Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 76 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
76
Dung lượng
723,5 KB
Nội dung
Tìm bài gởi bởi MrThanh BÀI 1: KĨ THUẬT ĐƯA CẦU (FEEDING TECHNICAL) 1.Giới thiệu Đưa cầu là một phần rất quan trọng trong việc huấn luyện vì đưa cầu không đơn thuần chỉ là đánh hay quăng cầu. Qua việc đưa cầu, HLV hay phụ tá HLV có thể giúp giải quyết những vấn đề đặc biệt và ngay cả huấn luyện những cách di chuyển và phối hợp mới. Vì thế việc học cách đưa cầu là điều rất cần thiết cho một huấn luyện viên. Các huấn luyện viên có thể huấn luyện một nhóm phụ tá chuyên biệt để thực hiện việc đưa cầu hàng loạt (multi- feeding). 2.Đưa cầu là gì? Đưa cầu là một nhiệm vụ đặc biệt nhằm định chỉnh hướng cầu đến trong các bài tập cho vận động viên để vận động viên thực hiện một hoặc một loạt cú đánh cụ thể hoặc tư thế đặc biệt . Việc đưa cầu có thể đựơc thực hiện bởi một huấn luyện viên hoặc một vận động viên. Việc học cách đưa cầu cho đồng đội là việc rất quan trọng đối với một vận động viên bởi vì nó sẽ làm tăng tinh thần đồng đội và trách nhiệm. Mặc khác, bằng việc đưa cầu cho những vận động viên khác cũng giúp cải thiện cảm giác của bản thân người đưa cầu về thời gian cầu bay và giúp học cách quan sát ở trong tư cách là đối thủ. 3.Mục đích của đưa cầu • Tạo ra một chuỗi di chuyển • Củng cố chiến thuật và chiến lược di chuyển cơ bản • Chuẩn bị cho việc đối đầu với các đối thủ trong tương lai Prepare for a future opponent • Huấn luyện những phần quan trọng: các kĩ thuật tấn công hoặc phòng thủ Train specific areas - attacking or defensive component or conditioning 4.Các kiểu đưa cầu • Đưa cầu hang loạt (Multi shuttle feeding) - sử dụng nhiều cầu cho những nhiệm vụ cụ thể • Đưa cầu thụ động (Passive feeders ) - một hoặc vài vđv đứng cố định không di chuyển khỏi vị trí được chỉ định ban đầu – đưa cầu với nhịp độ, hướng và cường độ tuỳ theo nhiệm vụ được giao. • Đưa cầu chủ động (Active feeders) - một hoặc vài vđv thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng họ không bị buộc phải đứng cố định một chỗ a.Đưa cầu hàng loạt – các lưu ý • Cú đánh nào cần được tập? • khả năng của vận động viên (hoặc người được huấn luyện) • nhu cầu của vận động viên • khả năng của người đưa cầu • đưa cầu như thế nào • có đủ cầu không? • lập lại bao nhiêu lần? • kết quả cần đạt là gì? o Tốc độ thực hiện o Kĩ thuật hay kĩ năng đạt được o Di chuyển hay đứng yên o Mức độ chính xác của quả cầu đánh ra o Đánh cầu dưới áp lực tâm lý b. Các kiểu đưa cầu hang loạt • Đưa cầu bằng tay o Xếp cầu lên cánh tay ko cầm vợt (tay nghịch) o Lấy cầu ra từ phía dưới chồng cầu bằng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa của tay cầm vợt. (tay thuận) o Bạn có thể đưa cầu bằng nhiều cách: - dưới cánh tay hoặc qua đầu o Ném cầu sao cho phần đế cầu quay về hướng mà quả cầu cần tới. • Đưa cầu bằng vợt Có nhiều kiểu đưa cầu bằng vợt . Thông thường là đưa cầu dưới cánh tay và đưa cầu qua đầu. Đưa cầu qua đầu thì có độ khó cao hơn một chút. c. Các loại đưa cầu bằng vợt • Dưới cánh tay: thảy cầu bằng tay thuận (tay cầm vợt) hoặc tay nghịch (tay không cầm vợt) • Qua đầu : Ném cầu bằng tay thuận (tay cầm vợt) hoặc tay nghịch (tay không cầm vợt) Một ví dụ minh hoạ cho động tác đưa cầu qua đầu: • Chồng cầu lên tay không cầm vợt • Lấy cầu ra từ dưới đáy chồng cầu • Giữ đế cầu bằng ngón cái và ngón trỏ, ngón giữa của tay cầm vợt (tay thuận) • Sử dụng cách cầm vợt ngắn hoặc dài (xem them phần cách cầm vợt) • Sử dụng một cú tạt cầu (shot swing) • Duy trì việc cầm vợt lỏng tay trước khi chạm cầu nhằm gây bất ngờ hay đánh lạc hướng người nhận cầu. • Không quăng cầu mà nên thả cho cầu rơi ngay trước mặt vợt sao cho vợt tiếp xúc cầu trên cao và phía trước mặt người đưa cầu. • Động tác lấy cầu, thả và đánh cầu phải nhịp nhàng . • Nhìn theo cầu trong khi bạn lấy trái cầu tiếp theo nhằm giữ cho quá trình đưa cầu được liện tục. 5.Các yếu tố tác động đến việc đưa cầu • Thời gian - Trong đưa cầu, điều quan trọng là phải đảm bảo đúng thời gian cho vđv thự hiện một cú đánh. Đây là một yếu tố quan trọng cần xem xét đối với một người mới chơi. Đối với các vđv có trình độ cao hơn, thời gian cầu đến càng giống như thi đấu càng tốt . • Độ chính xác - Cầu phải rơi đúng vào điểm hoặc khu vưc định trước • Độ ổn định - Việc giao cầu liên tục và ổn định là điều rất quan trọng nếu bạn muốn vận động viên tập trung vào việc tập luyện của họ. • Tốc độ cầu - Tốc độ cầu phải phù hợp với khả năng của vận động viên • Đầu vợt - Tốc độ chạm cầu của đầu vợt sẽ quyết định mức độ bất ngờ và độ nhanh chậm của cầu khi rời vợt • Tốc độ đưa cầu - Ám chỉ cường độ cầu được đưa (trái/phút?) BÀI 2: CÁC NGUYÊN TẮC HUẤN LUYỆN TRONG THỂ THAO Các nguyên tắc huấn luyện trong thể thao có nền tảng dựa trên các ngành khoa học về sinh học, tâm lý học và sư phạm. Toàn bộ quá trình huấn luyện được hướng dẫn bởi các nguyên tắc. Tuy nhiên, mặc dù tất cảc những nguyên tắc này được trình bày một cách riêng biệt, chúng không phải là những nguyên tắc độc lập trong toàn khoá huấn luyện mà có liện quan chặt chẽ với nhau trong sơ đồ huấn luyện 1.Mức độ sẵn sàng của vận động viên Điều quan trọng là liệu vận động viên đã sẵn sàng về mặt sinh lý cho việc huấn luyện chưa? Các vận động viên nên sẵn sàng cả về mặt sinh lý và tâm lý cho việc tập huấn và toàn bộ việc tập huấn phải được thử nghiệm cho phù hợp với mức độ sẵn sàng của vận động viên. Đây là điểm mà nguyên tắc cá nhân được áp dụng. Trong việc tính toán mức độ sẵn sàng của các vận động viên nên lưu ý tới tuổi tác của vận động viên và sự trưởng thành về sinh lý của vận động viên đó. Đây là những tác nhân có thể ảnh hưởng đến vận động viên, bởi vì tuổi tác và mức độ trưởng thành sẽ giúp xác định mức độ tập huấn như thế nào sẽ có lợi cho vận động đó, trên khía cạnh khả năng thở và nín thở, sức bền, sự phát triển thần kinh cơ và trong những cơ quan khác khác. Những vận động viên chưa trưởng thành thường ít có lợi từ việc tập huấn hơn, bởi những khác biệt trong sự trưởng thành có thể có nghĩa là sự khác biệt trong khối lượng và sức mạnh cơ bắp. 2.Nguyên tắc phát triển toàn diện Cơ sở tổng quát của việc phát triển thể chất cung cấp cho ta nền tảng về mức độ chuẩn bị sức khoẻ và năng lực kĩ thuật. Cách bắt đầu này là một điều kiện tiên quyết cho việc tập huấn chuyên biệt tiếp theo. Việc phát triển toàn diện cần lưu ý đến sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các cơ quan trong cơ thể con người và giữa các quá trình sinh lý và tâm lý. Ý tưởng của việc phát triển toàn diện không có nghĩa là các vận động viên phải sử dụng toàn bộ thời gian của mình cho duy nhất mục đích này. Thực tế là khi vận động viên trưởng thành và đạt được mức độ vững vàng trong môn thể thao mà họ chơi, chương trình tập huấn cho họ sẽ dần dần trở thành những bài tập tư nhiên. 3. Nguyên tắc đặc trưng Mỗi bài tập đều có tính đặc thù, nghĩa là việc tập luyện mỗi bài tập sẽ mang lại kết quả cụ thể. Việc huấn luyện sức bền riêng cho môn bóng rổ sẽ không làm tăng sức bền riêng cho môn bơi lội, đua xe đạp hay ngay cả chạy bộ. Cũng như các bài tập áp dụng cho huấn luyện sức bền khác với các bài tập áp dụng cho huấn luyện sức mạnh. Việc huấn luyện chuyên biệt đồng nghĩa với việc chuyên môn hoá cho một môn thể thao riêng biệt. Việc chuyên môn hoá có thể dẫn đến thay đổi những đặc điểm về kết cấu và sinh lý liên quan đến các yêu cầu cho một môn thể thao cụ thể. Những bài tập chủ yếu áp dụng cho việc huấn luyện bao gồm: • Tăng cường hệ hô hấp, chức năng tim, chức năng tuần hoàn, lưu lượng máu. • Tăng cường sức bền của hệ cơ, sức bền và sức mạnh • Tăng độ chắc và dẻo dai của xương, dây chằng, gân và các mô kết nối. Việc áp dụng những bài tập, kết quả của sự chuyên môn hoá, không chỉ liên quan đến những thay đổi sinh lý mà còn thay đổi cả các khía cạnh kĩ thuật, chiến thuật, và tâm lý. Thật vậy, việc luyện tập những bài tập đã được chuyên môn hoá trong cùng một môn thể thao trong một khoảng thời gian, cùng với cường độ và khối lượng phù hợp với khả năng của một vận động viên sẽ tạo được những yếu tố cần thiết thoả mãn cho môn thể thao đó. 4.Nguyên tắc đa dạng Chế độ tập huấn nặng có thể tiêu tốn nhiều thời gian và sự cố gắng với việc luôn luôn gia tăng cường độ và khối lượng tập luyện. Thật vậy, khối lượng tập luyện cao có thể rất đơn điệu và buồn tẻ, và đó là một tình huống nên tránh. Có thể là huấn luyện viên nên có kiến thức và một nguồn phương án tập luyện phong phú để sử dụng theo chu kì. Ví dụ, trong việc phát triển khả năng bật nhảy của vận động viên như nhảy cao, nhảy xa hoặc tập thể dục, vận động viên nên được thực hiện nhiều kiểu tập luyện mô phỏng theo việc bật nhảy, như nhảy cóc hoặc gánh tạ nhảy cóc hơn là buộc vận động viên chỉ tập các bước di chuyển trong môn thể thao đó. Đây là nơi mà sự sáng tạo và óc tưởng tượng của huấn luyện viên có cơ hội phát huy để ngăn chặn sự nhàm chán và đơn điệu. Một cách căn bản, sự đa dạng có thể được áp dụng theo các ý tưởng về khả năng mang lại sự thoải mái (nghỉ ngơi) giữa những buổi luyện tập cũng như việc nghỉ ngơi thích hợp mang lại sự thích nghi. Các buổi tập luyện nặng có thể được thực hiện rải rác và xen kẽ với những buổi tập nhẹ, ví dụ như: một buổi tập ngắn sau một buổi tập dài, một buổi tập cường độ cao với một buổi tập thả lỏng. Thật vậy, một lời khuyên hữu ích là khi các buổi tập huấn trở nên nhàm chán và thiếu hấp dẫn, hãy tìm một số điều đột phá. Chuyển sang các môn thể thao khác – bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội…. Thay đổi chu kì huấn luyện đều đặn sau một vài tuần để tăng sự đa dạng nhằm ngăn ngừa sự ù lì và duy trì niềm đam mê. 5.Nguyên tắc xen kẽ nặng-nhẹ Những vận động đỉnh cao không thực hiện những buổi tập giống nhau hàng ngày. Họ thay đổi các buổi luyện tập và làm theo nguyên tắc nặng-nhẹ. Ngày tập luyện nặng là ngày mà tất cả cố gắng được dồn vào buổi tập. Sự tiến bộ đến từ những buổi tập này khi cơ thể bị buộc phải cố gắng nhiều. “ép buộc” ở đây có nghĩa là cường độ mà vận động viên bỏ ra trong buổi tập của họ chứ không phải là lượng thời gian. Tuy nhiên, cơ thể phải cố gắng sao cho trong một lượng thời gian nhỏ nhất mà tác dụng có thể xảy ra. Lượng thời gian đó không giống nhau ở những môn thể thao khác nhau và trạng thái của vận động viên. Một vđv được huấn luyện có thể có một ngày tập nặng khi nhịp tim của anh ta đạt khoảng 80-85% nhịp tim tối đa trong một khoảng thời gian kéo dài. Ngày tập nhẹ cũng được thiết lập trong chương trình, bởi vì việc ép buộc cơ thể cố gắng nhiều sẽ có một cái giá phải trả, đó là những chấn thương nhỏ có thể xuất hiện trong các cơ và cần có thời gian để hồi phục. Đó là lý do tại sao những ngày tập nhẹ được thiết lập trong trong chương trình. Chỉ có thể đạt được lợi ích từ những buổi tập nặng nếu các cơ có thời gian để hồi phục. Tại sao các cơ cần phải phục hồi sau những buổi tập nặng, các nhà khoa học ngành y đưa ra 3 lý do: • Sợi cơ bị tổn thương do những bài tập nặng và, giống như các mô trong cơ thể, chúng cần thời gian phục hồi tương ứng với khối lượng chấn thương. • Nhiên liệu của cơ, còn gọi là glycogen, bị sử dụng hết. Cơ thể cần 10 tiếng trong 10 ngày để bổ sung chúng và • Kali, một chất khoáng được giải phóng từ các tế bào cơ để kiểm soát nhiệt, cũng bị cạn kiệt. Cần 48 giờ để khôi phục lại khả năng cung cấp Kali. Thời gian phục hồi Một ngày tập nhẹ là phương tiện của sự phục hồi nhưng điều đó ko có nghĩa là vận động viên ko tập gì cả. Vđv vẫn phải tập, nhưng với một cường độ thấp hơn. Không có khoảng thời gian nhất định cho sự hồi phục. Đa số các vđv cần khoảng thời gian là 48 tiếng cho sự hồi phục sau khi tập nặng hoặc sau khi thi đấu. Thông thường thời gian hồi phục cần có sau khi thi đấu sẽ dài hơn. Các vận động viên cử tạ cần khoảng 7 ngày để phục hồi những tác động sau mỗi cuộc thi. 6.Nguyên tắc vượt ngưỡng Do cơ thể con người có thể thích nghi với việc huấn luyện tải trọng. tải trọng cần được tăng thêm dần dần. Nói cách khác, để cho việc huấn luyện hiệu quả, tải trọng phải vượt quá yêu cầu. Nguyên tắc vượt ngưỡng có thể được tận dụng thông qua: • tần suất - có nghĩa rất đơn giản là tăng số buổi tập • cường độ - tăng cường tải trọng, như tăng khối lượng tạ nâng, tăng tốc độ chạy, tăng quãng đường chạy • thời gian - tăng thời gian tập luyện. Nguyên tắc vượt ngữơng (ép tải) này có thể áp dụng cho tất cả các loại huấn luyện - sức hịu đựng, sức mạnh và tốc độ. Để đạt được sức mạnh, cần tăng khối lượng. Để tăng sức bền cần tăng thời gian huấn luyện và cường độ chạy. Việc dần dần thay đổi mức độ quá tải giúp cơ thể đối phó với việc những nhu cầu ngày càng tăng đối với toàn bộ cơ thể và hệ cơ. Những thay đổi này xuất hiện bên trong hệ thần kinh, nơi quyết số lượng sợi cơ hoặc các thành phần liên quan đến vận động cần thiết cho những kĩ năng đặc biệt. Hệ thống tín hiệu được cải thiện trong việc cung cấp máu và oxy cho các cơ đang hoạt động. Quá tải giúp kích thích các cơ sản sinh protein để đáp ứng cho những nhu cầu trong tương lai. Quá trình thực hiện quá tải phải tuân theo nguyên tắc tăng đều và thích nghi. Việc thực hiện quá tải nhanh và vội vàng khiến cơ thể không thể thích nghi mà ngược lại còn làm cơ thể kiệt sức. Tăng đều sự quá tải nghĩa là liên tục tăng sự quá tải với thời gian phục hồi thích hợp, do cơ thể cần nghỉ ngơi cho sự thích nghi và điều chỉnh diễn ra. 7. Nguyên tắc nghịch đảo Hầu hết việc thích nghi trong huấn luyện rất dễ bị đảo ngược. Dù bạn là một vận động viên đẳng cấp quốc tế hay chỉ là một người bình thường bơi lội hay chạy để tăng cường sức khoẻ, chỉ tốn 3 đến 4 tuần để cơ thể bạn mất đi tình trạng có được do luyện tập của nó. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn tập luyện liên tục cả đời. Các nhà khoa học gọi nó là sự nghịch đảo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu hệ cơ không liên tục cố gắng sẽ nhanh chóng mất đi khả năng sử dụng oxy một cách hiệu quả. Có nghĩa là sự nghịch đảo diễn ra nhanh chóng trong những mông thể thao cần sức bền như chạy bền, bơi lội, đua xe đạp… những môn mà hệ cơ sử dụng oxy trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, sự nghịch đảo diễn ra với nhịp độ chậm trong cơ thể những vận động viên cử tạ và vđv chạy nước rút. Sức mạnh và tốc độ của những vđv này sẽ không bị mất cho tới khi hệ cơ của họ teo đi vì ít sử dụng. Mặc dù quá trình nghịch đảo xảy ra chậm, vđv chạy nước rút vẫn có thể chạy với tốc độ cao nhất, nhưng họ sẽ không thể lập lại thành tích đó. Tương tự đối với môn cử tạ, vđv cử tạ có thể nâng nặng nhưng không thể lập lại khả năng nâng nặng như vậy nữa. Làm thế nào để một vđv biết được cơ thể anh đang trong quá trình bị nghịch đảo • Hơi thở ngắn hơn khi thực hiện một động tác với nhịp độ giống với nhịp độ lúc trước. • Thoải mái lúc mới bắt đầu, bởi vì các cơ có vấn đề trong việc sửng dụng oxy. • Bị đau cơ, có thể do các sợi cơ bị teo đi. Những cơ bị teo trở nên yếu, dễ rách và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. • Bị rách cơ, khiến đau đớn. • Do sư nghịch đảo, việc mất vóc dáng dễ dàng và nhanh hơn việc đạt được vóc dáng cân đối. Do đó, điều quan trọng là trong suốt thời gian nghỉ tập huấn hoặc thời gian chuyển tiếp, vđv phải tiếp tục duy trì thể lực thông qua những hoạt động vận động mà họ yêu thích. BÀI 3: HUẤN LUYỆN TÂM LÝ TRONG CẦULÔNG Tâm lý học thể thao là một môn học nghiên cứu cách tư duy trong thể thao 1. Giới thiệu và cách mà những tư duy đó tác động đến hành vi và việc thể hiện của vận động viên trong tập huấn và thi đấu. Tâm lý học thể thao tập trung vào việc giảng dạy những kĩ năng thực tế cho các vận động viên nhằm giúp họ phát triển những khả năng tâm lý cho bằng với những khả năng về thể chất. 2. Nguyên tắc 1/3 thứ 3 1/3 đầu tiên là năng khiếu của vận động viên, 1/3 thứ hai là những kĩ năng thể chất mà vận động viên đó có được như bước chân trong cầulông và một phần ba thứ 3 thì liên quan đến tinh thần kiên cường – đó là sưc mạnh trong thi đấu của vận động viên. Cũng chính là phương thức mà người vận động viên thích nghi với áp lực của trận đấu. Trong thể thao đỉnh cao, khi mà rất nhiều vận động viên có khả năng thể chất (trình độ kĩ thuật, thể lực) tương đương nhau, sự khác nhau giữa một kết quả thi đấu tuyệt vời và một kết quả thi đấu tốt hay sự khác nhau giữa người thắng và người thua thường liên quan đến tinh thần thi đấu nhiều hơn là khả năng kĩ thuật và thể lực. Các kĩ năng tâm lý bao gồm một số các chiến thuật và kĩ thuật có thể giúp nâng cao kết quả thi đấu của vận động viên: Lập mục tiêu: Việc lập ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn giúp vận động viên có được phương hướng và gia tăng động cơ. Tưởng tượng: Tưởng tượng là sự tập luyện tinh thần hoặc luyện tập một kĩ năng hoặc cách thi đấu, sử dụng những giác quan để luyện tập những kĩ năng thể chất với ý nghĩ rằng không phải thực hiện chúng. Thông qua tưởng tượng các vận động viên có thể mường tượng được chính họ thành công trong những sự kiện, trận đấu hoặc kĩ năng. Thư giãn Bao gồm những kĩ thuật giúp vận động viên thư giãn hệ cơ của họ tập trung nghị lực cho việc tập huấn cũng như thi đấu. Tự nhủ Việc sử dụng những từ khích lệ và tự khuyến khích bản thân giúp vận động viên tập trung vào việc thi đấu. Những từ này tạo ra một số cảm xúc, hoặc khích lệ vận động viên duy trì sự cố gắng. Kế hoạch tinh thần Đây là những chiến thuật được lập sẵn hoặc những thói quen giúp những vận động viên có “tinh thần hưng phấn với việc phải cố gắng thật lớn”. các vận động viên cũng có thể được chuẩn bị để đối phó với bất kì những rủi ro hoặc đứt quãng có thể xảy ra. Kế hoạch tinh thần của một vận động viên có thể bao gồm một hoặc tất cả những kĩ thuật rèn luyện kĩ năng tâm lý liệt kê phía trên. 3.Hiểu rõ các nguyện tắc của động cơ Có nhiều loại động cơ khác nhau: Động cơ tham gia – tại sao các vận động viên chọn chơi một môn thể thao nào đó. Động cơ dài hạn – cam kết tập huấn/tập luyện cho môn thể thao của bạn liện tục từ mùa này sang mùa khác. Động cơ ngắn hạn – tập luyện để tham gia một trận đấu hay một sự kiện. Động cơ trước trận đấu – “lên tinh thần” trước một trận đua hay mộ sét đấu. Động cơ bên ngoài – ví dụ, phần thưởng, sự thừa nhận, du lịch, tiền. Động cơ bên trong – ví dụ tập luyện để khoả, vui, đẹp, kết bạn mới … Động cơ là một lực định hướng. Động cơ được cấu thành trước nhất bởi 2 thành phần: - phương hướng - ám chỉ tới nơi (môn thể thao) mà chúng ta chọn để thể hiện năng lượng. Đâu là nguyên nhân một vận động viên chọn chơi một môn thể thao và môn thể thao nào được anh ta đặc biệt ưa thích? Trong khi có vận động viên đó có rất nhiều lựa chọn khác như điện ảnh, hoạt động xã hội với bè bạn, cắm trại hay xem tivi. - mức độ nỗ lực - nghĩa là có bao nhiêu nỗ lực được đầu tư cho phương hướng mà vận động viên đó đã chọn. Lấy một ví dụ như sau, 2 vận động viên có thể có cùng động cơ khi tham dự tập huấn, tuy nhiên một vận động viên có rất ít nỗ lực và thiếu nhiệt tình trong tập huấn trong khi vận động viên còn lại nỗ lực rất nhiều nên anh ấy sẽ đạt được 100% hiệu quả sau kì tập huấn. Các vận động viên cũng có thể có động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong - là một sự phấn đấu nội tại để trở nên xuất sắc. Các động cơ bên trong thường bền vững hơn vì chúng tự cung cấp năng lượng sống cho chính mình. Động cơ bên ngoài - là nhu cầu cần đạt được sự tường thưởng hoặc sự công nhận hoặc cả 2. Khi những động cơ đó được sử dụng đúng đắn, chúng có thể khiến các động cơ bên trong càng trở nên mạnh mẽ. Tuy vậy, các động cơ bên ngoài cũng có thề phá hoại các động cơ bên trong. 4. Điều gì thúc đẩy vận động viên Niềm vui trong việc chơi (thể thao), tập huấn và khát khao sự tiên bộ. Họ muốn có một hình tượng đẹp trong mắt mọi người – như tên tuổi trên báo chí, sự thừa nhận của công chúng, thành công… Niềm kiêu hãnh chung – quan tâm và tôn trọng những vận động viên khác giống như đồng đội bởi những tình cảm liên quan đến chuyên môn. Mối quan hệ giữa các vận động viên. 5. Điều gì làm nản lòng các vận động viên Sự quản lý và kỉ luật quá khắt khe Sự cạnh tranh giữa các vận động viên quá lớn. Các vận động viên không nhận được những thứ mà cấp trên hứa. Sự cạnh tranh là quá lớn đối với họ. Đoán trước được các bài tập huấn. Họ không thể thấy hay cảm nhận được sự tiến bộ. Họ bị đánh giá thấp. Có quá nhiều sự mong đợi Huấn luyện viên bị đội khác thuê. Sự can thiệp quá nhiều của phụ huynh. 6. Làm thế nào để thúc đẩy các vận động viên Các huấn luyện viên không thể điều khiển mức độ động cơ của các học trò mình, tuy nhiên, điều quan trọng là huấn luyện viên cần nhận ra tại sao các học trò của mình tham gia môn thể thao đó và những điều học trò mình cần. Các huấn luyện viên có thể giúp các vận động viên của mình cảm thấy giá trị bản thân bằng cách: - Giúp vận động viên thiết lập những mục tiêu thực tế. - Giúp đỡ vận động viên trong việc ra quyết định. - Ghi nhận những tiến bộ cá nhân. - Không quá đặt nặng việc chiến thắng. - Tạo thật nhiều cơ hội, thời gian và những hướng dẫn thích hợp giúp phát triển khả năng của vận động viên. 7. Thế nào là một mục tiêu? Mục tiêu là một điểm ngắm và có các đặc điểm: Phương hướng - cái gì cần đạt được Cường độ - mức độ khát khao đạt được mục tiêu Các mục tiêu nên có một kì hạn – đó là thời gian hoàn thành. Yếu tố này tạo mục đích cho phương hướng. 8. Ai thiết lập các mục tiêu? Việc thiết lập các mục tiêu là một cố gắng chung giữa huấn luyện viên và vận động viên. Nên nhớ nhiệm vụ chính của huấn luyện viên là phát triển tài năng của vận động viên. Để làm được điều đó, huấn luyện viên cần phải quan tâm đến vận động viên ở những khía cạnh sau: Tiềm năng Đẳng cấp Triết lý sống Mức độ quan tâm đến giáo dục [...]... 10 giây, nghĩ tới cảm giác ấm, thư giãn, để cho sự căng cơ tan biến o Làm lại bài tập Hàm o Gồng cơ hàm, đè nặng vào răng cối lớn Nói ‘Thả lỏng’ và thư giãn o Làm lại bài tập Mặt o Gồng cơ mặt hết sức cau có Nói ‘Thả lỏng’ Nghỉ ngơi và tập trung vào cảm giác thư giãn o Làm lại bài tập Mắt o Tập trung vào một điểm trên trần Giữ nguyên đầu, từ từ xoay mắt sang phải càng xa càng tốt, rồi tới trung tâm, . lớn. Nói ‘Thả lỏng’ và thư giãn. o Làm lại bài tập. Mặt o Gồng cơ mặt hết sức cau có. Nói ‘Thả lỏng’. Nghỉ ngơi và tập trung vào cảm giác thư giãn. o Làm