GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHNN0 PTNT

9 289 0
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHNN0 PTNT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHNN 0 PTNT 3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NĂM 2005 3.1.1- Định hướng chung Năm 2005, chi nhánh chủ trương thực hiện mục tiêu chung của toàn ngành “ Tiếp tục duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời ”. Mục tiêu cụ thể của chi nhánh “ Phấn đấu được nâng hạng chi nhánh trong năm 2005 ”. Chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể của chi nhánh * Nguồn vốn: 4100 tỷ tăng 23% so với 31/12/2004 + Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng: 40% + Tổng nguồn vốn ngoại tệ tăng tối thiểu: 30% so với năm trước. * Dư nợ: 1200 tỷ, tăng 40% so với năm trước. + Dư nợ trung, dài hạn tối đa 45% tổng dư nợ. * Nợ quá hạn: <= 1% * Thu dịch vụ chiếm tỷ trọng 10% tổng thu nhập. * Quỹ thu nhập tăng 10%: 47 tỷ. * Tiền lương tối thiểu đát hện số bằng năm 2004(2,41). * Chênh lệch lãi suất: 0,4% * Tổ chức và màng lưới: mở thêm 2 PGD hoặc chi nhánh cấp III. Tổ chức lại các phòng nghiệp vụ theo quy chế 454. Bổ sung đủ cán bộ chủ chốt. 3.1.2- Định hướng phát triển tín dụng năm 2005 Năm 2005 là năm đặc biệt khó khăn cho chi nhánh, tổng hợp nhu cầu vốn từ các dự án, các hợp đồng tín dụng, các hạn mức tín dụng đã ký kết hết với các khách hàng, thì nhu cầu tín dụng năm 2005 của chi nhánh tối thiểu phải là 1500 tỷ. Trong khi đó, theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị NHNN 0 Việt Nam, tốc độ tăng trưởng toàn ngành không quá 17%. Vì vậy, để tăng trưởng đúng hướng, lại đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận trong điều kiện hạch toán theo thông lệ quốc tế, cải thiện chênh lệch lãi suất…Chi nhánh cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: * Rà soát lại các hợp đồng, các cam kết đã ký, giảm bớt các dự án đầu tư ở xa địa bàn, các dự án đầu tư có khả năng rủi ro cao, ưu tiên đầu tư cho các DNVVN , kinh tế hộ gia đình. * Tiến hành xếp loại DN, sàng lọc khách hàng, lựa chọn khách hàng, ưu tiên cho các khách hàng có nguồn tiền gửi, có sử dụng dịch vụ, khách hàng cung cấp ngoại tệ, các dự án có hiệu quả cao… * Nâng cao chấp lượng công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, công tác thẩm định trước, trong và sau khi cho vay. * Tổ chức theo dõi chặt chẽ các khoản nợ vay, trước hết phải theo dõi nwams được các nguồn tiền, quản lý được tài sản thế chấp, kiên quyết xử lý các khoản nợ quá hạn. 3.2- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN CỦA NHNN 0 &PTNT NAM HÀ NỘI DNVVN đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế thị trường, tuy nhiên, tín dụng ngân hàng vẫn chưa có sự hỗ trợ xứng đáng với những gì mà khu vực này đàng được nhận. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực các DNVVN là vấn đề hết sức cần thiết. Nâng cao chất lượng tín dụng ở đây không phải chỉ là mở rộng quy mô tín dụng, tăng doanh số cho vay, số dư nợ mà còn phải nâng cao chất lượng cho mỗi món vay, tức là nâng cao được hệ số sử dụng vốn, tốc độ quay vòng vốn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn…của ngân hàng. Qua sự phân tích những số liệu đã đưa ra ở trên, chúng ta có thể thấy được sự tăng trưởng trong hoạt động của chi nhánh NHNN 0 &PTNT Nam Hà Nội. Bên cạnh những thành không ít những thành tựu đã đạt được vẫn tồn tại một vài hạn chế cần giải quyết. Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng NHNN 0 &PTNT Nam Hà Nội, em xin mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp nhằm khác phục những hạn chế đang tồn tại nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. 3.2.1- Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Đa dạng kỳ hạn nguồn là vấn đề chủ chốt. Có nhiều cách để tiến hành giải pháp này nhưng đơn giản nhất là đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, có chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý, tích cực tiếp thị, tìm kiếm thêm khách hàng mới, tìm kiếm các dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài mới. Hiện nay, để huy động vốn có hiệu quả nên sử dụng triệt để các hình thức thanh toán qua ngân hàng, mở rộng thị trường thẻ ATM và mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch. Nếu lâm vào tình trạng thiếu vốn, các cán bộ tín dụng nên có những giải thích cụ thể cho khách hàng hiểu và nên có các hình thức giữ mối quan hệ với những khách hàng truyền thống, không nên để cho họ mất thiện cảm với ngân hàng mình. 3.2.2- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay Thẩm định là khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định tín dụng sau đó và tới chất lượng tín dụng sau này. Để cải thiện tình trạng thẩm định chưa hiệu quả hiện nay, các cán bộ thẩm định nên đi sâu, đi sát hơn vào thực tế các DN từ đó lựa chọn những khách hàng làm ăn có hiệu quả, có uy tín cao và trung thực trong quan hệ với ngân hàng. Về phía ngân hàng, nên tổ chức các khoá tập huấn cho cán bộ thẩm định nhằm nâng cao kiến thức của họ về thị trường, về pháp luật, từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả công tác thẩm định. Và một điều đáng nói nữa là nên xoá bỏ sự ưu đãi đối với các thành phần kinh tế nhà nước, đối xử công bằng với mọi thành phần kinh tế trong việc quyết định cho vay hay không. Quyết định tín dụng là khâu mở đầu cho một hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, sau khi giải ngân, các món tiền của ngân hàng mới thực sự gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay là hết sức quan trọng, nó nhằm hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra với ngân hàng. Trong quá trình kiểm tra cán bộ tín dụng có thể tư vấn, giúp đỡ DN trong việc tìm đối tác, thậm chí còn có thể cấp thêm tín dụng nếu xét thấy nó phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên tình huống này ít khi xảy ra. Nếu tình hình kinh doanh quá xấu thì cán bộ tín dụng có thể đề nghị thu hồi nợ trước thời hạn nhằm hạn chế rủi ro cho phía ngân hàng. Tóm lại, việc định kỳ kiểm tra là công tác rà soát lại chất lượng dư nợ, kiểm tra được hình thái hiện vật của tiền vay ở các khâu của quá trình tái sản xuất, kiểm tra được tiến độ thực hiện dự án…Trên cơ sở đó có những tác động kịp thời nhằm thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Bởi vậy ngân hàng phải thường xuyên quan tâm tới công tác này trong thời gian tới. 3.2.3- Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đa dạng về qui mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh vì vậy nhu cầu về khối lượng vốn vay, thời gian vay, phương thức trả vốn và lãi . là không giống nhau. Chính vì vậy mà ngân hàng với phương châm “lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu phục vụ”, phải đưa ra được loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng. Ngoài cách cho vay truyền thống thông qua việc thế chấp, cầm cố tài sản chi nhánh nên tiến hành các hình thức cho vay mới như: Hình thức hùn vốn liên doanh, liên kết với khách hàng; cho vay đảm bảo bằng các khoản sẽ thu…Nói tóm lại, việc đa dạng các hình thức cấp tín dụng cho khách hàng là nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, từ đó mở rộng thị phần tín dụng cho ngân hàng. 3.2.4- Nâng cao chất lượng thông tin, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng. Nó được thu thập qua việc khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng điều tra qua hệ thống thông tin liên ngân hàng(Hồ sơ tín dụng được lưu trữ), hoặc từ các nguồn khác. Để nâng cao chất lượng thông tin, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp: - Không ngừng bổ sung kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội về những ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động tín dụng của ngân hàng, cũng như đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Từ đó cán bộ tín dụng sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình hoạt động, khả năng tài chính của DN - Cần xây dựng một hệ thống thông tin giữa các ngân hàng cùng hệ thống ngân hàng Nông nghiệp cũng như các NHTM nói chung. Từ đó sẽ thu thập được những thông tin cần thiết cho hoạt động của ngân hàng mình một cách dễ dàng và kịp thời, tránh tình trạng quá thiếu thốn thông tin về khách hàng. 3.2.5- Luôn chú trọng tới công tác đào tạo cán bộ Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc là niềm mơ ước của các nhà lãnh đạo, đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Thêm nữa, ngân hàng luôn phải hợp tác với nhiều DN kinh doanh, sản xuất trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Vì vậy, muốn có được đội ngũ nhân viên giỏi với trình độ chuyên môn cao, ngân hàng không chỉ tuyển mộ những nhân viên giỏi từ bên ngoài mà còn phải có kế hoạch cử các cán bộ đang công tác đi bồi dưỡng kiến thức, có kế hoạch đào tạo lâu dài, quan tâm tới những sinh viên có triển vọng tại những trường đại học có liên quan đến hoạt động ngân hàng như sinh viên các trường thuộc khối kinh tế: ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính…Đây là những nguồn cung cấp tốt nhất những nhân viên tốt cho ngân hàng. 3.3- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1- Kiến nghị với Chính phủ 3.3.1.1- Tạo môi trường kinh tế tốt nhất cho hoạt động Một thực trạng khách quan là cho dù hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng có thay đổi như thế nào đi nữa cũng không thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN nói riêng cũng như hoạt động của ngân hàng nói chung thì ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân với các giải pháp nghiệp vụ của mình thì cần phải có một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ tạo nên một môi trường kinh tế ổn định, lành mạnh cho hoạt động ngân hàng. Nền kinh tế có ổn định thì các DN mới yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh, hơn nữa nếu có cấp tín dụng cho các DN này thì ngân hàng cũng tránh được rủi ro do sự bất ổn của thị trường. Cụ thể Chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và hệ thống luật pháp Việt Nam. Trong những điều kiện cụ thể, Chính phủ còn có các chính sách phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng cho ngân hàng ở địa phương đó. 3.3.1.2- Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, an toàn cho hoạt động ngân hàng và có những chính sách quan tâm tới khu vực các DNVVN Hoạt động tín dụng hiện nay đang được điều chỉnh bởi hai đạo luật: Luật Ngân hàng và luật các Tổ chức tín dụng. Mặc dù các văn bản thuộc hai đạo luật này đã được thường xuyên sửa đổi bổ sung những điểm chưa hợp lý và đôi khi là quá chặt chẽ. Do đó khi thực hiện theo các văn bản này các ngân hàng đã gặp không ít khó khăn. Hiện nay khó khăn nhất trong hoạt động tín dụng là việc quy định phát mại tài sản thế chấp khi khách hàng không có khả năng trả nợ chưa chặt chẽ, rõ ràng gây khó khăn trong việc thu hồi tài sản của ngân hàng. Hơn nữa, với vai trò quan trọng của mình các DNVVN cũng cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp có thẩm quyền nói riêng, Đảng và Chính phủ nói chung. Để có được sự cạnh tranh công bằng giữa những doangh nghiệp lớn với DNVVN cần có những chính sách ưu tiên trong chừng mực nào đó với khu vực này, như giảm nhẹ điều kiện về tài sản thế chấp, định giá tài sản thế chấp hoặc cũng có thể đưa ra các hình thức cho vay mới thích hợp với khả năng của các DN này như liên doanh hợp vốn giữa ngân hàng với các DN làm ăn có hiệu quả trong khu vực các DNVVN… 3.3.1.3- Cần có những hình phạt cụ thể đối với những tổ chức, cá nhân phê duyệt dự án một cách bừa bãi, không dựa trên bất cứ một cơ sở nào. Đây là vấn đề bức xúc đối với những nhà ngân hàng, nếu pháp luật có những mức phạt thích đáng với những mất mát mà những đối tượng này gây ra cho nhà nước, cho các ngân hàng thì tin chắc rằng tình trạng những dự án mới đưa vào thực hiện đã bộc lộ rất nhiều điểm bất hợp lý sẽ được hạn chế rất nhiều. Nói như vậy không phải là không có sai sót của cán bộ ngân hàng, nhưng thực tế một dự án lớn khi mang đến vay vốn tại ngân hàng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định tính khả thi của dự an, mà nếu có được kiểm tra thì nó cũng chỉ được kiểm tra trên giấy tờ sổ sách chứ ít khi được đánh giá một cách cụ thể như khi các nhà chức trách, những người có chuyên môn tiến hành kiểm tra. Và như vậy, một khi dự án được cho là khả thi thì khi có vấn đề gì sai sót lớn lỗi sẽ thuộc về những nhà thẩm định dự án thuộc các bộ ngành, nhưng thực tế những người này lại chẳng phải chịu trách nhiệm gì trong khi toàn bộ tổn thất thuộc về ngân hàng. Vì vậy cần có những quy định cụ thể về vấn đề này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người có thẩm quyền phê duyệt dự án để hạn chế rủi ro đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. 3.3.1.4- Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các DN nói chung và DNNN nói riêng Cổ phần hoá là phương pháp tốt nhất thúc đẩy các DN làm ăn có hiệu quả hơn, cán bộ công nhân viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn và quan trọng là loại hình này rất phù hợp với nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Khi các DN làm ăn có hiệu quả thì chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được nâng lên cả về quy mô lẫn hiệu quả. Vì vậy, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các DN Việt Nam là biện pháp giúp đỡ tốt nhất của Nhà nước tới hoạt động ngân hàng. 3.3.2- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với các NHTM, để từ đó phat hiện ra những hoạt động sai nguyên tắc, nhắc nhở, xử phạt đối với những hành vi gây hậu quả không tốt cho hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, bằng những kiến thức nghiệp vụ tổng hợp, các cán bộ thanh tra còn có thể phát hiện ra những điều không hợp lý trong những hồ sơ mà các NHTM tiếp nhận cũng như đã cho vay, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết. - Hiện đại hoá cơ sơ vật chất ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất cho công tác nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng như hiện đại hoá hệ thống cung cấp, trao đổi thông tin như nâng cấp hệ thống máy tính, cài đặt những chương trình giao dịch hiện đại, phù hợp với trình độ cũng như thực trạng của các ngân hàng Việt Nam. - Có chính sách khuyến khích đối với những cán bộ có thành tích tốt trong công việc cũng như có hình thức xử phạt phù hợp với những cán bộ tha hoá biến chất. Hàng năm, nên có hình thức thưởng cho các đơn vị kinh doanh có hiệu quả như cho phép tổ chức đi thăm quan, du lịch tạo tâm lý phấn khởi cho cán bộ công nhân viên. 3.3.3- Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Để thực hiện được các giải pháp đã nêu ở trên, phát huy tiềm năng và hiệu quả hoạt động cho vay của toàn hệ thống NHNN 0 &PTNT nói chung và NHNN 0 &PTNT Nam Hà Nội nói riêng, đề nghị NHNN 0 &PTNT Việt Nam nên xem xét và nghiên cứu một số vấn đề sau: - Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Tín dụng là lĩnh vực kinh doanh hết sức rủi ro nên đòi hỏi phải có sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra một cách chặt chẽ, thường xuyên từ Trung ương đến các chi nhánh để đưa hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo, an toàn và phát triển. - Không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng trên cơ sở đơn giản hoá các công đoạn, thủ tục cấp tín dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Tạo điều kiện cho chi nhánh NHNN 0 &PTNT Nam Hà Nội mở rộng quy mô quan hệ tín dụng đối với khu vức các DNVVN bằng những hướng dẫn cụ thể. KẾT LUẬN Như mọi loại hình DN khác, DNVVN đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các DNVVN thường gặp nhiều khó khăn về tài chính, mức vốn tự có của họ chỉ đạt 10-20% tổng số vốn mà họ huy động được trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy, sự giúp đỡ của ngân hàng trong việc cung cấp vốn là hết sức cần thiết, nguồn vốn của ngân hàng là nguồn vốn rẻ nhất, an toàn và ổn định nhất đối với các doanh nghiệp này. Nhưng thực tế, các DNVVN lại chưa có cơ hội đệ tiếp xúc với nguồn vốn đáng quý này. Vì thế sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội ” nhằm tìm hiểu về vấn đề này, và sau khi kết thúc em thấy bài viết này đã thu được một số kết quả như sau: - Đề tài đã nói lên được bản chất của chất lượng tín dụng đối với các DNVVN. - Khái quát được những hoạt động cơ bản, nêu lên những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội. - Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh này. Do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chưa thể nói lên được toàn bộ vấn đề cũng như không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Trần Đăng Khâm cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa khoa Ngân hàng - Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng các cô chú, anh chị công tác tại phòng Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, cung cấp số liệu giúp đỡ em hoàn thành đề tài chuyên đề tốt nghiệp này./ . : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHNN 0 PTNT 3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH. khoản nợ quá hạn. 3.2- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN CỦA NHNN 0 & ;PTNT NAM HÀ NỘI DNVVN đang ngày càng khẳng định

Ngày đăng: 21/10/2013, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan