạn vô danh, không nắm bắt được nhưng đồng thời lại đã từng được đọc - những trích đoạn không để trong ngoặc kép” Tức là theo R Barthes, bất kỳ văn bản nào cũng được hiểu như một không gian đa chiều, nơi

có rất nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau mà không một cái nào là gốc

cả Mọi hiện tượng từ tác phẩm văn hóa, trên nhiều lĩnh vực của đời sống văn học, triết học, kinh tế, chính trị, xã hội, các trích đoạn, cách ngôn cho đến một cuộc đời, một quan niệm, một lối sống, một bản ngã,… đều có thể được xem như một văn bản Và chúng không ngừng lớn lên, chi phối lẫn nhau, cùng nhau để sản sinh ra những hệ giá trị mới, những văn bản mới và những văn bản đó lại bội sinh sự chi phối các văn bản khác

Như trên đã chứng minh, văn bản không xác định một cách sắc nét giữa các ranh giới, mặc dù các ranh giới cùng tồn tại nhưng ở trạng thái nhập nhằng Thứ nhất, đấy là ranh giới của các thể loại văn học và phi văn học, cũng như giữa các thể loại văn học với nhau Như đã phân tích, mạng lưới liên văn bản tiến hành đánh đổ những quan điểm “duy nhất” của các hiện tượng trong đời sống, đưa chúng vào đa nhãn quan Hơn nữa, cảm thức liên thể loại trong sáng tạo văn học đã và đang chi phối mạnh mẽ lối viết hậu hiện đại Sự xâm lấn giữa văn xuôi

Trang 21

và thơ, giữa hình thức của truyện ngắn, truyện dài, sự liên kết các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, v.v, ngày càng phổ biến trong các thực hành ngôn ngữ văn chương đương đại Điều này kéo theo việc có nhiều văn bản không xác định được rõ thể loại, thậm chí tạo ra một thể loại biến thể mới rất độc đáo Việc trộn lẫn giữa tư duy và hình thức sáng tác khác nhau đã cấu tạo nên một văn bản đa cấu trúc Thứ hai, nó còn bao hàm cả sự hòa quyện những thành tố bên ngoài và bên trong của các văn bản khác nhau Đấy là mạng liên văn bản luôn chi phối cấu trúc nội tại và ngoại tại của mọi văn bản văn học Thứ

ba, ranh giới của các văn cảnh, ý thức cá nhân, vốn hiểu biết, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội, điểm tựa triết học, diễn ngôn văn hóa và các nhân tố phụ như: khu vực, phái tính, quy ước ngôn ngữ,… đều không được xác định rõ nét do chúng tác động đồng thời, liên tục vào quá trình đọc và viết, tạo nên một diện mạo mới văn bản Thứ tư, ngay tại nút giao của các tuyến ngôn ngữ đó, sự phân biệt giữa những cá nhân các tác giả cũng hòa trộn phức hợp, và không tồn tại một tác giả cố định đối một văn bản nhất định, về bản chất và thậm chí cả hình thức do sự hỗn hợp đa phương diện Hơn nữa, sự liên đới, giao cắt và đan xen giữa những ranh giới không chỉ dừng lại ở một số phạm trù nhất định, giới hạn của nó không ngừng được mở rộng sang cả định mức về không - thời gian, về sự minh định các khái niệm: người viết/sự viết, người đọc/sự đọc, ý nghĩa của văn bản,… Mọi văn bản đều không xác định được bản thể, đều trong quá trình vận động chuyển nghĩa liên tục Văn bản không ở trạng thái tĩnh, luôn phụ thuộc những yếu tố bên trong và bên ngoài, luôn tồn tại các chỗ trống cần được bổ sung cho hoàn chỉnh bằng sự tương giao của việc các văn bản hòa trộn và lúc ý thức liên văn bản vận hành trong người viết lẫn người đọc

Bên cạnh tác giả và độc giả tạo sự lập nên văn bản, văn bản, tự nó, còn bộc

lộ tính giải cấu trúc, hay chính là tính phi trung tâm sâu sắc Với năng lượng tương liên mạnh mẽ như vậy, tất yếu văn bản, cũng như ngôn ngữ, đều có tính đối thoại Nội hàm một văn bản chứa trong nó vô số các yếu tố cấu thành một

Trang 22

văn bản hoàn chỉnh như tiếng nói, bản ngã, văn cảnh và hồi quang của hệ thống diễn ngôn, nói cách khác, là những ý niệm, những mạnh vụn ngôn ngữ xuyên không-thời gian gặp nhau tại một điểm hoặc đan xen lẫn nhau Tuy nhiên, mặc

dù là nền tảng để tư duy về khái niệm, nhưng cần phân biệt giữa tính đối thoại trong ý thức của Bakhtin với trong ý thức liên văn bản Đối với Bakhtin, đối thoại luôn có tính tư tưởng, nó là những tác động giữa các giá trị của bối cảnh xã hội

và ý thức cá nhân Trong khi đó, đối thoại theo tinh thần liên văn bản là việc tổng hợp và biến cải các mã ngôn ngữ khi chuyển đổi giữa các hệ thống biểu tượng khác nhau, các trường văn bản khác nhau Như vậy, đối thoại của Bakhtin có tính

xã hội, còn của liên văn bản có tính kí hiệu

Về vấn đề ý nghĩa của văn bản, phương diện này bộc lộ tính đa tầng, không

cố định một ý nghĩa nhất định Văn bản này được tạo ra từ ngữ cảnh hay ý nghĩa của các văn bản kia và đồng thời cũng trở thành cơ sở để tạo lập cho các văn bản khác Văn bản hậu hiện đại đã vượt ra mọi định chế và quan niệm trước đây về văn bản Trong đó, cùng với tính đa tầng, là bản chất đa trị, đa nguyên và đa diện được hình thành xuyên suốt trong quá trình liên kết và giải liên kết không ngừng nghỉ của tác giả và độc giả Tiềm năng về nghĩa của văn bản vì vậy mà luôn phát tán khắp mạng lưới liên ngôn ngữ, luôn di chuyển phức hợp xung quanh khoảng trống, bên dưới mạch ngầm và tràn phủ trong không gian của các kết nối văn bản khác Có thể nói, hệ thống kí hiệu trong văn bản luôn có khả năng dự báo và phác thảo những gì rộng rãi và xa xôi hơn chính sự hiện diện nguyên sơ của nó

Có thể nói, là một tác giả trong thời kì trung đại nhưng Hồ Xuân Hương lại được đánh giá là hậu hiện đại với những biểu hiện của liên văn bản ẩn sâu trong lớp vỏ ngôn từ, mạng lưới liên kết ngữ nghĩa là đối thoại văn hóa dưới nhiều tầng bậc

1.1.2 Đối thoại và đối thoại văn hóa trong tác phẩm văn học

Trang 23

Đối thoại là một khái niệm rất quen thuộc và gần gũi Theo cách hiểu thông thường, đối thoại là sự trình bày, trao đổi với nhau về thông tin hay một vấn đề nào đó Các yếu tố tạo nên đối thoại bao giờ cũng từ hai yếu tố trở nên Chúng

ta vẫn thường hiểu đối thoại nó sẽ là một cuộc hội thoại giữa hai hay nhiều người, bàn bạc về một vấn đề mà tất cả mọi người tham gia và cuộc hội thoại đó đều có những hiểu biết nhất định trao đổi, tham góp ý kiến, bàn bạc tìm cách giải quyết

Tuy nhiên, trong nghiên cứu văn học, đối thoại theo cách hiểu từ lý thuyết liên văn bản thì có rất nhiều điều đáng quan tâm Bakhtin đã viết trong cuốn “Lý thuyết liên văn bản”: “con người tạo dựng các mối quan hệ liên chủ thể thông qua đối thoại, nhưng đối thoại không chỉ gói gọn trong hình thức tranh luận trực tiếp Kristva đã bỏ qua hai cấp độ đối thoại đầu có tính chất thực tiễn sinh tồn và thống nhất biện chứng để tập trung khếch đại các cấp độ sau Cấp độ đối thoại thứ ba duy trì sự bình đẳng mãi mãi giữa các bên tham thoại Nó cởi mở với mọi kết quả có thể có Nó không nhằm làm cho đối phương câm bặt Sự im lặng của chủ thể đối thoại luôn kèm với cái nhìn chăm chú, mong chờ được lắng nghe Cấp độ đối thoại này mang tính đa bội, tính vô hạn đa chiều Chủ thể và khách thể đối thoại không bị giới hạn, được vận động linh hoạt theo không gian và thời gian.” [24,tr.47]

Theo cách hiểu của chúng tôi, đối thoại văn hóa trong các tác phẩm văn học là sự trao đổi thông tin giữa văn hóa và văn học, giữa tác giả tác phẩm với văn hóa dân tộc, tùy thuộc vào quan điểm của tác giả mà hình thành nên xu hướng đối thoại Xu hướng của đối thoại văn hóa được phân hóa thành 2 kiểu Một là xu hướng đối thoại về mặt hình thức đó là đối thoại trực tiếp và đối thoại gián tiếp Hai là xu hướng đối thoại về mặt nội dung và ý nghĩa đó là đối thoại tương phản và đối thoại tương hỗ Tức là trong đối thoại, tác phẩm văn học có thể tán đồng hoặc đả kích với văn hóa dân tộc

Theo chúng tôi, khi đọc các tác phẩm văn học ta thấy bóng dáng của văn hóa trong đó Đây dường như là một điều tất yếu khi văn học là một bộ phận

Trang 24

trong hệ thống văn hóa Đối thoại văn hóa trải qua thời gian ngày càng đậm nét trong các tác phẩm văn học, khác hoàn toàn so với trước khi tìm hiểu một tác phẩm văn học luôn tập trung tới khía cạnh nội dung và nghệ thuật Đối thoại văn hóa trong các tác phẩm văn học luôn có cả phạm vi rộng và phạm vi hẹp Có những tác phẩm văn học chỉ đối thoại một nét rất nhỏ trong văn hóa của một giai đoạn rất ngắn nhưng cũng có những tác phẩm văn học đối thoại với văn hóa chung cho cả một thời kì và thậm chí còn có sức lan tỏa rộng khắp với văn hóa của nhiều quốc gia, dân tộc và có sức ảnh hưởng tới thời đại mới Như vậy, vấn

đề đối thoại văn hóa trong văn học luôn như một mảnh đất thâm canh mà rất nhiều người nghiên cứu muốn “cày xới” và tìm hiểu về vấn đề này Bởi lẽ khi đi sâu tìm hiểu về đối thoại văn hóa, chúng ta không chỉ hiểu sâu sắc về thông điệp,

ý nghĩa mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm mà chúng ta còn hiểu thêm về những nét văn hóa có thể là thời điểm mà các tác giả sống, cũng có thể là sự hoài niệm,

sự trân trọng các giá trị văn hóa từ xa xưa của tác giả

Như vậy, với chất liệu ngôn từ, với yếu tính của liên văn bản, một tác phẩm văn học hay một hiện tượng văn học có giá trị thường tạo ra đối thoại văn hóa đa thanh điệu, đối thoại văn hóa trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương là một ví dụ điển hình

1.2 Vài nét về cuộc đời và thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

1.2.1 Vài nét về thi sĩ Hồ Xuân Hương

Trong nền văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ với những hiện tượng rất đặc biệt, không chỉ trong nội dung và nghệ thuật sáng tác mà ngay cả trong tư duy sáng tác của Hồ Xuân Hương vẫn còn là những vấn đề đặc biệt, nếu tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu sẽ tìm ra rất nhiều điểm mới và độc đáo Riêng về cuộc đời riêng tư của nhà thơ, cho đến nay vẫn chưa thể xác định một cách chính xác, vẫn còn là những dấu hỏi mà các nhà nghiên cứu vẫn đang trong quá trình tìm hiểu

Trang 25

Cho đến nay, qua quá trình nghiên cứu đã có rất nhiều những tư liệu văn học và qua những nguồn thư tịch (tuy chưa có cơ sở chắc chắn), nhưng các nhà nghiên cứu của nhiều thế hệ đã lắp ghép những nguồn tài liệu nghiên cứu để tạo nên hình dáng cuộc đời của nhà thơ, mặc dù giữa họ cũng có những luồng tư tưởng khác nhau song cũng đã có nhiều điểm tương đồng tạo nên một nguồn tài liệu chung để tham khảo

Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương thì bà là con ông

Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái Do điều kiện gia đình khó khăn, không thể tiếp tục học, ông ra dạy học kiếm sống ở Hải Hưng, Hà Bắc Tại đây ông đã lấy một cô gái họ Hà, người BắcNinh làm vợ lẽ và Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó Nhưng theo một tài liệu mới được công bố (trên tạp chí Văn học số 10-1964) của nhà nghiên cứu văn học cố giáo sư Trận Thanh Mai, thì Hồ Xuân Hương có cùng quê quán, nhưng là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786) Trước khi nữ sĩ chào đời, gia đình thầy đồ Diễn dọn về ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận (gần

Hồ Tây - Hà Nội bây giờ) Lúc Hồ Xuân Hương đã lớn, gia đình về thôn Tiên Thị, Tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lý Quốc Sư - Hà Nội) Khi đến tuổi thành niên, Hồ Xuân Hương có một ngôi nhà riêng dựng gần hồ Tây, lấy tên là Cổ Nguyệt đường

Hiện nay, Hồ Xuân Hương không rõ năm sinh, năm mất, chỉ xác định được khoảng thời gian bà sinh sống, và thời đại bà sinh sống Tuy nhiên, dựa theo khoảng thời gian và thời đại bà sinh sống, về con người Hồ Xuân Hương có những điều rất đặc biệt Trong ý niệm của tất cả chúng ta, khác với những cái tên như Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương là một người phụ

nữ không tuổi, không bao giờ già Cuộc đời của Hồ Xuân Hương gắn liềnvới đời thơ của bà Mỗi một giai đoạn lịch sử cá nhân, bà đều phản ảnh trong các tác phẩm thơ , đặc biệt là thơ Nôm Do không rõ về thời gian cụ thể, nhưng nhờ có

Trang 26

thơ mà việc nghiên cứu tìm hiểu về Hồ Xuân Hương có phần dễ dàng khi đều lần theo các bài thơ làm mốc chính, thêm vào với những câu chuyện truyền miệng, mà viết lại cuộc đời của Xuân Hương ở rất nhiều khía cạnh Cuộc đời của

Hồ Xuân Hương có những mốc quan trọng như thời đi học chữ Nho, thời Tổng Cóc, thời ông Phủ Vĩnh Tường, thời Chiêu Hổ… mỗi thời đều có những nét văn hóa riêng, hiện hữu trong các tác phẩm của bà, tạo nên tính đối thoại văn hóa trong thơ bà

Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc”[15 ;tr.282]

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ có tài và giàu cảm xúc, nhưng “vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ của bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình cảm của người phụ nữ” Thơ Xuân Hương cũng nhiều sự trắc ẩn, phức tạp như chính cuộc đời bà Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu truyền tryuyền miệng, bảo vệ của nhân dân nên có rất nhiều dị bản Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về thi sĩ

Hồ Xuân Hương Và một câu hỏi khó lí giải được đó là có một Hồ Xuân Hương với các tác phẩm thơ của chính bà hay không ? Câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có một lời giải đáp một cách chính xác, tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, trong nền văn học dân tộc, có một nhà thơ Hồ Xuân Hương với những tác phẩm thơ hay như vậy và đang là một nhà thơ được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu

1.2.2 Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

Có thể nói cho đến nay, hiện tượng thơ của Hồ Xuân Hương vẫn là vấn đề đáng được quan tâm Trong nước đã có hàng triệu bản in thơ Hồ Xuân Hương Trên thế giới, thơ Hồ Xuân Hương dịch ra tiếng Nga, tiếng Pháp, và các nhà nổi

Trang 27

tổng giám đốc UNESCO đều có những bài viết sâu sắc và thú vị Với người Việt,

Hồ Xuân Hương đã cuốn hút quanh mình biết bao nhiêu ngươi trong làng văn chương và khảo cứu Ngoài tám mươi tuổi nhưng cụ Hoàng Xuân Hãn còn thấy hào hứng khi bình các câu thơ của Hồ Xuân Hương và ngay cả những nhà văn hiện đại cũng chắp bút bàn về thơ của Hồ Xuân Hương như Nguyễn Tuân, Bùi Bội Tỉnh…

Các tác phẩm của bà đã bị thất lạc nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu

là những bài thơ Nôm truyền tụng Số thơ Nôm lâu nay được coi là của nữ sĩ khoảng năm mươi bài Ðây là tập thơ Nôm luật Ðường xuất sắc của nền văn học

dân tộc (Tập thơ Xuân Hương thi tập) Ngoài tập thơ này còn có tập thơ Lưu

Hương ký mang bút danh của Hồ Xuân Hương đã được ông Trần Thanh Mại sưu

tầm năm 1964 bao gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm Những bài thơ chữ Hán với đề tài về tình yêu, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước nên cũng chưa thể hiện được rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương Vì vậy, việc nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà Trong thơ Nôm của bà, cách tả và cách sử dụng từ ngữ

vô cùng sống động và đặc sắc Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá thơ Hồ Xuân Hương

là "tót vời của nguồn thơ nôm na bình dân"

Theo cuốn Lịch sử Việt Nam tập I - nxb Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam

biên soạn đã chỉ ra thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học đã được xác định một phần quý báu trong lịch sử văn hiến lâu đời của dân tộc ta Lần đầu tiên, tên tuổi chói lọi của Hồ Xuân Hương được ghi vào pho sử vàng của dân tộc

- một phụ nữ tài hoa - một nhà thơ kiệt xuất - một tài năng văn học độc đáo Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương đa màu sắc vừa nhẹ nhàng vừa mạnh mẽ, bên cạnh cái nét hiện thực truyền thống còn có cái nét văn hóa thời đại vươn mình vốn đậm đà sôi nổi Bên cạnh những vần thơ than thân còn có những vần thơ phản kháng thời cuộc, bày tỏ sự kiêu hãnh về vị trí và vai trò của người phụ

nữ

Trang 28

Trong thơ Nôm truyền tụng của bà, ta còn thấy một tiếng nói chung bên cạnh tiếng nói cá nhân- một tiếng nói mang tính chất cộng đồng Cộng đồng ở đây có thể được coi là cộng đồng văn hóa, hội tụ nhiều loại hình văn hóa trong thơ Hồ Xuân Hương Chính vì vậy, thơ của bà luôn có tính đối thoại văn hóa

Thơ Hồ Xuân Hương đậm tính dân tộc và đại chúng Nội dung thơ của Xuân Hương thể hiện những điều bình dị, dân dã từ đời sống bình dân, hằng ngày

và trên đất nước nhà Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực giữa trời đất, phá bỏ những khuôn sáo mà nhìn cuộc đời thu vào thơ ca bằng chính con mắt của mình Ngoài về mặt nội dung, tính dân tộc còn được thể hiện ở nghệ thuật thơ Chữ Nôm trong thơ Hồ Xuân Hương không đồng nghĩa với sự sơ sài mà thuần túy, trong trẻo, tuyệt vời Xuân Hương đã sáng tạo một chất thơ rất nên thơ, có những nét thơ nặng nề, khi lại bừng sáng, khi lại bồi hồi bâng khuâng

Với tính chất thơ Hồ Xuân Hương đặc biệt, có luồng ý kiến tán đồng nhưng đồng thời cũng có rất nhiều luồng tư tưởng đả kích thơ bà Sự độc đáo đa dạng trong thơ Hồ Xuân Hương luôn là một vấn đề mà độc giả quan tâm và tìm hiểu

ở nhiều khía cạnh và nhiều phương diện khác nhau Trong đó, đối thoại văn hóa cũng là một vấn đề được đặt ra để tìm hiểu và nghiên cứu đối với thơ Nôm truyền tụng của bà

1.3 Không gian văn hóa thời đại Hồ Xuân Hương

1.3.1 Tiền đề lịch sử - xã hội

Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh vào thế kỷ XV Sang thế kỷ XVI, XVII chế độ này đã bộc lộ những dấu hiệu của sự suy yếu Sự khủng hoảng về nội bộ đã bắt đầu xuất hiện Ðây là hai thế kỷ nội chiến của chế độ phong kiến Ðến nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến đã bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy vong trầm trọng, chuẩn bị cho sự sụp đổ toàn diện của chế độ này vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Sự khủng hoảng này được bộc

lộ trên nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất là tính chất suy thoái, mục rũa trong toàn bộ hệ thống, cơ cấu bộ máy vua quan của chế độ phong kiến Nhân dân bị

Trang 29

bóc lột không nương tay đến tận xương tủy Thế hệ này, thế hệ khác kế tiếp nhau

bị bắt lính để cho hai tập đoàn Trịnh- Nguyễn chiến tranh hơn một trăm năm mươi năm, hoặc để đàn áp khủng bố các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi Bên cạnh đó, thiên tai, hạn hán, bão lụt, sâu keo, đê vỡ, chết đói, đó là những tai nạn xảy ra liên miên Những điều đó đặt ra cho nhân dân một vấn đề sinh tử, không còn con đường nào khác là phải đánh đổ ách thống trị tàn bạo Một sự quật khởi phi thường diễn ra, đưa đến cuộc khởi nghĩa lớn nhất hiện nay đó là khởi nghĩa Tây Sơn Đó là nói về mặt chính trị, quân sự Nhưng về các mặt khác, xã hội, văn hóa và sự khởi nghĩa cũng thể hiện rất rõ Phong kiến thống trị không còn có một chút uy quyền và niềm tin với nhân dân Người ta bôi tro tráu trấu vào măt chúng, các cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn liên tiếp xảy ra.Tuy nhiên khởi nghĩa nông dân trong hoàn cảnh của xã hội đương thời không thể đi đến thắng lợi hoàn toàn và triệt để Khởi nghĩa của nông dân chỉ mới là động lực thúc đẩy

xã hội phát triển chứ chưa thể làm thay đổi chế độ xã hội nhưng nó cũng có những ảnh hưởng nhất định, làm bùng dậy nhiều khát vọng lành mạnh, làm quật cường thêm tinh thần dân tộc, tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, cổ vũ cho sự vươn dậy của tài năng, trí tuệ của con người Ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, lấy Nho giáo làm quốc giáo, dùng Nho giáo làm thước đo, là công cụ để thống trị nhân dân Trong mấy thế kỷ trước, khi chế độ phong kiến đang đi lên thì cũng đồng thời Nho giáo có uy lực của nó Nhưng đến thời kỳ này chế độ phong kiến đã bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng thì Nho giáo cũng bị đả kích, bị lung lay dữ dội.Nguyên nhân của sự khủng hoảng này chủ yếu xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu tư tưởng nhân văn của thời đại và từ hàng ngũ giai cấp thống trị kẻ đã khẳng định, tôn sùng và nuôi dưỡng ý thức hệ này Sống trong thời đại Nho giáo bị suy thoái, một tầng lớp nhà nho chân chính bị ảnh hưởng và khủng hoảng về mặt lý tưởng, tư duy Họ bế tắc, không tìm ra lối thoát cuộc sống, không tìm ra được con đường đi cho cá nhân và đặc biệt là họ hoang mang

Trang 30

trước thời đại Một số nhà nho bị bế tắc thực sự, than thở thậm chí còn gửi gắm những điều đó trong các tác phẩm của mình Họ mất hết niềm tin vào chính quyền, vào minh chúa Không ít các nhà nho đã lui về ở ẩn, hoặc đang làm quan lui về ở ẩn để giữ gìn khí tiết, nhân cách của mình, để không màng với những danh lợi tầm thường Sự sụp đổ của ý thức hệ Nho giáo Phật giáo, Ðạo giáo lại phát triển, tư tưởng thị dân hình thành, tất cả đã có ảnh hưởng đến sự kết tinh của truyền thống nhân văn của dân tộc Những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong văn học sẽ là sự đả phá, tố cáo hiện thực xã hội đương thời đã chà đạp lên quyền sống của con người; đấu tranh đòi cuộc sống bình đẳng, ấm no, được tự do phát triển cá tính; giải phóng tình cảm, bản năng, đồng thời là thái độ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, là thái độ đồng tình, xót thương, thông cảm của các tác giả đối với một số lớp người của xã hội

Xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ như vậy đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến Hồ Xuân Hương và những tác phẩm thơ của bà Theo như quan điểm trong liên văn bản, bối cảnh lịch sử, xã hội là những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, giữa tác phẩm và tác phẩm qua không gian và thời gian

1.3.2 Không gian văn hóa

Không gian văn hóa thời đại của Hồ Xuân Hương là sự tiếp nối, kế thừa,

và giao lưu của rất nhiều giai đoạn văn hóa bao gồm, văn hóa dân gian vẫn được chắt lọc duy trì, văn hóa thời kì trung đại bao gồm cả văn hóa dân tộc gốc và văn hóa tiếp thu văn hóa nước ngoài đặc biệt là Trung Hoa

Ở không gian văn hóa thời đại Hồ Xuân Hương, châu thổ sông Hồng đã dần dần ổn định Trong lòng xã hội nông nghiệp cổ truyền đã hình thành tầng lớp thị dân Tuy chưa phải là người thị dân của những thành phố châu Âu nhưng những thị dân phương Đông trung đại này về lối sống, lối cảm, lối nghĩ cũng đã khác với người nông dân làng xã và nho sĩ thư lại Hồ Xuân Hương khác hẳn với những người phụ nữ khác trong xã hội lúc bấy giờ Bà là người phương đông

Trang 31

song lối cảm và lối nghĩ của bà lại hướng Tây, tiêu biểu là quan điểm tôn trọng

nữ quyền, tôn trọng những vấn đề ái ân nam nữ Người ta thấy sức mạnh của

đồng tiền, giá trị của tài năng, và tình yêu Trong Truyện Kiều, thế lực của đồng

tiền có thể đổi trắng thay đen, đồng tiền đã đẩy Thúy Kiều vào tình thế phải lựa chọn giữa chữ hiếu và chữ tình, phải bỏ lại cuộc sống êm đềm trướng rủ màn che

để bước vào cuộc hành trình mười lăm năm lưu lạc Mặc dù vậy, với tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du cũng đã thể hiện được sự nhận thức về giá trị của tài năng và tình yêu củanhân vật Thúy Kiều là một con người tài sắc vẹn toàn, có tình yêu hẹn ước chén thề với Kim Trọng đáng khâm phục và trân trọng

Cuộc sống đã có những màu sắc hưởng thụ, có nhu cầu hưởng lạc Ý thức

cá nhân thức tỉnh Nếu như trước đây, các tác giả gửi gắm tình cảm cá nhân trong văn học một cách thầm kín thì Hồ Xuân Hương lại táo bạo hơn, dám thể hiện tình cảm cá nhân, nhu cầu cá nhân một cách trực tiếp, mạnh dạn đề đạt quan điểm cá nhân Hơn nữa, giai đoạn Lý Trần trước đó là giai đoạn dung hòa tam giáo, tuy đạo Phật vẫn giữ vai trò chủ đạo Văn hóa Lý Trần chủ yếu là văn hóa Chùa Tháp Ở đây chưa có ranh giới đậm nét giữa dân gian và bác học, giữa chính thống và phi chính thống Đến đời Lê, với sự độc tôn Nho giáo, đã bắt đầu

có sự phân biệt này Triều Mạc, một phản ứng với sự độc tôn Nho giáo đã tạo ra văn hóa đình làng Cùng với chút ít văn hóa đô thị, nó là sự đối lập với văn hóa cung đình, văn hóa thư lại Trên nền tảng xã hội như vậy, một khung cảnh văn hóa mới được hình thành,phong phú và đa dạng

Cùng với sự phát triển của sinh hoạt văn hóa đô thị, văn hóa bác học, thì văn hóa dân gian cũng phát triển lên một bước mới Điều đặc biệt ra đời một dòng có thể gọi là văn hóa phồn thực Trước hết phải kể đến truyện tiếu lâm Thể loại này thường được kể trong lúc đang lao động hoặc giải lao Trọng tâm của câu chuyện thường là chuộng buồng kín… tạo nên tiếng cười sảng khoái, hứng thú Cũng có nhiều truyện cười dân gian xâu chuỗi bằng nhân vật nửa thực nửa

hư như: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn… Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền câu

Trang 32

đố Đố tục giảng thanh hoặc đố thanh giảng tục Loại câu đố này thường mang hình thức dễ nhớ và dễ đọc Một số nét văn hóa đình làng hiện hữu như không gian đình chùa, hội họa Đặc biệt nhất là sự phát triển của lễ hội trong giai đoạn này Ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội, không chỉ xuân thu nhị kỳ mà hầu như quanh năm Lễ hội là một hình thức sinh hoạt cộng đồng trong đó con người, một mặt trở về thời xa xưa huy hoàng, với nguồn gốc linh thiêng của mình, được tiếp xúc với các sức mạnh thiêng liêng để cầu xin may mắn cho mình, mặt khác, được tự

do thể hiện mình trong các trò chơi, được tháo rời khỏi các quy tắc của đời sống thường nhật đầy tôn ty trật tự để ứng xử một cách bình đẳng suồng sã Cảm quan

lễ hội thấm sâu vào tâm thức mỗi người và tạo ra một luồng không khí đặc biệt bao phủ toàn xã hội để nhất thể hóa những khác biệt của nó như dân gian, bác học, nội sinh, ngoại sinh… Cơ chế của sự thống nhất này lại chính là tín ngưỡng phồn thực Tín ngưỡng phồn thực được phát triển không chỉ ở thời kì văn hóa sơ khai mà thời Bắc thuộc cũng phát triển rất mạnh mẽ mặc dù lúc ấy tam giáo Nho, Phật, Đạo đã xâm nhập vào đất Việt Đây là cơ sở văn hóa, cơ sở tâm lý học xã hội nhất là cận tâm lý cho sự ra đời những sáng tác thi ca độc đáo có tính đối thoại với nền văn hóa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Tiểu kết chương 1

Ở chương này, chúng tôi đã đề cập đến những khái niệm liên quan đến nội dung của luận văn như liên văn bản, văn bản, các khái niệm liên quan như tác giả và độc giả, và quan trọng hơn cả là khái niệm chính, phục vụ cho toàn bộ luận văn là đối thoại văn hóa

Bên cạnh đó, chúng tôi có đưa ra một số thông tin về cuộc đời, một số

Trang 33

truyền tụng của bà Một mặt để hiểu thêm về Hồ Xuân Hương trên khía cạnh thơ

và đời, nhưng điều cơ bản, liên quan chính đến luận văn chính là cơ sở xã hội văn hóa, những điểm khái quát nhất chứng tỏ sự đối thoại với văn hóa trong thơ Nôm của bà Tất cả những điều đó chính là tiền đề quan trọng được cụ thể ở chương 2 và chương 3

Trang 34

Chương 2

ĐỐI THOẠI VĂN HÓA TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG

HỒ XUÂN HƯƠNG

2.1 Đối thoại với văn hóa dân gian

2.1.1 Văn hóa dân gian và các tác phẩm mang yếu tố dân gian trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

Văn hóa dân gian (Folkore) là một phạm trù rất rộng và có rất nhiều tác giả đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau

Văn hóa dân gian theo Trần Ngọc Thêm định nghĩa là: “Một hệ thống hữu

cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn”[20, tr.34]

Theo Đinh Gia Khánh, ông đã đưa ra quan niệm: “Văn hóa dân gian bao

gồm văn nghệ dân gian (ngữ văn, âm nhạc, vũ đạo, hội họa, điêu khắc, nghệ thuật trang trí,…) và những hiện tượng cũng như vật phẩm mang tính chất thẩm

mĩ, nảy sinh từ sản xuất và chiến đấu” [3; tr.220]

Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cũng đã đề xuất cách tiếp cận văn hóa dân

gian như sau: “Văn hóa dân gian là một loại văn hóa nghệ thuật, biểu hiện chủ

yếu thông qua các hình tượng và các biểu tượng, thể hiện trình độ thẩm mĩ của con người thông qua những thời kì lịch sử nhất định” [5; tr.35]

Mở rộng về cách hiểu hơn, Phạm Huy Thông cho rằng: “Không chỉ là

những làn ca, những điệu múa, mà cả những nghi lễ tôn giáo, những hội hè truyền thống cũng là những biểu hiện của văn hóa dân gian” Đồng tình với

quan điểm trên, tác giả Trần Quốc Vượng có sự mở rộng về quan điểm của mình

về các thành tố của văn hóa dân gian: “Sáng tạo dân gian bao trùm các lĩnh vực

đời sống từ đời sống làm ăn thường ngày (ăn, mặc, ở, đi lại) đến đời sống vui chơi buông xả (thể thao dân gian, võ thuật, đánh cầu, đánh phết), hát hò (hát đò đưa, hát giã gạo, đúm, ví, xoan, ghẹo) đến đời sống tâm linh (giỗ, lễ, tế, hội)”

Trang 35

Như vậy, có rất nhiều những định nghĩa về văn hóa dân gian của các nhà nghiên cứu đầu ngành về văn hóa, văn học nhưng tổng hợp lại ta nhận thấy văn hóa dân gian thực chất chính là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người- đóng vai trò là chủ thể và khách thể trong việc thể hiện những giá trị văn hóa ấy, cũng như trong việc đối thoại với những nền văn hóa khác nói chung và các bộ phận của văn hóa nói riêng đặc biệt là văn học

Không phải ngẫu nhiên mà thơ Hồ Xuân Hương mang đậm sắc thái của dân gian Đến với thơ Hồ Xuân Hương, những hình ảnh của văn hóa dân gian hiện hữu trong thơ của bà ở nhiều góc độ khác nhau Đó là bà tiếp thu văn hóa dân gian, chắt lọc những cái hay, cái đúng, cái đẹp của dân gian xuất phát từ cội nguồn dân gian Khi đã tạo cho mình một nét phong cách riêng, Hồ Xuân Hương đã tìm về nguồn cội văn hóa dân gian với vai trò là khách thể đi tìm chủ thể để luận bàn, bà đã kế thừa, vận dụng, những giá trị quý báu của văn hóa dân gian, làm cho các tác phẩm càng thêm phong phú và mang đậm chiều sâu nhân văn nhân bản hơn Tìm hiểu tính đối thoại giữa văn hóa dân gian với thơ Hồ Xuân Hương sẽ càng thấy rõ được sức ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với

Hồ Xuân Hương cũng như thơ Nôm truyền tụng của bà

Trước hết phải nói đến tín ngưỡng dân gian trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và tiêu biểu là tín ngưỡng phồn thực Sinh ra dưới một thời đại biến động, dưới sự áp bức, chà đạp lên quyền sống con người của chế độ phong kiến với Nho giáo, đi kèm bao nhiêu bất công hà khắc Con người và đặc biệt là người phụ nữ không được quyết định về tiếng nói, về quyền sống của con người Hồ Xuân Hương sống trong thời đại xã hội ấy nhưng bà không ngần ngại dám đứng lên chống lễ giáo phong kiến, chống lại những bất công ngang trái trong xã hội Dường như tiếng lòng đã có sự đồng điệu với tiếng thơ của bà Có thể nói, tính cách của bà ngang với khí phách nam nhi của Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, của Nguyễn Đình Chiểu Do hoàn cảnh lịch sử xã hội nên cách thể hiện của Hồ Xuân Hương trong thơ bị phê phán, đả kích rất nhiều và thậm chí không được chấp

Trang 36

nhận Bà như là một phạm nhân phạm trọng tội trong ngục tù của bọn giai cấp thống trị, là cái gai trong xã hội phong kiến bởi lối thơ dâm và tục Cái dâm - tục thực tế là bản chất của tín ngưỡng phồn thực, nơi gắn liền với cái thiêng liêng vừa tục vừa thanh đối với văn hóa tín ngưỡng dân gian, cái dâm dục xấu xa đáng lên án đối với xã hội phong kiến đương thời Chất phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương có những nét tương đồng với tín ngưỡng phồn thực trong văn học dân gian về bản chất và sự hình thành Trong văn học dân gian, tín ngưỡng phồn thực xuất hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội đặc biệt là lĩnh vực văn hóa từ những truyện tiếu lâm, những câu tục ngữ ca dao bình dân, đến cả những lời hát Sự tương đồng ấy được chứng minh bằng hoàn cảnh xã hội chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến, chịu áp bức bởi những lề thói khắc nghiệt của đạo Nho, đạo Khổng Hồ Xuân Hương đã lựa chọn cách giải thoát , giải tỏa tinh thần đó là tìm

về nguồn cội văn học dân gian, gửi tâm tư vào chữ nghĩa, vào tư duy hình tượng Trong xã hội phong kiến, Nho giáo - một hệ tư tưởng chính thống thời đại của

Hồ Xuân Hương cho rằng, sự phóng túng, tự do của con người là điều không thể chấp nhận được, con người phải sống theo một khuôn khổ nhất định Chính vì vậy, với cá tính mạnh mẽ, tâm hồn Hồ Xuân Hương thể hiện sự bất mãn chứng

tỏ Hồ Xuân Hương luôn bị ngẹt thở trong xã hội đó Biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực vì thế mà lúc nào cũng đậm nét và sâu sắc

Qua quá trình khảo sát, tôi nhận thấy đa số các bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương có sử dụng yếu tố trong văn hóa dân gian Có khi là phong tục tập quán

dân gian như: Mời trầu…, có khi lại phản ảnh đời sống sinh hoạt cộng đồng như:

Tát nước, dệt cửi…, có khi lại là lễ hội dân gian như: Đánh đu…, nhưng có một

yếu tố được sử dụng phổ biến với tần suất cao nhất trong thơ đó là yếu tố phồn thực Yếu tố phồn thực xuất hiện trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương muôn hình

muôn vẻ, có khi xuất hiện qua những hình ảnh bình dị đời thường như: Quả mít,

ốc nhồi, cái quạt, trống thủng… hay qua bức tranh sinh hoạt cộng đồng như: Đánh đu, tát nước, dệt cửi,… Nhưng cũng có khi xuất hiện kín đáo qua những

Trang 37

hình ảnh phong cảnh thiên nhiên như: Hang Cắc Cớ, Động Hương Tích, Đèo Ba

đã phát triển từ thời tiền sử Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta thấy những biểu tượng phồn thực là nỗi ám ảnh của bà, trước hết ở tính toàn diện của nó, nghĩa là ở đâu cũng có mặt, từ những hình ảnh có tính thật đến những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng Vào thế giới thơ của Hồ Xuân Hương, những biểu tượng mang tính phồn thực đem đến cho bạn đọc sự hoài niệm về một nền văn hóa dân gian sắc nét đồng thời thể hiện sức mãnh liệt quyến rũ của người phụ nữ đang độ xuân sắc và xung mãn như Hồ Xuân Hương

Những biểu hiện phồn thực của thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương rất

đa dạng và phong phú, sự phong phú của chúng có thể phân loại thành nhiều kiểu Trước hết là biểu hiện thờ các sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí

= công cụ), biểu tượng của năng lượng thiêng sinh ra muôn loài Trong một số truyền thuyết dân gian, người ta còn thấy sự sùng bái sinh thực khí qua cái nhìn phóng đại các bộ phận này Đó là chuyện về hai người khổng lồ ông Đùng bà

Đà, là câu ca về bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng… Những minh chứng về tục thờ cúng này còn lại không nhiều nhưng những lưu ảnh thì có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi Cột đá chùa Dạm ở Bắc Ninh là biểu tượng của dương vật, cây cột đá ở Vũ Ninh, Vĩnh Phúc, tương truyền là cột buộc ngựa của Thánh Gióng cũng là biểu tượng của dương vật, các giếng nước ở nơi đất thiêng hay đền chùa như giếng Tiên ở Lạng Sơn, giếng Ngọc ở đền Hùng… đều là ảnh tượng của âm vật Có thể nói, hình bóng âm - dương vật thấp thoáng hiện diện khắp nơi, có những ý vị

Trang 38

riêng biệt, nhưng chung một triết lý phồn thực Hiện nay, trong các gia đình ở thôn quê, người ta thường thấy nõn nường treo trên giàn bầu, giàn bí cho sai quả Đọc thơ Hồ Xuân Hương, dễ dàng nhận ra hàng loạt những hình ảnh liên quan đến sinh thực khí nữ, sinh thực khí nam và một số hình ảnh liên quan đến hoạt động ái ân nam nữ:

Hình ảnh Tác phẩm Hình ảnh liên quan đến sinh

4 Cửa Đèo Ba Dội, kẽm trống

5 Giếng Giếng thơi (Cầu trắng

phau phau đôi ván ghép)

6 Lỗ Đánh đu ( Cọc nhổ đi rồi

lỗ bỏ không)

7 Kẽ hầm Hang Cắc Cớ (Kẽ hầm

rêu mốc trơ toen hoẻn)

8 Rêu Đèo Ba Dội (Hòn đá

xanh rì lún phún rêu)

9 Cái quạt Vịnh cái quạt I,II (

Chành ra ba góc da còn thiếu…)

10 Miệng túi Khóc ông Phủ Vĩnh

Tường ( Miệng túi càn

khôn)

Hình ảnh liên quan đến sinh 1 Sừng Lỡm học trò (Dê cỏn

Trang 39

4 Con suốt Dệt cửi ( Một suốt đâm

Hình ảnh liên quan đến hoạt

động ái ân nam nữ

1 Đánh đu Đánh đu (Giai đu gối

hạc lom khom cật, Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng),

2 Dệt Cửi Dệt cửi (hai chân đạp

xuống năng năng nhắc, Một suốt đâm ngang thích thích mau)

3 Đánh trống Phận hồng nhan(Ngày

vắng đập tung dăm bảy chiếc, đêm thanh tỏm cắc đôi hồi, Khi giang thẳng cánh bù khi cúi,

Trang 40

chiến đứng không thôi lại chiến ngồi)

4 Châm Lỡm học trò (ong non

ngứa nọc châm hoa rữa)

5 Húc Lỡm học trò (dê cỏn

buồn sừng húc dậu thưa)

Theo thống kê trên, nhận thấy thơ Hồ Xuân Hương đầy ám ảnh bởi những

biểu tượng hang động như:

Người quen cõi Phật chen chân xọc,

Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm

Giọt nước hữu tình rơi thánh thót ….”

(Động Hương Tích)

Sử dụng những biểu tượng thiên nhiên để ám chỉ những hình ảnh phồn thực cho thấy sự liên tưởng phong phú của Hồ Xuân Hương Sở dĩ, bà lựa chọn những hình ảnh này là do xuất phát từ quan niệm dân gian luôn tôn thờ những gì thuộc

về tự nhiên nên sử dụng các biểu tượng thiên nhiên là hoàn toàn hợp lí Trong biểu tượng phồn thực, hình ảnh sinh thực khí nữ trong thơ Hồ Xuân Hương thường liên quan đến những hình ảnh tự nhiên, có nhiều sức gợi ở nhiều giác quan Trong sự lưỡng phân thì trời là cha, đất là mẹ, con người, cũng như muôn loài, được sinh ra trong lòng đất mẹ, từ hang động, bang giếng,… bởi vậy một cách tự nhiên, người

ta coi hang động, bang giếng như sinh thực khí nữ, nơi con người từ bụng mẹ (đất)

Ngày đăng: 03/02/2021, 10:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w