MỘTSỐGIẢIPHÁPKIẾNNGHỊNHẰMHẠNCHẾRỦIROTÍNDỤNG TẠI SỞGIAODỊCHINGÂNHÀNG ĐT PTVIỆTNAM I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞGIAODỊCHI - NGÂNHÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆTNAM TRONG NĂM 2002. 1. Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính: - Xây dựng phương án xử lý nợ tồn đọng từ 31/12/2000 trở về trước và nâng cao chất lượng tín dụng. - Xây dựng kế hoạch tài chính lành mạnh gắn liền với thực hiện kế hoạch kế toán đầy đủ theo nguyên tắc tự trang trải và cẩn trọng; nâng cao hiệu quả kinh doanh; cơ cấu lại nguồn thu và thực hiện tiết kiệm chi phí, bảo đảm đủ trang trải chi phí, trích dự phòng rủi ro, quản lý chi tiêu theo định mức. 2. Tăng trưởng nâng cao chất lượng tín dụng: - Duy trì thường xuyên công tác tổ chức đánh giá phân loại khách hàng theo định kỳ trên cơ sở các thông tin có lựa chọn. Từ đó xây dựng giới hạntíndụng và hạn mức tíndụng đối với từng khách hàng, có chính sách lãi suất phù hợp kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng để có thể gia tăng sốdịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, đồng thời tăng doanh sốgiao dịch. - Mở rộng tíndụng sang các lĩnh vực khác và các thành phần kinh tế như công ty cổ phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thí điểm lựa chọn mộtsố công ty cổ phần đã có uy tín trong giao dịch, có khả năng tài chính để đầu tư trên cơ sở bảo đảm đúngchế độ quy định. Có kế hoạch tiếp thị và khai thác khách hàng trong các khu công nghiệp. - Tăng cường thu thập thông tin về các chương trình đầu tư phát triển của thành phố, của các bộ ngành, các tổng công ty kết hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm lên kế hoạch tiếp cận cụ thể với các chính sách áp dụng phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. - Thực hiện nghiêm túc luật các tổ chức tíndụng và quy trình tíndụng của ngành, nâng cao vai trò công tác thẩm định trong xét duyệt cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nhất là đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn để không phát sinh thêm nợ quá hạn và rủirotín dụng. - Mạnh dạn mở rộng tíndụngngắnhạn trong các ngành nghề phi xây lắp (như sản xuất công nghiệp, dịch vụ .) một cách có chọn lọc đối với mộtsố doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, sản phẩm có sức cạnh tranh, có thị trường. Mở rộng tíndụng các lĩnh vực khác và thành phần kinh tế như công ty cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có uy tín trong giao dịch. - Mở rộng tíndụng ngoại tệ với khách hàng có khả năng tái tạo ngoại tệ hoặc tìm được nguồn cung ứng ngoại tệ từ các doanh nghiệp khác, cho vay kết hợp với áp dụng các công cụ phòng tránh rủiro tỷ giá, xác định khả năng hỗ trợ ngoại tệ của SởGiaoDịch đối với mộtsố khách hàng có doanh sốgiaodịch lớn để nâng mức tăng trưởng tíndụngmột cách an toàn trên cơ sở chính sách cung ứng ngoại tệ phù hợp với tình hình cung cầu. II. MỘTSỐGIẢIPHÁPNHẰMHẠNCHẾRỦIROTÍNDỤNGTẠISỞGIAODỊCHI - NGÂNHÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆTNAMRủirotíndụng không chỉ là vấn đề nan giải ở các ngânhàngViệtNam mà còn đối với tất cả các ngânhàng trong khu vực và trên thế giới. Đối với Việt Nam, các Ngânhàng thương mại ViệtNam đang ở trong tình trạng nợ quá hạn nặng nề và có xu hướng gia tăng trong những năm tới. Mặc dù các Ngânhàng thương mại đã áp dụng những biện pháp phòng tránh nợ quá hạn mới phát sinh và các biện pháp thu hồi nợ quá hạn cũ, tuy nhiên, kết quả đạt được là rất khiêm tốn. Mặt khác, trước thực trạng rủirotíndụngtạiSởgiao dịch, với các mục tiêu tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hoá năng lực tài chính mà Sởgiaodịch đã đặt ra thì công tác phòng ngừa và hạnchếrủiro là thực sự cần thiết và luôn được lãnh đạo Sở quan tâm. Để có thể hạnchế tối đa những rủiro có thể xảy ra trong hoạt động tíndụngtạiSởgiaodịch thì các giảipháp phải được tiến hành trên cả hai mặt đó là phòng ngừa và xử lý rủi ro. Sau một thời gian nghiên cứu vấn đề này tạiSởgiaodịchI - Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, em xin đề xuất mộtsốgiảiphápnhằmhạnchếrủirotín dụng. Các giảipháp chia làm hai nhóm: nhóm giảipháp có tính chất phòng ngừa rủiro và nhóm giảipháp xử lý những rủiro đã xảy ra. 1. Nhóm giảipháp phòng ngừa rủirotíndụngRủirotíndụng dù xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan cũng được thể hiện trên hai mặt đó là những rủiro có thể xảy ra và những rủiro đã xảy ra. Những rủiro có thể xảy ra tuy là những rủiro tiềm ẩn nhưng trong nhiều trường hợp do có tính lặp lại nên người ta có thể tìm ra được quy luật của nó và từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa hợp lý. TạiSởgiao dịch, để phòng ngừa rủiro cần thực hiện mộtsốgiảipháp như sau: 1.1. Thực hiện tốt công tác sàng lọc khách hàng trước khi cho vay: Sàng lọc khách hàng là việc ngânhàng tìm hiểu và đánh giá khách hàng để lựa chọn ra những khách hàng có đủ điều kiện cho vay. Sàng lọc khách hàng là công việc quan trọng không thể thiếu để ngăn ngừa những rủiro trong hoạt động tín dụng. Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngânhàng đầy rủiro như hiện nay thì sàng lọc khách hàng càng phải được chú trọng. Sàng lọc khách hàng được thực hiện qua hai hoạt động: Phân tích đánh giá khách hàng và Thẩm định tính khả thi của dự án. 1.1.1. Phân tích đánh giá khách hàng: Khách hàng là người sử dụng và quyết định hiệu quả của việc sử dụng khoản tiền vay, cũng là người chịu trách nhiệm hoàn trả vốn vay. Vì vậy, việc phân tích đánh giá khách hàng là một biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết để ngăn ngừa những nguyên nhân dẫn đến rủirotíndụng từ phía khách hàng trong quá trình xét duyệt. Khi đánh giá khách hàng là các tổ chức, đơn vị kinh doanh, cán bộ tíndụng phải chú ý mộtsố nội dung chủ yếu như sau: a. Tư cách pháp nhân của khách hàng: b. Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng: c. Tình hình tài chính của khách hàng 1.1.2. Thẩm định tính khả thi của dự án: Khách hàng được đánh giá tốt là một điều kiện cần tuy nhiên chưa phải là điều kiện đủ để có thể được ngânhàng cho vay vốn. Một vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định khách hàng có được cho vay vốn hay không đó là khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc lớn vào những nguồn thu trong tương lai trong đó nguồn thu từ dự án thực hiện bằng vốn vay ngânhàng là nguồn trả nợ chính. Vì vậy, khả năng sinh lợi từ dự án thực hiện bằng vốn vay ngânhàng quyết định lớn đến khả năng trả nợ đủ và đúng theo thời hạn trong hợp đồng. Khi thẩm định tính khả thi của dự án, cán bộ tíndụng cần chú ý mộtsố điểm như sau: a. Về phương pháp thẩm định: - Khi thẩm định dự án cần phải chú trọng hơn nữa tới giá trị thời gian của tiền, áp dụng các chỉ tiêu hiện đại như NPV, IRR, phân tích độ nhạy . coi là những chỉ tiêu bắt buộc khi phân tích dự án. - Để có tính toán đúng khi xác định dòng tiền để tính những chỉ tiêu trên cần phải xác định đủ và đúng các giá trị như: giá trị thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động ròng . - Xác định tỷ lệ lãi suất chiết khấu hợp lý dựa trên tính toán về chi phí vốn bình quân. - Xây dựng các bảng dự trù tài chính của dự án để thực hiện phân tích tài chính dự án hàng năm, việc xác định doanh thu và chi phí của dự án hàngnăm phải kết hợp tính toán cả công suất dự kiến và khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng năm. b. Về tổ chức điều hành thẩm định dự án: Thực hiện tốt hơn công tác tổ chức điều hành, xây dựng và chuẩn hoá quy trình hoạt động thẩm định, áp dụng chặt chẽ cho toàn hệ thống. Bên cạnh đó xây dựng hệ thống thông tin nội bộ toàn hệ thống để thu thập phân tích và lưu trữ thông tin về các khách hàng, thông tin về tình hình kinh tế . 1.2. Tăng cường công tác thu thập thông tin: Thông tin là yếu tố không thể thiếu được cho việc thẩm định dự án, thẩm định khách hàng. Thông tin thu thập càng nhanh, đầy đủ, chính xác thì càng giúp cho việc thẩm định được thuận lợi hơn. Để đảm bảo tính chính xác, thiết thực của thông tin thì cần phải tiến hành thu thập từ nhiều nguồn, đồng thời phải tổ chức tốt việc xử lý thông tinnhằm chọn lọc những thông tin chính xác, thiết thực nhất. Công việc thu thạp và xử lý thông tin phải được tiến hành một cách chủ động và liên tục chứ không phải đợi khách hàng đến xin vay rồi mới tiến hành. Đối với SởgiaodịchI - Ngânhàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam công tác thu thập và xử lý thông tin nên dành cho phòng Thông tin - Điện toán. Khi có khách hàng đến vay vốn cán bộ tíndụng sẽ yêu cầu phòng cung cấp cho mình những thông tin cần thiết. Trên cơ sởso sánh, đối chiếu những thông tin do khách hàng cung cấp và những thông tin của phòng Thông tin - Điện toán bước đầu sẽ cho phép cán bộ tíndụng giá mức độ trung thực của khách hàng vay vốn. Bên cạnh, đó những thông tin của phòng Thông tin - Điện toán cung cấp còn cho phép đánh giá đầy đủ hơn về khách hàng cũng như dự án vay vốn. Như vậy có thể thấy được việc tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng Thông tin - Điện toán là một trong những vấn đề ngânhàng cần xem xét trong thời gian càng sớm càng tốt vì đó là điều kiện để thực hiện nhiều biện phápnhằm phòng ngừa và hạnchếrủirotíndụng tại Sở. 1.3. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các khoản vay: Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay là một việc làm cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn rủirotín dụng. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp ngânhàng phát hiện kịp thời những sai phạm của doanh nghiệp đồng thời giúp ngânhàng luôn bám sát tình hình hoạt động thực tế của dự án, nắm bắt được những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án để có biện pháp đối phó kịp thời. Hiện nay việc kiểm tra giám sát sau khi vay ở Sởgiaodịch còn mang nặng tính hình thức, kiểm tra chủ yếu dựa trên những tài liệu do doanh nghiệp cung cấp và được tiến hành định kỳ mỗi quý một lần. Việc kiểm tra này không mang lại hiệu quả cao, bởi lẽ chẳng có gì đảm bảo rằng những tài liệu do doanh nghiệp cung cấp hoàn toàn đúng sự thật. Kiểm tra định kỳ và không thường xuyên như vậy thì nếu doanh nghiệp không có thiện chí họ sẽ có những thủ thuật để che mắt cán bộ kiểm tra. Để khắc phục điều này trong thời gian tới công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay phải được tiến hành chặt chẽ hơn nữa, việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở không nên tiến hành định kỳ như hiện nay mà nên tiến hành ngẫu nhiên, không báo trước có vậy mới đảm bảo những gì mắt thấy tai nghe là trung thực. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy doanh nghiệp gặp khó khăn không thể trả nợ theo đúng hợp đồng thì cán bộ tíndụng nên báo cáo về ngânhàng để có biện pháp xử lý kịp thời. 1.4. Trích lập quỹ dự phòng rủirotín dụng: Rủiro trong hoạt động ngânhàng nói chung và rủirotíndụng nói riêng là khó tránh khỏi, trong nhiều trường hợp, khách hàng không thể trả nợ cho ngânhàng khiến cho ngânhàng có khả năng lâm vào tình trạng mất vốn kinh doanh. Để khắc phục tình trạng đó, việc ngânhàng trích lập quỹ dự phòng rủiro là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có nguồn bù đắp lại những rủiro trong hoạt động kinh doanh mà ngânhàng phải gánh chịu. Mục tiêu của việc trích lập quỹ dự phòng rủiro là còn để đảm bảo kết quả kinh doanh của ngân hàng, phản ánh đúng vị thế tài chính của ngânhàng và nó được đảm bảo bằng nguồn tiền có thực để trang trải rủiro khi xảy ra. Trong những trường hợp ngânhàng gặp rủiro không thu hồi vốn được thì việc xoá những khoản nợ không thể thu hồi này và công bố những khoản mất vốn sẽ là những bât lợi đến kết quả kinh doanh và đến vốn kinh doanh của ngânhàng nếu như không có quỹ dự phòng rủiro được trích lập từ trước. Trong trường hợp đã có trích lập quỹ dự phòng rủi ro, khi xảy ra khả năng mất vốn thì việc loại trừ những khoản nợ không thể thu hồi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả trong báo cáo tài chính của ngân hàng. 1.5. Đa dạng hoá đầu tư: Đa dạng hóa đầu tư là biện pháp chiến lược có tính chủ động nhằm phân tán rủiro trong hoạt động tíndụng của ngân hàng. Thực chất của đa dạng hoá đầu tư là phân tán đầu tư trên các loại tài sản khác nhau. Trong hoạt động tíndụng cũng vậy, việc phân tán rủiro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ và đồng tài trợ. Qua các hình thức này, ngânhàng không tập trung quá nhiều vốn cho một món vay, phân tán hệ sốrủiro trên số món vay do đó giảm mức rủiro chung cho toàn bộ hoạt động tín dụng. Trong thời gian qua, SởgiaodịchI - Ngânhàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam đã thực hiện thành công hoạt động đồng tài trợ nhằm phân tán rủi ro. Tuy nhiên, phân tích cơ cấu cho vay của Sởgiaodịch cho thấy cơ cấu vốn cho vay không đồng đều, phần lớn tập trung vào mộtsố khách hàng truyền thống như các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp quốc doanh. Vì thế, hoạt động của Sở cũng phụ thuộc khá nhiều vào các khách hàng này. Do đó, Sở cần có chính sách khách hàng hợp lý nhằm duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút và mở rộng các khách hàng thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác tạo được cơ cấu tíndụng đa dạng để có thể giảm bớt rủiro trong hoạt động tín dụng. Sở có thể áp dụng đa dạng hoá các hình thức cho vay như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay ưu đãi . Bên cạnh đó, cần phát huy hình thức dịch vụ trọn gói từ mở tài khoản, cho vay, mua bán ngoại tệ ., mở rộng hình thức nối mạng thanh toán cho khách hàng với các ngânhàng khác, dịch vụ quản lý vốn cho khách hàng. 1.6. Có chế độ thưởng phạt hợp lý đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: Thứ nhất, cán bộ tíndụng là những người thực tế thẩm định và đề xuất cho vay khách hàng, là người chịu trách nhiệm chính đối với khoản tíndụng bị rủi ro. Do vậy phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Bên cạnh đó, Sở cần có chế độ khen thưởng xứng đáng với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng. Đây là một việc làm quan trọng nhằmgiải quyết tình trạng cán bộ tíndụng “ngại” cho vay. Do yếu tố tâm lý, cán bộ tíndụng cho rằng nếu cho vay thu nợ đầy đủ hàng trăm tỷ cũng không được khen thưởng, không được tăng lương, nhưng chỉ cần một khoản vay phát sinh quá hạn là bị coi là yếu kém, bị xử lý . Do vậy cán bộ tíndụng chỉ cần hoạt động cầm chừng. Thứ hai, trong điều kiện nền kinh tế thị trường đầy biến động, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật ngày nay đòi hỏi việc trang bị thêm những kiến thức mới, cập nhật thông tin phải được tiến hành hàng ngày, hàng giờ để theo kịp những thay đổi đó, đặc biệt với hoạt động ngânhàng là hoạt động có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Để đáp ứng yêu cầu đó, về phía Sởgiaodịch nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; các cơ chế thể lệ chính sách của ngành, liên ngành; chủ trương của Đảng, Nhà nước và địa phương. Trong quá trình bồi dưỡng, tập huấn phải gắn lý luận với thực tiễn để các cán bộ tíndụng có thể vận dụngkiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế. Bên cạnh đó phải thường xuyên chấn chỉnh về đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động nhất là về văn minh thương mại trong giao tiếp với khách hàng. Tất cả những biện pháp đó đều nhằmmột mục đích duy nhất là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần phòng tránh những rủirotíndụng có thể xảy ra. 2. Nhóm giảipháp xử lý rủirotíndụng Bên cạnh những giảipháp phòng ngừa rủirotíndụng thì việc xử lý những rủiro thực tế đã xảy ra cũng là một vấn đề rất bức thiết đối với các Ngânhàng thương mại ViệtNam nói chung và SởgiaodịchI - Ngânhàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam nói riêng. Qua phân tích tình hình rủirotíndụngtạiSở ở chương II cho thấy, số nợ quá hạn thông thường cũng như nợ khó đòi tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp quốc doanh.Số nợ khó đòi về cơ bản vẫn chưa có giảipháp xử lý dứt điểm, nên đã xảy ra tình huống số nợ này cứ tồn tạinăm này qua năm khác gây ra những tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của Sở. Vì vậy, việc đưa ra những giảipháp xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủiro trong hoạt động tíndụngtại Sở. Do đặc thù của Sởgiao dịch, nợ quá hạn phát sinh từ tíndụng trung dài hạn theo kế hoạch Nhà nước chiếm phần lớn số nợ quá hạntạiSởgiaodịch nên Sởgiaodịch trước hết cần thực hiện tốt những biện pháp xử lý theo sự chỉ đạo của Chính phủ sau đó kết hợp với tình hình thực tế để đưa ra những biện pháp hợp lý. 2.1. Đôn đốc giám sát các khoản nợ quá hạn: Khi đến hạn trả nợ, khách hàng không tự giác trả nợ và lãi cho Sởgiaodịch thì Sởgiaodịch tiến hành trích tiền gửi trên tài khoản tiền gửi của khách hàngtạiSởgiaodịch để thu nợ, thu lãi hoặc nhờ thu qua ngânhàng bạn nếu tài khoản tiền gửi của khách hàngtạiSởgiaodịch không đủ để thanh toán toàn bộ và khách hàng có tài khoản tiền gửi ở ngânhàng khác, hoặc yêu cầu người bảo lãnh vay vốn trả thay. Đối với các khoản nợ quá hạn thông thường, cán bộ tíndụng phụ trách tích cực bám sát, theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, liên tục đến địa điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng để kiểm tra và gửi giấy nhắc trả nợ (có ghi rõsố nợ quá hạn, lãi suất, thời gian quá hạn, biện pháp xử lý có thể áp dụng), theo dõi tài khoản tiền gửi của họ có phát sinh số dư Có. Kiểm soát trưởng hoặc kiểm soát viên cùng với trưởng phòng tín dụng, cán bộ tíndụng phụ trách đơn vị kiểm tra lại việc thực hiện theo quy trình tíndụng của cán bộ tíndụng để xác định lại xem có bỏ qua bước nào không, xác định nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn là do Sởgiao dịch, khách hàng hay nguyên nhân khác. sau đó sẽ đến địa điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng để rà soát tổng dư nợ vay các loại của khách hàng, xác định khả năng trả nợ của khách hàng, nguyên nhân chi tiết dẫn đến nợ quá hạn để xác định tính chất của khoản nợ quá hạn và đưa ra các biện pháp xử lý có hiệu quả nhất. 2.2. Đối với công tác thu nợ: Khi người vay đem tiền đến để thanh toán khoản nợ quá hạn thì Sởgiaodịch tiến hành thu nợ theo thứ tự sau: thu lãi quá hạn, thu gốc quá hạn, thu lãi đến hạn, thu gốc. Vì vậy, đối với các khoản nợ quá hạn trên 12 tháng, nếu khách hàng chỉ có khả năng trả gốc và lãi suất thông thường thì Sởgiaodịch nên xem xét và quyết định chỉ thu lãi suất thông thường. Trong trường hợp khách hàng thật sự khó khăn, Sởgiaodịch nên thu hồi phần vốn gốc trước và thu hồi phần lãi sau. Như vậy sẽ đề phòng trường hợp người vay mất khả năng trả nợ trong tương lai, giảm gánh nặng lãi quá hạn cho bên vay. Mặt khác, nếu thu lãi trước sẽ tạo thành thu nhập phải nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước trong khi chưa thể thu hồi hết nợ của người vay và đây là điều bất lợi cho Sởgiao dịch. Nếu bên vay đã trả được nợ gốc, chưa trả lãi thì khế ước vay vốn vẫn được lưu lại ở Sởgiaodịch và Sởgiaodịch cùng khách hàng thoả thuận về kế hoạch trả lãi. 2.3. Yêu cầu cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả, có nợ đọng kéo dài mặc dù Sởgiaodịch đã tiến hành các biện pháp để giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, Sởgiaodịch có thể yêu cầu Bộ trưởng, Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành Phố, hội đồng quản trị Tổng công ty 91 lựa chọn và quyết định cổ phần hoá các doanh nghiệp này, ngoài ra có thể tiến hành cho thuê, bán, khoán các doanh nghiệp Nhà nước. Sau khi áp dụng các biện pháp này, các Giám đốc doanh nghiệp sẽ là người có năng lực, có quyền tự chủ trong kinh doanh với người lao động tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, dần dần phục hồi và phát triển doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Sởgiaodịch sẽ từng bước thu hồi được vốn. Ngoài ra, với số tiền thu được do cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp có thể được dùng để trả nợ cho Sởgiaodịch hoặc Sởgiaodịch có thể tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp và tham gia điều hành doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không trả được nợ, trong mộtsố trường hợp, Sởgiaodịch có thể chuyển vốn cho vay thành vốn góp vào doanh nghiệp kèm theo là việc cử người tham gia vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Sởgiaodịch chuyển số tiền đó từ hình thức cho vay sang hình thức đầu tư. Biện pháp này phụ thuộc vào quy mô vốn chủ sở hữu của ngânhàng và để thực hiện thì cần phải có sự đồng ý của Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Trung ương vì nó liên quan đến việc đem vốn tự có của ngânhàng đi đầu tư. 2.4. Yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: Đây là biện pháp được dùng để xử lý các khoản nợ khó đòi mà khả năng thu hồi được là rất ít. Trong trường hợp này thường được sử dụng đối với các khoản nợ mà Sởgiaodịch là chủ động không có bảo đảm được hoặc có bảo đảm một phần. Sởgiaodịch có quyền đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phá sản thì Sởgiaodịch còn có thể thu hồi được một phần hoặc tất cả nợ gốc. Điều đó vẫn còn tốt hơn là Sởgiaodịch không thu được nợ gốc, lại mất thêm chi phí giám sát, quản lý khoản nợ nếu doanh nghiệp không bị phá sản. Nếu khi cho vay, Sởgiaodịch nhận tài sản thế chấp, cầm cố thì Sởgiaodịch là chủ nợ có bảo đảm, Sởgiaodịch sẽ không có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Sau khi bán tài sản thế chấp, cầm cố mà không đủ thanh toán nợ cho Sởgiaodịch thì Sởgiaodịch sẽ là chủ nợ không bảo đảm và có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp để thu hồi được nợ từ tài sản còn lại của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, cán bộ tíndụng cần theo dõi tình hình của doanh nghiệp để có thể bán tài sản thế chấp, cầm cố trước khi doanh nghiệp bị các chủ nợ khác yêu cầu tuyên bố phá sản. Nếu đến khi có quyết định mở thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Sởgiaodịch muốn bán tài sản thế chấp, phải có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán, hoặc để cho tổ thanh toán tài sản bán. Tất nhiên, giá bán lúc này không thể cao được. Như vậy, Sởgiaodịch đã bỏ lỡ cơ hội tối đa hoá số tiền thu được. Khi thực hiện biện pháp này Sởgiaodịch cần xác định đúng mình là loại chủ nợ nào của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý hợp lý nhất. Các doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp này là các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ cho Sởgiaodịch sau khi đã áp dụng các biện pháp khai thác hoặc cố tình dây dưa không chịu trả nợ. TKẾT LUẬN rong xu thế phát triển của nền kinh tế, việc đổi mới, nâng cao chất lượng tín dụng và hạnchếrủirotíndụng luôn là yêu cầu cấp bách không chỉ của SởgiaodịchI - Ngânhàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam mà còn là của tất cả các Ngânhàng thương mại ViệtNam hiện nay. Với tinh thần mong muốn đóng góp vốn kiến thức nhỏ bé của mình vào việc phòng ngừa và hạnchếrủirotíndụng tại SởgiaodịchI - Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong luận văn này em đã đề cập đến những nội dung chính sau: - Đưa ra một quan điểm chung về rủirotíndụngngân hàng, phân tích các chỉ tiêu đánh giá, các nguyên nhân dẫn đến rủirotíndụng để lấy đó làm tham chiếu phân tích, đánh giá thực trạng rủirotíndụngtạiSởgiaodịchI - Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Phân tích thực trạng hoạt động tíndụng và tình hình rủirotíndụngtạiSởgiaodịchI - Ngânhàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam qua ba năm 1999, 2000 và 2001. Thấy được những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những điểm hạnchế và nguyên nhân của chúng để đưa ra giảipháp khắc phục. - Nêu lên mộtsốgiảipháp và kiếnnghịnhằmhạnchếrủirotíndụngtạiSởgiaodịchI - Ngânhàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam trong thời gian tới trên cả hai mặt phòng ngừa và xử lý rủi ro. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những giảiphápsơ lược, mang tính lý thuyết và được đưa ra dưới góc độ nghiên cứu cá nhân. Mặt khác, do năng lực và hiểu biết còn hạnchế nên luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn Hoàng Xuân Quế và các cán bộ phòng TíndụngISởgiaodịchI - Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. . MỘT SỐ GI I PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ R I RO TÍN DỤNG T I SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐT PT VIỆT NAM I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG. ngo i tệ phù hợp v i tình hình cung cầu. II. MỘT SỐ GI I PHÁP NHẰM HẠN CHẾ R I RO TÍN DỤNG T I SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Rủi