1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học LỒNG GHÉP TÍCH hợp TRONG TIẾT học 14 tự TIN” để NÂNG CAO kĩ NĂNG SỐNG CHO học SINH lớp 7 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN NGỌC lặc

23 85 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 918,67 KB

Nội dung

Thuận lợi- Đối với đội ngũ giáo viên trong nhà trường: Vấn đề dạy học tích hợp kĩnăng sống vào bộ môn cho học sinh ở trường phổ thông đã được triển khai khá rộng rãi và khá quen thuộc đố

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỒNG GHÉP TÍCH HỢP TRONG TIẾT HỌC 14 “TỰ TIN” ĐỂ NÂNG CAO KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 7 TRƯỜNG THCS

THCS THỊ TRẤN NGỌC LẶC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Vinh Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Ngọc Lặc SKKN thuộc lĩnh mực (môn): GDCD

THANH HOÁ, NĂM 2017

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

1 Mở đầu 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2

2.1 Cơ sở lí luận 2

2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2.1 Thuận lợi 2

2.2.2 Khó khăn 3

2.2.3 Thực trạng của việc lồng ghép dạy học tích hợp và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Thị Trấn huyện Ngọc Lặc 3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

2.3.1 Công tác tư tưởng 4

2.3.2 Công tác giảng dạy chính khóa 5

2.3.3 Đối với giờ hoạt động ngoại khóa 13

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15

3 Kết luận, kiến nghị 16

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Nằm trong chương trình các môn học ở bậc THCS, bộ môn Giáo dụccông dân (GDCD) trong những năm vừa qua đã được sự quan tâm, chỉ đạo sátsao, đánh giá đúng tầm quan trọng của bộ môn trong hệ thống giáo dục, nhất làgiáo dục tư cách, đạo đức, lối sống cho học sinh Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên

đã và đang nỗ lực không ngừng trong quá trình công tác nhằm nâng cao chấtlượng bộ môn, nâng cao tỉ lệ học sinh khá, giỏi Tuy nhiên nếu như nhìn vàođiểm số thì có thể thấy kết quả của bộ môn GDCD tương đối cao, nhưng nếuđánh giá dựa vào hành vi, thái độ của học sinh, kĩ năng vận dụng của học sinhtrong thực tiễn cuộc sống thì chưa được như mong muốn Thời gian gần đây, dưluận xã hội đang lên án mạnh mẽ tình trạng bạo lực học đường, ăn chơi sa đọa của một bộ phận học sinh Mọi người chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến cảnhtừng đôi nam nữ học sinh bỏ học, lêu lổng, thậm chí là đưa nhau vào nhà nghỉ,hay cảnh những nữ học sinh đánh nhau, trong khi có rất nhiều học sinh khác chỉđứng nhìn và dùng máy quay rồi tung lên mạng mà không hề can ngăn, hay trìnhbáo với người có chức trách Câu chuyện về giáo dục đạo đức, lối sống chohọc sinh không phải là mới, nhưng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay Bêncạnh những học sinh biết vượt lên số phận, thì vẫn còn một bộ phận không nhỏhọc sinh ham chơi, vi phạm pháp luật, thiếu kĩ năng sống, không tự tin làm chủbản thân Phải nhìn thẳng vào hạn chế của giáo dục hiện nay mới chỉ quan tâmđến việc dạy "chữ", chưa thật sự quan tâm đến việc dạy "người" một cách toàndiện Các gia đình coi điểm các bộ môn là thước đo sự tiến bộ của con cái, tạothành sức ép buộc học sinh chỉ nghĩ đến chuyện phải học để có điểm cao Vì saolại còn tồn tại những vấn đề đó? Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành visai trái về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật của học sinh, bên cạnh tráchnhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, nguyên nhân sâu xa là do bản thânhọc sinh thiếu kĩ năng sống, thiếu những kiến thức, suy nghĩ nông cạn, thiếuhiểu biết để giải quyết đúng đắn các vấn đề trong cuộc sống Như vậy việc tiếnhành tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào trong các môn học, đặc biệt là mônGDCD là việc làm có tính tất yếu

Chính vì vậy, qua một thời gian học tập, tìm tòi, nghiên cứu và trực tiếpgiảng dạy, tôi đã có những suy nghĩ và xin mạnh dạn trao đổi cùng các thầy côđồng nghiệp qua sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp dạy học lồngghép tích hợp trong tiết học 14 “Tự tin” để nâng cao kĩ năng sống cho học sinhlớp 7 Trường THCS Thị trấn Ngọc Lặc ” Để phát huy vai trò của môn học vàgóp phần khắc phục tình trạng trên

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này này nhằm đưa ra một số hình thức, biện pháp,hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó

Ghi chú (giải thích cho việc Trích dẫn TLTK):

- Ở mục 1.1: Phần Lí do chọn đề tài, tác giả tham khảo từ TLTK số 5.

Trang 4

có thêm kinh nghiệm để dạy tốt môn GDCD, đáp ứng nhu cầu đổi mới chươngtrình SGK hiện nay.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Phần Đạo đức - tiết học 14 “Tự tin” và những vấn đề liên quan trongchương trình Giáo dục công dân 7

- Học sinh khối 7 - Trường THCS Thị trấn Ngọc Lặc

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

- Có quan niệm cho rằng: Kĩ năng sống là năng lực ứng xử tích cực củamỗi người đối với tự nhiên, xã hội và chính mình; Là khả năng tâm lý xã hộicủa mỗi cá nhân trong các hành vi tích cực, để xử lý hiệu quả những đòi hỏi,thách thức cuộc sống

- Cũng có quan niệm coi kĩ năng sống là khả năng thực hiện một hànhđộng hay hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức,những kinh nghiệm để hành động trong sự thực hiện mục đích, trong hoàn cảnhthực tế

Tóm lại: Những quan niệm nêu trên đều chứa một nội hàm: Kĩ năng sống

là khả năng thực hiện hành động, hay hoạt động, là năng lực ứng xử tích cựctrước những thách thức của đời sống và chỉ có được khi được rèn luyện, tích lũykinh nghiệm và biết lựa chọn một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong tựnhiên, trong xã hội và trong chính cá nhân con người

2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thuận lợi

- Đối với đội ngũ giáo viên trong nhà trường: Vấn đề dạy học tích hợp kĩnăng sống vào bộ môn cho học sinh ở trường phổ thông đã được triển khai khá rộng rãi và khá quen thuộc đối với giáo viên nhất là đối với giáo viên thuộc các

bộ môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân ,

2 Ghi chú (giải thích cho việc Trích dẫn TLTK):

- Ở mục 2.1: Phần : Cơ sở lí luận, tác giả tham khảo từ TLTK số 1

Trang 5

Trong chương trình giáo dục môn học của nhà trường phần lớn việc giáodục kĩ năng sống đã được triển khai và phổ biến sâu rộng nhất là trong các buổihoạt động ngoại khoá theo chủ đề của nhà trường, trong các buổi hoạt độngngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần và đặc biệt làtrong các giờ học bộ môn nên đại đa số giáo viên và học sinh đã khá quenthuộc Vì vậy khi tổ chức triển khai thực hiện bản thân tôi và đồng nghiệp luônnhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu, Phụ huynh và nhất là họcsinh.

- Đối với phụ huynh: Một vài năm gần đây, tầm quan trọng của bộ mônGDCD được đại đa số phụ huynh và học sinh nhận thức đúng đắn hơn nên đã có

sự quan tâm sâu sắc trong việc học tập và rèn luyện bộ môn

Trên đây là những thuận lợi cơ bản góp phần thắng lợi trong việc thựchiện mục tiêu mà trong đề tài tôi đã lựa chọn

2.2.2 Khó khăn

- Do đặc thù bộ môn, môn GDCD là một bộ môn thuộc nhóm môn Khoahọc xã hội - phần lớn học sinh và phụ huynh còn coi nhẹ bộ môn này vì quanniệm là môn phụ mà hướng các con thiên về các bộ môn khoa học tự nhiên đểđịnh hướng ngành nghề sau này Chính vì vậy đa số học sinh ít có hứng thú họctập, khi học còn mang tính chất đối phó và gượng ép Mặt khác, khi dạy học bộmôn, người giáo viên còn nặng về việc cung cấp kiến thức, coi nhẹ việc giáo dụctích hợp lồng ghép và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; Đôi lúc một số giáoviên còn chưa thực sự đầu tư, chưa dành tâm huyết với bộ môn nên chất lượngdạy học chưa cao

- Tài liệu hướng dẫn, tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu dạy họctích hợp và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế nên khi giảngdạy giáo viên còn gặp nhiều khó khăn

- Các hoạt động tập thể của nhà trường chưa phong phú, đa dạng nên việcrèn luyện kĩ năng sống ở bộ môn GDCD hiệu quả chưa thực sự cao để đáp ứngvới nhu cầu thưc tế

- Trong giai đoạn hiện nay, sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin thiếulành mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểuhiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tìnhtrạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng Mặt khác, do ảnh hưởngcủa nền kinh tế thị trường các gia đình không có nền tảng vững chắc như tìnhtrạng: Cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, một bộ phận gia đình còn mãi mê buônbán làm ăn phó thác con cái cho nhà trường cho nên một số không ít các em đã

bị lôi cuốn vào lối sống ảo, thực dụng, đua đòi, không đủ bản lĩnh nói “không”với cái xấu Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống và những

Trang 6

Nhận biết được KNS

Hiểu các KNS

Vận dụng KNS

* Kĩ năng xác định giá trị của

* Kĩ năng tự nhận thức của bản

Kết quả trên cho thấy, số học sinh vận dụng kĩ năng sống còn quá ít.Chính vì vậy mà việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là vấn đề cần quan tâm.Muốn làm tốt công tác này chúng ta cần phải làm gì? Nhất là những người làmcông tác giáo dục vì nhà trường là nơi tốt nhất để hình thành nhân cách cho họcsinh Đây cũng chính là câu hỏi mà bản thân cần phải tìm tòi nghiên cứu Từnhững thực trạng trên thôi thúc bản thân tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng

“Học sinh chưa có kĩ năng sống” là do đâu? để từ đó tìm ra biện pháp rèn kĩnăng sống cho học sinh đạt hiệu quả

Từ đây, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học tích hợp, lồngghép rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua mỗi tiết học GDCD Đặc biệttrong tiết 14 dạy bài "Tự tin" (Chương trình GDCD 7 ) bản thân tôi đã xác định

rõ mục tiêu bài học: Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản

về tự tin là gì, ý nghĩa của tự tin ra Việc quan trọng tiếp sau chính là cách rènluyện như thế nào để trở thành người tự tin trong cuộc sống Cũng từ đây, giáoviên có điều kiện củng cố thêm cho mỗi học sinh sự tự tin hơn trong suy nghĩ vàhành động của mình, giúp các em đễ dàng vươn tới cái "chân, thiện, mĩ " củacuộc sống hiện tại và tương lai

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Công tác tư tưởng

a Đối với giáo viên bộ môn trong tổ

- Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường động viên khích lệ giáo viên

bộ môn nhất là giáo viên GDCD tự tin hơn vào vai trò bộ môn của mình, khôngngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương phápnhằm nâng cao chât lượng giảng dạy bộ môn

b Đối với phụ huynh, học sinh

- Giáo viên bộ môn cần dành nhiều thời gian gặp gỡ phụ huynh để traođổi, động viên, quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình tạo sự gắn bó thân mật để

Trang 7

phụ huynh thực sự dành nhiều sự quan tâm chăm sóc tới con em mình góp phầnphối kết hợp với nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Giáo viên thường xuyên gần gũi quan tâm tới các đối tượng học sinh đểnắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em từng bước cùng các em tháo gỡnhững vướng mắc, những khó khăn Thậm chí giúp các em vượt qua những cám

dỗ của cuộc sống, thoát khỏi lối sống ảo, tự tin nói “không” với những cái xấu

2.3.2 Công tác giảng dạy chính khóa

Giáo viên cần:

- Bám sát những mục tiêu giáo dục chuẩn kiến thức kĩ năng của môn họcvề: Thái độ, kĩ năng bộ môn Từ đó xác định vấn đề cơ bản để lồng ghép giáodục kĩ năng sống cho phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với đối tượnghọc sinh

- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, sưu tầm tư liệu, hình ảnhsinh động trong các tiết dạy phần đạo đức để hiệu quả giảng dạy GDCD đượcnâng lên

- Phải tăng cường đổi mới phương pháp dạy học; đa dạng hóa các hìnhthức hoạt động của học sinh trong tiết học để tạo sự hứng thú, chủ động, tíchcực học tập của các em

- Giáo dục kĩ năng sống trong môn học GDCD, theo đặc trưng của mônhọc, là giáo dục theo con đường “ Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên,không gượng ép Từ đó tạo niềm tin, sự hứng thú học tập bộ môn và cao hơn làgiúp các em có những kỹ năng sống cơ bản trong cuộc sống hiện tại và tươnglai

* Cách dạy học tích hợp bài: Tự tin: (căn cứ theo hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng)

a Về kiến thức

- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin

- Nêu được ý nghĩa của tính tự tin ( đối với việc củng cố ý chí, nghị lực, bản lĩnh của con người để đạt mục đích)

b Về kĩ năng

- Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể

* Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục:

- Kĩ năng phân tích, so sánh,hơp tác biểu hiện của tự tin

- Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin, thể hiện sự tự tin

- Kĩ năng tự nhận thức của bản thân về lòng tự tin, tự trọng

c Về thái độ

- Tự tin ở bản thân mình không a dua, dao động trong hành động

- Học tập và làm theo tấm gương tự tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3 Ghi chú (giải thích cho việc Trích dẫn TLTK):

- Ở mục 2.3.2: Phần : Công tác giảng dạy chính khóa, tác giả tham khảo từ TLTK số 2

Trang 8

* Vận dụng phương pháp lồng ghép, tích hợp rèn luyện kĩ năng sống qua tiết học "Tự tin"

a Phương pháp chung

Xác định từng kĩ năng sống sẽ áp dụng trong bài:

* Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của sự tự tin và thiếu tự tin

Đối với kĩ năng này tôi cho học sinh tổ chức chơi trò chơi tiếp sức

Cả lớp theo dõi, nhận xét đội nào thắng cuộc

GV: Nhận xét hoạt động, rút ra biểu hiện của sự tự tin và trái với tự tin

* Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin, thể hiện sự tự tin

Đối với kĩ năng này, tôi sẽ chia nhóm cho các em thảo luận

GV chia nhóm cho HS thảo luận (4’) theo câu hỏi:

+ Nhóm 1: Em hãy phân biệt tự tin với tự lực và tự lập?

+ Nhóm 2: Tự tin khác với tự cao, tự đại và tự ti như thế nào?

Đại diện nhóm HS trả lời, nhận xét, bổ sung

GV bổ sung, chốt

* Kĩ năng tự nhận thức của bản thân

Đối với kĩ năng này, tôi sẽ cho các em trả lời theo cách nghĩ riêng củamình:

+ Người có lòng tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần ai

và không cần nghe ai, và không cần hợp tác với ai?

+ Em có đồng tình với ý kiến đó không?

+ Trong hoàn cảnh nào con người cần có tự tin?

+ Để suy nghĩ và hành động một cách tự tin con người cần phải có nhữngphẩm chất và điều kiện gì nữa?

+ Bản thân em đã có tính tự tin chưa?

+ Khi gặp bài tập khó, gặp việc khó em có nản lòng chùn bước không? + Kể một số việc em làm tốt nhờ có lòng tự tin?

Học sinh trình bày giáo viên định hướng

+ Tìm những tấm gương nhờ có tự tin mà giúp họ vượt qua khó khăn,vượt lên số phận?

+ Em sẽ rèn luyện lòng tự tin như thế nào?

Như vậy để một tiết dạy học GDCD nói chung, tiết dạy ‘‘Tự tin” lồngghép nội dung giáo dục kĩ năng sống nói riêng thành công đòi hỏi người giáoviên phải có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp mới vào từng bàisoạn, từng tiết dạy cụ thể

b Cách áp dụng

Trang 9

- Áp dụng lồng ghép tích hợp trong quá trình khai thác từng nội dung bàihọc Nghĩa là khi giáo viên dạy đến nội dung nào, có khả năng liên hệ để giáodục kĩ năng sống, giáo viên có thể rút ra kết luận hoặc gợi mở để học sinh nhậnthấy kĩ năng sống đó.

Ví dụ:

+ Khi dạy bài “Tự tin”, ngoài kiến thức các em nắm được thế nào là tựtin,học sinh phải hiểu được tự tin là chủ động, dám nghĩ, dám làm, cương quyếtdám tự quyết định Còn trái với tự tin sẽ là thụ động, rụt rè, ba phải, luôn daođộng, hoang mang.Vậy kĩ năng sống rút ra đó là,nếu chúng ta làm việc gì cũngthụ động rụt rè ba phải, hoang mang thì cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, làmviệc gì cũng khó, không có hiệu quả

+ Hoặc khi dạy phần ý nghĩa của tự tin, tôi cho các em phân biệt tự tin với

tự lực, tự lập, tự cao, tự đại Các em sẽ hiểu được giữa tự tin với tự lực và tự lập

có mối quan hệ mật thiết vì người có tính tự tin mới có tính tự lực và tự lậptrong cuộc sống Trong điều kiện đổi mới hiện nay tự tin khởi nguồn của mọithành công trong cuộc đời, giúp con người thực hiện được những ước mơ caođẹp

+ Mặt khác, có thể mời các em trả lời từng câu hỏi, gọi các em một cáchthân thiện, nhất là những em ít giơ tay phát biểu trả lời câu hỏi: ? Bản thân em

đã có tính tự tin chưa? ? Khi gặp bài khó em có nản lòng chùn bước không? Kểmột số việc em làm tốt nhờ có lòng tự tin? Qua các câu hỏi và trả lời trên lớpnhư thế này phần nào cũng giúp các em khắc phục được tính rụt rè, thể hiệnđược sự tự tin là nói trước lớp

+ Các em đủ tự tin rồi sẽ thấy được: Trong cuộc sống, bất cứ việc gìmuốn thành công cũng đều cần có tự tin,trong hoàn cảnh khó khăn, trở ngại conngười cần vững tin ở bản thân mình dám nghĩ dám làm, kiên trì, tích cực, chủđộng, không ngừng vươn lên nâng cao nhận thức và năng lực, hành động mộtcách chắc chắn thì sự tự tin càng được củng cố và nâng cao

+ Như vậy qua đây tôi đã giáo dục cho các em kĩ năng xác định giá trị, thểhiện sự tự tin, kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về lòng tự tin, tự trọng

- Tích hợp trong phần luyện tập

Trong phần rèn luyện tính tự tin, tôi cho tích hợp câu hỏi bài tậpd(SGK.Trang 35) ? Em hãy nhận xét hành vi của Hân trong tình huống trên?

Qua việc trả lời các câu hỏi trên để học sỉnh từ đó rút ra các kĩ năng sống

có liên quan như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó với căng thẳng

c Phương pháp dạy

- Phương pháp đi từ lí thuyết đến thực tế:

+ Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi+ Bước 2: Học sinh trả lời+ Bước 3: Giáo viên liên hệ thực tế

- Phương pháp đi từ thực tế đến lí thuyết :

+ Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống+ Bước 2: Học sinh trả lời

Trang 10

+ Bước 3: Giáo viên rút ra nội dung bài học.

d Phương pháp cụ thể qua thiết kế giáo án mẫu

* Tổ chức giờ dạy học trên lớp

Tất cả những mong muốn và kinh nghiệm của bản thân được thể hiện qua giáo án cụ thể sau:

Tiết 14

TỰ TIN

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1 Về kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin

- Nêu được ý nghĩa của tính tự tin ( đối với việc củng cố ý chí, nghị lực, bản lĩnh của con người để đạt mục đích)

2 Về kĩ năng:

- Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể

* Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục:

- Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin

- Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin, thể hiện sự tự tin

- Kĩ năng tự nhận thức của bản thân về lòng tự tin, tự trọng

3 Về thái độ:

- Tự tin ở bản thân mình không a dua, dao động trong hành động

- Học tập và làm theo tấm gương tự tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh

B CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Động não

- Nghiên cứu trường hợp điển hình

- Xử lí tình huống

- Đóng vai

C.TÀI LIỆU- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh ảnh,truyện về những tấm gương

- Ca dao, tục ngữ

- Máy chiếu, máy tính và các phương tiện dạy học cần thiết khác

D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Vì sao chúng ta cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹpcủa gia đình, dòng họ?

Câu 2: Mỗi chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ và phát huy truyền thống tốtđẹp của gia đình, dòng họ?

3 Triển khai bài mới:

a Khám phá

Giáo viên chiếu máy cho học sinh đọc một trích đoạn trong “Nhật ký Đặng

Thuỳ Trâm”

“Ngày 09-05-1968

Trang 11

Sống ở đời phải biết khiêm tốn, nhưng đồng thời phải có một lòng tự tin, một ý thức tự chủ Nếu mình làm đúng hãy cứ tự hào với mình đi Lương tâm trong sạch là liều thuốc quý nhất.”

Giáo viên: Đây là câu nói của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm - một ngườicon của Hà Nội đã anh dũng hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Câu nói đề cao một đức tính tốt đẹp của con người đó là lòng tự tin Vậy tự tin làgì? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hômnay để biết được điều này

b Kết nối

Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự tự tin.

Giáo viên cho học sinh xem phim: Quà tặng

cuộc sống " Bài học về sự tự tin’’

? Tại sao các bạn trong lớp không ai dám

chọn loại đề thứ nhất với số điểm tối đa là 10

điểm?

-> Các bạn sợ khó, không đủ tự tin

? Cách thầy giáo ra đề như vậy để làm gì?

-> Để kiểm tra xem các bạn có tự tin trong

học tập không

Giáo viên: Các em đã đọc câu truyện “Trịnh

Hải Hà và chuyến du học Xin-ga-po” ở nhà.

? Vì sao Trịnh Hải Hà được tuyển đi du học

(không đi học thêm, chỉ học ở sách giáo

khoa, sách nâng cao, các chương trình nói

tiếng Anh ở tivi, cùng với anh trai luyện nói

với người nước ngoài).

- Vì bạn là học sinh giỏi toàn diện, nói tiếng

Anh thành thạo, vượt qua kỳ thi tuyển gắt

gao của người Xin-ga-po tổ chức

? Em học tập được điều gì ở bạn Hà?

Học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung

-> Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ

động trong học tập (tự học), chăm học, chăm

đọc sách

Ngày đăng: 21/10/2019, 08:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w