1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

47 247 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 113,49 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về hoạt động của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 2.1.1. Khái quát về quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Industrial and Commercial Bank of Việt Nam- Transaction Office No 1) được thành lập vào ngày 30/3/1995 theo QĐ 83/ NHCT – QĐ (CTHĐQT). Đây là đơn vị lớn nhất của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có trụ sở đặt tại số 10 Lê Lai, Hoàn Kiếm, Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc và là nơi thí điểm để cung cấp các dịch vụ mới của Ngân Hàng Công Thương. Lịch sử phát triển của Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công Thương có thể được phân chia thành 3 giai đoạn chủ yếu sau: Từ năm 1988 đến 1/4/1993 Sở Giao Dịch I có tên gọi là ngân hàng Công Thương Hà Nội. Trong giai đoạn này, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng còn nghèo nàn, sản phẩm dịch vụ đơn điệu, kinh doanh đối ngoại chưa phát triển. Đội ngũ cán bộ được đào tạo trong cơ chế cũ, đông về số lượng nhưng lại yếu về chất lượng, nhất là kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Về qui mô, hoạt động của Sở còn rất khiêm tốn: Tổng nguồn vốn huy động tính đến ngày 31/9/1993 đạt 522 tỷ VNĐ, tổng dư nợ cho vay tính đến ngày 31/9/1993 đạt 323 tỷ VNĐ. Từ 1/4/1993 đến 31/12/1998 1 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Sở Giao Dịch I sát nhập với Ngân Hàng Công Thương Trung Ương có tên là Hội sở chính Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Giai đoạn này, cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ của Hội sỏ được tăng cường, sản phẩm dịch vụ ngân hàng khá phong phú, ngoài cho vay ngắn, trung và dài hạn còn có nhiều loại cho mới ra đời như: Cho vay uỷ thác, cho vay thanh toán công nợ, đồng tài trợ .Kinh doanh đối ngoại đã phát triển mạnh. Đội ngũ cán bộ được đào tạo lại và thích ứng dần với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường. Từ 1/1/1999 đến nay Hội sở được tách ra theo quyết định số 134/QĐ HĐQT-NHCT Việt Nam và mang tên Sở Giao Dịch I, hạch toán phụ thuộc. Trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch I phát triển mạnh trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Sở đã áp dụng giao dịch tức thời trên máy tính tại tất cả các điểm huy động vốn, mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới. 2.1.1.2.Vị trí, nghĩa vụ và quyền hạn của Sở Giao Dịch I- NHCT trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 2.1.1.2.1. Vị trí của Sở Giao Dịch I-NHCT Việt Nam Trong những năm qua, Sở Giao Dịch I- NHCT có vị trí quan trọng trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản luôn đứng đầu hệ thống Ngân Hàng Công Thương, trong đó nguồn vốn luôn chiếm khoảng 20%, dư nợ và đầu tư đứng một trong hai vị trí đầu trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Lợi nhuận hạch toán nội bộ luôn cao nhất, chiếm gần 50% trong toàn hệ thống. Sở luôn được chọn làm nơi thí điểm cho sản phẩm dịch vụ của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, là đầu mối cho các chi nhánh trên địa bàn để triển khai các chương trình hợp tác của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam với các đối tác và bạn hàng. 2.1.1.2.2. Nghĩa vụ và quyền hạn của Sở Giao Dịch I- NHCT 2 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Nghĩa vụ: - Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. - Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, bảo đảm an toàn, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. - Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo qui định của pháp luật và của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Quyền hạn: - Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, dân cư trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ. - Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kì phiếu, trái phiếu và các hình thức huy động vốn khác, phục vụ quá trình phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và theo qui định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, kì phiếu và các giấy tờ có giá theo qui định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. - Thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế, thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo L/C xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ theo qui định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam và theo mức uỷ quyền. 2.1.1.3. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Nhận tiền gửi: Sở Giao Dịch nhận tiền gửi không kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tiết kiệm không kì hạn, Tiết kiệm có kì hạn, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm bậc thang .; phát hành kì phiếu, trái phiếu. Cho vay và bảo lãnh: Sở Giao Dịch cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng 3 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A VNĐ và ngoại tệ; tài trợ xuất nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ thanh toán; đồng tài trợ, uỷ thác, thấu chi, cho vay tiêu dùng; Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán . Tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng xuất khẩu; nhờ thu xuất, nhập khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Dịch vụ thanh toán: Chuyển tiền trong nước và quốc tế; uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc .quản lý vốn; chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM, chi trả kiều hối . Dịch vụ ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap); mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu); thu, chi hộ tiền mặt, VNĐ và ngoại tệ . Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (visa, Master card); Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (cash card); Internet Banking, Phone Banking, Mobile Banking . Hoạt động đầu tư: Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế trong và ngoài nước; đầu tư vốn trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước. Dịch vụ khác: Tư vấn đầu tư tài chính; cho thuê két sắt; quản lý vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá; cho thuê tài chính thông qua công ty cho thuê tài chính; môi giới, lưu kí, tư vấn, đại lý thanh toán, phát hành .chứng khoán thông qua công ty chứng khoán; tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ . thông qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. 2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Sở Giao Dịch Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có cơ cấu bao gồm 1 Giám đốc, 4 Phó Giám đốc và 11phòng ban nghiệp vụ thực hiện chúc năng nhiệm vụ do Tổng Giám đốc Ngân Hàng Công Thương Việt Nam giao cho đơn vị. Phòng khách hàng 1 ( Doanh nghiệp lớn) 4 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Phòng khách hàng 1 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Phòng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. Phòng khách hàng 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ) Phòng khách hàng 2 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác nốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân. Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý rủi ro có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Phòng thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam và là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo qui định của Nhà nước. Phòng kế toán giao dịch 5 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Phòng kế toán giao dịch là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vu và các công việc có liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch; quản lý và chịu trách nhịêm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho và quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng qui định của Nhà nước và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Phòng thanh toán xuất nhập khẩu là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo qui định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng qui định của Nhà nước và của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Phòng tiền tệ kho quĩ Phòng tiền tệ kho quĩ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quĩ, quản lý quĩ tiền mặt, ứng và thu tiền cho các quĩ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn. Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh. Phòng thông tin điện toán Phòng thông tin điện toán là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh; bảo trì, bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Phòng dịch vụ thẻ 6 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Phòng dịch vụ thẻ là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc nghiên cứu, phát triển dịch vụ thanh toán các loại thẻ do Ngân Hàng Công Thương phát hành. Phòng có nhịêm vụ trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, bảo đảm an toàn hiệu quả phục vụ khách hàng nhanh chóng kịp thời, văn minh. Phòng tổng hợp Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Sở Giao Dịch. Tất cả các phòng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại. Cơ cấu tổ chức được đổi mới theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, tránh cồng kềnh và chồng chéo. Sở Giao Dịch đang tiến tới xây dựng một mô hình ngân hàng thương mại đa năng, hiện đại, hướng tới sản phẩm mới, thị trường mới, tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản đem lại nguồn thu lớn cho SGD trong thời gian qua. Bảng 2.1 dưới đây khái quát tình hình tín dụng tại Sở Giao Dịch I qua 3 năm 2004, 2005, 2006. Bảng 2.1 cho thấy, dư nợ đầu tư và cho vay nền kinh tế tăng đều qua các năm. Đến 31/12/2006, dư nợ đầu tư và cho vay đạt 4.499 tỷ đồng, tăng 560 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng 14% so với năm 2005. Trong đó, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.777 tỷ đồng, giảm 11 tỷ đồng (-0,4%) so với năm 2005, đạt 90% kế hoạch NHCT Việt nam giao. Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế như sau: - Dư nợ VND đạt 1.907 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,7% trong tổng dư nợ, 7 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A tăng 18 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 88% kế hoạch được giao. - Dư nợ ngoại tệ quy VND đạt 870 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,3% trong tổng dư nợ, giảm 29 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 91,6% kế hoạch được giao. - Dư nợ ngắn hạn đạt 896 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,2% trong tổng dư nợ, giảm 92 tỷ đồng so với năm 2005. - Dư nợ trung và dài hạn đạt 1.881 tỷ đồng, chiếm trọng 67,8% trong tổng dư nợ, tăng 81 tỷ đồng so với năm 2005. - Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước đạt 2.082 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75%, tăng nhẹ so với năm 2005. - Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 695 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25% trong tổng dư nợ, không tăng so với năm 2005. Nhận xét: Hoạt động cho vay bằng VND chiếm 1 tỷ trọng lớn và có xu hướng gia tăng trong tổng dư nợ của SGD. Trong đó, SGD chủ yếu cho vay trung và dài hạn. Các khách hàng chủ yếu của Sở là các doanh nghiệp quốc doanh (chiếm tới 75%), tuy nhiên dư nợ cho vay đối với thành phần ngoài quốc doanh đã được cải thiện đáng kể qua 3 năm, từ 483 tỷ năm 2004 đến 695 tỷ năm 2006. Một trong những thành tựu của Sở trong thời gian qua là đa dạng hoá đối tượng đi vay để giảm rủi ro. Công tác cho vay được mở rộng tới mọi đối tượng khách hàng là các Tổng công ty; Công ty liên doanh; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; DNV&N; Khu vực kinh tế tư nhân; Cho vay tiêu dùng .nhằm đa dạng hóa khách hàng theo hướng chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Bên cạnh đó chiến lược đa dạng hoá cũng hướng tới việc mở rộng các lĩnh vực và ngành SXKD.Vốn vay được hướng vào những ngành hàng, mặt hàng chiến lược có triển vọng phát triển bền vững như: lương thực thực phẩm, dược phẩm, điện lực, dầu khí, viễn thông… trong đó dư nợ cho vay đối với ngành công nghiệp đạt 1230 tỷ năm 2005. Cho đến thời điểm hiện tại, các khoản vay của Sở Giao Dịch đều phát huy tốt hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, trong năm 2006 Sở giao dịch I được NHCT Việt Nam chọn làm 8 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A ngân hàng đầu mối giải ngân dự án Vệ tinh VINASAT của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, với số tiền 164 triệu USD. Trong đó, NHCT Việt Nam tham gia 86 triệu USD, dự án đã ký hợp đồng tín dụng, việc giải ngân được thực hiện trong năm 2007. Trong năm 2006, do tích cực làm tốt công tác tiếp thị, Sở giao dịch I đã có thêm 200 khách hàng vay mới, với dư nợ tăng lên trên 100 tỷ đồng. Ngoài duy trì quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp lớn, Sở giao dịch I luôn chú trọng đầu tư đối với các DNV&N, cho vay tiêu dùng, là khách hàng có tiềm năng phát triển, tăng trưởng nhanh về số lượng và quy mô, là lực lượng năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Việc cho vay thành phần kinh tế này không những góp phần làm cho cơ cấu tín dụng bền vững hơn, an toàn hơn, mà còn phát triển được các loại hình dịch vụ, góp phần làm tăng thu dịch vụ cho ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả cho vay đối với các DNV&N chưa đạt được tốc độ tăng trưởng là do: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu ít lại thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo. Trong khi cơ chế cho vay của ngân hàng yêu cầu DN phải có hệ số tự tài trợ trên 15% để đảm bảo an toàn vốn, do vậy Sở giao dịch I rất khó khăn trong việc đẩy mạnh cho vay đối với thành phần này. Chất lượng tín dụng: Nhờ làm tốt thẩm định cho vay, kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay và ứng dụng có hiệu quả hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nên chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Nợ quá hạn năm 2004 là 9.5 tỷ đến năm 2006 chỉ có 1 tỷ 470 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,05% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Thu hồi nợ tồn đọng: Việc giải quyết thu hồi nợ đọng (đã hạch toán ngoại bảng) trong năm qua gặp rất nhiều khó khăn do hầu hết các khoản nợ đều phát sinh từ nhiều năm trước, các đơn vị có nợ đọng hoạt động cầm chừng, nguồn thu rất ít; có đơn vị đã cam kết trả nợ nhưng không thực hiện, Sở giao dịch I luôn tích cực bám sát, đôn đốc và đã thu hồi được 1 tỷ 200 triệu đồng. Tuy nhiên, kết quả thu hồi nợ đọng cả năm chưa đạt kế hoạch Ngân Hàng Công Thương Việt Nam giao. Bảng 2.1: Hoạt động tín dụng của sở giao dịch I - NHCTViệt nam 9 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A Đơn vị: tỷ đồng 2004 2005 2006 Chỉ tiêu VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ Tổng số VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ Tổng số VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ Tổng số Dư nợ cho vay và đầu tư 2.916 709 3.625 3.041 899 3.940 3.618 880 4.499 Trong đó: Cho vay 1.706 708 2.414 1.889 899 2.788 1.906 870 2.776 Phân theo thời hạn Ngắn hạn 568 347 915 675 987 653 242 895 Trung và dài hạn 1.138 361 1.499 1.214 1.801 1.253 628 1.881 Phân theo TPKT KTQD 1.931 2.066 2.081 KTNQD 483 722 695 Phân theo ngành SXKD Công nghiệp 749 343 1.092 994 236 1.230 Tiêu dùng 49 49 38 38 Thương nghiệp 321 255 576 435 528 963 Dịch vụ 458 76 534 316 38 54 Ngành khác 129 34 163 106 97 203 Chất lượng tín dụng Dư nợ trong hạn 1.707 707,4 2.404,4 1886,4 894,4 2.780,8 2.774,5 Dư nợ quá hạn 8,4 1,2 9,6 2,6 4,6 7,2 1,5 Trong đó: KTQD 6 1 7 1,4 3,5 4,9 KTNQD 2,4 0,2 2,6 1,2 1,1 2,3 Chỉ tiêu hiệu quả Tổng doanh số cho vay 3.898 1.742 5.640 3.196 1.997 5.193 6.960 Tổng doanh số thu nợ 3.769 1.811 5.580 3.012 1.807 4.819 6.971 Dư nợ bình quân 2.472 2.780 (Nguồn: Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam) 2.2. Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I - Ngân 10 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: Tài chính doanh nghiệp 46A [...].. .Hàng Công Thương Việt Nam 2.2.1 Hệ thống chấm i m tín dụng t i Sở Giao Dịch I -NHCTVN Hệ thống chấm i m tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHCT Việt Nam là một qui trình đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ t i chính của một KH đ i v i ngân hàng cho vay như khả năng trả gốc và l i vay khi đến hạn nhằm xác định r i ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho vay Mức độ r i ro tín dụng. .. kéo Đặc biệt cao, ngân hàng d i, t i chính yếu kém, có hầu như sẽ không thể thu nợ khó đ i, năng lực quản h i được vốn vay lý kém (Nguồn: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam) 2.2.2.Quy trình chấm i m tín dụng t i Sở giao dịch I- NHCT VN Qui trình chấm i m tín dụng t i Sở Giao Dịch I bao gồm 12 bước cơ bản sau: Bước 1: Thu thập thông tin, lập hồ về khách hàng Thu thập thông tin là bước đầu tiên và vô... thần trách nhiệm của đ i ngũ quản lý Đánh giá uy tín giao dịch v i Ngân hàng Đây là tiêu chí quan trọng khi cho i m tín dụng đ i v i khách hàng Uy tín giao dịch phản ánh đạo đức của khách hàng khi xin cấp tín dụng Đ i v i những khách hàng đã có tiền sử chậm trả l i vay hoặc đã được gia hạn nợ nhiều lần, CBTD sẽ đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp Đánh giá m i trường kinh doanh M i trường kinh doanh... cường các bước kiểm tra, rà soát của cán bộ QLRR, hệ thống chấm i m tín dụng Sở Giao Dịch I – NHCT đang áp dụng đã đảm bảo tính khách quan hơn và có độ tin cậy cao hơn 2.2.3 Áp dụng chấm i m tín dụng đ i v i khách hàng công ty trách nhiệm hữu hạn thương m i- dịch vụ du lịch Hà Anh *Gi i thiệu khách hàng Tên DN: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương m i- dịch vụ du lịch Hà Anh Ngư i đ i diện: Nguyễn... bộ QLRR Lãnh đạo phòng chấm i m tín dụng kiểm soát, phê duyệt hồ chấm i m, xếp hạng khách hàng, trình lãnh đạo Ngân Hàng Công Thương phê duyệt Bước 11: Phê duyệt kết quả chấm i m xếp hạng khách hàng Lãnh đạo Ngân Hàng Công Thương Việt Nam phê duyệt kết quả chấm i m tín dụng và xếp hạng khách hàng của doanh nghiệp trên cơ sở tờ trình báo báo kết quả của phòng chấm i m tín dụng và báo cáo rà soát... b i không chỉ trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án/ dự án xin cấp tín dụng mà còn thất b i trong công tác quản lý n i chung (Nguồn: Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam) Bảng 2.7: Chấm i m theo tình hình và uy tín giao dịch v i ngân hàng STT 1 i m chuẩn 20 Trả nợ đúng hạn (Trả nợ Luôn trả 16 12 Luôn trả đúng hạn trong Luôn trả đúng hạn 8 Khách hàng m i, gốc) khoảng th i gian... ngo i 1 Lưu chuyển tiền tệ 20 27 27 2 Năng lực và kinh nghiệm quản lý 27 33 27 3 Tình hình và uy tín giao dịch v i NHCV 33 33 31 4 M i trường kinh doanh 7 7 7 5 Các đặc i m hoạt động khác 13 7 8 (Nguồn: Sổ tay tín dụng, Sở Giao Dịch I- NHCT Việt Nam) 29 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: T i chính doanh nghiệp 46A Bước 6: Tổng hợp i m số tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn Sau khi tiến hành chấm i m tiêu... qui định của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam; Bước 10: Hoàn thiện hồ kết quả chấm i m xếp hạng khách hàng i v i 33 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: T i chính doanh nghiệp 46A những khách hàng ph i thẩm định r i ro) Cán bộ chấm i m tín dụng tiếp nhận kết quả rà soát của phòng Quản lý r i ro, qua đó hoàn thiện hồ chấm i m tín dụng và xếp hạng khách hàng; đưa ra các i u chỉnh hợp lý theo những đánh giá... luồng tiền trong quá khứ và hiện t i để dự báo nhu cầu tiền mặt cũng như trạng th i d i dư tiền mặt của doanh nghiệp trong tương lai Việc phân tích lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp không chỉ có ích trong qui trình chấm i m mà còn là cơ sở cho CBTD quyết định th i hạn và th i gian gi i ngân của món vay khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các i u kiện tín dụng của ngân hàng Đánh giá năng lực và kinh nghiệm... phòng quản lý r i ro Bước 12: Cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ về khách hàng Sau khi tờ trình được phê duyệt, cán bộ chấm i m tín dụng tiến hành cập nhật kết quả chấm i m tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng Vậy, qui trình chấm i m tín dụng 12 bước của NHCT Việt Nam đã mở rộng và chi tiết hơn qui trình hướng dẫn gồm 7 bước của NHNN V i việc tăng cường . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM I M TÍN DỤNG T I SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về hoạt động của Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công. (Nguồn: Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam) 2.2. Thực trạng công tác chấm i m tín dụng t i Sở Giao Dịch I - Ngân 10 Trần Thị Ngọc Anh Lớp: T i chính

Ngày đăng: 29/10/2013, 22:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Bảng xếp hạng khách hàng - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.2 Bảng xếp hạng khách hàng (Trang 11)
AA- Loại tốt Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn  chế nhất định. - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
o ại tốt Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định (Trang 12)
Bảng 2.4: Bảng chấm điểm theo qui mô của doanh nghiệp - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.4 Bảng chấm điểm theo qui mô của doanh nghiệp (Trang 17)
Bảng 2.5: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.5 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ (Trang 23)
1 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh nghiệp (Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
1 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh nghiệp (Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám (Trang 24)
Bảng 2.6: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí kinh nghiệm và năng lực quản lý - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.6 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí kinh nghiệm và năng lực quản lý (Trang 24)
Bảng 2.7: Chấm điểm theo tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.7 Chấm điểm theo tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng (Trang 25)
Bảng 2.9:Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí hoạt động khác - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.9 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí hoạt động khác (Trang 28)
Bảng 2.10: Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.10 Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính (Trang 29)
Bảng 2.11: Tổng hợp điểm tín dụng - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.11 Tổng hợp điểm tín dụng (Trang 30)
Bảng 2.13: Bảng ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.13 Bảng ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng (Trang 32)
Bảng 2.14: Bảng chấm điểm qui mô doanh nghiệp Hà Anh - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.14 Bảng chấm điểm qui mô doanh nghiệp Hà Anh (Trang 35)
Bảng 2.15: Bảng các chỉ số tài chính được sử dụng - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.15 Bảng các chỉ số tài chính được sử dụng (Trang 36)
Bảng 2.16: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.16 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ (Trang 37)
Bảng 2.17: Chấm điểm theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.17 Chấm điểm theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý (Trang 37)
Bảng 2.19: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.19 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh (Trang 38)
Bảng 2.20: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.20 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác (Trang 38)
Bảng 2.21: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phi tài chính - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.21 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phi tài chính (Trang 39)
Bảng 2.23: Dưnợ quá hạn tại SGDI- NHCTVN - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I  NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Bảng 2.23 Dưnợ quá hạn tại SGDI- NHCTVN (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w