Bảo vệ quyền con người bằng quy định về các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt nam

227 7 0
Bảo vệ quyền con người bằng quy định về các tội xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quyền con người là giá trị thiêng liêng, hiện hữu trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, luôn đã và đang là những nỗ lực trong mọi hoạt động và bằng nhiều các biện pháp khác nhau của Đảng và Nhà nước ta. Trong các biện pháp đó, luật hình sự được xem là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền con người. Vai trò của luật hình sự trong việc bảo vệ quyền con người thể hiện ở việc quy định là tội phạm các hành vi xâm phạm quyền con người nghiêm trọng và hình phạt đối với các hành vi đó. Mỗi quy định trong từng điều luật là sự thể hiện nhận thức, tâm huyết và sự nỗ lực trong việc bảo vệ những quyền tự nhiên, thiêng liêng cơ bản mà cả nhân loại đều hướng tới. Hơn nữa, luật hình sự là ngành luật nội dung, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền con người và có mối quan hệ chặt chẽ với ngành luật tố tụng hình sự. Chỉ khi luật nội dung quy định và quy định phù hợp thì luật tố tụng hình sự mới thực hiện được vai trò của nó trong việc thực thi công lý, đưa vấn đề bảo vệ quyền con người hiện hữu trong thực tiễn. Mặt khác, vấn đề thúc đẩy, bảo đảm quyền con người cả trong quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng là nghĩa vụ của tất cả các quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp. Để đạt được những mục tiêu trong lĩnh vực này, nhân loại đang hướng tới xây dựng một “nền văn hóa nhân quyền” ở mọi cấp độ, trong đó kết hợp hài hòa những đặc thù và giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc với các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế được thừa nhận chung về nhân phẩm và giá trị của con người. Điều này chỉ đạt được khi đảm bảo được sự hài hòa giữa quy định của luật hình sự Việt Nam với các quy định của luật pháp quốc tế. Do đó, các quốc gia phải có nghĩa vụ xây dựng các nguyên tắc, quy phạm cũng như định chế hình sự quốc gia theo khuôn mẫu cụ thể và xác định luật hình sự quốc tế chính là các chuẩn mực quốc tế mà cộng đồng quốc tế thống nhất ghi nhận trong luật hình sự quốc tế. Việc đảm bảo sự tương thích giữa các quy định của pháp luật Việt Nam với luật quốc tế nói chung, của luật hình sự Việt Nam với luật hình sự quốc tế nói riêng về quyền con người không chỉ thể hiện sự tôn trọng cam kết quốc tế của Việt Nam, mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình bảo đảm quyền con nguời trong thực tiễn. Trong số các tội phạm được quy định trong BLHS Việt Nam thì có rất nhiều tội phạm xâm phạm đến quyền con người. Tuy nhiên trong số đó, các tội danh được quy định tại Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là thể hiện rõ nét nhất những quyền cơ bản nhất của con người được pháp luật hình sự bảo vệ. Đối với nhóm tội danh các tội xâm phạm tình dục cũng là một trong số các tội phạm cụ thể được BLHS quy định trong Chương này để nhằm bảo vệ các quyền con người thiêng liêng và cơ bản. Bên cạnh đó, tình hình các tội xâm phạm tình dục vẫn không ngừng gia tăng, ngày càng phổ biến rộng rãi và diễn biến phức tạp, các hình thức bạo lực tình dục, đặc biệt với đối tượng là phụ nữ hoặc trẻ em như hiếp dâm, cưỡng dâm hay ép buộc bán dâm ngày càng nhiều. Đồng thời khi so sánh tỉ lệ bị bạo hành và lạm dụng tình dục do bạn đời và không phải do bạn đời, một nghiên cứu quốc gia 1 đã chỉ ra rằng phụ nữ ở Việt Nam có nguy cơ dễ phải trải qua bạo hành tình dục do bạn đời cao gấp ba lần nguy cơ bị bạo hành tình dục do nguồn khác. Theo Số liệu thống kê của TANDTC về một số tội xâm tình dục được xét xử từ năm 2010 đến năm 2019 2 cho thấy, tổng số vụ án và số bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội phạm tình dục mỗi năm là rất lớn. Số vụ và số nạn nhân bị xâm hại tình dục có diễn biến phức tạp và nghiêm trọng 3 . Nhiều vụ án xảy ra trong thời gian dài mới bị phát hiện, nạn nhân của những vụ xâm hại tình dục có cả những em bé còn ít tuổi. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại nhức nhối là ở chỗ, các vụ án xâm hại tình dục được nhận định là như “tảng băng trôi”, tức là xảy ra rất nhiều và phức tạp, tuy một phần là do không bị phát hiện hoặc nạn nhân và gia đình không tố cáo, nhưng thậm chí khi phát hiện thì cũng xử lý rất khó. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó, một phần là xuất phát từ nhận thức quốc gia và khu vực về tầm quan trọng của khách thể bị xâm hại, quyền con người đầy đủ cần được bảo vệ. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ án xâm hại tình dục đã xảy ra nhưng khó xử lý đó là vì một số quy định về các yếu tố cấu thành tội phạm chưa chuẩn về kỹ thuật, chưa bao quát hết được các hành vi xâm phạm trên thực tế và yêu cầu từ các chuẩn mực quốc tế đề ra, dẫn đến sự vướng mắc trong quá trình xử lý tội phạm làm giảm hiệu quả đấu tranh chống tội phạm. Vì vậy, cần nghiên cứu phân tích, đánh giá quy định về các tội xâm phạm tình dục trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), trong sự đối chiếu nó với pháp luật quốc tế và thực tiễn tình hình tội phạm là cần thiết. Từ đó đề xuất các phương hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý tội phạm, bảo vệ quyền của nạn nhân bị xâm hại. Kết quả của quá trình này cũng sẽ tạo cơ chế mở rộng phạm vi tiếp cận công lý cho phụ nữ, trẻ em và một số đối tượng thuộc nhóm người yếu thế bị lạm dụng tình dục. Bên cạnh đó, những kết quả của quá trình phân tích và đối chiếu quy định pháp luật sẽ nâng cao nhận thức cho các cơ quan tư pháp trong quá trình áp dụng pháp luật để xử lý tội phạm. Đây là việc làm có ý nghĩa khoa học xã hội sâu sắc, là cơ sở vững chắc đảm bảo tốt hơn quyền con người. Đó là lý do để tác giả chọn đề tài "Bảo vệ quyền con người bằng quy định về các tội xâm phạm tình dục theo luật hình sự Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu sinh của mình.

Ngày đăng: 13/01/2021, 17:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan