3. Đối với công nghệ khai thác mỏ hầm lò:
6.6 xuất giải pháp và cơ chế, chính sách để thực hiện việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngành than
đại hóa công nghệ ngành than
1). Các giải pháp tổ chức thực hiện việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngành than
• Trên cơ sở các Đề án đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp than được phê duyệt, bằng các hình thức thích hợp, tổ chức phổ biến rộng rãi về nội dung các Đề án nói trên để thu hút sự quan tâm hợp tác của các tổ chức, các nhà khoa học, các nhà đầu tư trong và ngoài nước;
• Tổ chức lập các đề cương dự án, đề cương nghiên cứu đề tài, trên cơ sở đó phân các dự án, đề tài ra các loại;
• Tổ chức đấu thầu và thực hiện dự án, đề tài;
• Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ cán bộ;
• Tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ công tác nghiên cứu, thiết kế, triển khai công nghệ và chế tạo sản phẩm mới;
• Phát huy tối đa các nguồn lực trong nước trên cơ sở tăng cường hợp tác với các tổ chức, các nhà khoa học trong ngoài nước;
2). Kiến nghị cơ chế, chính sách thực hiện đổi mới, hiện đại hóa công nghệ
A. Đối với Nhà nước
• Hỗ trợ các chi phí nghiên cứu ban đầu từ nguồn vốn thích hợp, có chính sách miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi đối với các đề tài nghiên cứu, tiếp cận công nghệ của nước ngoài hoặc lựa chọn công nghệ mới có khả năng chuyển giao vào sản xuất, nhất là các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, an toàn lao động, chế biến sử dụng than, khai thác than Đồng bằng Bắc Bộ;
• Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành than được tiếp cận thuận lợi với các nguồn lực của các tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài như vốn, công nghệ, chuyên gia.v.v... hoặc được tham gia vào các dự án có liên quan do nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tài trợ;
• Ngoài các quỹ theo quy định của Pháp luật, cho phép ngành than và các doanh nghiệp của ngành than được lập các quỹ tập trung của ngành, quỹ thăm dò khoáng sản, quỹ Môi trường, quỹ nghiên cứu khoa học tại các doanh nghiệp;
• Cho phép ngành than được thực hiện bán than cho các hộ sử dụng trong nước theo giá thị trường, bù đắp đủ chi phí và có lãi, để trích lập các quỹ, trong đó có quỹ nghiên cứu khoa học, quỹ môi trường, quỹ thăm dò than - khoáng sản, quỹ phát triển sản xuất. Trong trường hợp giá than trong nước chưa tiệm cận giá thị trường thì cho phép xuất khẩu than ở mức hợp lý nhằm các mục đích nêu trên;
• Cần thể chế hoá chính sách sử dụng hợp lý, tiết kiệm than trong chính sách năng lượng quốc gia được ban hành bằng Nghị định của Chính phủ để khẳng định trong mọi cấp quản lý về sự cần thiết phải triển khai thực hiện việc sử dụng than hợp lý và tiết kiệm;
• Có các chính sách khuyến khích thỏa đáng các tổ chức, cá nhân nói chung và các cơ sở khoa học, các nhà khoa học nói riêng trong việc nghiên cứu và đẩy mạnh việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ.
B. Đối với ngành Than
• Thành lập các quỹ tập trung của ngành và các Quỹ thăm dò khoáng sản, Quỹ Môi trường, Quỹ nghiên cứu khoa học tại doanh nghiệp nhằm triển khai thực hiện các nghiệm vụ khoa học công nghệ chung của toàn ngành, hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ;
• Có các biện pháp và hình thức thích hợp hỗ trợ cho các cơ sở nghiên cứu, tổ chức tư vấn nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ;
• Có các biện pháp và hình thức thích hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp triển khai và đẩy mạnh việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ của mình.
Kết luận
1) Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ trong hai thập kỷ qua đã và đang làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế xã hội ở các nước trong đó có nước ta
một cách đáng kinh ngạc, tạo cho các nước đang phát triển nhiều cơ hội để rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển và đưa nền kinh tế tiến lên trình độ cao hơn. Do vậy, việc “Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp than” cũng như các ngành công nghiệp khác nhằm đưa ra các định hướng chiến lược phát triển, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước là một nhu cầu cấp thiết;
2) Trong 10 năm qua ngành than Việt Nam đã đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, làm cho bộ mặt sản xuất của ngành than đã có nhiều thay đổi, sản lượng than tăng trưởng với nhịp độ cao:
• Tình trạng kỹ thuật và công nghệ của các mỏ lộ thiên đã được cải thiện một bước, có thể đánh giá ở mức trung bình tiên tiến trên thế giới, đang tiếp tục đổi mới, dần dần đi vào nề nếp, đảm bảo quy trình, quy phạm kỹ thuật và đáp ứng được với yêu cầu gia tăng sản lượng;
• Công nghệ khai thác than hầm lò còn đang ở mức độ thấp so với các nước. Công nghệ khấu than chủ yếu vẫn là khoan nổ mìn thủ công. Tuy vậy, những năm gần đây công nghệ khai thác đã được đổi mới một cách đáng kể, sản lượng và năng suất lao động được nâng cao, tổn thất giảm, an toàn lao động được đảm bảo. Bước đầu áp dụng cơ giới hoá công tác khấu than lò chợ bằng máy combai kết hợp với giá thuỷ lực di động và máy combai kết hợp với dàn chống tự hành cho thấy các kết quả đáng khích lệ;
• Với công nghệ cũ thì mỗi tháng chỉ đạt tiến độ đào lò 60÷100m lò than, 35 ÷50m lò đá. Áp dụng các máy đào lò AM đã đạt được tiến độ đào lò than tới 200m/tháng, lò đá 120 m/tháng. Đó là những bước đột biến trong công nghệ đào lò chuẩn bị của các mỏ hầm lò;
• Sàng tuyển than tại các nhà máy sàng tuyển trung tâm có trình độ công nghệ tương đương với các nước, đáp ứng được yêu cầu của các hộ tiêu thụ trong ngoài nước về chủng loại và chất lượng than;
3) Đánh giá trình độ công nghệ của ngành than cho phép chúng ta thấy được hiện trạng công nghệ của ngành, từ đó đề xuất các định hướng và lộ trình công nghệ phù hợp để phát triển ngành. Triển khai đánh giá trình độ công nghệ ngành khai thác chế biến than theo phương pháp ATLAS công nghệ là phương pháp có nhiều ưu điểm hơn so với những phương pháp khác. Nó cho phép xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và đồng thời các yếu tố - Phần kỹ thuật (T); Phần con người (H); Phần thông tin (I); Phần tổ chức (O) và các quá trình chuyển đổi của công nghệ. Đặc biệt việc xác định hàm lượng công nghệ gia tăng cho ta thấy rõ vai trò của công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và toàn ngành.
4) Chỉ số môi trường công nghệ Việt Nam TCI được đánh giá bằng 0,434. Đó là một chỉ số thấp hơn giá trị trung bình, khác xa với giá trị của các nước có nền
công nghiệp phát triển. Điều này cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm để tạo dựng một môi trường công nghệ hợp lý, thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước;
5) Trình độ thành phần công nghệ Kỹ thuật của các mỏ than lộ thiên (0,694) và các nhà máy sàng tuyển (0,751) được đánh giá là cao hơn so với các mỏ than hầm lò (0,473). Điều này cũng dễ hiểu vì trong những năm qua sản lượng của các mỏ than lộ thiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Điều kiện địa chất kỹ thuật trong các mỏ than hầm lò rất phức tạp, việc đầu tư vào các mỏ than hầm lò đòi hỏi phải có thời gian và hiệu quả sản xuất từ các mỏ than hầm lò hiện còn ở mức thấp so với các mỏ than lộ thiên. Kết quả đánh giá này cũng cho thấy để đẩy mạnh sản xuất, gia tăng sản lượng trong tương lai ngành than cần chú trọng xem xét đầu tư vào khâu công nghệ kỹ thuật trong các mỏ than hầm lò.
• Trang thiết bị trong ngành than hầu hết đều được đầu tư đã khá lâu, giá trị còn lại của các chủng loại thiết bị đang sử dụng đều chỉ nằm trong khoảng từ 40÷60%;
• Năng suất của máy móc thiết bị ở các mỏ lộ thiên và nhà máy tuyển là khá cao (30,93% và 67,15% thiết bị có năng suất trên 80%) trong khi đó năng suất máy móc thiết bị trong các mỏ than hầm lò còn ở mức thấp (54,88% thiết bị có năng suất dưới 40% định mức);
• Thế hệ các trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị điện, hệ thống truyền động, hệ thống điều độ điều khiển sản xuất, hệ thống bảo vệ và sự đồng bộ của chúng trong dây chuyền sản xuất còn ở mức thấp, cần được chú trọng đẩy mạnh đầu tư để đảm bảo cho sản xuất với nhịp độ cao;
6) Trình độ công nghệ của phần Con ng-ời (H) trong các xí nghiệp mỏ hầu hết chỉ ở mức trung bình. Cấp bậc tinh xảo cao nhất của cán bộ, công nhân ngành than chỉ ở mức có khả năng “tiếp thu công nghệ” mới và “cải tiến công nghệ”, ch-a đạt đ-ợc đến mức có thể đưa ra những phát minh sáng chế, Điều đáng lưu ý là số cán bộ công nhân ngành than có thâm niên công tác trên 12 năm có tỷ lệ khá cao (42,44% đối với công nhân và 28,56% đối với cán bộ kỹ thuật và quản lý). Điều này cũng thể hiện qua số liệu đánh giá về bậc thợ của đội ngũ công nhân. Ngành than cần chú ý tăng cường bồi dưỡng, đào tạo để tránh sự thiếu hụt về cán bộ, công nhân trong những năm tới;
7) Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kĩ thuật mỏ có nhiều tiến bộ, phần cứng được đáp ứng tương đối hiện đại, phần mềm đang có những tiến bộ dần, tuy nhiên hiện tại các phần mềm chuyên dụng trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu, còn các phần mềm nhập ngoại thì chưa được phát huy được hết sức mạnh;
Điểm nổi bật đối với phần Thông tin (I) có thể thấy đó là tất cả các đơn vị trong ngành đều có mức độ sở hữu và sử dụng các thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn ở mức trung bình thấp (0,462÷0,623), Đây là một điểm mà các đơn vị cần khắc phục, nhất là việc thiếu thông tin sẽ dẫn đến những khó khăn trong quản lý sản xuất và kinh doanh;
8) Mô hình tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ở các đơn vị trong ngành than đã có những thay đổi hợp lý, kịp thời đáp ứng được các yêu cầu của thực tế khách quan trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các đơn vị ổn định, phát triển, giải phóng tối đa năng lực sản xuất, tạo đà cho việc tăng sản lượng than trong giai đoạn tới.
Do nhu cầu của thị trường mà trong những năm qua ngành than đã tăng trưởng với nhịp độ cao, sản xuất phát triển ổn định. Hầu hết các đơn vị cơ sở của ngành than đã liên tục cải tiến tổ chức quản lý sản xuất, quản lý chất lượng và chủng loại sản phẩm, liên tục nâng cấp công nghệ kỹ thuật, đầu tư đổi mới thiết bị, thu được lợi nhuận khá cao. Do vậy cấp độ tính xảo của thành phần Tổ chúc (O) đối với các đơn vị thuộc ngành than có thể đ-ợc đánh giá ở mức có “cơ cấu tổ chức ổn định”.
9) Trình độ công nghệ toàn ngành than đ-ợc thể hiện thông qua chỉ tiêu hàm l- ợng công nghệ gia tăng bình quân toàn ngành là 0,266. Chỉ số này cho ta thấy là trong tổng doanh thu của toàn ngành từ sản xuất than thì công nghệ chỉ mới đóng góp được trong giá trị đó với tỷ lệ 26,6%. Xét một cách tổng thể thì mức độ đóng góp của công nghệ trong ngành than Việt nam so với các nước công nghiệp phát triển còn ở mức t-ơng đối thấp. Cần có những định hướng chiến lược và lộ trình công nghệ phù hợp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành than.
10) Các nước công nghiệp phát triển có công nghệ khai thác và chế biến than đa dạng, phù hợp với điều kiện địa chất mỏ phức tạp, sản xuất tập trung hóa, cơ giới hóa và tự động hóa ở mức cao, các dây chuyền sản xuất đồng bộ và hợp lý hóa đạt được năng suất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao. Tổng quát các công nghệ điển hình trong khai thác chế biến than ở các nước công nghiệp phát triển cho phép tham khảo để đưa ra một số định hướng, lộ trình và kiến nghị các cơ chế chính sách, phục vụ cho sự phát triển công nghệ ngành than trong những năm tới đây;
11) Mục tiêu đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngành than đến năm 2020ữ 2025 là đưa ngành than trở thành một ngành có trình độ công nghệ đạt ngang tầm trình độ khu vực và tiếp cận trình độ thế giới với các tiêu chí cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa tương đối cao, chiến lược sản xuất sạch hơn được áp dụng phổ biến, có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và đội
ngũ công nhân lành nghề, thạo việc. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng quan trọng đảm bảo sự gia tăng sản lượng, gia tăng giá trị sử dụng của than cũng như đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
12) Quan điểm về đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngành than Việt Nam:
• Phải ưu tiên lựa chọn công nghệ và thiết bị mới theo hướng sản xuất sạch hơn với các tiêu chí năng suất cao, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, năng lượng thấp, đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường sinh thái;
• Đối với các mỏ, nhà máy tuyển và các công trình mới xây dựng phải ưu tiên đầu tư áp dụng ngay từ đầu các thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại, có trình độ cơ giới hóa cao;
• Đối với các mỏ, các nhà máy tuyển, các công trình hiện có thì cải tạo theo hướng thay thế dần các thiết bị cũ bằng các thiết bị mới tiên tiến đi đôi với đổi mới, hiện đại hóa công nghệ cho phù hợp;
• Tuyển mới đi đôi với bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, tin học và ngoại ngữ;
• Đi đôi với phát huy tối đa nội lực cần tăng cường hợp tác quốc tế song phương và đa phương để thực hiện đổi mới, hiện đại hóa công nghệ ngành than Việt Nam.