Các chỉ số xác định tính ổn địnhnhiệt và hạn sử dụng của vắc xin

Một phần của tài liệu Đánh giá ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 (Trang 165)

yêu cầu bảo vệ là cơ sở khoa học để khuyến cáo sử dụng MVVAC trong Dự án TCMR cũng như tại các cơ sở tiêm vắc xin khác.

4.2.2. Các chỉ số xác định tính ổn định nhiệt và hạn sử dụng củavắc xin vắc xin

Việc lựa chọn các chỉ số để đánh giá tính ổn định phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Bản chất của kháng nguyên, các thành phần khác có trong vắc xin, quy trình sản xuất,…. Đối với hầu hết các vắc xin, công hiệu là chỉ số đánh giá tính ổn định quan trọng nhất vì nó phản ánh mối liên hệ giữa môi trường bảo quản với khả năng bảo vệ của vắc xin.

Đối với các vắc xin sống giảm độc lực, công hiệu vắc xin thể hiện qua nồng độ vi rút nên công hiệu hiển nhiên là một chỉ số đánh giá tính ổn định và có thể nghiên cứu trực tiếp trên bán thành phẩm cũng như vắc xin thành phẩm. Các chỉ số khác cũng nên được cân nhắc do chúng chỉ ra sự thay đổi đến tính an toàn và hiệu quả bảo vệ của vắc xin với các ảnh hưởng không thể biết hết được. Các chỉ số này có thể là pH, tính an toàn chung, độc tính đặc hiệu, nồng độ kháng sinh, vô trùng,…

Nghiên cứu này cũng dùng chỉ số công hiệu để đánh giá tính ổn định nhiệt và hạn sử dụng của vắc xin. Riêng nội dung xác định tính ổn định nhiệt và hạn sử dụng của vắc xin ở 2-80C ở thời điểm 27 tháng: Đánh giá tất cả các chỉ số với mục đích nhằm đưa ra hạn

sử dụng của vắc xin ở nhiệt độ này là 24 tháng. Việc đánh giá tất cả các chỉ số sẽ làm chặt chẽ hơn hạn sử dụng, an toàn hơn cho người dùng.

Các nghiên cứu của tác giả Marcel Thalen về tính ổn định hạn sử dụng của vắc xin ho gà vô bào , của Hiroko Toriniwa và Tomoyoshi Komiya trên vắc xin viêm não Nhật bản sản xuất tại Nhật Bản , tác giả Huỳnh Phương Liên trên vắc xin viêm não Nhật bản sản xuất tại Việt Nam …..cũng dựa trên một chỉ số công hiệu.

Một phần của tài liệu Đánh giá ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 (Trang 165)