Nghiên cứu tạo mô hình chuột mang thai hộ nhằm ứng dụng tạo chuột chuyển gen

67 46 0
Nghiên cứu tạo mô hình chuột mang thai hộ nhằm ứng dụng tạo chuột chuyển gen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... chuột mẹ mang thai hộ để sinh chuột mang gen Vì nghiên cứu chúng tơi có tiềm lớn việc ứng dụng tạo chuột biến đổi di truyền Trong nghiên cứu này, phương pháp tạo mô hình chuột mẹ mang thai hộ thực... việc chuyển phôi mang gen ngoại lai vào chuột mẹ mang thai hộ Các nghiên cứu liên quan đến tạo phôi chuột chuyển gen nghiên cứu Việt Nam, nhiên để tạo sinh vật chuyển gen, phôi phải chuyển vào chuột. .. đổi gen đáp ứng nhu cầu cho nghiên cứu liên quan đến mơ hình chuột Mục tiêu chung đề tài: Tạo chuột mẹ mang thai hộ nhằm ứng dụng tạo chuột chuyển gen phục vụ nghiên cứu liên quan đến chuột thí

Ngày đăng: 27/01/2021, 10:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGHIÊN CỨU TẠO MÔ HÌNH CHUỘT MANG THAI HỘ NHẰM ỨNG DỤNG TẠO CHUỘT CHUYỂN GEN

  • NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

  •  Xác định giai đoạn động dục ở chuột cái bằng phương pháp quan sát trực quan âm đạo thông qua phương pháp vết phết tế bào âm đạo

    •  Tạo chuột mẹ mang thai hộ thành công bằng phương pháp phẫu thuật chuyển phôi vào ống dẫn trứng và theo dõi chuột mẹ mang thai sau khi chuyển phôi.

    • TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

    • Việc tạo chuột mẹ mang thai hộ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo chuột biến đổi gen phục vụ các nghiên cứu khoa học đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến y sinh học. Mặc dù việc tạo chuột mẹ mang thai hộ đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào được công bố liên quan đến việc chuyển phôi mang gen ngoại lai vào chuột mẹ mang thai hộ. Các nghiên cứu liên quan đến tạo phôi chuột chuyển gen đã được nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên để có thể tạo được sinh vật chuyển gen, các phôi này phải được chuyển vào chuột mẹ mang thai hộ để sinh chuột con mang gen. Vì vậy nghiên cứu của chúng tôi có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng tạo chuột biến đổi di truyền. Trong nghiên cứu này, phương pháp tạo mô hình chuột mẹ mang thai hộ được thực hiện như sau: Đầu tiên, chuột đực hữu thụ được phẫu thuật cắt ống dẫn tinh và giao phối với chuột cái hữu thụ nhằm kiểm tra kết quả bất thụ. Chuột cái cho phôi được gây siêu bài noãn bằng 5 IU PMSG và 5 IU hCG, giao phối với chuột đực hữu thụ và thu nhận hợp tử giai đoạn hai tiền nhân làm nguyên liệu cho quá trình vi tiêm gen egfp vào tiền nhân đực. Các phôi giai đoạn 1-2 tế bào này sau đó được chuyển vào ống dẫn trứng của chuột mẹ mang thai hộ nhằm kiểm tra hiệu quả của việc tạo chuột mẹ mang thai hộ. Mặt khác, chuột cái hữu thụ khác sẽ được xác định giai đoạn động dục bằng phương pháp vết phết tế bào âm đạo làm đối chứng với phương pháp quan sát trực quan âm đạo. Các con chuột ở giai đoạn động dục được sàng lọc và ghép đôi với chuột đực bất thụ, sau đó kiểm tra dấu hiệu giao phối ở nút nhầy âm đạo. Đối với những chuột có dấu hiệu giao phối thành công sẽ được phẫu thuật mở lưng kiểm tra vị trí chuyển phôi với sự hiện diện của sự trương phồng ở ống dẫn trứng và cuối cùng là chuyển phôi vào ống dẫn trứng, theo dõi quá trình mang thai sau 7 ngày đến 19±3 ngày. Kết quả cho thấy chuột đực bất thụ đạt tỉ lệ 80%. Đối với chuột cái, nhóm nghiên cứu đã xác định được giai đoạn động dục với sự hiện diện của tế bào đặc trưng là tế bào biểu mô sừng hóa không nhân đồng thời đó là trực quan âm đạo sưng, mở rộng, màu hồng, ít ẩm ướt. Các chuột ở giai đoạn động dục được quan sát bằng mắt thường này sau đó được giao phối với chuột đực bất thụ và cho tỉ lệ giao phối thành công của việc tạo chuột mang thai giả là 81,67%. Toàn bộ chuột mang thai giả với sự xuất hiện của đoạn bóng cho quá trình chuyển phôi giai đoạn 1-2 tế bào đạt tỉ lệ 100% chuột nhận phôi mang thai. Trong đó có 2/134 chuột phát sáng huỳnh quang chiếm tỉ lệ 1,49%. Mặc dù tỉ lệ chuột phát sáng huỳnh quang là chưa cao, tuy nhiên các kết quả trong nghiên cứu này cho thấy tiềm năng to lớn của việc tạo mô hình chuột mang thai hộ bằng phương pháp phẫu thuật chuyển phôi vào ống dẫn trứng nhằm hướng đến tạo chuột chuyển gen.

    • LỜI CAM ĐOAN

    • Học viên

    • Phan Ngọc Uyên Phương

      • Ngày nay, việc sử dụng chuột như một mô hình động vật bệnh lý được xem như là công cụ phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực y sinh học. Năm 2009, chỉ riêng các bài báo nghiên cứu về chuột thí nghiệm gấp 3 lần so với cá ngựa vằn, ruồi giấm và giun đất gộp lại. Những nghiên cứu dựa trên loài gặm nhấm đã giải quyết mọi thứ từ thần kinh học và tâm lý học, cho đến thử thuốc với các loại bệnh tật. Loài gặm nhấm ở phòng thí nghiệm đã được sử dụng trên các thử nghiệm động vật trong suốt hơn 150 năm qua, và số lượng những thí nghiệm dạng này vẫn đang đà tăng theo cấp số nhân tính đến năm 2019.

      • Vì vậy, có thể nói việc tạo ra mô hình động vật bệnh lý đặc biệt là trên đối tượng chuột là việc hết sức cần thiết, có vai trò to lớn nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến y sinh học. Bằng chứng là kỹ thuật này đã được thực hiện từ những năm thập niên 70 và vẫn được áp dụng cho đến thời điểm này [1].

      • Ngày nay, đi cùng với sự phát triển của việc chỉnh sửa gen sử dụng phương pháp Crispr/ Cas 9 thì việc tạo ra các mô hình động vật bệnh lý, đặc biệt là trên đối tượng chuột thí nghiệm ngày càng được chú trọng. Việc kết hợp giữa kỹ thuật này và phương pháp tạo ra mô hình động vật là một sự kết hợp hoàn hảo trong việc tạo mô hình động vật bệnh lý, đặc biệt là trên đối tượng chuột nghiên cứu. Để tạo ra được mô hình động vật mang gen ngoại lai, thì ngoài việc sàng lọc các phôi mang gen để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi thì việc chuyển phôi mang gen vào chuột mẹ mang thai hộ là một trong các bước cực kì quan trọng. Đây có thể là bước quan trọng nhất bởi nếu bước này không thành công thì sẽ không bao giờ có được sinh vật (chuột) biến đổi gen nào được sinh ra. Năm 2018, việc tạo chuột con sinh ra từ các tế bào không phải tế bào trứng (non-egg) được công bố, nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng chuột mang thai hộ đóng vai trò hết sức quan trọng.

      • Vì tầm quan trọng đó, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tạo mô hình chuột mẹ mang thai hộ nhằm tạo chuột chuyển gen phát sáng huỳnh quang” nhằm tạo được 1 quy trình ổn định, có tỉ lệ thành công cao để có thể làm chủ được công nghệ tạo sinh vật biến đổi gen đáp ứng nhu cầu cho các nghiên cứu liên quan đến mô hình chuột.

      • Mục tiêu chung của đề tài: Tạo được chuột mẹ mang thai hộ nhằm ứng dụng tạo chuột chuyển gen phục vụ các nghiên cứu liên quan đến chuột thí nghiệm và mở ra một hướng đi mới cho việc tạo chuột biến đổi di truyền cho các nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học ở Việt Nam.

      • Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung cụ thể cần thực hiện như sau:

      • - Xác định giai đoạn động dục ở chuột cái bằng phương pháp quan sát trực quan âm đạo thông qua phương pháp vết phết tế bào âm đạo

      • - Sàng lọc được hợp tử giai đoạn hai tiền nhân chuẩn bị cho quá trình vi tiêm DNA chuẩn bị quá trình chuyển phôi vào chuột mẹ mang thai hộ.

        • - Tạo chuột mẹ mang thai hộ thành công bằng phương pháp phẫu thuật chuyển phôi vào ống dẫn trứng và theo dõi chuột mẹ mang thai sau khi chuyển phôi.

        • 2.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng chuột mẹ mang thai hộ bằng phương pháp phẫu thuật chuyển phôi vào ống dẫn trứng

          • Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nào ở Việt Nam được công bố về nghiên cứu tạo chuột mẹ mang thai hộ nhằm tạo chuột phát sáng huỳnh quang tiếp cận bằng việc phẫu thuật chuyển phôi vào ống dẫn trứng. Điều này có thể thấy nghiên cứu của chúng tôi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Sự đang dạng về mặt ứng dụng của mô hình chuột mẹ mang thai hộ cũng cho thấy tiềm năng ứng dụng của mô hình chuột mẹ mang thai hộ là rất lớn, đồng thời việc làm chủ công nghệ này là một lợi thế to lớn trong việc thực hiện các nghiên cứu khoa học tiếp theo.

          • 2.2. Vai trò của chuột trong nghiên cứu

            • Thông qua tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước được thực hiện trên đối tượng chuột, có thể thấy chuột đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nghiên cứu cơ bản và cả các nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực y sinh học. Các nghiên cứu này càng thể hiện vai trò của nó khi ngày nay, tỉ lệ con người mang bệnh tật ngày càng nhiều, như vậy việc tạo ra các mô hình chuột là ngày càng quan trọng.

            • Chuột được xem là một mô hình cho các nghiên cứu và đã được chứng minh là cực kì hữu ích bởi tính tương đồng về bộ gen của nó với con người lên đến 80% [10]. Do đó, chuột mang thai hộ là một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong các nghiên cứu cơ bản liên quan đến y sinh học cũng như các ứng dụng điều trị trong việc phát triển một loại thuốc mới bất kì [11].

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan