XÁC ĐỊNH SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG RETROVIRUS CỦA NGƯỜI NHIỄM HIVAIDS TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ TÂN UYÊN NĂM 20172020 Nguyễn Thái Hiệp, Đặng Thanh Điền Trung Tâm Y Tế Thị xã Tân Uyên TÓM TẮT Đặt vấn đề: Điều trị HIV hiện nay là điều trị kháng retrovirus (ARV), điều trị ARV là phải điều trị suốt đời, liên tục, đầy đủ, phải tuân thủ chế độ điều trị, phải có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý để không kháng thuốc, bệnh nhân khi bị gián đoạn điều trị do thiếu thuốc điều trị ARV sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc và chuyển sang các phác đồ điều trị có chi phí đắt tiền hơn2. Sử dụng các thuốc kháng Retrovirus (ARV) cho người nhiễm HIVAIDS đã đem lại hiệu quả tương đối rõ rệt, đó là kéo dài và tăng chất lượng sống của người bệnh. Tiếp cận điều trị ARV cho người nhiễm HIVAIDS ở Việt Nam trong những năm gần đây là một trong những mục tiêu của chiến lược Quốc gia.Do đó Chúng ta cần có một bài nghiên cứu để khảo sát sự tuân thủ điều thuốc kháng Retrovirus của người nhiễm HIVAIDS tại TX Tân Uyên . Qua đó đánh giá tình hình điều trị thuốc kháng Retrovirus (ARV) cho người nhiễm HIVAIDS tại TTYT Thị xã Tân Uyên .Từ đó kịp thời có sự điều chỉnh phương pháp điều trị và tư vấn người bệnh tốt hơn trong những năm tới . Mục tiêu nghiên cứu: Tổng quát Khảo sát sự tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus (ARV) của người nhiễm HIVAIDS tại TX Tân Uyên .Sau đó phân tích và đánh giá để đưa ra những thông số và số liệu chính xác có ý nghĩa thống kê . Cụ thể: Số lượng Bệnh nhân HIVAIDS được tiếp cận với thuốc điều trị ARV và cụ thể hơn là tập trung nhóm lứa tuổi nào. Tình hình và số bệnh nhân thu nhận điều trị Thuốc ARV mới hằng năm từ 2017 đến 2020. Sự Tiến triển về cân nặng bệnh nhân sau 12 tháng , 18 tháng , 24 tháng ở nhóm tuân thủ điều trị tốt và nhóm tuân thủ điều trị chưa tốt. . Sự hồi phục về miễn dịch (CD4) của bệnh nhân sau 12 tháng và 24 tháng ở nhóm tuân thủ điều trị tốt và nhóm tuân thủ điều trị chưa tốt . Tỷ lệ bệnh nhân Tử vong và bỏ trị. Mức độ tuân thủ điều trị thuốc ARV của người nhiễm HIVAIDS tương ứng với thành công về mặt lâm sàng và miễn dịch . Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang . Kết quả nghiên cứu: Xác định mức độ tuân thủ điều trị thuốc ARV của người nhiễm HIVAIDS TX Tân Uyên bao gồm nhóm tuân thủ điều trị tốt và nhóm tuân thủ điều trị chưa tốt tương ứng với thành công về mặt lâm sàng và miễn dịch . Tỷ lệ người chưa tuân thủ tốt điều trị thuốc ARV còn chiếm tỷ lệ không nhỏ và hướng can thiệp để nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện sự tuân thủ điều trị ở Người bị Nhiễm HIVAIDS ở địa bàn TX Tân Uyên. Kết luận: Khảo sát sự tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus của người nhiễm HIVAIDS tại TX Tân Uyên từ năm 2017 đến năm 2020 chúng tôi nhận thấy: Mức độ tuân thủ điều trị thuốc ARV của người nhiễm HIVAIDS tại phòng khám ngoại trú TTYT cao, bên cạnh đó còn nhóm chứng chưa tuân thủ điều trị ARV tốt . Hướng can thiệp để nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện sự tuân thủ điều trị ở nhóm chưa tuân thủ điều trị tốt . Từ khóa: ARV, HIVAIDS, Thuốc Kháng Retrovirus ABSTRACT Background: Current HIV treatment is antiretroviral therapy (ARV), ARV treatment requires lifelong treatment, continuity, adequacy, must adhere to the treatment regimen, must have a reasonable resting diet to avoid With resistance, patients interrupted treatment due to lack of antiretroviral drugs lead to resistance and switch to more expensive therapies 2. Using antiretroviral drugs (ARV) for people infected with HIV AIDS has brought about a relatively clear effect, that is, prolonging and increasing the quality of life of the patient. Access to ARV treatment for people living with HIV AIDS in Vietnam in recent years has been one of the goals of the National strategy, so we need a research paper to investigate compliance with antiretroviral drugs. Retroviruses of HIV AIDSinfected people in Tan Uyen Town. Thereby assessing the situation of antiretroviral (ARV) treatment for people infected with HIV AIDS at the Health Center of Tan Uyen Town. From then on, to promptly adjust treatment methods and better counseling patients in the coming years. . Objectives of the research: Generality : Survey on the adherence to antiretroviral (ARV) treatment of HIV AIDS infected people in Tan Uyen town, then analyze and evaluate to give the exact parameters and data with statistical significance Specifically : Number of HIV AIDS patients having access to ARV drugs and more specifically what age group Situation and number of patients receiving new ARV treatment every year from 2017 to 2020. Weight progression of patients after 12 months, 18 months, 24 months. The patients immune recovery (CD4) after 12 months and 24 months. Percentage of patients Death and dropout. Adherence to ART among HIV AIDS infected people corresponds to clinical and immunological success. Research methods : Retrospective crosssectional study. Research results: The level of adherence to ARV treatment of HIV AIDS infected people Tan Uyen TX includes good adherence to treatment and poor adherence to treatment, corresponding to clinical and immunological success. The proportion of people who do not comply well with ARV treatment still accounts for a large proportion and interventions to improve the quality of treatment and improve treatment compliance in HIV AIDS infected people in Tan Uyen town. Conclusion: Survey on antiretroviral treatment compliance of HIV AIDS infected people in Tan Uyen Town from 2017 to 2020, we found: Adherence to ARV treatment among HIV AIDS infected people in the outpatient clinics of CHC is high, in addition, the control group does not comply well with ARV treatment. Direction of intervention to improve treatment quality and improve adherence to treatment in groups that do not adhere to good treatment. Key words: ARV, HIV AIDS, Antiretrovirals ĐẶT VẤN ĐỀ : Sự lan truyền HIV đang là một thử thách lớn trên Thế giới và đặt ra nhu cầu cấp bách cho các nước trong việc thiết kế và xây dựng các chương trình dự phòng điều trị và chăm sóc người Nhiễm HIV và người Bệnh AIDS.Số người Nhiễm tăng nhanh nhu cầu chăm sóc và điều trị ngày càng trở nên cấp bách.Hiện nay các nhà Khoa học vẫn chưa tìm được thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh hiểm nghèo này 1. Điều trị HIV hiện nay là điều trị kháng virut (ARV), điều trị ARV là phải điều trị suốt đời, liên tục, đầy đủ, phải tuân thủ chế độ điều trị, phải có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý để không kháng thuốc, bệnh nhân khi bị gián đoạn điều trị do thiếu thuốc điều trị ARV sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc và chuyển sang các phác đồ điều trị có chi phí đắt tiền hơn2. Sử dụng các thuốc kháng Retrovirus (ARV) cho người nhiễm HIVAIDS đã đem lại hiệu quả tương đối rõ rệt, đó là kéo dài và tăng chất lượng sống của người bệnh. Tiếp cận điều trị ARV cho người nhiễm HIVAIDS ở Việt Nam trong những năm gần đây là một trong những mục tiêu của chiến lược Quốc gia. Năm 2018, các mục tiêu của dự án bao gồm: Can thiệp dự phòng, chẩn đoán sớm xét nghiệm HIV tại cơ sở, điều trị ARV dự phòng lây nhiễm HIV và tử vong do AIDS, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đã được chú trọng thực hiện. Hiện dự án đã được triển khai tại 79 huyện, thị, thành phố, 2 huyện Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới.Theo báo cáo, số bệnh nhân HIVAIDS được điều trị ARV là 948 người, số tù nhân được điều trị ARV là 114 người. Thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Dương phát hiện trên 6.500 người nhiễm HIV, trên 95% số người nhiễm đang điều trị tại tỉnh đã tham gia BHYT. Bình Dương đang hướng tới mục tiêu 100% người nhiễm HIV tiếp cận điều trị ARV có thẻ BHYT vào năm 2020. TX Tân Uyên đã tiến hành điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS từ cuối năm 2017 đến cuối tháng 2020 tổng tích lũy là khoảng 200 ca. Tuy số bệnh nhân điều trị chưa nhiều nhưng qua quá trình điều trị nhận thấy tình trạng sức khỏe bệnh nhân được cải thiện tốt về cân nặng cũng như về miễn dịch, chất lượng cuộc sống phần nào được cải thiện. Để đánh giá sơ bộ quá trình quản lý điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HIV trong 2 năm qua và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng điều trị, góp phần vào việc thực hiện chiến lược phòng chống HIVAIDS chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Sự tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus của người nhiễm HIVAIDS tại TX Tân Uyên từ năm 20172020 ”với các mục tiêu sau: Mô tả một phần thực trạng việc tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS Thị xã Tân Uyên từ 2017 đến 2020 ; Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng điều trị. Mở rộng, cải thiện chất lượng điều trị, dự phòng giảm lây truyền HIV và tử vong do AIDS nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia phòng chống HIVAIDS tại Thị Xã Tân Uyên nói riêng và Bình Dương nói chung, khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong dân cư, giảm tác động của HIVAIDS đối với phát triển kinh tế, xã hội. 3 TỔNG QUAN: Đại dịch HIV đang là vấn đề toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không những đối với sức khỏe, tính mạng con người và tương lai nòi giống, mà còn tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Hiện tại Y học vẫn chưa tìm ra được vacxin dự phòng và các thuốc đặc hiệu để điều trị khỏi bệnh AIDS. Các thuốc điều trị bệnh nhân AIDS hiện nay tuy không điều trị khỏi bệnh AIDS nhưng đã làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của virus HIV, vì thế phục hồi chức năng miễn dịch , giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV, cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống, làm giảm sự lây truyền HIV và ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV sau phơi nhiễm. Thị Xã Tân Uyên đã chính thức thành lập phòng khám ngoại trú từ những tháng đầu năm 2017 , điều trị cho bệnh nhân HIVAIDS do khoa khám bệnh và khoa Kiểm soát dịch bệnh trực thuộc TTYT Tx Tân Uyên đảm nhiệm , thực hiện từ năm 2017 đến nay với tổng tích lũy là 2010 ca , khi mới mở phòng khám việc triển khai điều trị ARV cho bệnh nhân HIV gặp không ít khó khăn từ vấn đề tiếp cận dịch vụ , tuân thủ điều trị cho đến viêc xử lý các bệnh do giảm miễn dịch gây ra . Qua nhận định, số bệnh nhân điều trị ngày một tăng dần và điều trị nhận thấy tình trạng sức khỏe bệnh nhân được cải thiện tốt về cân nặng cũng như về miễn dịch, chất lượng cuộc sống phần nào được cải thiện. Vì Vậy tôi tiến hành đề tài này nhằm đánh giá sơ bộ quá trình quản lí điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HIV trong 3 năm vừa qua và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng điều trị, góp phần vào việc thực hiện chiến lược phòng chống HIV AIDS. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân nhiễm HIVAIDS đang điều trị thuốc ARV liên tục từ 01062017 đến 01062020 tại Trung Tâm Y Tế TX Tân Uyên Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang Cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh nhân có thời gian điều trị phù hợp và khu vực thích hợp. Tiêu chuẩn loại trừ : Các bệnh nhân mới điều trị dưới 6 tháng và các bệnh nhân chưa được làm xét nghiệm CD4 Cỡ mẫu : 200 bệnh án và 200 bệnh nhân đang điều trị ARV Phương tiện nghiên cứu : Bệnh án bệnh nhân điều trị ARV Sử dụng một số sổ sách và các báo cáo ,bệnh án điều trị tại Trung tâm Y Tế TX Tân Uyên, và bộ câu hỏi liên quan tuân thủ điều trị Đánh giá tuân thủ điều trị : Ban hành kèm theo Quyết định số 5456QĐBYT ngày 20112019 của Bộ Y tế Đánh giá tuân thủ điều trị tại các cơ sở điều trị HIV Đánh giá tuân thủ điều trị bao gồm đánh giá uống thuốc đúng theo chỉ định, tái khám và xét nghiệm đúng hẹn. Đánh giá sự tuân thủ điều trị uống thuốc ARV: thực hiện trong tất cả các lần người bệnh đến tái khám dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của người bệnh, sổ tự ghi, báo cáo của người hỗ trợ điều trị… Theo dõi việc đến khám, lĩnh thuốc và làm xét nghiệm theo lịch của người bệnh. Liên hệ với người bệnh để nhắc nhở họ đến khám và lấy thuốc đúng hẹn qua điện thoại hoặc mạng lưới đồng đẳng viênngười hỗ trợ điều trị hoặc nhân viên y tế xã, phường, thôn bản. Đánh giá sự tuân thủ điều trị tốt nhất thông qua việc theo dõi xét nghiệm tải lượng HIV thường quy 4 Số liều thuốc mỗi ngày Mức độ tuân thủ điều trị Số liều thuốc quên trong tháng Uống 2 liều ARV mỗi ngày Tốt 13 Không tốt ≥4 Uống 1 liều ARV mỗi ngày Tốt 1 Không tốt ≥2 Các Chỉ số nghiên cứu Đặc tính chung của đối tượng : độ tuổi , giới tính, tỷ lệ nam nữ. Tình hình bệnh nhân điều trị ARV hằng năm Sự Tiến triển về cân nặng bệnh nhân sau 12 tháng , 18 tháng , 24 tháng ở nhóm tuân thủ điều trị tốt và nhóm tuân thủ điều trị chưa tốt. Sự hồi phục về miễn dịch (CD4) của bệnh nhân sau 12 tháng và 24 tháng ở nhóm tuân thủ điều trị tốt và nhóm tuân thủ điều trị chưa tốt . Tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị Đánh giá sự hiểu biết về HIV AIDS và sự tuân thủ điều trị đối với bệnh nhân còn sống hiện đang điều trị. Xử lí Số liệu : Phân tích và xử lý số liệu phần phần mềm Excel 2010. Đạo đức nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu không sử dụng bất kì yếu tố tác động đến đối tượng nghiên cứu, các thông tin cá nhân cũng như kết quả xét nghiệm của các đối tượng được giữ bí mật hoàn toàn theo đúng Luật phòng , chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIVAIDS); bệnh nhân đồng ý để phỏng vấn trả lời các câu hỏi liên quan. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN: ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ : Biểu đồ : Phân bố bệnh nhân điều trị ARV theo giới : Nhận xét : Bệnh nhân Nam điều trị ARV chiếm 56 % , bệnh nhân nữ 44 % Biểu đồ : Phân bố bệnh nhân điều trị ARV theo nhóm tuổi Nhận xét : Bệnh nhân điều trị ARV ở nhóm tuổi 2029 chiếm tỷ lệ khá cao 35,5 %. Tiếp đến là nhóm tuổi 3039 chiếm 32,7 %. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ: Biểu đồ 3.3 Tình hình điều trị ARV hằng năm Nhận xét : Số bệnh nhân điều trị mới hằng năm tăng dần từ 2017 đén 2019 , giảm nhẹ năm 2020. Biểu đồ Phân tích tình hình bệnh nhân điều trị ARV trong 3 năm Nhận xét : Tổng số bệnh nhân điều trị tăng gấp 4,44 lần trong 4 năm từ 20172020. Tỉ lệ bỏ trị trong 3 năm từ 20172020 là không. Trong 3 năm từ 20172020 là không có tử vong. Bảng : Bệnh nhân hiểu biết về HIV AIDS Nội dung Bệnh nhân ( n=200) Không biết Biết Lây truyền qua đường máu 1(0,5%) 199(99,5% Lây truyền qua quan hệ tình dục 1(0,5%) 199(99,5%) Lây từ mẹ sang con 3( 1,5%) 197(98,5%) Nhận xét : Bệnh nhân HIVAIDS muốn tuân thủ điều trị bằng ARV thì trước tiên phỉa hiểu biết về HIVAIDS . Qua nghiên cứu chúng tôi quan sát thấy có 99,5 % bệnh nhân trả lời đúng các đường lây của HIV. Trong đó lây truyền qua đường máu và tình dục không an toàn có số bệnh nhân biết nhiều nhất 99,5 % .Riêng đường lây truyền từ mẹ sang con vẫn còn 1,5 % chưa biết ( Bảng 1) Bảng Tỉ lệ % bệnh nhân hiểu biết về tuân thủ tốt điều trị HIVAIDS