1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHẢO SÁT SỰ TUÂN TRỊ ARV CỦA NGƯỜI NHIỄM HIVAIDS TẠI TX TÂN UYÊN 2017 2020

29 63 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 525,3 KB
File đính kèm CƠ SỞ DỰ LIỆU - TL THAM KHẢO.rar (2 MB)

Nội dung

BÌNH DƯƠNG 2020 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG ĐẶT VẤN ĐỀ 03 I TỔNG QUAN 05 II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 07 III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 09 IV KẾT LUẬN 13 V KIẾN NGHỊ 13 Sở Y Tế Bình Dương Trung Tâm Y Tế Thị xã Tân Uyên KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG RETROVIRUS CỦA NGƯỜI NHIỄM HIVAIDS TẠI TX TÂN UYÊN NĂM 20172020 Nguyễn Thái Hiệp Đặng Thanh Điền TÓM TẮT Đặt vấn đề: Điều trị HIV hiện nay là điều trị kháng retrovirus (ARV), điều trị ARV là phải điều trị suốt đời, liên tục, đầy đủ, phải tuân thủ chế độ điều trị, phải có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý để không kháng thuốc, bệnh nhân khi bị gián đoạn điều trị do thiếu thuốc điều trị ARV sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc và chuyển sang các phác đồ điều trị có chi phí đắt tiền hơn2. Sử dụng các thuốc kháng Retrovirus (ARV) cho người nhiễm HIVAIDS đã đem lại hiệu quả tương đối rõ rệt, đó là kéo dài và tăng chất lượng sống của người bệnh. Tiếp cận điều trị ARV cho người nhiễm HIVAIDS ở Việt Nam trong những năm gần đây là một trong những mục tiêu của chiến lược Quốc gia.Do đó Chúng ta cần có một bài nghiên cứu để khảo sát sự tuân thủ điều thuốc kháng Retrovirus của người nhiễm HIVAIDS tại TX Tân Uyên . Qua đó đánh giá tình hình điều trị thuốc kháng Retrovirus (ARV) cho người nhiễm HIVAIDS tại TTYT Thị xã Tân Uyên .Từ đó kịp thời có sự điều chỉnh phương pháp điều trị và tư vấn người bệnh tốt hơn trong những năm tới . Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus (ARV) của người nhiễm HIVAIDS tại TX Tân Uyên .Sau đó phân tích và đánh giá để đưa ra những thông số và số liệu chính xác có ý nghĩa thống kê . Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu ngang , mô tả , hồi cứu và trả lời theo bảng câu hỏi Kết quả nghiên cứu: Số lượng Bệnh nhân HIVAIDS được tiếp cận với thuốc điều trị ARV và cụ thể hơn là tập trung nhóm lứa tuổi nào Tình hình và số bệnh nhân thu nhận điều trị Thuốc ARV mới hằng năm từ 2017 đến 2020. Sự Tiến triển về cân nặng bệnh nhân sau 12 tháng , 18 tháng , 24 tháng . Sự hồi phục về miễn dịch (CD4) của bệnh nhân sau 12 tháng và 24 tháng . Tỷ lệ bệnh nhân Tử vong và bỏ trị. Mức độ tuân thủ điều trị thuốc ARV của người nhiễm HIVAIDS tương ứng với thành công về mặt lâm sàng và miễn dịch . Kết luận: Khảo sát sự tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus của người nhiễm HIVAIDS tại TX Tân Uyên từ năm 2017 đến năm 2020 chúng tôi nhận thấy: Số Bệnh nhân HIVAIDS được tiếp cận với thuốc điều trị ARV hầu hết ở độ tuổi 2029 tuổi , chủ yếu là nam giới. 100% bệnh nhân điều trị ARV có sổ sách theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin , tuy nhiên một số hồ sơ cần bổ sung mốt số xét nghiệm ban đầu Tình hình thu nhân điều trị ARV mới hằng năm ngày tăng từ năm 20172019 đến 2020 có xu hướng giảm nhẹ. Sự Tiến triển về cân nặng bệnh nhân sau 12 tháng , 18 tháng , 24 tháng rất rõ rệt. Sự hồi phục về miễn dịch (CD4) của bệnh nhân sau 12 tháng và 24 tháng rất rõ rệt Hiện chưa ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân Tử vong và bỏ trị. Mức độ tuân thủ điều trị thuốc ARV của người nhiễm HIVAIDS tương đối cao 95 % tương ứng với thành công về mặt lâm sàng và miễn dịch là 100% Từ khóa: ARV, HIVAIDS, Thuốc Kháng Retrovirus ABSTRACT Background: Current HIV treatment is antiretroviral therapy (ARV), ARV treatment requires lifelong treatment, continuity, adequacy, must adhere to the treatment regimen, must have a reasonable resting diet to avoid With resistance, patients interrupted treatment due to lack of antiretroviral drugs lead to resistance and switch to more expensive therapies 2. Using antiretroviral drugs (ARV) for people infected with HIV AIDS has brought about a relatively clear effect, that is, prolonging and increasing the quality of life of the patient. Access to ARV treatment for people living with HIV AIDS in Vietnam in recent years has been one of the goals of the National strategy, so we need a research paper to investigate compliance with antiretroviral drugs. Retroviruses of HIV AIDSinfected people in Tan Uyen Town. Thereby assessing the situation of antiretroviral (ARV) treatment for people infected with HIV AIDS at the Health Center of Tan Uyen Town. From then on, to promptly adjust treatment methods and better counseling patients in the coming years. . Objectives of the research: Survey on the adherence to antiretroviral (ARV) treatment of HIV AIDS infected people in Tan Uyen town, then analyze and evaluate to give the exact parameters and data with statistical significance Research methodResearch results: Number of HIV AIDS patients having access to ARV drugs and more specifically what age group Situation and number of patients receiving new ARV treatment every year from 2017 to 2020. Weight progression of patients after 12 months, 18 months, 24 months. The patients immune recovery (CD4) after 12 months and 24 months. Percentage of patients Death and dropout. Adherence to ART among HIV AIDS infected people corresponds to clinical and immunological success. Conclusion: Survey on antiretroviral treatment compliance of HIV AIDS infected people in Tan Uyen Town from 2017 to 2020, we found that: Most HIV AIDS patients with access to ARV drugs are in the 2029 years old, mainly men. 100% of patients on ARV have followup books and regularly updated information, but some records need to add some initial tests The annual increase in the collection of new ARV treatment recipients from 20172019 to 2020 tends to decrease slightly. The progression in patient weight after 12 months, 18 months, and 24 months is very clear. The immune recovery (CD4) of the patient after 12 months and 24 months is very clear There is currently no record of the rate of death and dropout patients. Adherence level of ARV drug treatment among HIV AIDS infected people is relatively high 95% corresponding to 100% clinical and immunological success. Key words: ARV, HIV AIDS, Antiretrovirals ĐẶT VẤN ĐỀ : Sự lan truyền HIV đang là một thử thách lớn trên Thế giới và đặt ra nhu cầu cấp bách cho các nước trong việc thiết kế và xây dựng các chương trình dự phòng điều trị và chăm sóc người Nhiễm HIV và người Bệnh AIDS.Số người Nhiễm tăng nhanh nhu cầu chăm sóc và điều trị ngày càng trở nên cấp bách.Hiện nay các nhà Khoa học vẫn chưa tìm được thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh hiểm nghèo này 1. Điều trị HIV hiện nay là điều trị kháng virut (ARV), điều trị ARV là phải điều trị suốt đời, liên tục, đầy đủ, phải tuân thủ chế độ điều trị, phải có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý để không kháng thuốc, bệnh nhân khi bị gián đoạn điều trị do thiếu thuốc điều trị ARV sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc và chuyển sang các phác đồ điều trị có chi phí đắt tiền hơn2. Sử dụng các thuốc kháng Retrovirus (ARV) cho người nhiễm HIVAIDS đã đem lại hiệu quả tương đối rõ rệt, đó là kéo dài và tăng chất lượng sống của người bệnh. Tiếp cận điều trị ARV cho người nhiễm HIVAIDS ở Việt Nam trong những năm gần đây là một trong những mục tiêu của chiến lược Quốc gia. Năm 2018, các mục tiêu của dự án bao gồm: Can thiệp dự phòng, chẩn đoán sớm xét nghiệm HIV tại cơ sở, điều trị ARV dự phòng lây nhiễm HIV và tử vong do AIDS, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đã được chú trọng thực hiện. Hiện dự án đã được triển khai tại 79 huyện, thị, thành phố, 2 huyện Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới.Theo báo cáo, số bệnh nhân HIVAIDS được điều trị ARV là 948 người, số tù nhân được điều trị ARV là 114 người. Thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Dương phát hiện trên 6.500 người nhiễm HIV, trên 95% số người nhiễm đang điều trị tại tỉnh đã tham gia BHYT. Bình Dương đang hướng tới mục tiêu 100% người nhiễm HIV tiếp cận điều trị ARV có thẻ BHYT vào năm 2020. TX Tân Uyên đã tiến hành điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS từ cuối năm 2017 đến cuối tháng 2020 tổng tích lũy là khoảng 200 ca. Tuy số bệnh nhân điều trị chưa nhiều nhưng qua quá trình điều trị nhận thấy tình trạng sức khỏe bệnh nhân được cải thiện tốt về cân nặng cũng như về miễn dịch, chất lượng cuộc sống phần nào được cải thiện. Để đánh giá sơ bộ quá trình quản lý điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HIV trong 2 năm qua và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng điều trị, góp phần vào việc thực hiện chiến lược phòng chống HIVAIDS chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Sự tuân thủ điều trịthuốc kháng retrovirus của người nhiễm HIVAIDS tại TX Tân Uyên từ năm 20172020 ”với các mục tiêu sau: Mô tả một phần thực trạng việc tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS Thị xã Tân Uyên từ 2017 đến 2020 ; Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng điều trị. Mở rộng, cải thiện chất lượng điều trị, dự phòng giảm lây truyền HIV và tử vong do AIDS nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia phòng chống HIVAIDS tại Thị Xã Tân Uyên nói riêng và Bình Dương nói chung, khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong dân cư, giảm tác động của HIVAIDS đối với phát triển kinh tế, xã hội. 3 I.TỔNG QUAN: Đại dịch HIV đang là vấn đề toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không những đối với sức khỏe, tính mạng con người và tương lai nòi giống, mà còn tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Hiện tại Y học vẫn chưa tìm ra được vacxin dự phòng và các thuốc đặc hiệu để điều trị khỏi bệnh AIDS. Các thuốc điều trị bệnh nhân AIDS hiện nay tuy không điều trị khỏi bệnh AIDS nhưng đã làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của virus HIV, vì thế phục hồi chức năng miễn dịch , giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV, cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống, làm giảm sự lây truyền HIV và ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV sau phơi nhiễm. Tình hình HIVAIDS ở TX Tân Uyên qua các năm: 1. Lũy tích các trường hợp HIV phát hiện từ 20172020 : 2. Tỷ lệ nam nữ nhiễm HIV qua từng năm từ 20172020 3. Phân bố nhiễm HIV theo độ tuổi 2017 2020 : TX Tân Uyên đã chính thức thành lập phòng khám ngoại trú từ những tháng đầu năm 2017 , điều trị cho bệnh nhân HIVAIDS do khoa khám bệnh và khoa Kiểm soát dịch bệnh trực thuộc TTYT Tx Tân Uyên đảm nhiệm , thực hiện từ năm 2017 đến cuối tháng 6 2020 tổng tích lũy là 200 ca , khi mới mở phòng khám việc triển khai điều trị ARV cho bệnh nhân HIV gặp không ít khó khăn từ vấn đề tiếp cận dịch vụ , tuân thủ điều trị cho đến viêc xử lý các bệnh do giảm miễn dịch gây ra . Qua nhận định, số bệnh nhân điều trị ngày một tăng dần và điều trị nhận thấy tình trạng sức khỏe bệnh nhân được cải thiện tốt về cân nặng cũng như về miễn dịch, chất lượng cuộc sống phần nào được cải thiện. Vì Vậy tôi tiến hành đề tài nầy nhằm đánh giá sơ bộ quá trình quản lí điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HIV trong 3 năm vừa qua và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng điều trị, góp phần vào việc thực hiện chiến lược phòng chống HIV AIDS. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 2.1 Đối tượng nghiên cứu: Bệnh án điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIVAIDS từ 01062017 đến 01062020 và bệnh nhân đang điều trị thuốc ARV tại Trung Tâm Y Tế TX Tân Uyên 2.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020 2.3 Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu cắt ngang ,hồi cứu và trả lời theo bảng câu hỏi 2.4 Cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu Cỡ mẫu : 200 bệnh nhân đang điều trị ARV 2.5 Phương tiện nghiên cứu : Bệnh án bệnh nhân điều trị ARV Sử dụng một số sổ sách và các báo cáo ,bệnh án điều trị tại Trung tâm Y Tế TX Tân Uyên, và bộ câu hỏi liên quan tuân thủ điều trị 2.6 Định nghĩa tuân thủ điều trị Tuân thủ điều trị ARV là uống đủ liều thuốc được chỉ định và uống đúng giờ. Tuân thủ điều trị ARV là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự thành công của điều trị, tránh sự xuất hiện kháng thuốc. Nếu quên uống thuốc > 2 lần tháng, điều trị có thể thất bại. Số lần quên uống thuốc Mức độ tuân thủ ≤ 2lần Tốt 35lần Trung Bình ≥ 5 lần Kém 2.7 Các Chỉ số nghiên cứu Đặc tính chung của đối tượng : độ tuổi , giới tính, tỷ lệ nam nữ. Tình hình bệnh nhân điều trị ARV hằng năm Tỷ lệ cải thiện cân nặng sau 6 tháng , 12 tháng , 18 và 24 tháng Tỷ lệ cải thiện CD4 sau 12 tháng , 24 tháng Tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị Đánh giá sự hiểu biết về HIV AIDS và sự tuân thủ điều trị đối với bệnh nhân còn sống hiện đang điều trị. 2.8 Xử lí Số liệu : Phân tích và xử lý số liệu phần phần mềm Excel 2010. 2.9 Đạo đức nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu không sử dụng bất kì yếu tố tác động đến đối tượng nghiên cứu, các thông tin cá nhân cũng như kết quả xét nghiệm của các đối tượng được giữ bí mật hoàn toàn theo đúng Luật phòng , chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIVAIDS); bệnh nhân đồng ý để phỏng vấn trả lời các câu hỏi liên quan. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN: 3.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ : Biểu đồ 3.1 : Phân bố bệnh nhân điều trị ARV theo giới : Nhận xét : Bệnh nhân Nam điều trị ARV chiếm 56 % , bệnh nhân nữ 44 % Biểu đồ 3.2 : Phân bố bệnh nhân điều trị ARV theo nhóm tuổi Nhận xét : Bệnh nhân điều trị ARV ở nhóm tuổi 2029 chiếm tỷ lệ khá cao 35,5 %. Tiếp đến là nhóm tuổi 3039 chiếm 32,7 %. 3.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ: Biểu đồ 3.3 Tình hình điều trị ARV hằng năm Nhận xét : Số bệnh nhân điều trị mới hằng năm tăng dần từ 2017 đén 2019 , giảm nhẹ năm 2020. Biểu đồ 3.4 Phân tích tình hình bệnh nhân điều trị ARV trong 4 năm Nhận xét : Tổng số bệnh nhân điều trị tăng gấp 4,44 lần trong 4 năm từ 20172020. Tỉ lệ bỏ trị trong 3 năm từ 20172020 là không. Trong 3 năm từ 20172020 là không có tử vong. Bảng 3.1 Bệnh nhân hiểu biết về HIV AIDS Nội dung Bệnh nhân ( n=200) Không biết Biết Lây truyền qua đường máu 1(0,5%) 199(99,5% Lây truyền qua quan hệ tình dục 1(0,5%) 199(99,5%) Lây từ mẹ sang con 3( 1,5%) 197(98,5%) Nhận xét : Bệnh nhân HIVAIDS muốn tuân thủ điều trị bằng ARV thì trước tiên phỉa hiểu biết về HIVAIDS . Qua nghiên cứu chúng tôi quan sát thấy có 99,5 % bệnh nhân trả lời đúng các đường lây của HIV. Trong đó lây truyền qua đường máu và tình dục không an toàn có số bệnh nhân biết nhiều nhất 99,5 % .Riêng đường lây truyền từ mẹ sang con vẫn còn 1,5 % chưa biết ( Bảng 1) Bảng 3.2 Tỉ lệ % bệnh nhân hiểu biết về tuân thủ tốt điều trị HIVAIDS Nội dung Bệnh nhân ( n=200) Không biết Biết Tuân thủ điều trị là uống đúng thuốc ,đúng liều 0.0 100 Tuẩn thủ điều trị là uống thuốc đúng giờ 0.0 100 Nhận xét : Tất cả các bệnh nhân điều biết được tuân thủ điều trị là uống đúng thuốc, đúng liều , đúng giờ Bảng 3.3 Tỉ lệ % Bệnh nhân uống thuốc đúng giờ , quên uống thuốc trong tháng qua và tái khám đúng hẹn. Nội dung Bệnh nhân ( n=200)100% Không Có Uống thuốc đúng giờ 3(1.5%) 197(98.5%) Quên uống thuốc 1 2 lần trong tháng qua 20(10%) 180(90%) Quên uống thuốc trên 3 lần trong tháng qua 6(3%) 194(97%) Tái khám đúng hẹn 10(5%) 190(95%) Nhận xét : Hiện có 98.5 % bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, 95 % bệnh nhân tái khám đúng hẹn , quên uống 12 lần trong tháng qua chiếm 10%, quên uống thuốc 3 lần chỉ có 3%. Tóm lại : Bệnh nhận uống thuốc đúng giờ và tuân thủ điều trị tốt là 95 % Biểu đồ 3.5 theo dõi cân nặng trung bình của bênh nhân điều trị ARV mỗi 6 tháng Nhận xét: Sự tiến triển của bệnh nhân qua theo dõi cân nặng so với lúc bắt đầu điều trị cho thấy cân nặng tăng trung bình sau 6 tháng điều trị tăng 3,4 kg, sau 12 tháng tăng 5,9 kg, từ tháng 18 tăng 6,1kg, sau 24 tháng tăng 5,9 kg. Cân nặng tiến triển rõ sau 12, 18, 24 tháng và có ý nghĩa thống kê với P < 0,01.. Biểu đồ 3.6 Theo dõi trị số CD4 của bệnh nhân điều trị ARV mỗi 12 tháng Nhận xét: Sự tiến triển của bệnh nhân qua theo dõi xét nghiệm CD4 cho thấy sau 12 và 24 tháng điều trị CD4 trung bình tăng rõ ràng. Điều này có ý nghĩa thống kê với P < 0,2. BÀN LUẬN Hiện nay, điều trị HIVAIDS bằng thuốc kháng vi rút HIV (ARV) là một trong những biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất để phòng, chống HIVAIDS. Điều trị ARV giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, giảm tử vong và giảm lây nhiễm HIV cho người khác trong cộng đồng, Phòng khám ngoại trú TTTX Tân Uyên đã tiến hành tiếp nhận và điều trị từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2020 hiện đạt được những kết quả tốt những vẫn còn tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân HIV chưa đạt được hiệu quả điều trị cao do sự tuân thủ điều trị chưa tốt . Khảo sát sự tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus của người nhiễm HIVAIDS tại TX Tân Uyên từ năm 2017 đến năm 2020 chúng tôi nhận thấy: Phân bố bệnh nhân điều trị theo giới có nam giới chiếm đa số tỷ lệ 56% so với 44% của nữ, điều này được giải thích do trong 2 năm gần đây số nam giới tăng nhiều tập trung ở nhóm MSM ( tình dục nam đồng giới). Phân bố theo nhóm tuổi điều trị ARV thì nhóm tuổi từ 2029 chiếm tỷ lệ cao nhất và kế đó là nhóm tuổi 3039, đây là 2 nhóm tuổi đang ở độ tuổi lao động chính . Điều trị ARV trên bệnh nhân HIV mới hàng năm tang đều và mạnh nhất vào năm 2019 và năm 2020 do công tác phát hiện bệnh mới được chú trọng, trong đó phải kể đến việc tang cường tư vấn bạn tình bạn chích đi xét nghiệm đã góp phần làm tang số bệnh nhân được điều trị mới trong năm Số bệnh nhân được điều trị hàng năm từ tháng 06 2017 đến tháng 62020 tăng đều từ 0 bệnh nhân lúc mới thành lập phòng khám đến con số hơn 200 bệnh vào tháng 6 năm 2020 chủ yếu được chuyển từ phòng khám ngoại trú bvđk tỉnh Binh dương, các phòng khám ngoại trú khác ở các huyện thị thành phố khác trên địa bàn tỉnh, từ thành phố Hồ Chí Minh về và từ việc phát hiện các bệnh nhân mới nhiễm và đưa vào điều trị ngay trong ngày Qua khảo sát về các đường lây truyền HIV thì hầu hết bệnh nhân có hiểu biết và trả lời đúng về các con đường lây truyền HIV bao gồm đường máu ( 99.5%), đường tình dục (99.5%) và đường lây truyền mẹ con là 98.5%. Điều này cho thấy bệnh nhân trước khi tiếp cận điều trị ARV đã có tìm hiểu về bệnh HIV các đường lây truyền HIV, mong muốn cần can thiệp để nâng cao hơn nữa ( đạt 100% ) số bệnh nhân có hiểu biết đúng về các đường lây truyền HIV bằng các hình thức như phát thanh loa đài, tờ rơi, áp phích và tăng cường công tác tư vẫn rõ tại phòng khám ngoại trú nhất là vấn đề HIV lây từ mẹ sang con vì bệnh nhân HIV là nữ nếu tuân thủ điều trị tốt thì vẫn có thể mang thai và sinh con được Khi được khảo sát vấn đề tuân thủ điều trị tốt là gì thì hầu hết bệnh nhân đều trả lời được là uống thuốc đúng theo chỉ định, tái khám đúng hẹn và xét nghiệm đúng hẹn Nhưng khi coi bệnh án thì số bệnh nhân quên uống thuốc 1 ngày khá cao chiếm tỷ lệ 10%, số bệnh nhân quên uống thuốc từ 2 ngày trở lên chiếm 3%, và số bệnh nhân không tái khám đúng hẹn chiếm 10%, các bệnh nhân tái khám không đúng hẹn chủ yếu tập trung ở nhóm quên uống thuốc từ 2 ngày trở lên. Lý do chủ yếu ở các bệnh nhân quên uống thuốc từ 2 ngày trở lên tập trung vô vấn đề quên không hẹn điện thoại nhắc nhở uống thuốc ( chiếm 50%), ở các bệnh nhân không hẹn điện thoại nhắc nhở uống thuốc đa số là bệnh nhân mới điều trị khảng trên dưới 1 năm và hay thay đổi điện thoại nên quên không cài báo thức, phòng khám đã can thiệp bằng cách mỗi lần tái khám đều nhắc nhở bệnh nhân lấy điện thoại ra cài đặt giờ uống thuốc cố định, đối với các bệnh nhân lớn tuổi hoặc không biết chữ thì phòng khám sẽ cài đặt giùm giờ cố định để bệnh nhân không quên thuốc nữa. Bên cạnh đó có 1 bệnh nhân do ở trong trại thâm thần quản dưỡng nên không có điện thoại để dung và không hẹn được giờ uống thuốc, đã tư vấn trực tiếp với cán bộ điều dưỡng chuyên trách ở đó vấn đề uống thuốc đúng giờ cho bệnh nhân và đã được cài bằng đồng hồ báo thức nhắc nhở uống thuốc. Ngoài ra một bệnh nhân ngủ quên và một bệnh nhân bị mất thuốc ở nhà khi uống đã được phòng khám liên hệ và cấp lại số thuốc đã mất qua thuốc chương trình ngay sau khi bệnh nhân báo mất thuốc để uống cho đủ và kịp thời. Ở phần khảo sát bệnh nhân tái khám không đúng hẹn, đa số lý do là không nhớ ngày tái khám chiếm tỷ lệ 60% , có 20% bệnh nhân không thể xin nghỉ công ty để đi tái khám đúng hẹn , 10% do ngủ quên và 10% do bị tai nạn giao thông, thông qua các vấn đêg trên, phòng khám đã có hướng can thiệp thích hợp như để tránh bệnh nhân không nhớ ngày tái khám, phòng khám đã in thêm 1 toa thuốc bấm kẹp vô mỗi cuốn sổ khám bệnh của mỗi bệnh nhân và trên tờ toa thuốc này có ghi phần ngày tái khám ở phần ghi chú, bên cạnh đó đối với những bệnh nhân thường hay tái khám trễ phòng khám đã lưu số điện thoại bệnh nhân và thường xuyên gọi điện thoại nhắc nhở bệnh nhân tái khám đúng hẹn. ở những bệnh nhân không thể xin công ty nghỉ được để đi tái khám đúng hẹn, phòng khám đã hướng dẫn cho bệnh nhân đi vào các khung giờ có thể xin nghỉ được hoặc giải lao như 10h30 đến 11h30, khung giờ 13h 13h30 và 16h30 đến 17h để thuận tiện cho bệnh nhân lãnh thuốc. vấn đề ngủ quên đã được điều chỉnh bằng cài báo thức nhắc nhở trong điện thoại di động ngày tái khám . Khảo sát ở nhóm bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt cho thấy cân nặng thay đổi đáng kể và rõ rệt sau khi được tiếp cận điều trị ARV , tăng rõ nhất từ tháng thứ 6 và tháng thứ 12 sau điều trị , bên cạnh đó ở nhóm tuân thủ điều trị không tốt, cân nặng có tang nhưng thay đổi không nhiều và tăng chậm,việc tuân thủ điều trị ARV tốt giúp ức chế vi rút HIV ở mức thấp dần và làm cho bệnh nhân cảm thấy ăn ngon miệng hơn, giảm tần suất mắc các bệnh cơ hội nhất là các bệnh đường tiêu hóa và tăng cân tốt. Tương tự phần xét nghiệm tế bào CD4 định kỳ, số lượng tế bào CD4 tăng và rõ rệt nhất khi bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt và tăng chậm ở nhóm bệnh nhân tuân thủ điều trị chưa tốt

Ngày đăng: 30/01/2021, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w