Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK

7 377 1
Ý  KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO  CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK 3.1. Định hướng họat động tín dụng của vpbank. Kế hoạch phát triển của ngân hàng vp bank trong năm 2009. Trong năm 2009 cùng với chính sách kích cầu nền kinh tế và chính sách hỗ trợ lãi suất để kích thích nền kinh tế. vpbank dự đoán trong năm nay quy mô tín dụng và huy động sẽ tăng chính vì vậy mà ngân hàng đã đề ra mục tiêu - Tổng nguồn vốn huy động đạt 17.992 tỷ đồng tăng 25% so với năm 2008. - Dư nợ tín dụng tăng 14.283 tỷ đồng tăng 10% so với năm 2008. - Tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống dưới 2.5%. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống duới 1.5%. - Mở rộng quy mô tín dụng đồng thời thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn. Thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngân hàng bên cạnh các mục tiêu chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. - Ngân hàng hoàn thành các nhiệm vụ suất sắc. đồng thời không ngừng đổi mới quy trình quản lý để đạt tiêu chuẩn của ngân hàng trong nước và quốc tế Để đạt được những định hướng trên ngân hàng đưa ra các phương hướng thực hiện như sau: - Tăng cường tăng cường thanh tra, kiểm tra cán bộ tín dụng các cấp. - Khuyến kích các các bộ nỗ lực hoàn thành đúng kế hoạch tín dụng đặt ra trong kỳ kế hoặch. - Phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể trong công tác cho vay và thu nợ. - Đào tạo cán bộ mới và không ngừng trau dồi kiến thức cho các cán bộ tín dụng, - Thực hiên tốt công tác thi đua khen thưởng, tạo đọng lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ kế hoạch. Về dài hạn ngân hàng có giải pháp thực hiện như sau: - Nâng cao công tác dự báo sớm của ngân hàng trước các biến động của nền kinh tế từ đó đưa ra các kế họach và biện pháp cụ thể để đối phó với tình hình. Chú trọng vào công tác huy động vốn của ngân hàng vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa đảm bảo chi phí vốn cho hoạt động tín dụng. - Từng bước hiện đại hoá quy trình nghiệp vụ tín dụng trên cơ sở đổi mới công nghệ,tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời với chất lượng tốt. - Trong thời gian sắp tới phải từng bước gửi các cán bộ đi học để thực hiện hoàn tất công tác giao dịch 1 cửa vào năm 2008 của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã chỉ đạ cho tất cả các chi nhánh của ngân hàng trong cả nước. - Từng bước hoàn thiện bộ máy và phương thức điều hành . Nâng cao nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật cho cán bộ tín dụng để đáp ứng các đòi hỏi của hoạt động tín dụng trong thời gian sắp tới . - Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát từ nhiều phía, xây dựng các chính sách quản lý rủi ro, kiểm soát đồng bộ, đồng thời nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, đảm bảo hoạt động tín dụng đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả. 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại vpbank Song song với việc tăng trưởng tín dụng, muốn hoạt động tín dụng phát triển hiệu quả, vpbank cũng cần xây dựng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Thứ nhất Đa dạng hóa các hình thức cho vay: Đa dạng hóa các hình thức cho vay sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế, mặt khác cũng giúp các ngân hàng lựa chọn khách hàng và phân tán rủi ro tín dụng. Việc các ngân hàng tâp trung vào một khách hàng lớn bất chấp các quy định về việc phân tán rủi ro làm cho họat động tín dụng trở nên rủi ro hơn. , Nghiên cứu mở rộng danh mục sản phẩm tín dụng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, tăng doanh thu cho ngân hàngViệc nghiên cứu mở rộng danh mục cho vay là một nhiệm vụ tối quan trọng đối với ngân hàng Các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp hiện nay về cơ bản là phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế. Tuy nhiên trong tình hình hội nhập kinh tế diễn ra rất nhanh chóng như hiện nay thì các sản phẩm trên dần không thể đáp ứng ượng nhu cầu, do đó việc nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới là vấn dề cần được ban lãnh đạo ngân hàng định hướng triển khai trong thời gian sắp tới . Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Ngân hàng. Xây dựng cơ chế và các biện pháp hữu hiệu để giám sát và xử lý các loại rủi ro, đặc biệt các lĩnh vực có khả năng rủi ro cao. Xây dựng, củng cố hoạt động các tiêu chuẩn đánh giá có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng: Hệ thống tiêu chuẩn đânh giá khách hàng hiện nay của phần lớn ngân hàng là dựa vào lịch sử quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng (nhưng với hệ thống cơ sở dữ liệu yếu kém), xây dựng và hòan thiện vai trò quản lý rủi ro của phòng tín dụng với chức năng, nhiệm vụ căn bản là chịu trách nhiệm quản lí rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng. kiểm soát và tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng. Đơn giản quy trình thủ tục, có giải pháp hộ trợ khách hàng. Ba là tăng cường hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo yêu cầu phát triển của thị trường tài chính và hội nhập kinh tế Quốc tế, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp và dân cư. Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên, xây dựng chiến lược đầu tư và sử dụng cán bộ. Việc đào tạo, bồi đưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên là điều cần thiết trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế. Ngoài ra ngân hàng cần có chiến lược cụ thể để phát triển nguồn nhân lực trẻ cho mình. Việc tuyển dụng , đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ cần được tiến hành một cách có định hướng. Vì điều này nó gắn liền với sự tồn tại và phát trểin cả ngân hàng trong tương lai. Ngân hàng cần có các biện pháp cụ thể như giao khoán chỉ tiêu,kế hoạch, có hình thức khen thưởng và xử phạt nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ nhân viên. quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cả về chuyên môn nghiệp vụ, cũng như đạo đức nghề nghiệp. Gắn việc phát triển nguồn nhân lực với quá trình tái cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng trên cơ sở công nghệ hiện đại, chuẩn mực Quốc tế và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Đứng trước nhữnh khó khăn, thách thức của nền kinh tế, bên cạnh việc thực hiện các công cụ, chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ, VietinBank đang tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chủ động nhận thức, đánh giá thách thức, khó khăn, tìm ra giải pháp để đứng vững và ngày càng phát triển. Bốn là, ngân hàng tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các biện pháp huy động vốn tại chỗ, quan tâm huy động nguồn vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, công tác hiện đại hoá ngân hàng sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn nhằm phục vụ tốt công tác thanh toán, đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ điều hành và quản lý tiến tới hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế. Ngân hàng cần phát triển thêm các sản phẩm huy động vốn phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, thực hiên các biện pháp marketting ngân hàng, quảng bá và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng . Thứ sáu, Định kỳ hạn trả nợ hợp lý, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, theo dõi chặt chẽ món vay, có kế hoạch xử lý thích hợp đối với các khoản vay đã quá hạn Việc định kỳ hạn nợ không phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng có thể dẫn tói khách hàng không có khả năng trả nợ khi đến hạn dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Việc tính toán sai kỳ hạn nợ cũng có thể dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích như: Trường hợp ngân hàng định kỳ hạn trả nợ nhỏ hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanhkhách hàng dã có nguồn trả nợ nhưng do chưa đến kỳ hạn trả nợ khách hàng có thể dùng số tiền đó cho một vòng quay mới hoặc đem đầu tư vào các danh mục đầu tư có độ rủi ro cao hơn Công tác theo dõi kiểm tra, kiểm soát thường xuyên cũng góp phần làm giảm rủi ro cho ngân hàng. Kiểm tra kiểm soát để loại trừ những rủi ro mà quá trình đã bỏ qua. Để làm được điều đó, ngay từ bây giờ ngân hàng nên có kế hoạch cụ thể phát triển từng bước và toàn diện từ khâu thẩm định, kiểm tra kiểm soát đến khâu theo dõi xử lý sao cho hiệu quả của mỗi khâu mang lại là lớn nhất. Đối với những khoản nợ quá hạn, ngân hàng cần phảI có những kế hoạch xử lý sao cho số tiền thu hồi là tối đa. Việc phân tích nguyên nhân của khoản nợ quá hạn sẽ là tiền đề để ngân hàng đưa ra hướng giảI quyết phù hợp và hiệu quả. Ngân hàng cần ngừng cho vay và kiên quyết thu hồi những khoản nợ quá hạn đối với khách hàng liên tục có phát sinh nợ quá hạn, SXKD thua lỗ kéo dài do những nguyên nhân từ sự quản lý yếu kém sản phẩm dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng… mà không có biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với những trường hợp phát sinh nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan và có thể khắc phục thì ngân hàng nên tiếp tục đầu tư và có biện pháp gia hạn nợ để khách hàng tiếp tục sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. 3.2. Kiến nghị: • Đối với cơ quan nhà nước, cơ quan đại diện nhà nước: - Cần hoàn thiện chính sách và pháp luật đồng bộ và phù hợp với tình hình mới. Đồng thời xây dưng cơ chế kiểm tra thanh tra hướng dẫn quản lý rủi ro đối với các ngân hàng thương mại. Cần phối hợp các chính sách tiền tệ với các ngân hàng thương mại để các ngân hàng thương mại chủ động thực hiện. Việc đưa ra các chính sách cấp bách có thể gây rủi ro cho cả hệ thống tài chính. - Chính quyền cần phối hợp đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp để tăng cường tính an toàn đối với tài sản đảm bảo và môi trường kinh doanh Đối với ngân hàng vpbank : - Ngân hàng cần xây dựng chiến lược cụ thể có tính đến những biến động xấu của tình hình kinh tế vĩ mô đem lại đồng thời cũng cần tính đến sự đa dạng của địa bàn hoạt động của ngân hàng. - Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ đồng thời giảm thiểu các thủ tục vay vốn đi đôi với công tác thanh tra kiểm soát rủi ro giảm nợ quá hạn nợ xấu cùa ngân hàng. - Hoàn chỉnh bộ máy tổ chức của bộ phận tín dụng có sự phân cấp phân quyền và giao nhiệm vụ cụ thể. - Học tập và áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến để nâng cao chất lượng tín dụng. KẾT LUẬN Mười sáu năm tồn tại và phát triển, trải qua 1 chặng đường với bao sóng gió, bao thăng trầm, VPBank đang dần trở thành một ngân hàng có vị thế trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. VPBank đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện mình, đã tạo được lòng tin nơi khách hàng trên cả nước. Cho đến hôm nay, VPBank đã có mặt khắp các tỉnh thành. Sản phẩm của VPBank ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mà VPBank đã đạt được, còn nhiều tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều đó đòi hỏi VPBank cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, sát sao hơn để nhanh chóng, kịp thời chấn chỉnh hoạt động của mình để bắt kịp với cơ hội mà thị trường đem lại cũng như sẵn sàng đương đầu với những thách thức ở phía trước. Nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi không chỉ ngành ngân hàng mà với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào phải tập trung phát triển sản phẩm của mình sao cho đạt được chất lượng tốt nhất. Đối với ngân hàng, tín dụng là sản phẩm mang lại doanh thu chủ yếu nên đòi hỏi mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của nó là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Từ thực tế nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh núi chung và thực trạng hoạt động tín dụng nói riêng tại vpbank. Em hy vọng những ý kiến đề xuất, giải pháp của em có thể được ngân hàng nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế đem lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Với những hy vọng đó, em mong muốn có thể đúng góp một phần nhỏ bé sức mình vào vào quá trình nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, nhằm tăng doanh thu cho ngân hàng. . số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại vpbank Song song với việc tăng trưởng tín dụng, muốn hoạt động tín dụng phát triển hiệu quả, vpbank. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK 3.1. Định hướng họat động tín dụng của vpbank. Kế hoạch phát triển

Ngày đăng: 30/10/2013, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan