CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP CẤP THCS TRẦN THỊ NGỌC DUYÊN PTP. Phòng GD&ĐT Khánh Sơn Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh(HS). GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. GVCN cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường như Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội CMHS…để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách. 1. Những thuận lợi, khó khăn của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở Khánh Sơn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay : a.Thuận lợi : - Nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo trường, đã có sự quan tâm của cha mẹ học sinh. - Mỗi lớp sĩ số học sinh ít, giáo viên nắm bắt được hoàn cảnh gia đình học sinh, liên lạc kịp thời với phụ huynh. b.Khó khăn : - Dưới tác động tiêu cực của môi trường xã hội hiện nay nên học sinh dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn : ham mê chơi game, bạo lực, bỏ học sớm … - Nhiều phụ huynh coi việc giáo dục đạo đức là trách nhiệm của nhà trường, do điều kiện kinh tế khó khăn nên sự phối hợp giáo dục của gia đình và giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tốt. 2.Lãnh đạo Phòng GD&ĐT thực hiện công tác chỉ đạo về chủ nhiệm lớp. GVCN lớp cần thực hiện những công việc sau : a.Quản lý giáo dục toàn diện học sinh: - Quản lý về tên tuổi, hoàn cảnh gia đình, trình độ học lực và hạnh kiểm - Quản lý học tập và rèn luyện các mặt . Đặc biệt quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức) của học sinh. b.Tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản: -GVCN không có mặt xuyên suốt các ngày trong tuần . Chính vì vậy, việc xây dựng, tổ chức tập thể học sinh tự quản là điều hết sức cần thiết, bắt buộc phải thực hiện. * Bồi dưỡng, hướng dẫn, rèn luyện năng lực tự quản cho học sinh. *Tổ chức đội ngũ tự quản hợp lý. - GVCN cần điều chỉnh các hoạt động của lớp, giúp các em tháo gỡ những khó khăn c.Làm cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường . - Truyền đạt, thông tin đầy đủ các quy định, nội dung hoạt động của Ban giám hiệu (BGH), Đoàn thể tới học sinh . - Phản ánh với BGH, giáo viên bộ môn (GVBM) những nguyện vọng chính đáng của học sinh, đề xuất giải pháp giải quyết phù hợp và có tác dụng giáo dục . GVCN với Phụ huynh học sinh (PHHS) - Giáo dục ở gia đình là nền tảng cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở học sinh . - Giáo dục trong nhà trường có vai trò định hướng, tác động đến học sinh giúp các em phát triển hoàn thiện về nhân cách . - GVCN tích cực liên hệ gia đình học sinh, làm cho PHHS nhận thức rõ trách nhiệm trong việc giáo dục con em . d.Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của học sinh . - Tránh quan điểm quá khắt khe, định kiến với học sinh, nhất là những học sinh có đặc điểm về tâm sinh lý . -Khi đánh giá học sinh có thể dựa vào năng lực, điều kiện cụ thể của từng em . -Đánh giá phong trào hoạt động của lớp dựa trên yêu cầu, kế hoạch đề ra, có so sánh với toàn khối, toàn trường . -Quá trình đánh giá cần lưu tâm đặc biệt đến những học sinh có những thiếu sót, có “hoàn cảnh” cân nhắc . -Đánh giá phải có chuẩn, thang đánh giá (đặc biệt khi đánh giá ý thức, thái độ, hành vi đạo đức) . 3.Để thực hiện tốt công tác GVCN lớp : a.GVCN cần nắm được các văn bản liên quan đến mục tiêu của cấp học, của nhà trường như : Chỉ thi năm học, chương trình giảng dạy các môn, kế hoạch năm học của nhà trường, về các khoản thu trong trường, quy chế khen thưởng, kỷ luật….GVCN phải lập được kế hoạch chủ nhiệm theo tuần, tháng, năm học. b.Nắm được đội ngũ giáo viên bộ môn sẽ giảng dạy ở lớp mình, những giáo viên phụ trách TDTT, y tế, thư viện, đoàn thể trong trường để phối hợp hoạt động. c.Phải nắm rõ tất cả các thông tin về học sinh như hoàn cảnh gia đình,hạnh kiểm, học lực những năm trước, cá tính của học sinh, sở thích, năng lực, tâm sinh lý lứa tuổi…thông qua học bạ, trao đổi với GVCN năm học trước, GVBM, với gia đình học sinh, với chính bản thân học sinh. GVCN phải thường xuyên cập nhật những thông tin trên. d.GVCN chủ động kết hợp với PHHS trong công tác giáo dục học sinh, cung cấp thông tin về học tập, chuyên cần, đạo đức cho phụ huynh hàng tháng. e.GVCN phải xây dựng được đội ngũ các bộ lớp hoạt động hiệu quả, xây dựng mối đoàn kết trong lớp, đánh giá khách quan, công bằng các mặt hoạt động của học sinh. f.Phối hợp tích cực với GVBM, các tổ chức đoàn thể trong trường để tạo ra sự tác động sư phạm đồng bộ tới học sinh. g.Phối hợp với BGH: GVCN cần dựa vào kế hoạch chung của trường và tình hình cụ thể của lớp để xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp giáo dục học sinh . - Thường xuyên báo cáo tình hình cụ thể của lớp, kết quả giáo dục, nguyện vọng của học sinh với BGH . - Đề xuất, xin ý kiến về biện pháp giáo dục, cùng phối hợp BGH tác động sư phạm tới cả lớp . 4.Những giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN. - Hằng năm các trường cần tổ chức tổng kết công tác chủ nhiệm qua đó rút được những kinh nghiệm cần thiết cho những năm học sau. - GVCN được tham dự các Hội nghị về công tác chủ nhiệm do cấp trên tổ chức. - Hiệu trưởng nhà trường cần lựa chọn những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm để cấp trên khen thưởng. - Các GVBM, đoàn thể trong trường phải tích cực phối hợp với GVCN trong việc giáo dục học sinh. - GVCN phải nhận thức được trách nhiệm, vai trò của mình tới việc hình thành nhân cách học sinh. 5.GVCN lớp với việc triển khai có hiệu qủa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - GVCN phải phổ biến cho học sinh hiểu được ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT phát động. - GVCN là người trực tiếp quản lý học sinh, gần gũi với học sinh nên sẽ là người chỉ đạo các học sinh thực hiện các biện pháp của trường đề ra đồng thời nắm bắt được phản ánh của học sinh về phong trào này để nhà trường điều chỉnh kế hoạch nâng cao hiệu quả /. Khánh Sơn, tháng 10 năm 2010 . để nhà trường điều chỉnh kế hoạch nâng cao hiệu quả /. Khánh Sơn, tháng 10 năm 2 010 . đó rút được những kinh nghiệm cần thiết cho những năm học sau. - GVCN được tham dự các Hội nghị về công tác chủ nhiệm do cấp trên tổ chức. - Hiệu trưởng