1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong trào công nhân ở các đô thị Miền nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965

244 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 4,61 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam hiện đại, phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam (ĐTMN) (1954-1975) là bộ phận của phong trào ĐTMN, của phong trào cách mạng Việt Nam, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 diễn ra liên tục, sôi nổi và quyết liệt, thu hút hầu hết công nhân các ngành tham gia như công nhân hỏa xa, công nhân thủy điện, công nhân bến tàu, công nhân ngành dệt, công nhân taxi, công nhân xăng dầu, công nhân Savon, công nhân vô tuyến viễn thông,... Mặc dầu, bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn (CQSG) dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để kìm kẹp, khủng bố và đàn áp quyết liệt nhưng phong trào công nhân ở các ĐTMN vẫn luôn được giữ vững và tiếp tục phát triển theo hướng đi lên của cách mạng miền Nam. Phong trào công nhân ở các ĐTMN là một trong những nét đặc sắc của tiến trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Phong trào đã chứng minh tinh thần yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Phong trào còn biểu thị sự thống nhất hành động giữa giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác ở thành thị, trong đó công nhân ở các ĐTMN luôn là lực lượng nòng cốt, dẫn đầu và có tác dụng cổ vũ đồng bào đô thị cũng như nông thôn trong cuộc đấu tranh chung vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với phong trào của các tầng lớp nhân dân ĐTMN, phong trào công nhân ở các ĐTMN đã giáng những đòn mạnh mẽ vào hậu cứ an toàn của Mỹ, và CQSG. Sự tiến công ở thành thị, nòng cốt là phong trào công nhân, có tác dụng từng bước phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở đô thị, cô lập địch về chính trị, làm cho hậu phương của địch trở nên rối loạn, đẩy Mỹ và CQSG từng bước rơi vào tình trạng khủng khoảng nghiêm trọng. Phong trào công nhân ở các ĐTMN góp phần tạo nên một thế trận mới, biến các đô thị bị địch tạm chiếm thành tiền phương của phong trào cách mạng miền Nam, thuận lợi cho việc xây dựng lực lượng cách mạng ở nội đô, tạo điều kiện tiến đến giải phóng các đô thị, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975). Tuy nhiên, cho tới nay, ngoài phong trào công nhân cao su miền Nam đã được nghiên cứu khá đầy đủ, có tính hệ thống, còn lại một mảng trống phong trào công nhân ở các ĐTMN Việt Nam (1954-1975) vẫn chưa được giới sử học Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1975), trước hết là giai đoạn từ sau Hiệp định Genève (21-7-1954) đến thời điểm cuộc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị phá sản ở miền Nam (6-1965) là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần làm rõ hơn, đầy đủ hơn về các giai đoạn lịch sử hết sức vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; về bản chất của CQSG do Mỹ điều khiển trong tham vọng tiêu diệt phong trào kháng chiến của nhân dân miền Nam; về những chủ trương của Đảng các cấp trong việc lãnh đạo phong trào công nhân ở các ĐTMN; về tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng với phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi”, “ba mũi giáp công”, “ba vùng chiến lược” trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); hiểu được bản chất của phong trào công nhân ở các ĐTMN, một phong trào diễn ra trong điều kiện chiến tranh giải phóng dân tộc, thông qua đó thấy được tính đa dạng, phong phú về hình thức và biện pháp đấu tranh của phong trào; về những kết quả đạt được của phong trào trên các lĩnh vực dân sinh, dân chủ; hiểu hơn về phong trào công nhân ở từng ngành, sự phối hợp chung của công nhân trong toàn ngành, cũng như sự liên kết giữa phong trào công nhân ở các ĐTMN với phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân. Về ý nghĩa thực tiễn, hiện nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa giữ vị trí then chốt. Vì vậy, luận án góp thêm một số kinh nghiệm cho các nhà chính trị - xã hội vận dụng vào việc hoạch định những chính sách đối với công nhân. Mặt khác, luận án góp phần nâng cao niềm tự hào cho giai cấp công nhân, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng cho công nhân để họ làm tốt nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng mà nhân dân ta đang thực hiện. Luận án góp phần bổ sung tư liệu về phong trào công nhân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Mặt khác, kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu cho giáo viên, sinh viên, học sinh trong các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông vận dụng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương; góp phần vào việc biên soạn lịch sử công nhân Việt Nam nói chung, công nhân đô thị trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) nói riêng.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Khoa

Lý luận Chính trị trường Đại học Khoa học - Đại học Huế đã quan tâm, tạo điều kiện

để chúng tôi được tham gia và hoàn thành khóa đào tạo Tiến sĩ (2012-2015)

Xin trân trọng cảm ơn Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại học Huế đã quan tâm và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa đào tạo

Xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Lưu trữ Tỉnh ủy các tỉnh: Biên Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Thư viện trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ nhiệt tình

về tư liệu để chúng tôi hoàn thành luận án

Đặc biệt tôi xin được bày tỏ sự kính trọng, biết ơn sâu sắc PGS TS Lê Cung là

người thầy đã tận tụy giúp đỡ, hướng dẫn tôi trên bước đường học tập và nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên giúp

đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án này

Huế, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 4

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

CQNĐD Chính quyền Ngô Đình Diệm CQSG Chính quyền Sài Gòn

HLĐGP Hội Lao động giải phóng miền Nam Việt Nam

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Những cụm từ viết tắt iv

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4

4 NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 5

6 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 6

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân Việt Nam 7

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam 17

1.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục được nghiên cứu 22

Chương 2 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM (1954-1960) 23

2.1 Khái quát truyền thống đấu tranh của công nhân miền Nam trước năm 1954 23

2.2 Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với công nhân ở các đô thị miền Nam (1954-1960) 27

2.2.1 Khái quát về tình hình miền Nam Việt Nam (1954-1960) 27

2.2.2 Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với công nhân ở các đô thị miền Nam 29

2.2.2.1 Về tư tưởng - chính trị 29

2.2.2.2 Về kinh tế 33

2.2.2.3 Về văn hoá - xã hội 34

2.3 Đội ngũ và đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam (1954-1960) 36

Trang 6

2.3.1 Đội ngũ công nhân ở các đô thị miền Nam 36

2.3.2 Đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam 38

2.3.2.1 Thời gian và điều kiện lao động 38

2.3.2.2 Tình trạng thất nghiệp 40

2.3.2.3 Lương công nhân 43

2.4 Diễn biến phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1960 46

2.4.1 Chủ trương của Đảng 46

2.4.2 Diễn biến phong trào 50

2.4.2.1 Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh 50

2.4.2.2 Phong trào công nhân vì mục tiêu dân chủ 64

TIỂU KẾT 73

Chương 3 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM (1961-1965) 75

3.1 Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với công nhân ở các đô thị miền Nam (1961-1965) 75

3.1.1 Khái quát về tình hình miền Nam Việt Nam (1961-1965) 75

3.1.2 Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với công nhân ở các đô thị miền Nam 77

3.1.2.1 Về tư tưởng - chính trị 77

3.1.2.2 Về kinh tế 80

3.1.2.3 Về văn hóa - xã hội 82

3.2 Đội ngũ và đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam (1961-1965) 83

3.2.1 Đội ngũ công nhân ở các đô thị miền Nam 83

3.2.2 Đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam 85

3.2.2.1 Thời gian và điều kiện lao động của công nhân 87

3.2.2.2 Tình trạng giải công, sa thải và thất nghiệp 85

3.2.2.3 Lương công nhân 89

3.3 Diễn biến phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam (1961-1965) 91

3.3.1 Chủ trương của Đảng 91

3.3 2 Diễn biến phong trào 92

3.3.2.1 Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh 95

3.3.2.2 Phong trào công nhân vì mục tiêu dân chủ 107

TIỂU KẾT 120

Trang 7

Chương 4 TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG

TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM (1954-1965) 121

4.1 Tính chất của phong trào 121

4.1.1 Tính chất dân tộc 121

4.1.2 Tính chất dân chủ và dân sinh 124

4.2 Đặc điểm của phong trào 127

4.2.1 Quy mô rộng lớn, sự liên tục và quyết liệt của phong trào 127

4.2.2 Hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, linh hoạt 130

4.2.3 Có sự phối hợp chặt chẽ giữa công nhân các ngành ở các đô thị; giữa công nhân đô thị với công nhân đồn điền cùng giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân miền Nam 133

4.3 Ý nghĩa của phong trào 137

4.3.1 Phong trào chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân ở các đô thị miền Nam trong tinh thần đấu tranh dân tộc 137

4.3.2 Phong trào chứng minh tính đúng đắn của phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi”, “ba mũi giáp công”, “ba vùng chiến lược” trong cách mạng miền Nam 138

4.3.3 Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam góp phần làm rối loạn hậu phương của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, tạo điều kiện cho cách mạng miền Nam phát triển 140

4.3.4 Phong trào góp phần làm phong phú thêm những bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc 142

4.3.4.1 Mục tiêu và khẩu hiệu đấu tranh cụ thể 142

4.3.4.2 Sự đoàn kết, thống nhất, kiên trì đấu tranh 143

4.3.3.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hạn chế của phong trào 145

TIỂU KẾT 146

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 180

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam hiện đại, phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam (ĐTMN) (1954-1975) là bộ phận của phong trào ĐTMN, của phong trào cách mạng Việt Nam, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 diễn ra liên tục, sôi nổi và quyết liệt, thu hút hầu hết công nhân các ngành tham gia như công nhân hỏa xa, công nhân thủy điện, công nhân bến tàu, công nhân ngành dệt, công nhân taxi, công nhân xăng dầu, công nhân Savon, công nhân vô tuyến viễn thông, Mặc dầu, bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn (CQSG) dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để kìm kẹp, khủng bố và đàn áp quyết liệt nhưng phong trào công nhân ở các ĐTMN vẫn luôn được giữ vững và tiếp tục phát triển theo hướng đi lên của cách mạng miền Nam Phong trào công nhân ở các ĐTMN là một trong những nét đặc sắc của tiến trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại Phong trào đã chứng minh tinh thần yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam

Phong trào còn biểu thị sự thống nhất hành động giữa giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác ở thành thị, trong đó công nhân ở các ĐTMN luôn là lực lượng nòng cốt, dẫn đầu và có tác dụng cổ vũ đồng bào đô thị cũng như nông thôn trong cuộc đấu tranh chung vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Cùng với phong trào của các tầng lớp nhân dân ĐTMN, phong trào công nhân ở các ĐTMN đã giáng những đòn mạnh mẽ vào hậu cứ an toàn của Mỹ,

và CQSG Sự tiến công ở thành thị, nòng cốt là phong trào công nhân, có tác dụng từng bước phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở đô thị, cô lập địch về chính trị, làm cho hậu phương của địch trở nên rối loạn, đẩy Mỹ và CQSG từng bước rơi vào tình trạng khủng khoảng nghiêm trọng Phong trào công nhân ở các ĐTMN góp phần tạo nên một thế trận mới, biến các đô thị bị địch tạm chiếm thành tiền phương của phong trào cách mạng miền Nam, thuận lợi cho việc xây dựng lực lượng cách mạng

Trang 9

ở nội đô, tạo điều kiện tiến đến giải phóng các đô thị, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975)

Tuy nhiên, cho tới nay, ngoài phong trào công nhân cao su miền Nam đã được nghiên cứu khá đầy đủ, có tính hệ thống, còn lại một mảng trống phong trào công nhân ở các ĐTMN Việt Nam (1954-1975) vẫn chưa được giới sử học Việt Nam quan tâm nghiên cứu Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1975), trước hết là giai đoạn từ sau Hiệp định Genève (21-7-1954) đến

thời điểm cuộc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị phá sản ở miền Nam (6-1965) là rất

cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn Với lý do đó, chúng tôi

chọn đề tài: “Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng

chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến

sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần làm rõ hơn, đầy đủ hơn về các giai đoạn lịch sử hết sức vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; về bản chất của CQSG do Mỹ điều khiển trong tham vọng tiêu diệt phong trào kháng chiến của nhân dân miền Nam; về những chủ trương của Đảng các cấp trong việc lãnh đạo phong trào công nhân ở các ĐTMN; về tính đúng

đắn và sáng tạo của Đảng với phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi”, “ba mũi

giáp công”, “ba vùng chiến lược” trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975);

hiểu được bản chất của phong trào công nhân ở các ĐTMN, một phong trào diễn ra trong điều kiện chiến tranh giải phóng dân tộc, thông qua đó thấy được tính đa dạng, phong phú về hình thức và biện pháp đấu tranh của phong trào; về những kết quả đạt được của phong trào trên các lĩnh vực dân sinh, dân chủ; hiểu hơn về phong trào công nhân ở từng ngành, sự phối hợp chung của công nhân trong toàn ngành, cũng như sự liên kết giữa phong trào công nhân ở các ĐTMN với phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân

Về ý nghĩa thực tiễn, hiện nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa giữ vị trí then chốt Vì vậy, luận án góp thêm một số kinh nghiệm cho các nhà chính trị - xã hội vận dụng vào việc hoạch định những chính sách đối với công nhân Mặt khác, luận án góp phần

Trang 10

nâng cao niềm tự hào cho giai cấp công nhân, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng cho công nhân để họ làm tốt nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng mà nhân dân ta đang thực hiện Luận án góp phần bổ sung tư liệu về phong trào công nhân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) Mặt khác, kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu cho giáo viên, sinh viên, học sinh trong các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông vận dụng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương; góp phần vào việc biên soạn lịch sử công nhân Việt Nam nói chung, công nhân đô thị trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) nói riêng

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của luận án là phong trào công nhân ở các ĐTMN trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965, trong đó tập trung nghiên cứu mục tiêu, diễn biến, hình thức, biện pháp, kết quả các cuộc đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN cũng như làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 Để làm rõ những nội dung này, luận án chú ý đến việc trình bày, phân tích cơ cấu, đội ngũ, đời sống công nhân ở các ĐTMN dưới chế độ Mỹ và CQSG

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, luận án nghiên cứu phong trào công nhân ở các ĐTMN

(1954-1965) Miền Nam ở đây được hiểu theo nghĩa là hai miền Nam Bắc theo quy định Hiệp định Genève năm 1954 Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu phong trào công nhân ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Biên Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, đây là những đô thị tiêu biểu - nơi tập trung đông đảo công nhân và diễn ra những cuộc đấu tranh điển hình

Về thời gian, luận án giới hạn từ năm 1954 đến năm 1965, cụ thể là từ khi

Hiệp định Genève (21-7-1954) được ký kết đến thời điểm cuộc “Chiến tranh đặc

biệt” của Mỹ bị phá sản với chiến thắng Ba Gia ở Quảng Ngãi (6-1965) Những vấn

đề trình bày trong luận án được sắp xếp theo quá trình phát triển lịch sử, thể hiện tính liên tục từ năm 1954 đến năm 1965

Trang 11

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, làm rõ những chính sách của Mỹ và CQSG, đời sống công nhân ở

các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965, từ đó lý giải nguồn gốc của phong trào

Hai là, trình bày và phân tích những chủ trương của Đảng các cấp đối với

công nhân ở các ĐTMN Quá trình đấu tranh, mục tiêu, hình thức và biện pháp của phong trào công nhân ở các ĐTMN qua các giai đoạn: 1954-1960, 1961-1965

Ba là, phân tích, làm rõ một số tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của

phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965

4 NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Nguồn tài liệu

Luận án chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các nguồn tài liệu sau đây:

- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam viết về cách mạng giải phóng dân tộc, về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, về công nhân và phong trào công nhân Những tài liệu này cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận để thực hiện luận án

- Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Viện Sử học, Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử quân sự và các chuyên khảo của tập thể các nhà nghiên cứu hoặc riêng từng nhà nghiên cứu

- Các tài liệu lưu trữ liên quan tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và phong trào công nhân miền Nam hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ (TTLT) Quốc gia II tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), TTLT của các thành phố Biên Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế

- Luận án cũng chú ý tham khảo các công trình luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ và những bài viết trên các tạp chí có nội dung liên quan đến đề tài

Trang 12

- Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một số tư liệu thu thập được từ việc khảo

sát thực địa và phỏng vấn nhân chứng

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích trên cơ sở khảo cứu các nguồn tài liệu văn bản Ngoài ra, chúng tôi còn

sử dụng phương pháp liên ngành, kế thừa thành quả của các bộ môn khoa học khác như chính trị học, kinh tế học, để nghiên cứu và trình bày luận án

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Một là, luận án là một công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về phong

trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965, góp phần bổ sung tư liệu cùng một số luận điểm nhằm làm rõ hơn về lịch sử phong trào ĐTMN nói riêng và lịch sử Việt Nam cùng khung thời gian

Hai là, luận án làm rõ chính sách của Mỹ và CQSG đối với công nhân ở các

ĐTMN, để từ đó giải thích cho sự nảy sinh phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 Hiểu được tính dân tộc và đặc điểm phong trào công nhân ở các ĐTMN - một phong trào diễn ra trong điều kiện chiến tranh giải phóng dân tộc, thông qua đó thấy được tính đa dạng, phong phú về hình thức và biện pháp đấu tranh của phong trào

Ba là, luận án chỉ rõ những mục tiêu đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN

và kết quả đạt được của phong trào trên các lĩnh vực dân sinh, dân chủ, Hiểu hơn

về sự đoàn kết đấu tranh của phong trào công nhân ở từng ngành, công nhân các ngành, công nhân ở các ĐTMN với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động trên toàn miền

Bốn là, luận án nêu bật tính chất, đặc điểm cùng những đóng góp của phong

trào công nhân ở các ĐTMN trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; chỉ rõ phong trào công nhân ở các ĐTMN là một bộ phận của phong trào ĐTMN dưới sự lãnh đạo Đảng, rộng hơn là một bộ phận của phong trào cách mạng miền Nam Luận án còn góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh yêu nước, nâng

Trang 13

cao niềm tự hào cho giai cấp công nhân hiện nay, kết quả nghiên cứu của luận án có thể cung cấp nguồn tư liệu tương đối hoàn chỉnh về phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965)

6 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu (6 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (26 trang), nội dung luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan (17 trang)

Chương 2: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam giai đoạn

1954-1960 (51 trang)

Chương 3: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam giai đoạn

1961-1965 (46 trang)

Chương 4: Tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của phong trào công nhân

đô thị miền Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (27 trang)

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề công nhân nói chung, phong trào công nhân ở các ĐTMN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) nói riêng lâu nay đã trở thành một đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Vấn đề này đã được phản ánh trong nhiều công trình nghiên cứu, sách, tạp chí, luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có thể phân thành hai nhóm tiêu biểu sau:

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân Việt Nam

Trước năm 1975, nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân Việt Nam có các công trình sau:

Trần Văn Giàu (1958), Giai cấp công nhân Việt Nam sự hình thành và phát

triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, Nhà xuất bản (NXB)

Sự Thật, Hà Nội Có thể xem đây là công trình nghiên cứu khá công phu về lịch sử hình thành và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam Công trình đi sâu phân tích những chính sách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục của thực dân Pháp đối với công nhân Việt Nam; những điều kiện chính trị mới của phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1929 Công trình có giá trị lớn không những đối với việc nghiên cứu lịch sử công nhân mà còn đối với lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng và lịch sử tư tưởng Việt Nam Mặt khác, công trình đã chỉ rõ chủ nghĩa Mác - Lênin là sức mạnh tinh thần và là lý luận khoa học của giai cấp công nhân

Vũ Ngọc Nguyên (1959), Công nhân Nam Bộ trong khói lửa, NXB Lao

Động, Hà Nội Là người trong cuộc đã từng tham gia phong trào công nhân Nam

Bộ, tác giả đã ghi lại những cuộc đấu tranh quyết liệt, mạnh mẽ nhưng cũng hết sức khó khăn của công nhân Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954); công trình là bức tranh sinh động về phong trào công nhân Nam Bộ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiêu biểu là công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn Đặc biệt, công

Trang 15

trình chỉ rõ, tuy phong trào công nhân Nam Bộ gặp không ít khó khăn, thử thách trong quá trình đấu tranh nhưng dù ở bất cứ tình huống nào công nhân Nam Bộ vẫn luôn thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường trong đấu tranh, khẳng định được vai trò, vị trí của giai cấp mình trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc

Hoàng Quốc Việt (1959), Những nét sơ lược về lịch sử phong trào công

nhân và công đoàn Việt Nam 1860-1945, NXB Lao Động, Hà Nội Công trình

nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam từ năm 1860 đến năm 1945 và chỉ rõ qua từng giai đoạn lịch sử, phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam đã có những bước phát triển vững mạnh

và đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Võ Nguyên (1961), Phong trào công nhân miền Nam, NXB Sự Thật, Hà Nội

Công trình nghiên cứu về cuộc đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm (CQNĐD) của giai cấp công nhân miền Nam từ tháng 7-1954 đến tháng 7-1961, trong đó có các nội dung chính như: sự bần cùng hóa giai cấp công nhân miền Nam dưới chế độ Mỹ và CQNĐD như nạn thất nghiệp tràn lan, đồng lương rẻ mạt, điều kiện lao động khắc nghiệt Đây chính là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam Công trình khẳng định, phong trào công nhân miền Nam phát triển được trong giai đoạn 1954-1961 là do gắn liền với những điều kiện tiên quyết như giai cấp công nhân miền Nam ngày càng trưởng thành và phát huy được truyền thống giai cấp mình, mặt khác đó còn là sự phối hợp đấu tranh của các tầng lớp nhân dân yêu nước ở miền Nam, là sự hỗ trợ của miền Bắc xã hội chủ nghĩa Khi đánh giá về vai trò của giai cấp công nhân miền Nam giai đoạn 1954-1961, tác giả

khẳng định: “Trong sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân miền Nam 7 năm qua,

lực lượng có tổ chức và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân miền Nam đã giữ một vị trí vô cùng quan trọng Trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, giai cấp công nhân miền Nam đã tiến hành một cuộc đấu tranh anh dũng, đầy tinh thần chống

Mỹ - Diệm và đã thu được những thành tích lớn, góp phần xứng đáng đưa cách mạng miền Nam tiến lên” [178; tr 3]

Trần Văn Giàu (1962), (1963), Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng

sản thành lập đến cách mạng thành công (1930-1945), (3 tập), NXB Sử Học, Hà

Trang 16

Nội Đáng chú ý là ở Tập 1 (1930-1935), tác giả đã chỉ ra sự khủng khoảng kinh tế

là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống vật chất của công nhân, viên chức

và các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam trong những năm 1930-1935, đó là tình trạng thất nghiệp, ăn mày, chết đói, tiền công thấp, giá cả sinh hoạt đắt đỏ Bên cạnh đó, công trình đi sâu phân tích ý thức giác ngộ và có tổ chức của phong trào công nhân trong những năm 1930-1931; cuộc vận động công khai, hợp pháp của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong giai đoạn 1932-1935; đặc điểm nổi bật cũng như ưu điểm của phong trào công nhân là mối quan hệ có ý thức giữa phong trào công nhân và phong trào nông dân Đồng thời, công trình cũng chỉ ra những nhược điểm của phong trào công nhân trong giai đoạn 1930-1935

Diệp Liên Anh (1963), Máu trắng máu đào, NXB Lao Động Mới, Sài Gòn,

phản ánh một số nét về hoàn cảnh sống và làm việc của người công nhân cao su dưới sự áp bức bóc lột của thực dân, tư bản và phong kiến

Lê Nguyên Khôi, Dương Phẩm (1965), Công nhân miền Nam đấu tranh

chống Mỹ - Diệm, NXB Phổ Thông, Hà Nội Công trình đã khái quát tình cảnh công

nhân miền Nam dưới ách thống trị của Mỹ và CQNĐD luôn phải gánh chịu tình trạng thất nghiệp, lương không đủ sống, vật giá tăng nhảy vọt, thuế má phạt vạ chồng chất và điều kiện lao động cực khổ Bên cạnh đó Mỹ và CQNĐD còn thực

hiện chính sách “tố Cộng”, đốt nhà, lập ấp, lập khóm “chiến lược”, bắt lính, bắt

phu Cuộc sống bị áp bức, bị bóc lột khiến công nhân miền Nam đã không ngừng đứng lên đấu tranh để đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, đòi độc lập dân tộc, đòi thống nhất đất nước Qua đấu tranh, công nhân miền Nam từng bước trở thành giai cấp tiên phong, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phong trào cách mạng

miền Nam, công trình khẳng định: “Tác dụng của phong trào công nhân miền Nam

trong những năm qua đối với phong trào của các tầng lớp nhân dân khác từ nông thôn đến thành thị đã nói rõ vai trò tiền phong cách mạng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chung hiện nay ở miền Nam” [130; tr 25]

Trần Tử Bình (1965), Phú Riềng đỏ, NXB Lao Động, Hà Nội Với tư cách là

một công nhân cao su nòng cốt trong xây dựng cơ sở cách mạng ở đồn điền Phú Riềng, đồng thời cũng là người lãnh đạo cuộc đấu tranh của 5.000 công nhân Phú

Trang 17

Riềng, tác giả đã đặc tả lại tình cảnh công nhân cao su đồn điền Phú Riềng dưới chế

độ thực dân Pháp; những phản kháng của công nhân trong những ngày tháng đầu tiên đến sống và làm việc ở đồn điền; những hành động đấu tranh đòi quyền dân chủ của công nhân với giới chủ như cấm đánh đập, cấm cúp phạt, miễn sưu thuế, trả lương cho nữ công nhân khi nghỉ sinh, ngày làm 8 giờ, bồi thường cho công nhân khi bị tai nạn lao động

Lê Duẩn (1968), Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ của

công đoàn trong giai đoạn trước mắt, NXB Sự Thật, Hà Nội Bàn về sự hình thành

giai cấp công nhân Việt Nam, tác giả chỉ rõ: “Nó sinh ra và lớn lên không phải từ

khi có thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa của giai cấp tư sản dân tộc, mà ngay từ khi có sự khai thác đầu tiên của tư bản nước ngoài trên đất nước ta” [82; tr 26]

Đặc biệt, công trình đi sâu phân tích vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam, nhiệm vụ của công đoàn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Ban Sử cận hiện đại, Viện Sử học (1974), Một số vấn đề về lịch sử giai cấp

công nhân Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội Đây là một công trình nghiên cứu

với nhiều bài viết bàn về sự hình thành giai cấp công nhân và đặc điểm của giai

cấp công nhân Việt Nam, đáng chú ý là các bài viết: Sự hình thành người công

nhân và đặc điểm lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam của Vũ Huy Phúc; Tình hình công nhân Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến chiến tranh thế giới thứ nhất của Dương Kinh Quốc

Văn Tạo - Đinh Thu Cúc (1974), Giai cấp công nhân miền Bắc Việt Nam

1955-1960, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Đây được xem là công trình nghiên

cứu chuyên sâu về công nhân miền Bắc trong thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa từ năm 1955 đến năm 1960, với các nội dung chính như: Sự phát triển đội ngũ công nhân miền Bắc trong thời kỳ khôi phục và cải tạo kinh tế; quá trình đào tạo, bồi dưỡng văn hóa, kỹ thuật cho giai cấp công nhân; đời sống công nhân từng bước được cải thiện về thu nhập, về phúc lợi xã hội, về bảo hộ lao động và các dịch vụ xã hội; đặc biệt, công trình đi sâu phân tích quá trình công nhân miền Bắc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến và bảo vệ xây dựng miền Bắc

xã hội chủ nghĩa, đấu tranh cải tạo giai cấp tư sản dân tộc và quan hệ sản xuất tư

Trang 18

bản chủ nghĩa; công nhân tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; xây dựng công đoàn trở thành chỗ dựa vững chắc của Nhà nước chuyên chính vô sản và đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong công nhân

Sau năm 1975, nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân Việt Nam

có các công trình sau:

Cao Văn Lượng (1977), Công nhân miền Nam Việt Nam trong kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Đây là công

trình nghiên cứu có tính hệ thống về phong trào công nhân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Trong đó tác giả đã tập trung khái quát về sự phát triển đội ngũ công nhân miền Nam Việt Nam từ 1954-1975; đi sâu phân tích những thủ đoạn của Mỹ và CQSG đối với công nhân miền Nam; đời sống công nhân miền Nam dưới chính quyền Mỹ và Ngô Đình Diệm; phong trào đấu tranh của công nhân

miền Nam trong giai đoạn “Chiến tranh một phía” (1954-1960); phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong giai đoạn “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965); phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam trong giai đoạn “Chiến tranh cục

bộ” (1965-1968); phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam từ 1969-1972;

phong trào công nhân miền Nam với cuộc đấu tranh nhằm hoàn thành triệt để sự nghiệp giải phóng miền Nam Việt Nam Dù bất cứ giai đoạn nào, phong trào công nhân miền Nam diễn ra hết sức quyết liệt với những hình thức đấu tranh phong phú Hạn chế của công trình này là tác giả chưa khai thác được nhiều nguồn tài liệu lưu trữ

Một vài ý kiến về đội ngũ công nhân lao động miền Nam và công tác công đoàn vùng giải phóng (1978), NXB Lao Động, Hà Nội Có thể coi đây là công trình

nghiên cứu khá đầy đủ về đội ngũ công nhân lao động miền Nam và công đoàn vùng giải phóng Nét nổi bật là công trình đã nêu rõ truyền thống đấu tranh bất khuất của giai cấp công nhân lao động miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); những hoạt động của công đoàn vùng giải phóng

Ngô Văn Hoà, Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam

trước khi thành lập Đảng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Công trình tập trung

Trang 19

phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của giai cấp công nhân Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng Vai trò của phong trào công nhân với tư cách là một trong ba yếu tố dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương Những đặc điểm của quá trình phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát đến tự giác

Lê Sắc Nghi (1980), Đất đỏ miền Đông, NXB Công ty cao su Đồng Nai Thành Nam (1982), Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su

miền Đông Nam Bộ, NXB Lao Động, Hà Nội Ngoài nội dung trình bày về lịch sử

hình thành cây cao su và đời sống vật chất, tinh thần của công nhân miền Đông Nam

Bộ, cả hai công trình đã tái hiện phong trào đấu tranh của công nhân cao su miền Đông Nam Bộ diễn ra sôi động, hòa trong phong trào đấu tranh chung của giai cấp công nhân

và nhân dân cả nước trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Nguyễn Hữu Hợp - Phạm Quang Toàn (1987), Giai cấp công nhân Việt Nam

thời kỳ 1945-1954, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu có

tính hệ thống về sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam từ 1945-1954, trong

đó tập trung trình bày cấu trúc của giai cấp công nhân trước khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, sự phát triển đội ngũ công nhân vùng tự do, chất lượng đội ngũ công nhân vùng tự do; nguồn gốc và sự phát triển của đội ngũ công nhân vùng địch tạm chiếm Đặc biệt, phần 2 của công trình đã đi sâu phân tích phong trào công nhân Việt Nam trong công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân (8-1945-12-1946), phong trào công nhân vùng tự do (1947-1954), phong trào công nhân vùng tạm chiếm (1947-1954) với mục tiêu đấu tranh cho độc lập tự do và các quyền lợi về đời sống dân chủ và đòi thực hiện các luật lệ lao động, đấu tranh chống việc thành lập nghiệp đoàn mới của địch, đấu tranh chống âm mưu

mở rộng, kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đấu tranh chống phá hoại và di chuyển máy móc của công nhân So sánh sự phát triển giai cấp công nhân và phong trào công nhân thời kỳ 1945-1954 với các giai

đoạn trước đó, công trình khẳng định: “Đối với sự phát triển của giai cấp công

nhân và phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ 1945-1954 là một thời kỳ hoàn

Trang 20

toàn mới so với trước đó Đây là thời kỳ giai cấp công nhân đã trở thành người chủ của Nhà nước, có chính quyền cách mạng trong tay để tổ chức, lãnh đạo, Phong trào công nhân Việt Nam ở vùng tự do cũng như vùng địch tạm chiếm càng đóng vai trò là một phong trào tiên phong, một lực lượng chủ lực của cuộc kháng chiến kiến quốc” [126; tr 322]

Huỳnh Lứa (1993), Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam 1906-1990,

NXB Trẻ Công trình đã làm rõ lịch sử đấu tranh của công nhân cao su miền Nam qua các thời lỳ lịch sử từ 1906 đến năm 1990 Đặc biệt, trong giai đoạn kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước (1954-1975), tác giả đã phân tích khá rõ về những thủ đoạn khống chế công nhân của Mỹ và CQSG, đội ngũ và đời sống công nhân cao su dưới chính sách của Mỹ và CQSG, phong trào đấu tranh của công nhân cao su đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi thực hiện quyền dân sinh, dân chủ, diễn ra hết sức mạnh mẽ

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1995), Phong trào công nhân lao động

và hoạt động công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam 1954-1975, NXB Lao

Động Công trình đã làm rõ truyền thống đấu tranh anh dũng của giai cấp công nhân miền Nam (1954-1975) Với những thắng lợi trong đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, công nhân miền Nam và công đoàn giải phóng miền Nam đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Liên đoàn lao động Quảng Nam - Đà Nẵng (1996), Lịch sử phong trào đấu

tranh cách mạng của công nhân lao động và hoạt động công đoàn Quảng Nam - Đà Nẵng (1954-1975), NXB Đà Nẵng Công trình đã tái hiện lại phong trào của công nhân

và lao động tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) Mặc dầu, trong quá trình đấu tranh, công nhân và lao động Quảng Nam - Đà Nẵng gặp không ít khó khăn như bị Mỹ và CQSG mua chuộc, dụ dỗ, đàn áp và khủng bố, nhưng phong trào của công nhân lao động Quảng Nam - Đà Nẵng vẫn diễn ra mạnh mẽ, tạo được những dấu ấn đậm nét trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc (1954-1975) Công trình khẳng định, phong trào công nhân và lao động Quảng Nam - Đà Nẵng thiết thực góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trang 21

Nguyễn Thị Đảm (1996), Công nhân Long Thọ Huế dưới thời thuộc Pháp

(1896-1945), NXB Thuận Hóa, Huế Hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện

của xí nghiệp, công nhân Long Thọ Huế là đội ngũ công nhân công nghiệp đầu tiên gắn liền với sự xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa ở Huế Cuộc sống bị áp bức, bị bóc lột là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân Long Thọ qua các thời kỳ lịch sử như: phong trào đấu tranh của công nhân Long Thọ trước khi có chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng (1896-1929); phong trào công nhân Long Thọ dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Trên cơ sở phân tích phong trào công nhân Long Thọ (1896-1945), công trình cũng rút ra những nhận xét chung về cơ cấu đội ngũ công nhân, tính chất của phong trào công nhân, ý thức chính trị của công nhân công nhân Long Thọ, Huế (1896-1945)

Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế (1998), Lịch sử phong trào công

nhân lao động và công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Tập 1 (1930-1975), NXB Lao động,

Hà Nội Công trình đã phân tích sự hình thành đội ngũ công nhân lao động tỉnh Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ; công đoàn và phong trào công nhân lao động Thừa Thiên Huế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), trong kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước (1954-1975) Công trình khẳng định: “Công nhân lao động những

người gắn cuộc sống đô thị đã liên tục bền bỉ đấu tranh cách mạng trong lòng địch, hoạt động bí mật trong các xí nghiệp, công sở, khu phố, với những hoàn cảnh khác nhau và bằng mọi cách đã là nòng cốt nhiều phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng đô thị, làm thất bại các âm mưu thủ đoạn cụ thể của địch ở thành phố và trong tỉnh” [135; tr 195]

Đặng Văn Vinh (2000), 100 năm cao su ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp,

TPHCM Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về lịch sử công nhân cao

su Việt Nam Công trình tập trung phân tích quá trình hình thành đội ngũ công nhân cao su; những biến động thành phần công nhân, các hoạt động đấu tranh vì lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc của công nhân cao su Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai

(2003), Lịch sử giai cấp công nhân ở Đồng Nai, NXB Tổng hợp Đồng Nai Công

Trang 22

trình đã cung cấp nhiều nội dung liên quan đến chính sách khai thác thuộc địa và sự

ra đời của giai cấp công nhân Đồng Nai; phong trào đấu tranh của công nhân Đồng Nai qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chống Mỹ (1954-1975); trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-1985); thời kỳ

đổi mới (1986-2000) Công trình khẳng định: “Với truyền thống đấu tranh của

dân tộc, ngay khi ra đời, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã liên tục đấu tranh chống áp bức bóc lột của tư bản Khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, công nhân Đồng Nai đấu tranh từ tự phát vươn lên đấu tranh tự giác, trở thành giai cấp tiên tiến, là lực lượng quan trọng trong đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” [238; tr 7]

Lịch sử phong trào công nhân lao động và công đoàn tỉnh Quảng Nam: 1929-2000 (2005), NXB Lao Động, Hà Nội Công trình đã phản ánh sự ra đời của

đội ngũ công nhân Quảng Nam Phong trào đấu tranh của công nhân lao động Quảng Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chống Mỹ (1954-1975) và vai trò của công nhân lao động Quảng Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay

Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân Việt Nam còn được thể hiện trong một số luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ hoặc được công bố trên tạp chí NCLS

Phan Đình Dũng (2001), Phong trào đấu tranh của công nhân Đồng Nai

trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), luận văn Thạc sĩ trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM Luận văn đi sâu phân tích những chính sách của Mỹ và CQSG trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, một mặt làm cho đội ngũ công nhân Đồng Nai tăng lên nhanh chóng, mặt khác, dưới chế độ Mỹ và CQSG đời sống công nhân Đồng Nai ở trong tình trạng thiếu thốn, nghèo khổ và bị bóc lột nặng nề; những chủ trương của Đảng đối với phong trào công nhân Đồng Nai; phong trào đấu tranh của công nhân Đồng Nai qua hai giai đoạn 1954-1965 và 1965-1975

Nguyễn Thị Mộng Tuyền (2009), Phong trào đấu tranh của công nhân cao

su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), luận án Tiến sĩ,

Trang 23

Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ TPHCM Luận án đã trình bày một cách hệ thống, tương đối toàn diện lịch sử hình thành vùng đất và con người Thủ Dầu Một;

về sự thành lập, phát triển các đồn điền cao su; sự hình thành và thành phần đội ngũ công nhân cao su Thủ Dầu Một; phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao

su Thủ Dầu Một trước năm 1945; phong trào đấu tranh của công nhân Thủ Dầu Một trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) Bên cạnh đó, công trình bước đầu nêu lên một số đặc điểm và rút ra những bài học lịch sử nhằm phát huy vai trò của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay

Về bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí NCLS, có thể kể đến Cao Văn

Lượng (1964), Vấn đề liên minh công nông trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở

miền Nam Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (NCLS) số 64 Bài viết

tập trung nghiên cứu về sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa phong trào đấu tranh của công nhân thành thị với phong trào đấu tranh của nông dân ở nông thôn Công nhân tập trung phần lớn ở đô thị, những vị trí quan trọng, yết hầu của nền kinh tế, chính trị của Mỹ và CQSG, vì vậy phong trào công nhân có tác dụng làm tê liệt các hoạt động kinh tế đưa đến sự suy yếu về chính trị của đối phương, phong trào nông dân ở nông thôn chiếm một lực lượng đông đảo nhất, không có phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nông dân thì cách mạng miền Nam không thể thắng lợi được Khi nhận xét về mối quan hệ liên minh công nông trong cách mạng miền Nam, bài báo nhấn mạnh:

“Liên minh công nông là phương thức chủ yếu để đánh bại đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai hiện nay, là kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, là cơ sở

để mở rộng Mặt trận Dân tộc giải phóng Từ ngày Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, sự liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân lại được củng cố và phát triển thêm” [151; tr 26]

Cao Văn Lượng (1969), Công nhân miền Nam trên tuyến đầu chống Mỹ, Tạp

chí NCLS, số 119, tập trung làm rõ những âm mưu thủ đoạn của Mỹ và CQSG đối với công nhân, lao động miền Nam Dưới chế độ Mỹ và CQSG, tình trạng công nhân miền Nam luôn bị sa thải, thất nghiệp Đối với những công nhân có việc làm

Trang 24

thì phải làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt với đồng lương thấp, chế độ bảo hộ lao động không được đảm bảo cùng với tình trạng tai nạn lao động, thuế má nặng nề đè lên vai người công nhân miền Nam Đó là những nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân miền Nam chống Mỹ và CQSG từ năm

1954 đến năm 1968 Trên cơ sở phân tích những cuộc đấu tranh tiêu biểu của công nhân miền Nam, tác giả đã rút ra những đặc điểm lớn của phong trào công nhân

miền Nam đồng thời khẳng định: “Phong trào đấu tranh của công nhân, lao động

miền Nam đã thực sự trở thành nòng cốt của mọi phong trào yêu nước ở đô thị Nó

hỗ trợ tích cực và kết hợp chặt với phong trào học sinh, sinh viên, Phật giáo tạo thành một mặt trận rộng rãi chống Mỹ - ngụy” [152; tr 57]

Nguyễn Hữu Đạo (1985), Nhìn lại sự phát triển của đội ngũ giai cấp công

nhân Việt Nam trong 40 năm qua, Tạp chí NCLS số 223 Bài viết đã làm rõ sự phát

triển đội ngũ công nhân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm

1985 Riêng những năm 1954-1965 để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược và tạo cơ sở kinh tế cho VNCH, Mỹ và CQSG đã chú ý tới sự phát triển một số ngành công nghiệp, vì vậy lực lượng công nhân miền Nam cũng phát triển Phát triển trong điều kiện chiến tranh, đội ngũ công nhân miền Nam luôn bị Mỹ và CQSG thi hành nhiều biện pháp như đàn áp, khủng bố, mua chuộc, chia rẽ nhưng công nhân miền Nam đã tiến hành đấu tranh bằng mọi hình thức và biện pháp Nhận định về lực

lượng công nhân và phong trào công nhân miền Nam, tác giả cho rằng: “Cùng với

sự vươn mình lớn mạnh của cả dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng về cả số lượng lẫn chất lượng Mặc dầu bị thực dân và đế quốc lũng đoạn, bóc lột nhưng phong trào công nhân Việt Nam vẫn diễn ra rầm rộ, quyết liệt, góp phần xứng đáng vào những thắng lợi chung của cách mạng” [102; tr 17]

Từ các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi có nguồn sử liệu thực tế về lịch

sử hình thành giai cấp công nhân, cơ cấu công nhân và các hoạt động đấu tranh của công nhân Việt Nam

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam

Trần Bút (1965), Công nhân Đà Nẵng chĩa thẳng mũi nhọn đấu tranh vào

đầu bọn xâm lược Mỹ, NXB Lao Động, Hà Nội Công trình đã phản ánh các cuộc

Trang 25

đấu tranh chống Mỹ trong năm 1965 ở Đà Nẵng của công nhân bến tàu, công nhân lái ô tô, nhân viên các tư sở, công nhân xích lô, những cuộc đấu tranh của công nhân Đà Nẵng nhận được sự cổ vũ của đông đảo các tầng lớp nhân dân Đà Nẵng, vì vậy, phong trào đã góp phần làm thất bại những âm mưu xâm lược, gây chiến của

Mỹ tại Đà Nẵng trong giai đoạn này

Hữu Tuấn (1965), Công nhân đô thị trên tuyến đầu Tổ quốc, NXB Lao

Động, Hà Nội Công trình chỉ rõ, dưới chế độ Mỹ và CQSG đời sống công nhân đô thị hết sức túng quẫn, quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt, đời sống bần cùng, thuế

má nặng nề, thất nghiệp, đồng lương rẻ mạt, lao động khổ cực là những vấn đề thường xuyên đe dọa đời sống công nhân ở các ĐTMN Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN Phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến 1965 diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, liên tục với mục tiêu đòi quyền lợi kinh tế, chính trị và đã giành được những thắng lợi quan trọng

Nhận xét về vai trò và vị trí của công nhân ở các ĐTMN, tác giả khẳng định: “Phong

trào đấu tranh của công nhân và lao động miền Nam trong hơn 10 năm qua đã chứng minh lòng yêu nước nồng nàn, ý thức giác ngộ giai cấp ngày càng sâu sắc và biểu thị sự thống nhất ngày càng vững chắc của giai cấp công nhân Phong trào đó còn một mặt biểu thị sự thống nhất hành động ngày càng chặt chẽ giữa giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân khác ở thành thị, trong đó giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt, dẫn đầu” [249; tr 4]

Lê Thị Quý (1988), Nghiệp đoàn Sài Gòn và phong trào công nhân, NXB

TPHCM Đây là một công trình nghiên cứu về nghiệp đoàn và phong trào công nhân Sài Gòn dưới chế độ Mỹ và CQSG với nhiều tư liệu có giá trị Tác giả đi sâu phân tích những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và CQSG trong việc tổ chức và sử dụng các nghiệp đoàn ở miền Nam nhằm kéo công nhân ra khỏi quỹ đạo cách mạng Tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào, công nhân Sài Gòn luôn thể hiện tính thống nhất giai cấp trong đấu tranh, cùng nhân dân thành phố hoàn thành sự nghiệp vẻ vang giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động TPHCM (1993), Công nhân Sài Gòn -

Chợ Lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, NXB Lao Động, TPHCM Công trình

Trang 26

làm rõ bối cảnh ra đời công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn, phân tích khá chi tiết phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra

đời cho đến năm 1975, rằng: “Nửa thế kỷ - tính từ khi có Công hội năm 1925 đến

năm 1975 - đối mặt trực tiếp với chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới, phong trào công nhân luôn quyện chặt với phong trào nông dân và các phong trào yêu nước khác, đã phản ánh khá đầy đủ và hài hòa tính dân tộc, tính giai cấp và tính thời đại của phong trào cách mạng thành phố” [2; tr 1]

Phạm Hồng Thụy, Mỹ Hà, Đinh Thu Xuân (1998), Lịch sử xí nghiệp liên hợp

Ba Son 1863-1998, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu

khá chi tiết và đầy đủ về sự hình thành xí nghiệp Ba Son cũng như phong trào đấu tranh của công nhân xí nghiệp Ba Son qua các thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân các ngành ở Sài Gòn - Chợ Lớn, công nhân Ba Son đã giành được những thắng lợi trên các lĩnh vực dân sinh, dân chủ, góp phần vào sự phát triển của phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1945 đến năm 1975

Cùng với, các công trình trên, nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân ở các ĐTMN còn có một số công trình luận văn Thạc sĩ và các bài viết trên tạp chí NCLS, tạp chí LSQS

Trần Xuân Thảo (2000), Phong trào đấu tranh của nữ công nhân Sài Gòn -

Gia Định 1954-1975, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn TPHCM Luận văn đã làm rõ chính sách của Mỹ và CQSG đối với nữ công nhân Sài Gòn - Gia Định Những chính sách của Mỹ và CQSG tác động rất lớn đến đời sống nữ công nhân, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các phong trào đấu tranh của nữ công nhân Sài Gòn - Gia Định trong suốt giai đoạn 1954-1975 Phong trào của nữ công nhân Sài Gòn - Gia Định chống Mỹ và các CQSG đã góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của cách mạng miền Nam

Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Phong trào đấu tranh của công nhân Sài

Gòn (1954-1975), luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TPHCM Luận văn

khái quát sự phát triển, biến đổi của đội ngũ công nhân Sài Gòn dưới chế độ Mỹ và CQSG (1954-1975); những âm mưu và biện pháp của Mỹ và CQSG đối với công

Trang 27

nhân Sài Gòn Đặc biệt, tác giả đi sâu phân tích phong trào đấu tranh vì hòa bình, chống chiến tranh xâm lược, đấu tranh vì quyền lợi kinh tế, đấu tranh vì quyền lợi dân chủ, tự do nghiệp đoàn của công nhân Sài Gòn (1954-1975)

Về các bài công bố trên các tạp chí NCLS, tạp chí LSQS có thể kể, Cao Văn

Lượng (1974), Bước đầu tìm hiểu về cơ cấu công nhân, lao động ở các thành thị

miền Nam Việt Nam hiện nay, Tạp chí NCLS, số 159 Bài báo đã phân tích về sự

phát triển đội ngũ công nhân, lao động ở các thành thị miền Nam Việt Nam trong 20 năm 1954 đến 1974, đồng thời tác giả cũng chỉ ra những đặc điểm của đội ngũ công nhân, lao động ở các thành thị miền Nam Việt Nam

Lê Cung (2000), Phong trào công nhân Huế những năm đầu sau Hiệp định

Genève 1954, Tạp chí NCLS, số 1, đã cho người đọc nhìn thấy bức tranh sinh động

về phong trào của công nhân Huế với nhiều ngành khác nhau: công nhân lái xe ô tô, công nhân hỏa xa, công nhân đóng giày, công nhân ngành thủy điện Tác giả khẳng định các cuộc đấu tranh của công nhân Huế trong thời gian này diễn ra liên tục và khá đều khắp ở tất cả các ngành Mục tiêu đấu tranh được xác định một cách cụ thể, rõ ràng đúng với tính chất giai cấp của mình như đòi tăng lương, chống sa thải, tự do nghiệp đoàn Hình thức đấu tranh phù hợp với những chủ trương của Đảng Những cuộc đấu tranh của công nhân Huế đã góp phần vạch trần

bộ mặt phi dân tộc, phi dân chủ của CQNĐD

Lê Cung (2006), Cuộc đấu tranh của công nhân ngành thủy điện miền Nam

những năm đầu sau Hiệp định Genève (1954), Tạp chí Lịch sử quân sự (LSQS), số

2, đã trình bày diễn biến, kết quả của cuộc đấu tranh sôi nổi, mạnh mẽ của công nhân thủy điện Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra chính những chính sách của CQNĐD trên tất cả các lĩnh vực đã tác động đến đời sống công nhân, làm cho họ luôn chìm đắm trong sự túng quẫn, đồng lương chết đói, làm việc quá sức, bệnh nghề nghiệp, mất tự do đó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của công nhân thủy điện miền Nam

Lê Cung (2012), Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh ở các ĐTMN Việt

Nam giai đoạn 1954-1959, Tạp chí NCLS, số 4 Dựa vào nguồn tài liệu gốc đã thu

thập được tại TTLT Quốc gia II và các nguồn tài liệu đáng tin cậy khác, tác giả đã làm rõ mục tiêu đấu tranh vì mục tiêu dân sinh của công nhân sau Hiệp định Genève

Trang 28

diễn ra khắp nơi ở các ĐTMN Hình thức và biện pháp đấu tranh hết sức phong phú

từ đấu tranh hòa bình bằng việc nêu các yêu sách, lấy chữ ký đến lãng công, đình công và tiến lên tổng bãi công Phong trào đã thu hút công nhân nhiều ngành nghề khác nhau tham gia

Tham khảo các công trình trên đây về cơ bản giúp chúng tôi nắm được nguồn gốc hình thành công nhân ở các ĐTMN, chính sách của Mỹ và CQSG đối với công nhân ở các ĐTMN, các cuộc đấu tranh vì quyền lợi giai cấp và lợi ích dân tộc của công nhân ở các ĐTMN

Tựu trung các công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân Việt Nam cũng như các công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân ở các ĐTMN đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

Một là, khái quát lịch sử hình thành và phát triển đội ngũ công nhân Việt

Nam qua các giai đoạn lịch sử từ trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Hai là, hầu hết các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra những chính sách

thống trị trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đối với công nhân Việt Nam; dưới chính sách thực dân Pháp và

đế quốc Mỹ, đời sống công nhân Việt Nam hết sức cực khổ

Ba là, các công trình đã trình bày phong trào công nhân Việt Nam trong

kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); đồng thời, các nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm phong trào công nhân Việt Nam qua các thời kỳ

Bốn là, một số công trình tuy trình bày khá chi tiết một số cuộc đấu tranh của

công nhân ở các ĐTMN thời kháng chiến chống Mỹ nhưng chỉ giới hạn ở một số ngành, ở một số địa phương hoặc ở khung thời gian hẹp mà thôi

Tuy nhiên, các công trình chưa khai thác được nhiều nguồn tư liệu về chính sách của Mỹ và CQSG đối với công nhân ở các ĐTMN, về chính bản thân phong trào hiện đang được lưu giữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia và địa phương, vì vậy, cách nhìn nhận, đánh giá chưa toàn diện, có chỗ chưa thật sự khách quan Tuy vậy, các công trình trên đây đã gợi mở cho chúng tôi cả về ý tưởng và thực tiễn để thực hiện luận án

Trang 29

1.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục được nghiên cứu

Như đã đề cập ở trên, mặc dầu đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về công nhân nói chung và công nhân miền Nam nói riêng nhưng việc nghiên cứu phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu trên bình diện toàn cảnh đi từ nguyên nhân, diễn biến đến tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của phong trào Vì vậy, luận án nhằm hướng đến giải quyết một số nội dung sau:

- Phân tích về những âm mưu và biện pháp của Mỹ và CQSG đối với công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965, với nhiều chính sách và nhiều biện pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị tư tưởng, quân sự, kinh tế và văn hóa giáo dục, từ đó, làm rõ những thủ đoạn vừa mua chuộc, vừa đàn áp phong trào công nhân

ở các ĐTMN của Mỹ và CQSG để nắm bắt về nguyên nhân chung của phong trào

- Trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu từ nhiều phía, tư liệu từ phía CQSG được lưu trữ tại TTLT Quốc gia II, TPHCM cũng như từ phía Trung ương Cục miền Nam, luận án luận giải, tái hiện một cách chi tiết về mục tiêu và diễn biến phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến 1965 như: phong trào đấu tranh vì mục tiêu dân sinh; phong trào đấu tranh đòi tự do nghiệp đoàn, phản đối bắt bớ, tra tấn, đòi giải tán các trại tập trung, đấu tranh bảo vệ nghiệp đoàn; phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi hòa bình, thống nhất đất nước; phong trào chống chính

sách “tố Cộng”, Các phong trào đấu tranh này được khai thác trên các khía cạnh

cụ thể về mục tiêu đấu tranh, lực lượng đấu tranh cũng như ý nghĩa và mặt hạn chế của các phong trào đấu tranh đó

- Rút ra những tính chất, đặc điểm của phong trào công nhân ở các ĐTMN Qua đó, thấy được bức tranh sinh động của phong trào công nhân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

- Chứng minh và khẳng định vai trò to lớn của phong trào công nhân ở các ĐTMN trong việc góp phần đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến 1965 Mặt khác, rút ra ý nghĩa lịch sử của phong trào công nhân ở các ĐTMN; trên cơ sở đó có thể giúp các nhà chính trị - xã hội hoạch định những chính sách đối với giai cấp công nhân hiện nay

Trang 30

Chương 2 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM

(1954-1960)2.1 Khái quát truyền thống đấu tranh của công nhân miền Nam trước năm 1954

Từ cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp Chính các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động sâu sắc đến xã hội Việt Nam, đặc biệt là dẫn đến sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân

Sau khi thiết lập bộ máy cai trị tại Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp tại các đô thị lớn miền Nam, tiêu biểu là Sài Gòn - Chợ Lớn,

Đà Nẵng, Huế, Vì vậy, các cơ sở công nghiệp này bắt đầu mang dáng dấp của những đô thị công nghiệp Bến cảng, đường xá, kênh đào, nhà máy điện được chú trọng xây dựng đầu tiên, tiếp đó là các nhà máy và xưởng thủ công Lực lượng công nhân miền Nam Việt Nam cũng ra đời và lớn mạnh dần từ đó Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đội ngũ công nhân không những đông đảo thêm về số lượng

mà còn tham gia phong trào giải phóng dân tộc với tư cách là một bộ phận của dân

tộc Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, từ năm 1901 đã viết: “Sự phát triển

của những đô thị lớn như Sài Gòn, Chợ Lớn làm nảy sinh một thứ vô sản thành thị

và ngoại ô mà thái độ và hành động của họ làm cho số người Âu và giai cấp giàu

có người bản xứ đều lo sợ một cách nghiêm trọng và có lý” [284].

Năm 1920, Tôn Đức Thắng thành lập Công hội là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với phong trào công nhân Đây là Công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam, Những cơ sở đầu tiên của Công hội được thành lập ở Cảng Sài Gòn, Xưởng

Ba Son, Xưởng FACI, Nhà máy đèn Sài Gòn, Nhà máy đèn Chợ Quán,…Đặc biệt, với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930), phong trào công nhân Việt Nam nói chung và phong trào công nhân miền Nam nói riêng phát triển mạnh mẽ Tháng 4-1930, đại biểu công hội của các ngành đã họp và thành lập Tổng Công hội Nam Kỳ Dưới sự lãnh đạo của Tổng Công hội, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân miền Nam diễn ra với khẩu hiệu: phản đối đánh đập, cúp lương, đòi ngày làm 8

Trang 31

giờ, nổi bật nhất là cuộc bãi công của công nhân hãng dầu Nhà Bè (1-2-1930); cuộc bãi công của 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (3-2-1930); cuộc đấu tranh công nhân Ba Son (21-4-1930); cuộc bãi công của công nhân Đề pô xe lửa ở Dĩ An (27 và 28-4-1930); cuộc bãi công của công nhân nhà máy đèn Chợ Lớn (1-5-1930); cuộc bãi công lần thứ 2 của công nhân Đề pô xe lửa Dĩ An (1-5-1930); cuộc bãi công của 300 công nhân làm đường lộ Cần Thơ (13-5-1930); cuộc bãi công của 400 công nhân hãng dầu Nhà Bè (23-3-1931) [116; tr 530]

Mặc dầu cuối năm 1931, phong trào công nhân miền Nam tạm thời lắng xuống do sự khủng bố trắng của thực dân Pháp Nhưng, sang năm 1932, phong trào công nhân dần dần được phục hồi Từ tháng 6-1932 đến tháng 1-1933, 5 cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền thuộc các tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Gia Định, Quảng Nam đã nổ ra Năm 1934, trên cở sở bước đầu hồi phục ở 2 năm trước, phong trào công nhân miền Nam đã có những bước phát triển mới Riêng Sài Gòn - Chợ Lớn trong 2 năm 1934-1935, có 40 cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra

Đến năm 1936 nhiều cuộc bãi công đã diễn ra như: cuộc bãi công của công nhân hãng cưa Vĩnh Hội phản đối chủ hạ lương từ 0,70 đồng xuống 0,35 (9-1-1936); cuộc bãi công của 200 công nhân Ba Son cũng phản đối việc chủ hạ lương từ 0,70 đồng xuống 0,40 đồng (11-4-1936); cuộc bãi công đòi tăng lương của công nhân hãng dầu Texaco Nhà Bè (20-5-1936), cuộc bãi công của thợ may tiệm Adam Mode đòi làm 8 giờ, phản đối đuổi thợ vô cớ (20-11-1936), cuộc bãi công của 600 thợ nhuộm Gia Định và thợ giặt Sài Gòn đòi nghỉ Chủ Nhật có lương (12-12-1936); cuộc bãi công của 1.000 công nhân Ba Son đòi tuần làm 10 giờ và 13 ngày phép /năm có lương (4-12-1936)

Sang năm 1937, phong trào bãi công của công nhân miền Nam tiếp tục phát triển với số lượng cuộc bãi công ngày càng tăng với khẩu hiệu đòi tăng lương, nghỉ ngày Chủ nhật và ngày lễ có lương, đòi thi hành luật lao động và tự do nghiệp đoàn, tiêu biểu như cuộc bãi công của 4.000 công nhân Ba Son (6-4-1937), cuộc bãi công của toàn thể công nhân xe lửa Sài Gòn, Đề phô xe lửa Dĩ An, phối hợp với công nhân xe lửa Đà Nẵng, Nha Trang (10-4-1937) Cuộc bãi công của công nhân xe lửa gây thiệt hại lớn cho ngành xe lửa Đông Dương, trong những ngày công nhân bãi

Trang 32

công, các chuyến tàu Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Biên Hòa, Sài Gòn - Mỹ Tho ngừng chạy Tính ra Sở xe lửa thiệt hại mỗi ngày từ 2 đến 3 ngàn đồng Đông Dương

Bước sang những năm 1938-1939 phong trào bãi công của công nhân gặp nhiều khó khăn, số lượng các cuộc bãi công giảm sút nhưng quy mô bãi công rộng lớn hơn Ngày 29-2-1938, 5.500 công nhân chuyên chở ở Cảng Sài Gòn bãi công; ngày 18-5-1939, 300 công nhân quét rác Sài Gòn bãi công đòi tăng lương, đòi được nghỉ Chủ nhật, không được tăng giờ làm; ngày 1-6-1939, gần 2.000 công nhân Ba Son bãi công phản đối chủ cắt giảm phụ cấp ngoài giờ

Như vậy, từ năm 1930 đến năm 1939, phong trào công nhân miền Nam diễn

ra khá liên tục, với mục tiêu chủ yếu vì quyền lợi kinh tế, tuy nhiên, một số ít cuộc đấu tranh của công nhân vẫn có mục tiêu chính trị, như phong trào bỏ phiếu trắng trong cuộc bầu cử Hội đồng quản hạt Nam Kỳ để phản đối chính quyền thực dân ngăn cản đại biểu của Mặt trận dân chủ ra tranh cử Cuộc vận động đã thu được

thắng lợi: “Có 2.585 cử tri bỏ phiếu trắng” [128; tr 58]

Trong những năm 1940-1944, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân miền Nam và Hội Công nhân Cứu quốc1 đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở cả đô thị và nông thôn Tháng 11-1941, 500 công nhân Xóm Chiếu và bến tàu Sài Gòn đình công phản đối chủ hãng Nhật đánh đập công nhân Đáng chú ý trong năm 1941 là cuộc bãi công chống Nhật của công nhân hãng cưa Xăng Cô; cuộc bãi công của công nhân xưởng may quân phục cho Nhật ở đường Se-nhô [2; tr 42-43]; cuộc đấu tranh của thợ giày công ty Đại Nam (14-8-1944) [127; tr 24]

Bước sang giai đoạn 1945-1954, được sự động viên cổ vũ bởi thắng lợi của

Cách mạng tháng Tám 1945 và cuộc kháng chiến chống Pháp, phong trào công nhân miền Nam diễn ra mạnh mẽ, liên tục và đều khắp, có sự kết hợp với các tầng lớp nhân dân lao động Đáng chú ý là trong phong trào chống thực dân Pháp ở Nam

Bộ, công nhân và lao động dưới sự lãnh đạo của Tổng công đoàn Nam Bộ đã tổng

bãi công, bãi thị, bãi khóa và đặt kế hoạch “tiêu thổ kháng chiến”, đẩy thực dân

1 Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập, bao gồm các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc,

lấy tên là “Hội cứu quốc” Do đó “Hội công nhân phản đế” đổi tên thành “Hội công nhân cứu quốc”

Trang 33

Pháp vào tình thế bị bao vây cô lập về mọi mặt Đồng thời, công nhân còn tổ chức phá hoại kinh tế địch với quy mô lớn, tiêu biểu là tại Sài Gòn - Chợ Lớn

Tại các đồn điền cao su Nam Bộ, công nhân cũng hăng hái tham gia kháng chiến Ngày 25-12-1945, khi quân Pháp tiến chiếm các đồn điền chúng đã vấp phải

sự chống trả quyết liệt của công nhân Hơn 34.000 công nhân đồn điền tham gia kháng chiến Toàn bộ 55.000 công nhân cao su đã tổng đình công, bất hợp tác với giặc [128; tr 88] Với ý chí sắt đá vì độc lập tự do của Tổ quốc, công nhân miền Nam

đã đi đầu trong sự nghiệp kháng chiến và ngăn chặn một bước trong âm mưu của thực dân Pháp, khi chúng định nhanh chóng đánh chiếm Nam Bộ Phong trào góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền nhân dân, chủ quyền dân tộc

Khi thực dân Pháp chiếm đóng trở lại, phong trào công nhân miền Nam tiếp tục diễn ra sôi nổi Năm 1947, ở Nam Bộ có 15 cuộc đấu tranh lớn đòi tăng lương, giảm giờ làm của công nhân hãng Soda, hãng bia nước ngọt, hãng thuốc lá,… Năm

1948, có hơn 40 cuộc đấu tranh lớn của công nhân các đô thị, thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định,… Năm 1949, có 54 cuộc đấu tranh lớn của công nhân, trong đó

đa phần là những cuộc đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm, chống cúp phạt ở Sài Gòn, Huế,…

Ngày 12-1-1950, tại Sài Gòn - Chợ Lớn, 5.000 công nhân kéo lên Thanh tra lao động Sài Gòn đòi can thiệp với chủ nhà máy tăng lương, cải thiện đời sống Ngày 3-4-1950, 2.500 công nhân Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc đấu tranh đòi tăng lương 40%, làm việc đúng giờ như Thanh tra lao động quy định, giảm phần cây cạo [238; tr 100-101]; trong các ngày 10-7, 26-7, 18-9 và 11-10-1950, công nhân hãng Bastos đấu tranh đòi tăng lương, chống đánh đập và đuổi công nhân, kết quả thắng lợi Từ tháng 8 đến tháng 11-1950, công nhân Caric đấu tranh đòi tăng lương phụ cấp, chống đánh đập, chống đuổi thợ Tháng 9-1950, công nhân Đề pô xe lửa Chí Hòa đòi phát tiền truy lãnh, kết quả chủ chấp nhận phát tiền truy lãnh cho cả Chí Hòa và Dĩ An Ngày 12-11-1951, 2.000 công nhân hãng Caric, Eiffel đình công Ngày 9-9-1953, 1.000 công nhân Sở Mộ bãi công đòi hưởng phụ cấp sinh hoạt, cuộc bãi công này được 2.400 công nhân sở Capitaine Couveur hưởng ứng Ngày 3-11-1953, 2.000 công nhân nhà binh bãi công đòi tăng lương 35% Sang đầu năm

Trang 34

1954, tại Sài Gòn một loạt cuộc bãi công tiếp tục nổ ra ở các xí nghiệp lớn Ngày 22-2-1954, 400 công nhân xưởng cơ khí Asem bãi công được nhiều nghiệp đoàn miền Nam ủng hộ Ngày 20-4-1954 công nhân Ô tô buýt bãi công, cũng trong tháng 4-1954, 200 thợ giày ở 7 tiệm giày lớn trên đường Bonard (nay là đường Lê Lợi) bãi công phản đối chủ hà khắc [5; tr 343, 345]

Tóm lại, phong trào công nhân miền Nam trước năm 1954, thu hút hầu hết công nhân các ngành và nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, phong trào công nhân đã gắn mục tiêu đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ với mục tiêu đấu tranh chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, phong trào đã sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú như bãi công, đình công, lãn công,… với mục tiêu cụ thể như đòi tăng lương, bớt giờ làm, chống sa thải, chống đánh đập,… thiết thực góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi Phong trào công nhân miền Nam trước năm 1954 vừa tạo dựng được truyền thống tốt đẹp vừa đem lại những kinh nghiệm quý báu để công nhân miền Nam vững bước phát triển đi lên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

2.2 Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với công nhân ở các đô thị miền Nam (1954-1960)

2.2.1 Khái quát về tình hình miền Nam Việt Nam (1954-1960)

Trước nguy cơ thất bại của Pháp, Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương Ngày 7-5-1954, Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ, Mỹ tăng cường thế lực thay chân Pháp ở Đông Dương Nhân vật Mỹ chọn làm Thủ tướng

“Quốc gia Việt Nam” là Ngô Đình Diệm

Thực hiện chủ trương của Mỹ, sau khi nắm lấy chính quyền ở miền Nam (7-7-1954), một mặt, CQNĐD từ chối hiệp thương tổng tuyển cử, từ chối việc tái lập quan hệ bình thường giữa hai miền Nam - Bắc; tổ chức tuyển cử riêng rẽ, bầu cử Quốc hội Lập hiến (4-3-1956), ban hành Hiến pháp (26-10-1956), lập đảng Cần Lao nhân vị, phong trào Cách mạng Quốc gia, Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ liên đới,… Mặt khác, CQNĐD ra sức khủng bố những người tán thành hòa bình, những người tham gia kháng chiến và những người đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève

Dưới chiêu bài “tố Cộng”, CQNĐD đã kiện toàn bộ máy đàn áp Tháng 3-1955,

Trang 35

Tổng ủy “Công dân vụ” được thành lập, hoạt động của tổ chức này là chuyên theo

dõi, phát hiện và đàn áp các tổ chức chính trị đối lập, đặc biệt là đối với những người thuộc lực lượng kháng chiến Các luật lệ phát - xít được ban hành, trong đó

có Dụ số 6 (11-1-1956) về việc lập lại các trại tập trung để giam giữ những người

gọi là “nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh” Chính sách khủng bố điên cuồng

của Mỹ và CQNĐD đã gây cho cách mạng miền Nam nhiều tổn thất nghiêm trọng Tính đến cuối năm 1958, trên toàn miền Nam, Mỹ và CQNĐD đã giết hại khoảng 68.800 cán bộ, đảng viên, bắt giam 466.000 người và tra tấn thành thương tật 680.000 người [103; tr 61]

Song song với chiến dịch “tố Cộng” và luật lệ hà khắc, ngày 6-5-1959, Ngô Đình Diệm ban hành Luật 10/59 Tới ngày 3-7-1959, Ngô Đình Diệm tuyên bố “đặt

cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” và thành lập các tòa án quân sự đặc biệt ở Sài

Gòn, Buôn Ma Thuột, Huế Chỉ trong một thời gian ngắn cuối năm 1959, tòa án quân sự đặc biệt Sài Gòn đã lưu động trong 9 tỉnh Nam Bộ và tuyên bố 20 án tử hình, 27 án khổ sai chung thân [103; tr 61] Cùng với những chính sách trên là các

chương trình “Khu dinh điền”, “Khu trù mật” Tất cả những chính sách này về thực

chất là chống lại khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân miền Nam Đó là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam

Tháng 8-1954, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, các

đại biểu trí thức và lao động thành phố cho ra đời tổ chức “Phong trào Hòa bình

Sài Gòn - Chợ Lớn” Tôn chỉ mục đích của phong trào là đấu tranh cho hòa bình ở

Đông Dương được củng cố, quyền tự do dân chủ được bảo đảm, nước Việt Nam được thống nhất bằng tuyển cử tự do trong cả nước Từ Sài Gòn - Chợ Lớn, phong trào lan rộng ra một số đô thị như Huế, Đà Nẵng Phong trào Hòa bình tổ chức nhiều cuộc mít tinh, hội họp đưa yêu cầu đòi CQNĐD thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Genève Trong lúc Mỹ và CQNĐD tập trung tuyên truyền xuyên tạc Hiệp định Genève, phá hoại đường lối thống nhất bằng phương pháp tuyển cử thì Phong trào Hòa bình là tiếng nói chính nghĩa, công khai bênh vực Hiệp định Genève, bênh vực đường lối thống nhất đất nước thông qua hiệp thương tổng tuyển cử Bằng những

Trang 36

hoạt động văn hóa xã hội, Phong trào Hòa bình đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân hướng đến cuộc đấu tranh chống chiến tranh, đòi hòa bình, chống chia cắt đất nước

Tiếp theo, trong những năm 1956-1958, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trên khắp các thành phố, thị xã miền Nam, nhất là vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5 hằng năm Nổi bật, ngày 1-5-1958, gần 50 vạn công nhân Sài Gòn xuống đường biểu tình với những khẩu hiệu đấu tranh phù hợp với quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân, như đòi tăng lương, giải quyết nạn thất nghiệp, hạn chế nhập cảng những hàng hóa mà trong nước sản xuất được, triệt để giảm tô đúng mức,

thực hiện đầy đủ khẩu hiệu “người cày có ruộng, thống nhất đất nước”

Cuối năm 1959 đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” diễn ra Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi miền Trung Trung Bộ “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước nhảy vọt của cách

mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đưa đến sự

ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20-12-1960 Mặt trận chủ trương đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống Mỹ và CQNĐD, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hòa bình, thi hành chính sách trung lập, tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc

Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ảnh hưởng lớn trong đồng bào đô thị

và làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới Mâu thuẫn nội bộ CQNĐD ngày càng gia tăng Ngày 11-11-1960, cuộc đảo chính lật đổ CQNĐD do Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Lữ đoàn dù cầm đầu tuy không thành

nhưng đã “đánh một đòn mạnh mẽ vào quyền uy của Mỹ - Diệm” [207; tr 223]

2.2.2 Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với công nhân ở các đô thị miền Nam

2.2.2.1 Về tư tưởng - chính trị

Hệ tư tưởng của CQNĐD là chủ nghĩa nhân vị Từ năm 1956, CQNĐD cho phép các linh mục giảng dạy chủ nghĩa nhân vị tại Đại học Văn khoa Sài Gòn và tiếp theo Ngô Đình Diệm cho thành lập Trung tâm huấn luyện nhân vị Vĩnh Long

Trang 37

Ban Giám đốc và Ban Giảng huấn đều là các linh mục hoặc là tín đồ Thiên Chúa giáo Đối với công nhân ở các ĐTMN, Mỹ và CQNĐD mở các lớp huấn luyện để

tuyên truyền và phổ biến “lý tưởng nghiệp đoàn Thiên Chúa giáo” Trần Quốc

Bửu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam2

đã tuyên bố:“Trong các lớp

huấn luyện cán bộ nghiệp đoàn, chúng tôi chú trọng nhất đến việc trau dồi lý tưởng nghiệp đoàn Thiên Chúa giáo”, “Tổng Lao công là một phong trào được Giáo hội

ủy thác trách nhiệm truyền giáo trong giới lao động” [21]

Bên cạnh tuyên truyền tư tưởng Thiên Chúa giáo, Mỹ và CQNĐD còn tuyên

truyền thuyết “lao tư lưỡng đồng, lưỡng lợi”, “hòa hợp giai cấp”, “dân chủ” hay chủ trương “thăng tiến cần lao” Ngày 8-9-1956, tại Đại hội toàn quốc Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam, Trần Quốc Bửu đã khẳng định: “Nói đến dân chủ kinh tế

tức là nói một nền kinh tế trong đó công nhân tùy theo năng lực đóng góp có quyền

dự phần quản lý Quan niệm này không phải là một quan niệm mới nhưng muốn thực hiện được, chúng ta không được quên một yếu tố khác quan trọng bậc nhất là chủ trương thăng tiến cần lao” [222; tr 8]

Về chính trị, dưới chế độ Mỹ và CQNĐD, quyền tự do của công nhân bị xâm phạm Quyền hội họp, quyền đình công bị hạn chế triệt để Khi nói đến đình công,

Điều 98 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa quy định: “Trong nhiệm kỳ lập pháp đầu

tiên, Tổng thống có thể đình chỉ sự sử dụng những quyền tự do đi lại và cư trú, tự do ngôn luận và báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do nghiệp đoàn và đình công để thỏa mãn những đòi hỏi đích đáng của an toàn chung, trật tự công cộng và quốc phòng”

[120; tr 76] Điều 379 “Bộ luật lao động tân tiến” của CQSG ghi rõ: “Một người nào

hoặc tham dự vào hoặc xúi giục một vụ đình công trong một sở hữu ích công cộng sẽ bị phạt tù 6 ngày đến 6 tháng và bị phạt vạ từ 60 đến 24.000 đồng” [178; tr 34]

Bên cạnh chế độ pháp luật độc tài là hệ thống tổ chức quân đội, cảnh sát, đặc

vụ Ngày 4-5-1956, tờ báo Le Figaro (Pháp) viết: “Chế độ ông Diệm là một chế độ

cảnh sát, quyền hạn về tự do của mỗi người đều có thể bị thủ tiêu vào bất cứ lúc

2 Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam là hội viên của nghiệp đoàn Công giáo quốc tế Tên gọi của tổ chức này được dịch

sang tiếng nước ngoài là Confédération Vietnamienne des travailleurs chrétiens, viết tắt là CVTC Tổ chức này trực

thuộc Tổng Liên đoàn quốc tế các nghiệp đoàn Công giáo CISC, nghiệp đoàn lớn nhất ở miền Nam và được Nghiệp đoàn AFL-CIO của Mỹ bảo trợ Đây là tổ chức nghiệp đoàn lớn nhất thời Đệ nhất VNCH

Trang 38

nào” [249; tr 31] Còn theo Hãng Thông tấn Mỹ UPI, ngày 11-1-1960 cho rằng, số

cảnh sát ở Sài Gòn lên đến 10.000 người Tại các xí nghiệp, nhà máy và khu vực gia đình công nhân, CQNĐD bố trí mạng lưới mật thám, an ninh Hệ thống gián điệp này chuyên trách theo dõi hành động của công nhân Trong các khu gia đình công

nhân, CQNĐD còn bắt chia thành từng nhóm “liên gia” chịu trách nhiệm dò xét lẫn

nhau, gây nên tình trạng nghi ngờ trong công nhân

Dựa vào chế độ luật pháp độc tài và tổ chức quân đội, cảnh sát, mật vụ, Mỹ

và CQNĐD sử dụng biện pháp đàn áp, khủng bố là chủ yếu CQNĐD liên tiếp mở

những đợt khủng bố nghiệp đoàn Dưới chiêu bài “thanh khiết nghiệp đoàn” và chính sách “tố Cộng”, hàng loạt nghiệp đoàn bị vu là “bất hợp pháp”, “thân

Cộng” buộc phải giải tán Ngày 7-11-1957, Ngô Đình Diệm ký Dụ số 23 chủ

trương thanh lọc các tổ chức nghiệp đoàn, ra lệnh giải tán 30 nghiệp đoàn cơ sở, bắt

giam 200 cán bộ nghiệp đoàn bị xem là “Việt cộng nằm vùng” [120; tr 113].Tháng

7-1960, 36 Công hội và Hiệp hội ở Sài Gòn - Chợ Lớn bị giải tán [249; tr 42]

Nguy hiểm và thâm độc hơn, Mỹ và CQNĐD lũng đoạn các tổ chức nghiệp

đoàn còn lại, thực hiện chủ trương “lấy phong trào để phá phong trào, nắm nghiệp

đoàn để nắm quần chúng”, chúng lén lút đưa tay chân vào giữ vị trí cầm đầu nhằm

biến các tổ chức nghiệp đoàn thành công cụ của Mỹ và CQNĐD

Dưới thời Mỹ và CQNĐD, các nghiệp đoàn ở miền Nam đều thuộc hệ thống

3 Tổng Liên đoàn [105; tr 59-60]: Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam3, Tổng Liên đoàn Lực lượng thợ thuyền4

Trong 3 Tổng Liên đoàn này, Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam là lớn nhất, được chính quyền VNCH giành nhiều quyền lợi về cả chính trị và kinh tế Để có thể khống chế, lũng đoạn phong trào công nhân, Mỹ và CQNĐD ra sức nắm chặt Tổng Liên đoàn Lao

công, gây “thanh thế” cho tổ chức này, mở nhiều lớp đào tạo cán bộ nghiệp đoàn,

mở rộng nghiệp đoàn lao động ra các tỉnh, xí nghiệp, đồn điền để tranh thế lực với Tổng Liên đoàn Lao động và Lực lượng thợ thuyền

3

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập năm 1953, là nghiệp đoàn lớn thứ 2 ở miền Nam dưới thời VNCH Tổ chức này là hội viên của Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do (tên nghiệp đoàn vàng quốc tế) Đứng đầu tổ chức này là Trương Lễ, Lê Đình Cư, Nguyễn Văn Của

4 Tổng Liên đoàn Lực lượng thợ thuyền được thành lập năm 1953, chủ yếu tập hợp các lực lượng công nhân làm việc trong các cơ sở quân đội Pháp, Hải quân công xưởng, là tổ chức nghiệp đoàn lớn thứ 3 sau hai tổ chức trên

Trang 39

Về mặt khách quan, sự ra đời của các tổ chức nghiệp đoàn nói trên cũng phản ánh thắng lợi quan trọng của phong trào công nhân, do sức mạnh đấu tranh, công nhân miền Nam buộc Mỹ và CQNĐD thừa nhận quyền tự do nghiệp đoàn Điều quan trọng hơn nữa là sau khi các tổ chức nghiệp đoàn ra đời, công nhân miền Nam đã biết kịp thời lợi dụng tổ chức Tổng Liên đoàn để tập hợp lực lượng, biến công cụ phá hoại cách mạng của Mỹ và CQNĐD thành những tổ chức có lợi cho cách mạng

Nhìn chung, những tay chân của Mỹ và CQNĐD trong các nghiệp đoàn miền Nam không công khai hoạt động mà gián tiếp phá hoại phong trào một cách vừa trắng trợn, vừa tinh vi, thâm độc Một mặt, chúng tỏ ra đối lập với chính quyền, nhưng sau lưng chúng tiến hành các hoạt động khiêu khích, chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết thống nhất hàng ngũ giai cấp công nhân Mặt khác, chúng làm ra vẻ đứng

về phía lợi ích công nhân xúi giục công nhân đấu tranh chống lại tư sản dân tộc và tầng lớp tiểu chủ, tiểu thương miền Nam, hòng đánh lạc hướng đối tượng chính của công nhân ở các ĐTMN là Mỹ và CQNĐD Trong trường hợp công nhân ở các

ĐTMN đấu tranh chống Mỹ và CQNĐD thì cán bộ “công đoàn vàng”5

lại tìm cách

xen vào “hướng dẫn” và thủ đoạn của chúng là lái những cuộc đấu tranh đó đi chệch

các yêu sách đã đề ra hoặc tìm cách kéo dài thời gian, làm cho quần chúng mỏi mệt, nửa chừng phải bỏ cuộc hoặc thất bại Do vậy, vai trò của nghiệp đoàn ở đây không phải để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân mà chủ yếu là xoa dịu, hòa giải mâu thuẫn giữa chủ và thợ bằng cách thỏa hiệp [195; tr 26]

Bên cạnh các tổ chức “công đoàn vàng”, Mỹ và CQNĐD còn dựng lên “Tòa

án lao động”, “Hội đồng trọng tài” mà thành phần là chủ hãng, chủ xưởng Còn

“Ban Thanh tra lao động” là các sĩ quan trong quân đội VNCH, tổ chức này trực

thuộc “Tổng Thanh tra Lao động và An ninh xã hội”

Tóm lại, trong giai đoạn 1954-1960, về tư tưởng - chính trị, một mặt, Mỹ và CQNĐD âm mưu trang bị chủ nghĩa nhân vị mang màu sắc Thiên Chúa giáo trong công nhân, mặt khác, thi hành chính sách phát xít bóp nghẹt mọi quyền tự do dân

5

“Công đoàn vàng” là tên gọi của 2 tổ chức Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam (hội viên của nghiệp đoàn Công giáo

quốc tế) và tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động (hội viên của Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do) Tổ chức nghiệp đoàn Công giáo quốc tế và Liên hiệp quốc tế các công đoàn tự do là tên 2 nghiệp đoàn vàng quốc tế

Trang 40

chủ tối thiểu của công nhân hoặc chúng cho bọn tay chân chui vào các nghiệp đoàn

để chia rẽ công nhân Nguy hiểm hơn là chúng tìm mọi cách tuyên truyền chủ nghĩa cải lương để hòng đánh lạc hướng đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN, làm cho công nhân ở các ĐTMN quên rằng nguyên nhân sâu xa gây nên đời sống khổ cực chính là những chính sách của Mỹ và CQNĐD, tiến đến xa rời hàng ngũ cách mạng,

xa rời sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

2.2.2.2 Về kinh tế

Ngoài viện trợ quân sự, Mỹ còn viện trợ kinh tế cho chế độ Ngô Đình Diệm

Vì vậy, nền công nghiệp miền Nam Việt Nam trong giai đoạn này có bước phát triển mới so với thời thực dân Pháp Dưới thời Pháp, công nghiệp Nam Bộ chỉ có một số cơ sở sản xuất thuốc lá, bia, nước ngọt, đường, cao su, cơ khí, một số nhà máy xay xát, dệt, thủy tinh, chế biến thực phẩm, chủ yếu là của người Hoa Còn tư sản người Việt chỉ có một số cơ sở sản xuất nhỏ làm gốm, sứ, nước chấm, bánh kẹo,

xà phòng,… Từ năm 1955, CQNĐD mua lại một số cơ sở công nghiệp của Pháp, từ

đó xây dựng một số nhà máy mới có kỹ thuật tương đối hiện đại của Mỹ như Dệt Khánh Hội, Vinatexco6

, Vimytex7, Dacotex, giấy Cogido, bột giấy Cobogido, giấy viết Nagico, Cogimeko, ắc quy Vabco, hóa chất Vicaco, xi măng Hà Tiên, điện lực

Cùng với sự phát triển công nghiệp, đội ngũ công nhân ở các ĐTMN tăng lên nhanh chóng, chủ yếu là ở các ngành công nghiệp nhẹ (dệt, thực phẩm) hoặc xây dựng, vận tải được kích thích bởi những đơn đặt hàng của các cơ quan hậu cần

Mỹ và CQNĐD

Khách quan mà thừa nhận rằng, dưới chế độ Mỹ và CQNĐD, nền công nghiệp bước đầu phát triển và được áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến Do vậy, cường độ lao động của công nhân tăng lên nhiều so với thời Pháp Tuy cường độ lao động tăng nhưng lương công nhân không được tăng tương ứng, đời sống của công nhân và người lao động vẫn không được cải thiện, trái lại càng bị bóc lột nặng

Ngày đăng: 06/07/2016, 14:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động TPHCM (1993), Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, NXB Lao Động, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
Tác giả: Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động TPHCM
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 1993
3. Ban Chấp hành Lực lượng thợ thuyền Việt Nam (1957), Kiến nghị của 31 đại diện các nghiệp đoàn thuộc hệ thống Lực lượng thợ thuyền Việt Nam nhóm họp ngày 8-11-1957, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Phủ Tổng thống (PTT) Đệ nhất Cộng hòa, 16508 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến nghị của 31 đại diện các nghiệp đoàn thuộc hệ thống Lực lượng thợ thuyền Việt Nam nhóm họp ngày 8-11-1957
Tác giả: Ban Chấp hành Lực lượng thợ thuyền Việt Nam
Năm: 1957
4. Ban Chấp hành Lực lượng thợ thuyền Việt Nam (1957), Thông cáo của Lực lượng thợ thuyền Việt Nam ngày 8-11-1957, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16508 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông cáo của Lực lượng thợ thuyền Việt Nam ngày 8-11-1957
Tác giả: Ban Chấp hành Lực lượng thợ thuyền Việt Nam
Năm: 1957
5. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM (1995), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM, Tập 1 (1930-1945), NXB TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam TPHCM
Nhà XB: NXB TPHCM
Năm: 1995
6. Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực (1964), Phiếu trình ngày 16-9-1964 gởi Trung tướng Chủ tịch về tổng đình công, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phiếu trình ngày 16-9-1964 gởi Trung tướng Chủ tịch về tổng đình công
Tác giả: Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực
Năm: 1964
7. Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực (1964), Phiếu trình Trung tướng Chủ tịch về 6 nguyện vọng của công nhân taxi ngày 13-10-1964, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phiếu trình Trung tướng Chủ tịch về 6 nguyện vọng của công nhân taxi ngày 13-10-1964
Tác giả: Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia và Quân lực
Năm: 1964
8. Ban Sử cận hiện đại, Viện Sử học (1974), Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam
Tác giả: Ban Sử cận hiện đại, Viện Sử học
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 1974
9. Ban Thư ký Tổng Công đoàn (1962), Báo cáo tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam tháng 2-1962, Ký hiệu N02, Lưu trữ tại Tổng Liên đoàn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam tháng 2-1962
Tác giả: Ban Thư ký Tổng Công đoàn
Năm: 1962
11. Báo cáo tình hình phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn từ hòa bình lập lại của Tư Nam, Tài liệu lưu trữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn từ hòa bình lập lại của Tư Nam
12. Báo Công Nhân, thứ 6 ngày 18-9-1964, số 96, Cùng đồng bào và anh chị em lao động tại Thủ Đô, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: Hội đồng Quân nhân Cách mạng, 193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cùng đồng bào và anh chị em lao động tại Thủ Đô
29. Bộ Công chánh và Giao thông (1957), Công văn số 66 - CC/M ngày 17-1-1957 gởi Giám đốc hỏa xa Việt Nam, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ:PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16503 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 66 - CC/M ngày 17-1-1957 gởi Giám đốc hỏa xa Việt Nam
Tác giả: Bộ Công chánh và Giao thông
Năm: 1957
30. Bộ Lao Động (1956), Nghị định số 76 BLĐ/LĐ/NĐ ngày 29-2-1956 ấn định lương tối thiểu có bảo đảm tại vùng Sài Gòn và các vùng phụ cận trong khóa 1956, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17893 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 76 BLĐ/LĐ/NĐ ngày 29-2-1956 ấn định lương tối thiểu có bảo đảm tại vùng Sài Gòn và các vùng phụ cận trong khóa 1956
Tác giả: Bộ Lao Động
Năm: 1956
31. Bộ Lao Động (1961), Hoạt động của Bộ Lao động năm 1961, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17629 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của Bộ Lao động năm 1961
Tác giả: Bộ Lao Động
Năm: 1961
32. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự (2015), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, Tập 2 (chuyển chiến lược), NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975
Tác giả: Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật
Năm: 2015
33. Bộ trưởng Công chánh và Giao thông (1957), Công văn số 2348/CC ngày 25-5-1957 gởi Bộ trưởng Lao động về việc tranh chấp của công nhân Nhà đèn Chợ Quán, TTLT quốc gia II, TPHCM, ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16506 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 2348/CC ngày 25-5-1957 gởi Bộ trưởng Lao động về việc tranh chấp của công nhân Nhà đèn Chợ Quán
Tác giả: Bộ trưởng Công chánh và Giao thông
Năm: 1957
34. Bộ trưởng Bộ Công chánh và Giao thông (1961), Công văn số 5503, ngày 18-9-1961 gởi Bộ trưởng Bộ Lao động, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17640 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 5503, ngày 18-9-1961 gởi Bộ trưởng Bộ Lao động
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Công chánh và Giao thông
Năm: 1961
35. Bộ trưởng Bộ Công chánh (1963), Công văn số 059/CC/M gởi Phó Tổng thống Chủ tịch Hội đồng Liên bộ về việc tranh chấp công nhân công quản chuyên chở công cộng Sài Gòn về tiền thưởng Tết, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 15831 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 059/CC/M gởi Phó Tổng thống Chủ tịch Hội đồng Liên bộ về việc tranh chấp công nhân công quản chuyên chở công cộng Sài Gòn về tiền thưởng Tết
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Công chánh
Năm: 1963
36. Bộ trưởng Bộ Kinh tế (1959), Công văn số 13946/BKT/NNT/KS ngày 21-11-1959 gởi Tổng thống VNCH về việc tranh chấp của 729 công nhân Nhà đèn chợ Quán, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 13946/BKT/NNT/KS ngày 21-11-1959 gởi Tổng thống VNCH về việc tranh chấp của 729 công nhân Nhà đèn chợ Quán
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Kinh tế
Năm: 1959
37. Bộ trưởng Bộ Kinh tế (1959), Công văn số 1506/BKT/NNHT/M ngày 27-11-1959 gởi Tổng thống VNCH về việc tranh chấp giữa công nhân Nhà đèn và công ty thủy điện, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 17126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 1506/BKT/NNHT/M ngày 27-11-1959 gởi Tổng thống VNCH về việc tranh chấp giữa công nhân Nhà đèn và công ty thủy điện
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Kinh tế
Năm: 1959
38. Bộ trưởng Bộ Lao động (1956), Công văn số 99/BLĐ/LĐ/M gởi Bộ trưởng Tài chính, TTLT Quốc gia II, TPHCM, Ký hiệu hồ sơ: PTT Đệ nhất Cộng hòa, 16226 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 99/BLĐ/LĐ/M gởi Bộ trưởng Tài chính
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Lao động
Năm: 1956

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w