Tạo chuột cái mang thai hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo mô hình chuột mang thai hộ nhằm ứng dụng tạo chuột chuyển gen (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

4.6. Tạo chuột cái mang thai hộ

Chuột cái mang thai hộ 0,5 dpc (days postcoitum) được sử dụng cho chuyển phôi vào ống dẫn trứng; 2,5 dpc được sử dụng cho chuyển phôi vào tử cung.

Chuột cái mang thai hộ được cho là thành công khi có dấu hiệu giao phối với sự hiện diện của một lớp màu trắng đục hoặc vàng nhạt ở nút nhầy âm đạo (hình 4.8 B) và sự hiện diện của đoạn bóng (ampulla) trên ống dẫn trứng chuẩn bị cho quá trình nhận phôi như hình 4.9 B. Sau quá trình chuyển phôi, chuột nhận phôi có dấu hiệu mang thai.

Bảng 4.5. Tỉ lệ thành công của việc tạo chuột cái mang thai giả

Số chuột sử dụng

Số chuột có sự hiện diện của ampulla (%)

Số chuột được sử dụng chuyển phôi

12 10 (83,33) 10

5 4 (80,00) 4

Trung bình 81,67%

Trong tổng số 17 con chuột được kiểm tra dấu hiệu giao phối thành công (hình 4.8) để tạo chuột cái mang thai giả, có 14 trong số 17 (81,67%) chuột cái nhận phôi (pseudopregnant recipient females) được sử dụng để chuyển phôi. 3 trong số 17 (18,33%) chuột không được sử dụng để chuyển phôi mặc dù trước đó có sự hiện diện của sự giao phối thành công (hình 4.8 B). Điều này cho thấy việc kiểm tra vị trí nhận phôi là ống dẫn trứng không có đoạn bóng (hình 4.9 A) và có đoạn bóng (4.9 B) sau quá trình giao phối thành công với chuột đực bất thụ là hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định việc chuyển phôi vào ống dẫn trứng chuột mẹ mang thai hộ.

Hình 4.8. Âm hộ chuột cái

A: Chưa giao phối hoặc giao phối không thành công. B: Giao phối thành công (một lớp màu vàng nhạt hoặc trắng đục)

Hình 4.9. Ống dẫn trứng chuột cái mang thai hộ

A: Ống dẫn trứng chuột cái không có ampulla. B: Ống dẫn trứng chuột cái với sự hiện diện của ampulla rõ rệt chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi. C: Ống dẫn trứng chuột cái sau khi được chuyển phôi với sự hiện diện của bong bóng khí bên trong. D:

Kim chuyển phôi (transfer pipette) được sử dụng cho quá trình chuyển phôi với sự đan xen của các đoạn môi trường – không khí – môi trường – không khí – môi trường

Từ kết quả trên, chúng tôi tiến hành chuyển phôi giai đoạn 1 - 2 tế bào vào đoạn ống dẫn trứng. Hình 4.9 C cho thấy sự hiện diện của bong bóng khí nhằm đảm bảo các phôi bên trong kim chuyển phôi (hình 4.9 D) được đẩy vào ống dẫn trứng và để đảm bảo thêm một lần nữa, các kim chuyển phôi sau khi chuyển phôi cũng được kiểm tra dưới kính hiển vi soi nổi để chắc chắn không còn phôi nào còn sót lại trong kim, đồng thời bong bóng khí này giúp cho môi trường lỏng chứa phôi không bị trào ra khỏi ống dẫn trứng, làm cơ sở cho việc theo dõi dấu hiệu mang thai của chuột sau khi đưa chuột mang thai hộ trở lại buồng nuôi (hình 4.10).

Bảng 4.6. Tỉ lệ thành công của sự hình thành chuột mẹ mang thai hộ qua quá trình chuyển phôi

Số phôi được sử dụng

Số phôi được chuyển vào ống

dẫn trứng

Số chuột mẹ mang thai /chuột mang

thai hộ được sử dụng (%)

Số chuột con sinh ra biểu hiện huỳnh quang /chuột con được sinh ra

283 (204+79)

79 (đối chứng – không vi tiêm

egfp)

4/4 (100) 0/69

204

(vi tiêm egfp) 10/10 (100) 2/134

Hình 4.10. Lồng chuột nuôi các chuột nhận phôi sau quá trình chuyển phôi Theo dõi sự mang thai của chuột mẹ từ 7 ngày cho đến 19 ngày sau chuyển phôi. Dựa vào kết quả ở bảng 4.4, chúng tôi ghi nhận được 4/4 chuột mang thai hộ mang thai ở nhóm đối chứng và 10/10 chuột mang thai sau quá trình chuyển phôi ở nhóm vi tiêm egfp. Điều này cho thấy nhóm nghiên cứu đã tạo được mô hình chuột mẹ mang thai hộ với tỉ lệ thành công cao. Làm chủ được quy trình nghiên cứu nhằm ứng dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Chuột con sẽ được sinh ra sau 19±3 ngày đồng thời kiểm tra huyết thống với chuột mẹ mang thai hộ.

Theo dõi sự mang thai của chuột mẹ từ 7 ngày cho đến 19 ngày sau chuyển phôi. Hình 4.11 cho thấy quá trình mang thai ở chuột sau chuyển phôi. Cụ thể ở hình 4.11 B cho thấy có sự hồi phục vết thương ở lưng, có sự tăng kích thước của vú và tăng nhẹ về trọng lượng. Hình 4.11 C cho thấy sự tăng trọng lượng một cách rõ rệt, điều này chứng minh sự quá trình tạo chuột mẹ mang thai hộ và chuyển phôi là thành công. Chuột con sẽ được sinh ra sau 19±3 ngày đồng thời kiểm tra huyết thống của chuột con được sinh ra và chuột mẹ nhận phôi.

Hình 4.11. Theo dõi quá trình mang thai của chuột mang thai hộ sau khi chuyển phôi

A: Chuột vừa được chuyển phôi ngày 0,5. B: Chuột nhận phôi có dấu hiệu mang thai sau 7,5 ngày. C: Chuột nhận phôi mang thai sau 18,5 ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo mô hình chuột mang thai hộ nhằm ứng dụng tạo chuột chuyển gen (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)