1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THAM LUẬN CTCN 13

3 199 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHÒNG GD-ĐT VẠN NINH TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Báo cáo tham luận : PHƯƠNG HƯỚNG – GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I.PHẦN MỞ ĐẦU: Như chúng ta đã biết, việc phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ kế hoạch cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Bản thân tôi qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 9, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ, giáo dục cho các em trở thành con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng: “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” (Phạm Văn Đồng) Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi, ham chơi, thường bị những cạm bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưởng không ít đến việc học tập của học sinh. Hơn thế nữa, trường THCS Lý Thường Kiệt được xây dựng điểm “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực của huyện Vạn Ninh. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, bản thân đã có nhiều cố gắng đề ra một số phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần đưa phong trào của nhà trường vững mạnh, xã hội có những công dân tốt. II. NỘI DUNG: 1. Phương hướng : GVCN phải bám sát nhiệm vụ năm học, kế hoạch của nghành, của trường để đề ra các phương hướng. a.Hạnh kiểm: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “ Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Chú trọng đạo đức, lối sống; chấp hành nghiêm túc nội quy nhà trường và pháp luật nhà nước; chấp hành luật giao thông; ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng…. Rèn luyện kĩ năng sống hòa nhã, thân thiện, ứng xử có văn hóa; phòng chống các tệ nạn xã hội. b.Học lực: Xây dựng ý thức học tập tự giác, chuyên cần, trung thực, tự tin trong học tập. Xây dựng phương pháp học tập tích cực, năng cao năng lực tự học, tích cực học tập ở lớp, chủ động tiếp thu kiến thức… Khuyến khích các em vươn lên trong học tập. c.Lao động, hướng nghiệp, thẩm mỹ: Giáo dục các em có ý thức lao động, xây dựng, bảo vệ trường lớp, môi trường. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, tư vấn, phân luồn đào tạo nghề cho hoạc sinh sau bậc THCS. Giáo dục rèn luyện tác phong, nét đẹp của tuổi học trò. Ngôn ngữ, ứng xử văn hóa, có nhân thức thẩm mỹ đẹp, chống lại những biểu hiện lố lăng, xa lạ với học đường. 2. Giải pháp : Có nhiều giải pháp để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, ;ở đây bản thân tôi chỉ nêu một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp. a.Chức năng của GVCN lớp: GVCN là cầu nối giữa Hiệu trưởng, giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, GVCN là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư cách đại diện cho các nhà sư phạm, GVCN có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh các yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường bằng sự thuyết phục, cảm hóa để học sinh chấp nhận mục tiêu giáo dục một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, GVCN có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của trường thành hành động tập thể lớp và của mỗi học sinh. Mặt khác GVCN là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp để phản ánh với nhà trường và giáo viên bộ môn. Ví dụ: những oan ức, vì sự hiểu lầm của thầy cô giáo vì một lẽ nào đó. Ai là người giúp các em giải tỏa những vướng mắc trong những quan hệ ấy, không ai tốt hơn là GVCN. b.Nhiệm vụ: Trước hết, GVCN phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của một thầy cô giáo, đó là mẫu mực trong đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành luật pháp và những quy định của nhà nước.Nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm. Qua đó, GVCN mới có thể giáo dục những phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực để học sinh trở thành công dân tốt mai sau. GVCN còn có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho Hiệu trưởng biết định kỳ hoặc đột xuất nếu có vấn đề cần giải quyết. Được sự ủy quyền của Hiệu trưởng,GVCN kịp thời giải quyết, đánh giá về kết quả rèn luyện nhân cách của học sinh. GVCN phải có kế hoạch tổ chức hoạt động tập thể lớp thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với tập thể lớp học khác làm cho lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng nhà trường. Thông qua tổ chức tự quản hoạt động của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử. GVCN phải nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh lớp chủ nhiệm. Biết tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm, cần quan sát vào hoạt động thực tế của học sinh ở lớp học, gia đình, cộng đồng. Cần trao đổi với gia đình, bạn bè các em. Vì chính hiểu biết từng em học sinh mới có khả năng phân loại nhóm học sinh theo các đặc điểm học lực, tính cách, năng lực, hoàn cảnh… c.Phương pháp tác động cá biệt và giáo dục tập thể: GVCN nắm vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục cá biệt, tập thể. Cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một cách chuyên biêt để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng. Ví dụ: cùng một biểu hiện hư như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em thì nhắc nhẹ, có khi phải nhắc chung hoặc có khi phải trực tiếp, có khi thông qua bạn bè, gia đình tập thể. d.Tạo cho lớp có môi trường thân thiện, tích cực: Muốn xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải có lớp thân thiện, tích cực. Để làm được việc này, trách nhiệm đầu tiên lớn nhất là GVCN. Để làm tốt công tác này, bên cạnh việc nắm chác vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN; bản thân tôi có các giải pháp cụ thể cho công việc của mình. Đặc biệc để cho các em nhích lại gần nhau hơn nhằm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, cần chú ý các công việc sau: Thứ nhất: Phát huy quyền dân chủ của học sinh trong các hoạt động học tập, rèn luyện. GVCN phải thân thiện để hỗ trợ, định hướng giúp học sinh học tập và rèn luyện Tiếp đến cho học sinh làm tốt công tác bảo vệ cảnh quan môi trường, xây dựng, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường. Lấy phương châm: “ Lạc mềm buột chặc”. GVCN phải là người thân thiện nhất, là những em chưa ngoan, xem các em như chính con em mình để yêu thương và nhẹ nhàng gần gũi, động viên chia sẽ với em mọi vui buồn trong cuộc sống. Từ đó giáo dục tốt về đạo đức, tư tưởng, lối sống. Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với học sinh, khuyết khích các em nói ra những điều mình nghĩ để tất cả các giờ học đều thoải mái, vui tươi và sôi động. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: GVCN phải tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của người thầy giáo. Trao dồi lòng yêu nghề, yêu thương học sinh, thực hiện trên hành động “ Tất cả vì học sinh thân yêu ” GVCN phải là cầu nối giữa học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường. GVCN lớp phải tìm hiểu, phân loại học sinh ở lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm học. Để giáo dục có hiệu quả thì GVCN phải tìm hiểu sâu sắc về các em. Đúng như Sinnhi nói “ Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt ” GVCN tạo cho lớp có môi trường thân thiện, tích cực, tạo cho các em sự đoàn kết và biết chia sẻ các hoạt động của lớp. Một số phương hướng, giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp mà tôi áp dụng trong năm học, mong rằng tất cả các thầy cô giáo chủ nhiệm cũng phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của mình cùng nhau đưa tập thể lớp mình quản lí ngày càng vững mạnh. Rất mong quý đồng nghiệp góp ý. Vạn Hưng, ngày 27 tháng 9 năm 2010 Người viết Nguyễn Kim Phượng . PHÒNG GD-ĐT VẠN NINH TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Báo cáo tham luận : PHƯƠNG HƯỚNG – GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Ngày đăng: 28/10/2013, 23:11

Xem thêm: THAM LUẬN CTCN 13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w