Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
183,5 KB
Nội dung
Sởgiáodục và đào tạo hà tĩnh ********@******** "Một sốgiảiphápnhằmnângcaohiệuquả giáo dụcđạođứcchohọcsinhở trờng THCS" Năm học: 2007 - 2008 1 I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Với sự phát triển như vũ bão của khoa học hiện nay đòi hỏi sự nghiệp giáodụcđào tạo ở nước ta phải có sự đổi mới mạnh mẽ. Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X đã định hướng chiến lược giáodục trong thời kỳ mới. Các trường THCS đang trong giai đoạn chuyển mình phấn đấu thực hiện nghị quyết của Đảng. Bước phát triển mới của nhà trường phổ thông đề ra những yêu cầu mới ngày càng cao. Công việc đổi mới và xây dựng đất nước ngày càng trở nên cấp thiết là tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nhằm đưa đất nước ta có nền kinh tế phát triển vững chắc đồng đều và vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, thực hiện tốt mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh - xã hội công bằng - dân chủ, văn minh” thì yếu tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định cho sự phát triển đó. Trong xu thế của sự hội nhập thế giới hiện nay nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng tác động lẫn nhau rất lớn. Trong thời kỳ mở cửa, thời đại phát triển kinh tế thị trường nó ảnh hưởng nhiều mặt tới giáodục nói chung và giáodụcđạođức nói riêng. Giáodụcđạođức là một trong những hoạt động hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách học sinh. Như Bác Hồ đã từng nói: “Học để làm người, học để phụng sự cách mạng, phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân”. Đúng vậy, trước hết học để làm người quả là một điều khó. Đặc biệt là đối với vùng nông thôn, trình độ dân trí chưa cao, điều kiện kinh tế gặp không ít khó khăn nên ý thức tu dưỡng của họcsinh càng có sự xuống cấp. Đứng trước tình hình thực tiễn hết sức cấp bách đó người làm công tác giáodục không thể thờ ơ trước hiện thực của cuộc sống, với yêu cầu cấp bách của xã hội vấn đề chỉ đạogiáodụcđạođức trong nhà trường phổ thông là nội dung quan trọng hàng đầu trong toàn bộ hệ thống quản lý giáodục hiện nay. Điều đó cũng rất dễ hiểu, như Bác Hồ từng căn dặn “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Chính vì lẽ đó trước hết trường THCS muốn truyền đạt chohọcsinh một lượng tri thức nhất định thì yếu tố đầu tiên phải bồi dưỡng cho các em trở thành một con người có phẩm chất đạođức tốt. Phải chăng đó là: “Tiên học lễ, hậu học văn” Để đáp ứng với mục tiêu đào tạo thì giáodụcđạođức trong nhà trường THCS cần có những giảipháp cụ thể, những biện pháp tối ưu trong khâu chỉ đạogiáodụcđạođức để không ngừng hình thành cho người họcsinh có một nhân cách tốt, có thái độ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ đúng như mục têu giáodục đã đề ra đó là: đào tạo con người Việt Nam “Vừa hồng vừa chuyên” Với những lý do nêu trên tôi quyết định chọn đề tài: “Một sốgiảiphápnhằmnângcaohiệu qủa giáodụcđạođứcchohọcsinhởtrường THCS” II. Nhiệm vụ của đề tài: 1. Nghiên cứu thực trạng chất lượng giáodụcđạo đức, đánh giá thực tế dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ giáodụcđạođứcởtrường THCS hiện nay. 2. Thực tế công tác chỉ đạogiáodụchọcsinh trong trường THCS. 2 3. Những giảipháp cơ bản chỉ đạogiáodụcđạođứcởtrường THCS hiện nay. III. Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu: - Hiệutrưởng với công tác chỉ đạogiáodụcđạođứchọcsinh trong trường THCS A ở huyện B. - Tập thể sư phạm, đặc biệt hệ thống giáo viên làm công tác chủ nhiệm ởtrường THCS A huyện B. - Tổng phụ trách Đội với công tác giáodụcđạođứcchohọcsinh thông qua các hoạt động NGLL. - Chất lượng đạođức của họcsinh của trường THCS A huyện B. 2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ nghiên cứu chất lượng đạođức và công tác chỉ đạogiáodụcđạođức trong trường THCS A huyện B. Địa bàn xã A thuộc vùng ven của huyện B. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê, điều tra số liệu. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Dựa trên nguyên tắc quan điểm giáodụcđạođứcở tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáodục công dân chu kỳ III (2004-20007) - Tư liệu, số liệu cụ thể ởtrường THCS A huyện B. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Cơ sở khoa học. Nghiên cứu thực hiện giáodục và quản lý giáodụcđạođứcởtrường THCS hiện nay Đảng ta đã vạch ra nhiệm vụ giáodục và đào tạo giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn đổi mới “Giáo dụcđào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Bằng nhiều hình thức đa dạng bảo đảm cho mọi người được học, cải tiến chất lượng dạy và học phải tăng cường giáodục công dân, giáodục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII). Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1992), luật giáodục (1998) Báo cáo chính tri tại đại hôi X Đảng (2006) và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáodục nước ta đó là: “ Giáodục là quốc sách hàng đầu … Xây dựng nền giáodục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng … Giáodục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ … có ý thức vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc…”. Đặc biệt 3 trong giai đoạn hiện nay toàn Đảng toàn dân đang ra sức thi đua học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những tư tưởng cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam về giáodụcđào tạo trong đó nhấn mạnh về công tác giáodục công dân, giáodục thế giới quan khoa họcchohọc sinh. Nhiệm vụ giáodục của nhà trường nói chung và giáodụcđạođứcchohọcsinh nói riêng là rất quan trọng. Trước hết phải cải tiến chất lượng dạy và học môn giáodục công dân trong nhà trường. Văn kiện Đại hội Đảng đã vạch rõ “Xác định rõ hơn mục tiêu, thiết kế, nội dung chương trình, đổi mới phương phápgiáodụcđào tạo, lựa chọn các nội dung có tính cơ bản hiện đại. Tăng cường giáodục công dân, giáodục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáodụcđạođức nhân văn, lịch sử dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân mình và tiền đồ của đất nước…” Đối với việc giáodụcđạođứcchohọcsinh THCS thì môn giáodục công dân giữ một vai trò quan trọng trong việc trực tiếp hình thành thế giới quan khoa học… giáodục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, giáodụcđạođức phẩm chất và nhân cách “Xây dựng con người Việt Nam với cốt lõi hệ thống giá trị truyền thống và hiện đại của xã hội công nghiệp đang đi vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Trong chương trình THCS môn giáodục công dân được thay thế cho môn họcđạo đức. Vì vậy trong công tác giáodục người giáo viên không chỉ dừng lại ở bài giảng mà còn trên cơ sở hành động của các em để thực sự hình thành những phẩm chất đáng quý chohọcsinh đồng thời giúp các em hiểu được pháp luật và làm theo đúng theo pháp luật. Do đó người giáo viên phải luôn xác định rõ: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? . Những tri thức nào cần truyền đạt chohọc sinh? Cần truyền thụ như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của khoa học, kỷ thuật và tính hiện đại, cập nhật của nó? Xác định như thế nào về khối lượng tri thức, tính hệ thống của tri thức, tính thiết thực của nó vừa đảm bảo tính thừa kế và sự phát triển tri thức theo truyền thống đồng tâm với các cấp học? Trong khi nghiên cứu về lý luận dạy học nói chung và nghiên cứu giáodụcđạođức nói riêng. Môn đạođức không thể tách khỏi ngoài mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Để tiến hành giáodụcđạođứcchohọcsinh có hiệu quả, trước hết phải đề cập tới những cơ sở khoa học là chỗ dựa cho việc giảng dạy môn học này. II. Cơ sở thực tiễn: Căn cứ vào tâm sinh lý và đặc điểm lứa tuổi này đang có nhiều thay đổi lớn, các em không còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn nên rất nhạy cảm và hiếu động. các em học điều tốt rất nhanh nhưng cũng làm theo các điều xấu rất nhanh, các em muốn tự phấn đấu vươn lên để khẳng định mình. Thích độc lập, các em luôn muốn tự làm chủ, muốn tập làm người lớn và nhiều khi còn tự cho mình là người lớn, là đàn anh, đàn chị vì trong các em hình thành sự mất thăng bằng, mất cân đối ở lứa tuổi dậy thì. Ở lứa tuổi này, nếu được sự chăm sóc giáodục chu đáo, ân cần của nhà trường, gia đình và xã hội và được sinh hoạt trong một tập thể tốt thì giúp các em hình thành những tư tưởng, tình cảm đạođức tốt đẹp. Môn giáodục công dân giúp góp phần cung cấp những kiến thức cơ bản về đạo đức, về pháp 4 luật góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của người công dân trong chế độ mới. Thực tế phương pháp giảng dạy môn GDCD chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ và nghiêm túc. Ngay cả các cơ sởđào tạo ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm giáo viên dạy bộ môn này cũng chưa được quan tâm một cách đầy đủ về phương pháp bộ môn. Từ lâu việc dạy môn GDCD hầu như thực hiên bằng con đường tự phát, kinh nghiệm chủ nghĩa mà chưa có lý luận về phương pháp và nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên dạy giáodục công dân thường truyền đạt lý luận như một người làm công tác tuyên truyền chính trị, đường lối chính sách. Mặt khác đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD được đào tạo chính quy rất hạn chế, hầu như phải đầu tư từ các môn học khác sang như giáo viên văn, sử, thể dục thậm chí là cả giáo viên môn toán, lý… Đội ngũ giáo viên chuyên trách dạy GDCD chưa trở thành lực lượng chủ yếu, đặc biệt bộ môn này ngay cả xã hội và nhà trường cũng chưa được quan tâm đúng mức. Trên thực tế như vậy, trong tình hình hiện nay việc đưa môn GDCD ngang tầm với các môn khác đó là một điều cấp thiết đặt ra. Thực ra môn GDCD có vai trò hết sức quan trọng vì nó chú ý đến giá trị nhân văn và đạođứcchohọc sinh, đồng thời nó được xây dựng trên nguyên tắc quyền lợi cá nhân, quốc gia và lợi ích cộng đồng. Hình thành giá trị truyền thống và thời đại nhằm: “Xây dựng nhân cách con người Việt Nam với cốt lõi và hệ thống giá trị truyền thống và hiện đại của xã hội Việt Nam đang đi vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá”. III. Cơ sởpháp lý: - Quy định đánh giá xếp loai họcsinh THCS hiện nay theo Quy chế số 40 ngày 05/10/2006 của bộ giáodục và đào tạo. - Điều lệ nhà trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học. - Kế hoạch chương trình giảng dạy các bộ môn văn hoá ở nhà trường của Bộ giáodục về yêu cầu đã được chương trình hoá và cụ thể. B. THỰC TRẠNG GIÁODỤCĐẠOĐỨCỞTRƯỜNG THCS A I. Đối với sự rèn luyện tu dưỡng học tập của học sinh: Nhìn chung phần lớn họcsinh ngoan và có ý thức tự mình tu dưỡng và rèn luyện đạođức song một bộ phận nhỏ họcsinh chưa có nhu cầu cũng như động cơ học tập đúng đắn, phương pháphọc chưa có dẫn đến chất lượng học tập chưa cao, mà chất lượng học tập thấp dẫn đến lĩnh hội các tri thức khoa họcđạođức kém. Những ảnh hưởng xấu của tiêu cực xã hội đã ảnh hưởng đến một bộ phận nhỏ trong họcsinh có biểu hiện suy thoái về đạo đức, thô bạo về hành vi, chưa thực sự hoà nhập vào tập thể học sinh, chưa biết kính trên nhường dưới. Đặc biệt ý thức học môn GDCD của họcsinh còn thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tu dưỡng và rèn luyện đạođức cũng như giáodụcdạođứccho các em. 5 II. Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn giáodục công dân: Đội ngũ giáo viên ởtrường THCS chủ yếu đã ra trường giảng dạy nhiều năm nhưng chỉ thuộc nhóm đào tạo ở môn 2 ( Văn – GDCD) chưa thực sự trở thành một lực lượng đủ mạnh và phải tăng cường giáo viên không được đào tạo về chuyên môn GDCD nên chủ yếu giảng dạy bằng con đường tự phát, kinh nghiệm, chưa có lý luận sâu về phương pháp và nghiệp vụ, cũng như chưa có cơ sở khoa học chuyên sâu về phương phápgiáodục môn này. Đồng thời việc giảng dạy bộ môn GDCD chưa được quan tâm một cách đúng mức. Việc chuẩn bị chogiáo án giảng dạy bộ môn GDCD còn bị coi nhẹ chưa được một sốgiáo viên soạn tốt và nhiều khi còn là sự sao chép lại của người khác đặc biệt đối với các giáo viên day chéo môn. Bên cạnh đó việc cho điểm, kiểm tra đánh giá chất lượng môn GDCD của họcsinhgiáo viên còn tỏ ra quá dễ dãi. Theo dõi điểm tổng kết học kỳ I năm học 2007 – 2008 ở khối 7 có kết quả như sau: Tổng số HS Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu 123 31(25.2%) 50.4(45%) 30(24.4%) 0 Qua kết qua trên cho chúng ta thấy thực trạng đánh giá tương đối dễ dãi dẫn đến họcsinh ý thức về môn họớicha cao, xem nhẹ bộ môn này. III. Đối với giáo viên chủ nhiệm: Trong thực trạng giáo viên trong trường hiện nay cán bộ quản lý có ít cơ hội để lựa chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm tốt. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm nhiều khi còn dùng các giờ sinh hoạt lớp để phê bình, kiểm điểm, mắng mỏ giáo huấn họcsinh mắc lỗi sai và còn là lúc để họcsinh mách tội nhau, thiếu tinh thần xây dựng, biến giờ sinh hoạt thành phiên toà xét xử. Do vậy họcsinh chưa ngoan thì sợ đến các giờ sinh hoạt, còn họcsinh ngoan thì vô cùng ái ngại vì sợ giờ sinh hoạt thật căng thẳng đối với chúng. Tiết sinh hoạt lớp đã mất dần tính chất giáo dục, một sốgiáo viên chủ nhiệm theo dõi về hành vi tu dưỡng đạođức của họcsinh chưa cụ thể, chính xác dẫn đến đánh giá xếp loại thiếu công bằng. Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, TPT Đội và giáo viên bộ môn cùng với nền nếp tự quản của lớp chưa hướng việc giáodụcđạođức và hành vi của các em vào những quy chuẩn xã hội và sự phối hợp chưa thường xuyên. IV. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáodụcđạođứcởtrường THCS - Hiệutrưởng đã có kế hoạch cụ thể, đặt chỉ tiêu cho từng khối lớp. - Hiệutrưởng đã phân công đồng chí TPT Đội theo dõi nền nếp chung của hoạt động giáodục và hàng tuần hàng tháng có báo cáo. - Kiểm tra đánh giá theo tháng, theo học kỳ, theo năm học. - Kế hoạch với hội cha mẹ họcsinh thống nhất quan điểm cùng giáodụcđạođứcchohọc sinh. 6 C. MỘT SỐGIẢIPHÁP CHỈ ĐẠOGIÁODỤCĐẠOĐỨCCHOHỌCSINH THCS Căn cứ vào những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cũng như một số nguyên nhân đã trình bày ở trên tôi xin đề xuất một sốgiảipháp quản lý, chỉ đạo hoạt động giáodụcđạođứcchohọcsinh sau: Giảipháp 1: Tham mưu với hiệutrưởng đồng thời phối hợp giáo viên chủ nhiệm giáodụcđạođứcchohọc sinh. Muốn chỉ đạo tốt giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáodụcđạođứcchohọcsinh cần tham mưu để hiệutrưởng tạo mọi điều kiện tốt nhất chogiáo viên chủ nhiệm làm việc thể hiện ở những nhiệm vụ sau: - Có kế hoạch hiệutrưởng làm việc với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên để nângcao nhận thức, nguyên tắc nội dung phương pháp hoạt động giáodụcđạo đức, xây dựng tập thể học sinh. - Giúp giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch chủ nhiệm và yêu cầu thực hiện kế hoạch đặc biệt là kế hoạch giáodụcđạođứcchohọc sinh. - Lập kế hoạch biểu mẫu cụ thể để đánh giá xếp loại đạođứcchohọcsinh để cùng giáo viên chủ nhiệm thiết kế giờ sinh hoạt lớp đạt kết quảcao theo phương pháp đổi mới để phát huy tính dân chủ, cũng như tính độc lập sáng tạo của học sinh. - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm và công tác giáodụcđạođứcchohọcsinh bằng nhiều hình thức như: toạ đàm trao đổi rút kinh nghiệm giữa các giáo viên chủ nhiệm với nhau. - Cung cấp thông tin tài liệu, tham mưu với BGH để có chế độ đãi ngộ khuyến khích, động viên giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt giáodụcđạo đức. - Đầu năm cần có nội quy, quy chế rõ ràng đối với từng giáo viên chủ nhiệm thuộc từng khối lớp cụ thể. - Xác định rõ cơ chế quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáodục khác cùng hỗ trợ giáodụcđạođứchọc sinh, giúp đỡ tập thể họcsinh chứ không nên dùng mệnh lệnh, áp đặt và có cơ chế rõ ràng. Cơ chế về hợp tác cộng đồng trách nhiệm giữa hiệutrưởng và giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ họcsinh cùng các tổ chức khác thống nhất mục tiêu phương phápgiáodụcđạođứchọc sinh. - Cần xây dựng, quản lý tập thể giáo viên chủ nhiệm có đủ năng lực tổ chức và xây dựng tập thể họcsinh có sự thống nhất cao về mục đích, nhiệm vụ và phương pháp quản lý giáodụcđạođứchọcsinh để giáo viên chủ nhiệm thực sự là “linh hồn” của tập thể học sinh, là người “cố vấn” của tập thể lớp và từng cá nhân học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệutrưởng đảm nhận vai trò chủ đạo hoạt động giáodụcđạođức thông qua tập thể lớp đến tận từng học sinh. Giảipháp 2: Tham gia chỉ đạogiáodụcđạođứchọcsinh thông qua con đường thực hiện giáodục công dân trong trường THCS. Người quản lý phải làm cho người giáo viên nhận thức rõ về vị trí, vai trò của môn giáodục công dân trong chương trình, kế hoạch dạy họcởtrường THCS 7 Môn họcgiáodục công dân đối với các tri thức chuyên ngành của mình có thể giáodục trực tiếp chohọcsinh xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, những quan điểm về đạo đức, về lối sống, về chuẩn mực, về thẩm mỹ và hành động theo pháp luật. Con đường thực hiện giáodục công dân, tức là truyền thụ những tri thức cơ bản của môn học phải được thực hiện thông qua giảng dạy chính khoá. Việc giảng dạy môn giáodục công dân ở các lớp thuộc các trường THCS là con đường chủ đạo hình thành phẩm chất nhân cách. Muốn thực hiện được mục đích giáodục và giáo dưỡng đặc biệt là hình thành phẩm chất đạođứcchohọcsinh thì phải chuyển tải nội dung kiến thức của môn giáodục công dân đến đối tượng học sinh. Không thể thoát ly nội dung bài dạy và những kiến thức cơ bản của nó, không thể giáodục tư tưởng phẩm chất chung chung. Chỉ có bản thân tri thức tri thức môn học mới đủ sức thuyết phục, mới là căn cứ khoa học để hình thành thế giới quan cộng sản chủ nghĩa. Muốn giáodục tư tưởng phẩm chất, niềm tin hành vi… đều xuất phát từ nền tảng kiến thức khoa học. Sức mạnh của việc xây dựng tư tưởng phẩm chất năng lực chohọcsinh chính là phải dựa vào kiến thức khoa học. Để thực hiện tốt mục đích giáodục công dân trong nhiều năm phải tổ chức hướng dẫn họcsinh tiếp nhận nội dung thì vai trò của người thầy giáo là chuyển tải, tổ chức, hướng dẫn họcsinh trong các giờ học. Bản thân nội dung chương trình, nội dung đạođức và pháp luật là các môn khoa học mà muốn mình hình thành phẩm chất tư tưởng đạo đức, hành vi lối sống cao đẹp chohọcsinh phải xuất phát từ những tri thức cụ thể đó. Khi muốn giáodục tình cảm đạođứcchohọcsinh thì phải xuất phát từ những tri thức của đạođứchọc như: “Lòng yêu thương con người. Lòng khoan dung, trung thực. Tính tự trọng, lễ độ”. Tất cả những tình cảm đó được thể hiện cô đọng ở những khái niệm thông tin bài giảng. Muốn giáodục những chuẩn mực pháp luật và hành vi pháp luật chohọcsinh thì phải xuất phát từ những tri thức môn pháp luật như: Quyền và nghĩa vụ lao động Quyền tự do nhân thân, ngôn luận Luật đi đường, luật thư tín. Mỗi một môn học thuộc từng khối lớp đòi hỏi thích ứng các phương pháp giảng dạy, các hình thức tổ chức giảng dạy khác nhau. Nhưng chúng ta đã biết dạy học môn giáodục công dân được xem xét dưới hai góc độ: - Dưới góc độ dạy học thì dạy họcgiáodục công dân là một hoạt động, một phương tiện thực hiện môn học môn giáodục công dân. - Dưới góc độ giáodục thì phải dạy họcgiáodục công dân là một con đường giáodục phẩm chất đạo đức. Vì thế khi tiến hành dạy học môn giáodục công dân ởtrường THCS thì tất cả phải kết hợp chặt chẽ các phương pháp dạy học với các phương phápgiáo dục, các phương tiện dạy học với phương tiện giáo dục. Thực hiện nguyên lý giáodục “Học đi đôi với hành – giáodục kết hợp với lao động sản xuất…” bởi lẽ nếu chỉ học trong sách vở mà không va chạm với thực tế thì chỉ là những tri thức thuần tuý vô nghĩa. Khi nắm vững những con đường thực hiện và chỉ đạogiáodụcđạođức trong nhà 8 trường thì một trong những khâu quan trọng là thường xuyên kiểm tra đánh giá việc dạy của thầy, việc học của trò và cả việc quản lý tổ chức hoạt động chính của công việc quản lý. Trường THCS công tác quản lý cần quan tâm đến: - Chất lượng giờ dạy môn giáodục công dân bằng cách kiểm tra giáo án, giờ dạy, phương pháp truyền thụ, cách thức đánh giá học sinh. - Chất lượng tiếp thu của học sinh: thông qua kết quả môn học và thể hiện hành vi trong mọi lĩnh vực, mọi lúc mọi nơi của học sinh. - Tổ chức xây dựng tốt kinh nghiệm giáodụcđạo đức, báo cáoquasinh hoạt chuyên môn để các giáo viên có điều kiện áp dụng thể nghiệm ở trong trường. - Chỉ đạogiáo viên đánh giá đúng kết quảhọc tập môn giáodục công dân của học sinh. Qua đó động viên khuyến khích họcsinh theo nhiều hình thức khác nhau, nhưng đồng thời cũng nhắc nhở những em có biểu hiện tiêu cực từ đó rút ra bài học chung để giáodụcdạođứchọc sinh. Giảipháp 3: Tham mưu choquá trình giáodụcđạođứchọcsinh châm tiến, họcsinh cá biệt và họcsinh có hoàn cảnh đặc biệt. Trường THCS đa phần họcsinh rất ngoan, song vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ họcsinh chưa ngoan hay nổi nóng, dễ tự ái, hay bỏ học, biểu hiện hành vi đạođức thiếu tôn trọng thầy cô giáo, không hoà mình vào tập thể học sinh. Số ít họcsinh này thường biểu hiện tính “thủ lĩnh” tập hợp một số em thành hội nhỏ, bắt nạt hoặc rủ rê những họcsinh khác cùng tham gia vào nhóm nên ảnh hưởng không nhỏ đến giáodụcđạođứcchohọcsinh trong nhà trường. Là một người làm công tác giáodục và thường xuyên trực tiếp giải quyết các vấn đề này tôi thấy đây là một việc làm cấp thiết, cần có giảipháp phù hợp mang lại hiệuquả thiết thực. Qua một thời gian thực nghiệm cho thấy các giảiphápgiáodụcđạođức sau cho thấy có kết qủa rõ rệt: - Quản lý chất lượng học sinh, đặc biệt là chất lượng đạođức mang tính hệ thống nhiều năm liền ở các khối lớp để nắm vững tình hình họcsinh có ý thức đạođức kém, họcsinh cá tính, thái độ đạođức và thói quen biểu hiện thiếu tôn trọng. - Chú ý tìm hiểu hoàn cảnh, nguyên nhân của những họcsinh này có những động cơ để dẫn đến trạng thái suy thoái về tổ chức của các em đồng thời từ đó tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ mà tạo các điều kiện cũng như cơ hội để các em tự sữa chữa sai lầm của mình và cùng tiến bộ. - Tham mưu chohiệutrưởng và hội đồng sư phạm nhà trường lập hồ sơ cụ thể, chính xác các đối tượng để có biện pháp xử lý, giáodục cụ thể. Đây là việc cần làm ngay, cách xử lý tuỳ vào mức độ vi phạm và tình hình đối tượng nhưng lấy giáodục làm cơ bản, cần có đấu tranh phê bình trước toàn thể học sinh. Hồ sơ xử lý các hành vi, vi phạm đạođức được thông báo kết quả cụ thể đến cha mẹ họcsinh để thống nhất phương pháp cùng giáo dục. Bằng biện pháp này qua thực hiên tôi đã giáodụcchohọcsinh có những biểu hiện lệch lạc trở thành các họcsinh tến bộ, có phần nângcao chất lượng đạođức chung cho toàn trường. Giảipháp 4: Thực hiện tốt công tác theo dõi các nền nếp và tổ chức các hoạt động NGLL trong và ngoài nhà trườngchohọc sinh. 9 Tổng phụ trách đội trong trường THCS là một thành phần rất quan trọng không thể tách rời trong việc giáodụcđạođứcchohọc sinh, là người người không phải trực tiếp giảng dạy bộ môn giáodục công dân trong nhà trường nhưng lại là người cụ thể hoá các hành vi đạođức mà họcsinh đã được học trong sách vở thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Chính vì thế người làm công tác TPT Đội cần phải: - Có năng lực, phẩm chất đạođức tốt và nhiệt tình trong công tác, đồng thời phải thường xuyên được bồi dưỡng về các nghiệp vụ quản lý cũng như tham mưu với BGH để có những chế độ đại ngộ cho tổng phụ trách đội vì đây là người trực tiếp trợ giúp hiệutrưởng trong việc quản lý họcsinh cũng như giáodụcđạođứcchohọcsinh rất hiệu quả. - Phân công cho tổng phụ trách đội có trách nhiệm theo dõi giúp đỡ những họcsinh cá biệt và phải có báo cáo đánh giá sự tiến bộ cụ thể của từng họcsinh thông qua các buổi chào cờ hàng tuần. - Lập biểu mẫu theo các mục cụ thể để đánh giá nền nếp họcsinh thông qua xếp loại các lớp theo tuần, tháng, học kỳ, năm học. - Phải biết phối hợp với giáo viên chủ nhiệm cùng các giáo viên bộ môn và tham mưu với BGH nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhân các ngày lên lớp như: 20/11; 22/12; 26/3; 30/4; 19/5 qua đó để giáodụcchohọcsinh phải biết về các truyền thống của dân tộc, từ đó các em hiểu và biết yêu quê hương đất nước mình hơn, đồng thời qua các buổi sinh hoạt như vậy họcsinh sẽ nhận thức được mình có được cuộc sống như ngày hôm nay thì phải làm gì để xứng đáng vời các thế hệ đi trước từ đó định ra được hướng đi của mình trong tương lai và các thầy cô giáo phải có sự hỗ trợ, chỉ dẫn để cụ thể hoá cho các hành động tuỳ theo lứa tuổi. * Thực trạng vấn đề Qua việc triển khai một sốgiảiphápnhằmnângcao chất lượng giáodụcđạođứcchohọcsinh THCS đã nêu trên tôi thấy chất lượng đạođức của họcsinhởtrường THCS A ngày càng được nâng cao, thể hiện trong nhà trường không còn có họcsinh cá biệt, họcsinh suy thoái về đạo đức. Phần lớn họcsinh đều ngoan có phẩm chất đạođức tốt, tham gia tốt các hoạt động trong và ngoài nhà trường và được các thầy cô giáo trong nhà trường cũng như các đoàn kiểm tra đánh giá cao về ý thức đạođức và ý thức tham gia các tốt hoạt động. Có được kết quả đó là do các em có nhận thức tư tưởng đúng đắn. Kết quả đó còn được khẳng định qua bảng thống kê về đạođức sau: Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Đầu năm học (2007 – 2008) (213)49,8% (175)40,9% (40) 9,3% 0 0 Học kỳ I (2007 – 2008) (224)52,3% (181)42,3% (23) 5,4% 0 0 Trên đây chỉ là kết quả về rèn luyện đạođức của các em trong học kỳ I, cho đến thời điểm này (Tháng 4/2008), ba tháng tiếp tục rèn luyện trong học kỳ II, quasơ kết ba tháng các em cũng có kết quả rất tốt. Chắc chắn kết quả cuối năm học sẽ còn rất khả quan. 10 [...]... trường, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ họcsinh để giáodục kịp thời, cụ thể những họcsinh cá biệt, chưa ngoan, chậm tiến về tư tưởng đạođức Quản lý tốt hồ sơgiáodụcđạođức và có biện pháp hữu hiệu giúp các em trở thành những họcsinh có đạođức tốt, hành vi pháp luật tham gia vào thực tiễn cuộc sống Khi áp dụng giảipháp cụ thể trên chất lượng giáodụcđạođứcởtrường THCS được nâng. .. công tác giáodục cũng như công tác chỉ đạo tôi nhận thấy rằng quá trình giáodụcđạođức là nhằm xây dựng cho thế hệ trẻ những phẩm chất tốt đẹp, cung cấp những chuẩn mực hành vi đạo đức, rèn luyện thói quen đạođức Bồi dưỡng giáodụcđạođức là gốc quan trọng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách Đề tài này phần nào đã khẳng định được một số kết quả sau: - Muốn giáodụcđạođứcchohọcsinh THCS... một sốgiảipháp bước đầu được áp dụng chotrường THCS A trong năm học 2007 – 2008 Tôi mong rằng nó sẽ được trao đổi, góp ý rút kinh nghiệm và nhân rộng để xây dựng thêm một sốgiảipháp mới để góp phần vào giáodụcđạođứcchohọcsinhởtrường THCS nói riêng cũng như các trường phổ thông khác nói chung * Một số ý kiến đề xuất: 1 Môn giáodục công dân ởtrường THCS cần được coi là bộ môn khoa học. .. giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp tôi đã hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm trên Tôi mong rằng sẽ nhận được sự chỉ đạo, góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để công tác giáodụcđạođứcchohọcsinh trong nhà trường THCS ngày một hiệuqủa hơn, đáp ứng được các yêu cầu giáodục của nghành giáodục cũng như quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta trong chiến lược phát trển giáo dục. .. sinh THCS đạt kết quả tốt cần phải thông qua việc cung cấp tri thức khoa học về bổn phận và quy chuẩn đạo đức, những tri thức pháp luật của nhà nước mà củ yếu là dạy và học môn giáodục công dân - Quản lý đạođức tốt, giáo viên có kế hoạch thực hiện, kiểm tra đánh giá chất lượng đạođức đến từng họcsinh Để giáo viên chủ nhiệm thực sự là “Linh hồn” của tập thể lớp, cố vấn đến từng họcsinh - Tổng phụ... môn giáodục công dân quagiáodục thường xuyên để có giáo viên đáp ứng yêu cầu của công tác giáodục trong giai đoạn hiện nay 3 Hàng năm nên tổ chức thi Ôlimpic môn giáodục công dân cũng như tổ chức các cuộc thi kể chuyện về đạođức 4 Hàng năm nên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ điểm: Học tập theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” 5 Các trường đại học, cao đẳng cần đào tạo chuẩn hoá giáo. .. giáo viên dạy bộ môn giáodục công dân có đủ về số lượng lẫn chất lượng 11 * Tài liệu tham khảo: +> Tâm lý học đại cương: PGS Nguyễn Quang Uẩn; PGS Trần Hữu Luyến PGS Trần Quốc Thành +> Giáodục đại cương II: GS Đặng Vũ Hoạt; PGS Nguyễn Sinh Huy PGS Hà Thị Đức +> Luật giáodục (1998) +> Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chogiáo viên THCS chu kỳ III (2004 – 2008): (Nhà xuất bản giáo dục) 12 . điểm cùng giáo dục đạo đức cho học sinh. 6 C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS Căn cứ vào những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn. Sở giáo dục và đào tạo hà tĩnh ********@******** "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trờng THCS" Năm học: