ĐẶT VẤN ĐỀ Khác với các loại thuốc thông thường, vắc xin thuộc loại sinh phẩm nên có tính biến thiên, nhạy cảm với nhiệt độ. Chúng lại được sử dụng trên một số lượng rất lớn các bà mẹ và trẻ em khoẻ mạnh trên cộng đồng [1]. Vì vậy vắc xin cần được quản lý chất lượng (Quality Management: QM) một cách chặt chẽ bằng nhiều công cụ, trong đó kiểm định chất lượng (Quality control: QC) một cách nghiêm ngặt đóng vai trò then chốt. Năm 2009, Việt Nam đã tự sản xuất được vắc xin sởi sống giảm độc lực, dạng đông khô với tên MVVAC tại Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) theo công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản. Tính ổn định của vắc xin có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của chương trình tiêm chủng trên toàn cầu. Tính ổn định này bao gồm hai loại: Tính ổn định về chất lượng của các loạt vắc xin (lot-to-lot consistency: Ổn định chất lượng) và tính ổn định ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau (Thermostability hay stability: Ổn định nhiệt). Chất lượng vắc xin bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất như: Con người, trang thiết bị, nguyên vật liệu, môi trường,....Việc nghiên cứu tính ổn định chất lượng các loạt vắc xin giúp đánh giá được tính ổn định của quy trình sản xuất và mức độ áp dụng hệ thống chất lượng của nhà máy, giúp nhà sản xuất dự đoán được chất lượng các loạt vắc xin trong tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các vắc xin mới sản xuất. Trong các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin, nhiệt độ có ảnh hưởng lớn nhất đến tất cả các vắc xin và trong mọi thời điểm. Bảo quản vắc xin ở nhiệt độ không thích hợp có thể mất tác dụng bảo vệ khi vẫn còn hạn sử dụng. Mỗi nhà sản xuất phải thực hiện các nghiên cứu tính ổn định nhiệt để tự xác định hạn sử dụng thực tế cho từng vắc xin do họ sản xuất. Cùng một loại vắc xin nhưng mức độ ổn định của vắc xin của mỗi nhà sản xuất có thể khác nhau do khác biệt về chủng sản xuất, môi trường nuôi cấy, qui trình sản xuất, chất ổn định,... Khi nhà sản xuất vắc xin muốn thay đổi một công đoạn của qui trình sản xuất hoặc thay đổi một yếu tố quan trọng nào đó trong quy trình sản xuất đều phải thực hiện các nghiên cứu tính ổn định nhiệt trước và sau khi thay đổi để chứng minh sự thay đổi đó không ảnh hưởng đến tính ổn định của sản phẩm. MVVAC được tiếp nhận chuyển giao công nghệ trực tiếp từ Viện Kitasato, Nhật Bản. Do vậy, giai đoạn đầu MVVAC được sản xuất từ bán thành phẩm của Viện Kitasato. Từ năm 2009, POLYVAC tự sản xuất MVVAC từ nguyên liệu đầu để tạo ra bán thành phẩm rồi vắc xin thành phẩm. Tính ổn định nhiệt của MVVAC sản xuất từ bán thành phẩm của Viện Kitasato đã được công bố [2],[3] nhưng chưa có nghiên cứu nào về tính ổn định của MVVAC do POLYVAC sản xuất từ công đoạn đầu tiên. Với mong muốn đánh giá được tính ổn định của vắc xin sởi MVVAC trong suốt quá trình từ ngay sau khi sản xuất, trong thời gian bảo quản đến khi sử dụng chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tính ổn định về chất lượng của các loạt vắc xin sởi thành phẩm sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013. 2. Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI. NGUYỄN THỊ KIỀU ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA VẮC XIN SỞI SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VI SINH Y HỌC MÃ SỐ: 62.72.01.15; HÀ NỘI, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Kiều, nghiên cứu sinh khoá 30 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành vi sinh y học, xin cam đoan: 1.Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Đăng Hiền và GS.TS. Lê Thị Luân. 2.Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3.Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2015 Người viết Nguyễn Thị Kiều ii Lời cảm ơn • Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đăng Hiền, GS.TS. Lê Thị Luân, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập. • Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Phủng, người có ảnh hưởng lớn nhất đối với tôi trong định hướng học tập, nghiên cứu; về sự cẩn thận, ý thức trách nhiệm trong công việc. • Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Y Hà Nội; Các thầy cô, cán bộ, công nhân viên Bộ môn Vi sinh đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. • Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới: Ban Lãnh đạo, tập thể Phòng Kiểm định chất lượng, tập thể Phòng Đảm bảo chất lượng - Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế đã sát cánh cùng tôi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại đây. • Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, Khoa Quản lý chất lượng Viện Kiểm Định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. iii • Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm thân thương và lòng biết ơn đặc biệt đối với gia đình và người thân, bạn bè, đồng nghiệp vẫn luôn ở bên cạnh tôi, nâng đỡ tôi, chia sẻ, động viên, tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu. Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2015 Nguyễn Thị Kiều iv CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIK-C: A = America, I= Iran, K=The Kitasato institute, C=Chick embryo cell (Tên chủng vi rút dùng sản xuất vắc xin sởi tại Việt Nam) ATCC American type culture collection (Bộ sưu tập chủng mẫu của Mỹ) CFU Colony forming unit (Khuẩn lạc) FTM: Fluid Thioglycollate Medium (Môi trường lỏng thioglycolat) GMP: Good Manufacturing Practice (Thực hành sản xuất tốt) MVVAC Measles virus vaccine (Tên thương mại của vắc xin sởi sống giảm độc lực, đông khô sản xuất tại Việt Nam) PFU: Plaque Forming Unit (Đám hủy hoại tế bào) POLYVAC: Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế PPLO Pleuropneumonia-like organisms (Tên môi trường phát hiện Mycoplasma) SCDB: Soybean Casein Digest Broth (Canh thang đậu tương) SD: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) v TB: Trung bình TCMR: Tiêm chủng mở rộng Vero: Verda Reno (Tế bào thận khỉ xanh Châu Phi) Viện Kiểm định Quốc gia: Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế VVM: Vaccine Vial Monitor (Chỉ thị nhiệt lọ vắc xin) WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) vi MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Vi rút sởi 4 1.1.1. Đặc điểm vi rút học 4 1.1.2. Khả năng gây bệnh, biến chứng, điều trị bệnh sởi 7 1.1.3. Dịch tễ học bệnh sởi 8 1.1.4. Tình hình bệnh sởi trên thế giới và Việt Nam - Thành quả của việc sử dụng vắc xin 9 1.2. Vắc xin sởi 14 1.2.1. Sản xuất vắc xin sởi 14 1.2.2. Liều dùng, đường dùng, lịch tiêm, chống chỉ định với vắc xin sởi 21 1.2.3. Đáp ứng miễn dịch và phản ứng phụ sau tiêm chủng vắc xin sởi. .22 1.2.4. Thành phần vắc xin sởi chủng AIK-C của Viện Kitasato (Nhật Bản) và của Việt Nam 26 1.3. Kiểm định vắc xin, tính ổn định chất lượng của các loạt vắc xin. .27 1.3.1. Kiểm định vắc xin 27 1.3.2. Tính ổn định chất lượng của các loạt vắc xin 32 1.3.3. Tình hình nghiên cứu tính ổn định chất lượng vắc xin, tính ổn định chất lượng MVVAC 34 1.4. Tính ổn định nhiệt của vắc xin 35 1.4.1. Mục đích của nghiên cứu tính ổn định nhiệt 36 1.4.2. Phân loại nghiên cứu về tính ổn định nhiệt 37 1.4.3. Các chỉ số đánh giá tính ổn định nhiệt và hạn sử dụng của vắc xin39 1.4.4. Công cụ giám sát sự phơi nhiễm của vắc xin với nhiệt độ 40 1.4.5. Phân loại và cách xác định chỉ thị nhiệt lọ vắc xin 42 1.4.6. Tính ổn định nhiệt của vắc xin nói chung 43 vii 1.4.7. Tính ổn định nhiệt của các vắc xin sởi/chứa sởi trên thế giới 49 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53 2.1. Đối tượng nghiên cứu 53 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 54 2.3. Vật liệu nghiên cứu 54 2.3.1. Trang thiết bị, dụng cụ 54 2.3.2. Mẫu chuẩn, tế bào, hoá chất, môi trường 56 2.4. Phương pháp nghiên cứu 58 2.4.1. Đánh giá tính ổn định về chất lượng của các loạt MVVAC sản xuất từ năm 2009 đến năm 2013 59 2.4.2. Đánh giá tính ổn định của MVVAC ở các điều kiện, nhiệt độ bảo quản khác nhau 62 2.4.2.1. Đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 2-80C 62 2.4.2.2. Đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 250C 63 2.4.2.3. Đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 370C 63 2.4.2.4. Đánh giá tính ổn định của MVVAC sau hồi chỉnh 64 2.5. Thực hiện các thử nghiệm để thu thập số liệu 65 2.5.1. Nhận dạng vi rút sởi bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang, ,,, 66 2.5.2. Xác định công hiệu của vắc xin bằng phương pháp tạo đám huỷ hoại tế bào ,,, 67 2.5.3. Xác định độ ổn định nhiệt của vắc xin , 68 2.5.4. Kiểm tra vô trùng bằng phương pháp màng lọc ,,, 69 2.5.4.1. Kiểm tra vi khuẩn và nấm 69 2.5.4.2. Phát hiện Mycoplasma , 74 2.5.5. Xác định tính an toàn 75 2.5.5.1. Xác định tính an toàn trên chuột lang 75 viii 2.5.5.2. Xác định tính an toàn trên chuột nhắt trắng 76 2.5.6. Xác định độ ẩm tồn dư , 77 2.5.7. Quan sát trạng thái 78 2.5.8. Xác định độ lệch trọng lượng 79 2.5.9. Đếm hạt trong vắc xin 80 2.5.10. Xác định pH 80 2.6. Xử lý số liệu 81 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 81 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 82 3.1. Kết quả đánh giá tính ổn định về chất lượng của các loạt MVVAC sản xuất từ năm 2009 đến năm 2013 82 3.1.1. Kết quả nhận dạng 82 3.1.2. Kết quả kiểm tra công hiệu 83 3.1.3. Kết quả kiểm tra độ ổn định nhiệt 88 3.1.4. Kết quả kiểm tra vô trùng 91 3.1.5. Kết quả kiểm tra tính an toàn trên động vật thực nghiệm 96 3.1.6. Kết quả kiểm tra độ ẩm tồn dư 101 3.1.7. Kết quả quan sát trạng thái 103 3.1.8. Kết quả kiểm tra độ lệch trọng lượng giữa các lọ vắc xin 104 3.1.9. Kết quả kiểm tra hạt không tan 105 3.1.10. Phân tích tính ổn định pH các loạt MVVAC 112 3.2. Kết quả đánh giá tính ổn định của MVVAC ở các điều kiện, nhiệt độ bảo quản khác nhau 113 3.2.1. Kết quả đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 2-80C 113 3.2.2. Kết quả đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 20-250C 116 ix 3 loạt chọn ngẫu nhiên M-0211, M-0311, M-0411 sản xuất tháng 3 năm 2011 đã được sử dụng để đánh giá tính ổn định ở 20-250C, 370C và sau hồi chỉnh ở 2-80C 116 3.2.3. Kết quả đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 370C 117 3.2.4. Kết quả đánh giá tính ổn định của MVVAC sau hồi chỉnh 118 3.2.5. Kết quả xác định VVM của MVVAC 120 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 121 4.1. Bàn luận về kết quả xác định tính ổn định chất lượng của các loạt vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 121 4.1.1. Tác dụng của việc nghiên cứu tính ổn định chất lượng vắc xin, phương pháp sử dụng để nghiên cứu tính ổn định chất lượng vắc xin 121 4.1.2. Cỡ mẫu sử dụng trong nghiên cứu 123 4.1.3. Các chỉ số đánh giá, các mốc đánh giá tính ổn định 125 4.1.4. Sự tin cậy của các phương pháp xác định các chỉ số, kết quả phân tích các chỉ số 129 4.1.5. Các yếu tố góp phần duy trì tính ổn định chất lượng MVVAC 141 4.2. Bàn luận về tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam ở các điều kiện nhiệt độ bảo quản khác nhau 146 4.2.1. Bàn luận về kết quả xác định tính ổn định của MVVAC ở các nhiệt độ khác nhau 147 4.2.2. Các chỉ số xác định tính ổn định nhiệt và hạn sử dụng của vắc xin 152 4.2.3. Các yếu tố tạo nên tính ổn định nhiệt của MVVAC 153 4.2.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tính ổn định và xác định loại chỉ thị nhiệt lọ vắc xin của MVVAC 160 4.3. Hạn chế của đề tài 162 KẾT LUẬN 164 KIẾN NGHỊ 166 x [...]... suốt quá trình từ ngay sau khi sản xuất, trong thời gian bảo quản đến khi sử dụng chúng tôi tiến hành đề tài Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 với hai mục tiêu: 1 Đánh giá tính ổn định về chất lượng của các loạt vắc xin sởi thành phẩm sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 2 Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam ở các nhiệt... được sản xuất từ bán thành phẩm của Viện Kitasato Từ năm 2009, POLYVAC tự sản xuất MVVAC từ nguyên liệu đầu để tạo ra bán thành phẩm rồi vắc xin thành phẩm Tính ổn định nhiệt của MVVAC sản xuất từ bán thành phẩm của Viện Kitasato đã được công bố , nhưng chưa có nghiên cứu nào về tính ổn định của MVVAC do POLYVAC sản xuất từ công đoạn đầu tiên 3 Với mong muốn đánh giá được tính ổn định của vắc xin sởi. .. quản vắc xin ở nhiệt độ không thích hợp có thể mất tác dụng bảo vệ khi vẫn còn hạn sử dụng Mỗi nhà sản xuất phải thực hiện các nghiên cứu tính ổn định nhiệt để tự xác định hạn sử dụng thực tế cho từng vắc xin do họ sản xuất Cùng một loại vắc xin nhưng mức độ ổn định của vắc xin của mỗi nhà sản xuất có thể khác nhau do khác biệt về chủng sản xuất, môi trường nuôi cấy, qui trình sản xuất, chất ổn định, ... chất lượng các loạt vắc xin giúp đánh giá được tính ổn định của quy trình sản xuất và mức độ áp dụng hệ thống chất lượng của nhà máy, giúp nhà sản xuất dự 2 đoán được chất lượng các loạt vắc xin trong tương lai Điều này đặc biệt quan trọng đối với các vắc xin mới sản xuất Trong các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin, nhiệt độ có ảnh hưởng lớn nhất đến tất cả các vắc xin và trong mọi... xin sởi sản xuất từ chủng AIK-C tại Đài Loan Vắc xin sởi sản xuất từ chủng AIK-C đã được cấp phép sử dụng vào năm 1971 tại Nhật Bản, được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới 18 1.2.1.2 Quy trình sản xuất Tất cả các nhà sản xuất vắc xin sởi trên thế giới đều có chung một qui trình sản xuất Quy trình sản xuất MVVAC do Viện Kitasato, Nhật Bản chuyển giao Các chuyên gia của Viện Kitasato... công cụ, trong đó kiểm định chất lượng (Quality control: QC) một cách nghiêm ngặt đóng vai trò then chốt Năm 2009, Việt Nam đã tự sản xuất được vắc xin sởi sống giảm độc lực, dạng đông khô với tên MVVAC tại Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) theo công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản Tính ổn định của vắc xin có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của chương trình tiêm chủng... tự gen vi rút sởi phân lập từ các bệnh nhân mắc viêm não lan tỏa xơ cứng bán cấp đều cho kết quả là các chủng vi rút sởi hoang dại, không phải là các chủng sản xuất vắc xin 1.2.3.2 Đáp ứng miễn dịch và phản ứng phụ sau tiêm vắc xin sởi sản xuất từ chủng AIK-C Năm 1974, Viện Kitasato, Nhật Bản đã sản xuất thành công vắc xin sởi có tỷ lệ sốt sau tiêm chỉ bằng 1/2 đến 1/3 so với các vắc xin đang sử dụng... chống sởi chỉ tiêm phòng một mũi vắc xin duy nhất cho trẻ em dưới một tuổi không đủ để phòng chống sởi có hiệu quả Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phải tiêm vắc xin mũi 2 vắc xin sởi ,, 11 Năm 2002, Việt Nam triển khai tiêm mũi 2 vắc xin sởi cho hơn 15 triệu trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi trong cả nước Tỷ lệ mắc bệnh trong cả nước giảm rõ rệt từ 84,7 trường hợp/1.000.000 dân vào năm. .. dễ hiểu, dễ tra cứu Thu hồi sản phẩm Khiếu nại C RE L Nhân sự, đào tạo AL Nhà xưởng Kiểm định và sản xuất theo hợp đồng Trang thiết bị Vệ sinh Thẩm định Thanh tra nội bộ Sản xuất Tài liệu Kiểm định chất lượng Hình 1.5: Các nội dung của GMP 1.2.1.3 Các loại vắc xin sởi trên thế giới Trên thế giới đã sử dụng hai loại vắc xin sởi: Vắc xin chết và vắc xin sống giảm độc lực Vắc xin chết chỉ sử dụng trong... chỉ tiêm chủng một liều vắc xin sởi, kết hợp với kết quả thu được ở các nước đã thực hiện tiêm bổ sung mũi hai vắc xin sởi, từ năm 2006 - 2010 Việt Nam triển khai tiêm mũi 2 vắc xin sởi cho 1,5 triệu trẻ 6 tuổi mỗi năm trong chương trình tiêm chủng thường xuyên trên toàn quốc Căn cứ đặc điểm vụ dịch kéo dài từ cuối năm 2008 đến 6/2010 , Dự án TCMR đã quyết định tiêm mũi 2 vắc xin sởi sớm hơn để 22 tăng . của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tính ổn định về chất lượng của các loạt vắc xin sởi thành phẩm sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm. Kết quả xác định VVM của MVVAC 120 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 121 4.1. Bàn luận về kết quả xác định tính ổn định chất lượng của các loạt vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 121 4.1.1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI. NGUYỄN THỊ KIỀU ĐÁNH GIÁ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA VẮC XIN SỞI SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VI SINH Y HỌC MÃ SỐ: