Về công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông Nguyễn Thị Thanh Vân GV Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi 1) Những thuận lợi, khó khăn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay • Thuận Lợi: - Kinh Tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện. PHHS quan tâm nhiều hơn tới việc học của con em mình. - Học sinh nhạy cảm nắm bắt nhanh và hào hứng vói những cái hay, điều mới lạ trong việc học tập của mình. • Khó Khăn: - Phương tiện truyền thông đa dạng, hiện đại cuốn hút một số học sinh làm sao nhãng việc học tập - Kinh tế phát triển, PHHS trang bị cho con em một số vật dụng sớm so với lứa tuổi. Học sinh lười phấn đấu, chưa lao động đã có sự hưởng thụ. 2)Các yêu cầu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm: - Tận tụy là yêu cầu hàng đầu. Nắm vững hoàn cảnh của từng học sinh. Đi sâu sát hiểu rõ tính cách của mỗi em, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp nghiêm khắc nhưng vị tha. Có lúc hơi “phát xít” nhưng có lúc lại như người cha, người mẹ để tạo khoảng cách gần gũi với học sinh. - Công bằng trong ứng xử với học trò. Tuyệt đối không được thiên vị. thưởng phạt rõ rang, Luôn mở đường cho học sinh đi. - Gương mẫu về mọi mặt: đi dứng, lời nói, ăn mặc sao cho học sinh cảm thấy lời nói của thầy cô luôn đi đôi với việc làm. - Không bao giờ được lấy điểm số để trừng phạt học trò. Luôn cho học sinh thêm cơ hội nữa bất kể trong tình huống nào. - Hãy là nơi để học sinh có thể giãi bày những tâm tư nguyện vọng, những rung động đầu đời của thời cắp sách đến trường. - Theo sát các thầy cô bộ môn trong lớp để nắm vững tình hình học tập của lớp, có thông báo kịp thời cho phụ huynh, có sự trao đổi rieng về nhưng yêu cầu nguyện vọng của học sinh sao cho giờ dạy có hiệu quả hơn. 3) Kinh nghiệm về công tác giáo viên chủ nhiệm: - Phải thực sự thích thú với công tác chủ nhiệm. làm chủ nhiệm được gần gũi học sinh hơn, được học sinh mến hơn. - Kết hợp chặt chẽ với PHHS bằng cách thông báo kết quả học tập và rèn luyện từng tuần về cho học sinh. - Khi mời PH đến trường nên tiếp riêng ở phòng ở phòng Giám Thị, nói chuyện riêng trao đổi tìm giải pháp là chính. Tránh chê bai quá mức một học sinh nào khiến PH quá buồn rồi bỏ mặc cho nhà trường. - Nên gần gũi và tạo điều kiện hơn cho các học sinh cá biệt: - Xếp ngồi gần các em học tập chăm chỉ, hạnh kiểm tốt; luôn chú ý tới các em này trong giờ dạy của mình, nếu các em giơ tay phát biểu là phải gọi ngay để động viên kịp thời. - PHHS là hậu phương vững chắc nhất trong công tác Chủ nhiệm. luôn kết hợp chặt chẽ với BCH chi hội để có các hoạt động hỗ trợ kịp thời, hoặc PH nghe được gì trong GV và HS sẽ nói lại cho GVCN ứng xử kịp thời , có kế hoạch giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Họp PHHS HK1, HK2 nên báo cáo cho PH biết về từng em không nên báo cáo chung chung rồi phát triển liên lạc cho về khi GVCN báo cáo từng học sinh PH sẽ biêt thêm được các học sinh khác, hiểu thêm được các học sinh khác, hiểu thêm được con minhf ở trong một tập thể như thế nào. Luôn mở đường cho học sinh đi: nếu em nào bị điểm kém thì ngay trong tuần phải có điểm tôt bù lại. Như vậy học sinh không sợ bị phạt mà luôn có sức vương lên lấy công chuột tội. - Xây dựng đội ngũ các bộ tự quản tốt, nắm bắt tình hình từ xa. Có sổ theo dõi riêng đối với từng học sinh, ghi chép rõ rang ngày tháng bi phạm, ngày tháng có điểm tốt, việc làm tốt bù lại. Như vậy học sinh sẽ tự biết làm gì để xóa đi các khuyết điểm đã mắc phải. - Thỉnh thoảng nên bỏ chút thời gian tổ chức cho học sinh đi uống nước hoặc ăn tập thể ở các nhà hang gần trường để thuận lợi cho phụ huynh đưa đón. Như vậy học sinh cảm thấy gần gũi với thầy cô hơn. Ban chấp hành hội PH tổ chức hậu cần, Thầy cô Chủ nhiệm là người quản lý học sinh. - Nếu PH nào vắng họp tiếp tục mời tới khi PH có mặt ở trường để gặp thầy cô chủ nhiệm. Như vậy PH sẽ luôn có mặt đầy đủ trong các cuộc họp để khỏi bị mời riêng. - Đối với học sinh cuối cấp học nên hường nghiệp cho học sinh đúng theo khả năng của mình. Không nhất thiết phải vào được Đại học. Nếu sức học không khá các em có thể bắt đầu từ cao đẳng sau đó học liên thông. Như vậy các em sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong học tập. - Điểu cuối cùng là hãy coi lớp chủ nhiệm như một gia đình lớn. hãy coi các học sinh như con em trong nhà. Mỗi lần lên lớp giống như được về nhà. Mỗi lần sinh hoạt lớp giống như họp gia đình: có khen, có chê, có để ra mức phấn đấu cho từng học sinh. Học sinh mắc lỗi tuần này, Phải có hường đạt điểm tốt trong tuần tới. khi phê bình học sinh phải nghiêm khắc nhưng đôi khi phải pha chút tính khôi hài để học sinh cảm thấy nhẹ nhõm hơn và có hướng sữa chữa. thường những học sinh vui vẽ khi bị phê bình theo kiểu hài hước thì dễ dạy hơn các học sinh lầm lì tỏ vẻ cúi đầu nhận lỗi. Hãy linh hoạt đối vói từng đối tượng để tìm được các điểm sang trong mỗi học sinh cần thắp sang. 4) Phương hướng, giải pháp tằng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường Phổ thông: - Tất cả các thầy cô CN phải làm đều tay trong việc giáo dục học sinh. Nếu Kỹ luật không nghiêm đều học sinh dễ phân bì giữa lớp này lớp khác. - Mỗi thầy cô bộ môn hãy là giáo viên CN trong tiết dạy của mình ở tất cả các lớp. Như vậy học sinh luôn được nhắc nhở kíp thời về mọi mặt. Học sinh không còn tư tường chỉ canh chừng cô Chủ nhiệm. - Hãy cho tất cả các thầy cô một các quyền là từ chối cho vào lớp những học sinh không đúng tác phong đến trường. Chỉ cần một tuần như vậy nề nếp sẽ ổn định, thầy ra thầy, trò ra trò. Nhà trường sẽ có sự thay đổi rõ rệt, không còn cảnh ngày nào cũng phải ghi tên các học sinh vi phạm. - Không có quyền làm mạnh, thầy cô CN cũng chỉ biết phê bình trước lớp, báo cho PH rồi đâu lại vào đó. Một số học sinh đến trường giống như đi chơi không lo lăng gì cho việc học tập. Ph của các học sinh này hầu như bất lực. Nhưng nếu nhà trường làm mạnh tay các em vẫn phải theo. - Các Thầy cô trẻ mới làm CN cần gặp gỡ các thầy cô lâu năm học hỏi kinh nghiệm, khi gặp khó khăn khi giải quyết việc gì cần tham khảo các đồng nghiệp hoặc trực tiếp hỏi ý kiến BCH để kết quả được tốt hơn. 5) Giáo Viên CN lớp với phong trào thi đua “Xây dựng trường học than thiện, Học sinh tích cực” - Hãy Xây dựng tập thể lớp mình thành một tập thể tốt. học sinh đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục cho học sinh biết gây thiên cảm vói người khác. - Tình cảm của học sinh đối vói các thầy cô bộ môn gần gũi tạo sự nhiệt tình trong giảng dạy đối với thầy cô. - Hãy dạy cho các học sinh biết mạnh dạn nói vói các thầy cô khi mình không hiểu rõ một vấn đề nào đó, thày cô hãy vui long giảng lại tạo sự tích cực trong học tập của học sinh. - Hãy dạy cho các em biêt nhận ra các sai và cho các em có cơ hội sữa chữa. HS sẽ coi lớp học là nhà thầy cô là cha mẹ. Nha Trang, ngày 02/10/2010 . cô lâu năm học hỏi kinh nghiệm, khi gặp khó khăn khi giải quyết việc gì cần tham khảo các đồng nghiệp hoặc trực tiếp hỏi ý kiến BCH để kết quả được tốt