PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu công trình nghiên cứu Trong hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn phải đối mặt với rủi ro tín dụng (RRTD). Quản trị RRTD với các công cụ, mô hình khác nhau luôn được NHTM, cơ quan quản lý và giới nghiên cứu quan tâm. Thực tế đã chứng minh Kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing) là một công cụ quản trị RRTD hữu hiệu, được nhiều tổ chức, quốc gia và ngân hàng trên thế giới sử dụng. Tại Việt Nam, Kiểm tra sức chịu đựng bước đầu đã được một số ngân hàng lớn ứng dụng, điển hình là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank). Tuy nhiên, do còn khá mới mẻ, mô hình và quy trình ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng còn nhiều hạn chế và cần tiếp tục được nghiên cứu phát triển. Trong luận án này, tác giả tiếp cận khái niệm nói trên dưới góc độ Kiểm tra s ức chịu đựng vi mô (Micro-prudential Stress Testing) đối với RRTD, được sử dụng trong quản trị rủi ro nội bộ của NHTM. Sau khi hệ thống hóa cơ sở lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô, luận án đã đưa ra mô hình gồm ba bước giúp kiểm định m ức độ an toàn vốn của Vietinbank trong ba kịch bản kinh tế. Ngoài Vietinbank, các ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam cũng có thể sử dụng phương pháp luận tương tự để đánh giá mức độ an toàn vốn trong các kịch bản xấu. Sự ưu việt của mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô trong luận án so với những mô hình khác tại Việt Nam là không dừng lại ở đánh giá tác động xấu của kinh tế vĩ mô đối với tỷ lệ nợ xấu (NPL), mà còn liên kết, đánh giá tới các chỉ số rủi ro tiên tiến theo chuẩn quốc tế như xác suất vỡ nợ (PD). Việc liên kết, tuy còn chưa chính xác do kế thừa công thức ước tính của các công trình nghiên cứu nước ngoài, đã giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam ước tính tác động tới chỉ số an toàn vốn khi chuyển sang dùng PD trong quản trị RRTD. Ngoài đưa ra được mô hình định l ượng, luận án còn đề cập đến các điều kiện ứng dụng thành công mô hình nói trên tại NHTM Việt Nam nói chung, Vietinbank nói riêng. Lu ận án, ngoài danh mục tài liệu tham khảo và 4 phụ lục, bao gồm 142 trang, v ới 9 hình, 15 đồ thị và 22 bảng. Trong đó, phần mở đầu có 8 trang, chương 1 có 15 trang, chương 2 có 33 trang, chương 3 có 30 trang, chương 4 có 36 trang, chương 5 có 17 trang và phần kết luận 3 trang. 2. Tính cấp thiết của luận án Rủi ro tín dụng (RRTD) là loại rủi ro khi một hay một nhóm khách hàng không trả được nợ gốc, lãi đầy đủ, đúng thời hạn cho ngân hàng như cam kết. Tín d ụng là nghiệp vụ cơ bản, thường xuyên nhất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. RRTD, nếu không được thường xuyên kiểm soát chặt chẽ, có thể mang lại tổn thất lớn, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Trong thực tiễn, có rất nhiều ngân hàng đã bị phá sản hoặc bị buộc phải sáp nhập do không đủ vốn để bù đắp những khoản l ỗ do khách hàng không trả được nợ. Sau hệ quả nghiêm trọng và kéo dài của cuộc kh ủng khoảng 2007-2008, các quan điểm về quản trị rủi ro ngân hàng đã phải thay đổi. Ngày nay, các NHTM cần chủ động đánh giá khả năng chống đỡ được rủi ro trong những kịch bản tiêu cực, xác suất cực thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. Đây là tiền đề để Kiểm tra sức chịu đựng trở thành một yêu cầu bắt buộc tại Trụ Cột 2 của Basel II trong khuôn khổ Quy trình nội bộ ngân hàng nhằm đánh giá mức độ an toàn vốn (ICAAP). Theo đó, Kiểm tra sức chịu đựng là một công cụ đo lường, đánh giá và quản lý RRTD hữu hiệu, linh hoạt, có tính ứng dụng cao, phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Th ực tế cho thấy, đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Kiểm tra sức chịu đựng, sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian do việc tiếp cận tiêu chuẩn này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chi phí khá cao, kinh nghiệm trong việc xử lý các mâu thuẫn xung đột giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ mới, và nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, việc thực hiện Kiểm tra s ức chịu đựng tại các NHTM Việt Nam là yêu cầu cấp thiết. Các nhà quản lý tin tưởng rằng, quy định Basel sẽ khích lệ các ngân hàng Việt Nam cải thiện công tác quản lý rủi ro hiệu quả hơn, tạo tiền đề phát triển bền vững hệ thống ngân hàng.
Trang 1-
VŨ TRUNG THÀNH
KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62340201
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS TS Trần Thị Thanh Tú
2 PGS TS Nguyễn Thị Minh Huệ
Xác nhận của Người hướng dẫn 1 Xác nhận của Người hướng dẫn 2
PGS.TS Trần Thị Thanh Tú PGS TS Nguyễn Thị Minh Huệ
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng của
các ngân hàng thương mại Việt Nam – nghiên cứu điển hình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận án
Vũ Trung Thành
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC VIẾT TẮT xi
DANH MỤC CÁC BẢNG xiv
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ xvi
DANH MỤC CÁC HÌNH xvii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xviii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Giới thiệu công trình nghiên cứu 1
2 Tính cấp thiết của luận án 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Câu hỏi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Những đóng góp của luận án 7
8 Kết cấu của luận án 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
1.1 Các nghiên cứu về Kiểm tra sức chịu đựng ở nước ngoài 9
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển lý thuyết về Kiểm tra sức chịu đựng9 1.1.2 Tác động của kinh tế vĩ mô đối với RRTD trong xây dựng kịch bản Kiểm tra sức chịu đựng 14
1.1.2.1 Chỉ số đại diện cho chu kỳ kinh tế 14
1.1.2.2 Chỉ số giá bất động sản 16
1.1.2.3 Chỉ số chứng khoán 16
1.1.2.4 Các chỉ số thể hiện mặt bằng lãi suất 16
1.1.2.5 Chỉ số về tăng trưởng tín dụng 17
1.1.2.6 Tỷ giá 17
1.2 Các nghiên cứu về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô tại Việt Nam 18
Trang 41.3 Khoảng trống nghiên cứu 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG VI MÔ ĐỐI VỚI RRTD TẠI CÁC NHTM 24
2.1 Khái niệm Kiển tra sức chịu đựng vi mô 24
2.2 Phân loại Kiểm tra sức chịu đựng vi mô 27
2.3 Mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô 29
2.3.1 Các mô hình kinh tế vĩ mô (Macroeconomic Modeling) 30
2.3.1.1 Các mô hình hồi quy chuỗi thời gian phi cấu trúc 30
2.3.1.2 Các mô hình cân bằng tổng thể động 32
2.3.1.3 Các mô hình dữ liệu bảng 33
2.3.2 Xây dựng kịch bản Kiểm tra sức chịu đựng vi mô 33
2.3.2.1 Lựa chọn yếu tố gây sốc cho ngân hàng 34
2.3.2.2 Đo lường quy mô cú sốc 35
2.3.3 Biến số đo lường RRTD 36
2.3.4 Mô hình đánh giá RRTD (Credit risk Satellite Modeling) 42
2.3.4.1 Nghiên cứu của Schmeider và cộng sự (2013) xác định RWA 43
2.3.4.2 Nghiên cứu của Buncic và Melecky (2013) xác định PD 44
2.4 Ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng vi mô đối với RRTD trong quản trị ngân hàng 45
2.4.1 Nhận thức về vai trò của Kiểm tra sức chịu đựng 49
2.4.2 Xác định đúng mục tiêu thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng 51
2.4.3 Phối hợp giữa các đơn vị chức năng 52
2.4.4 Xây dựng và văn bản hóa quy trình 53
2.4.5 Yếu tố hạ tầng công nghệ thông tin 54
2.4.6 Đánh giá định kỳ việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57
Trang 5CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ TRIỂN KHAI KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG VI MÔ ĐỐI VỚI RRTD TẠI VIETINBANK
58
3.1 Tình hình kinh tế và điều hành chính sách tín dụng của NHNN giai đoạn
2009-2015 58
3.1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô 58
3.1.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP 58
3.1.1.2 Lạm phát, tăng cung tiền và tín dụng 59
3.1.1.3 Tỷ giá 62
3.1.1.4 Cán cân vãng lai 63
3.1.1.5 Chỉ số thị trường chứng khoán 64
3.1.1.6 Thị trường bất động sản 65
3.1.2 Nợ xấu và điều hành chính sách tín dụng của NHNN 67
3.1.2.1 Thực trạng nợ xấu giai đoạn 2009-2015 67
3.1.2.2 Các chính sách điều hành tín dụng của NHNN 68
3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của Vietinbank 70
3.2.1 Quá trình hình thành và vai trò của Vietinbank trong hệ thống NHTM Việt Nam 70
3.2.2 Kết quả hoạt động tín dụng của Vietinbank 2009 - 2015 72
3.3 Đánh giá thực trạng triển khai Kiểm tra sức chịu đựng vi mô đối với RRTD tại Vietinbank 76
3.3.1 Thực trạng triển khai Kiểm tra sức chịu đựng RRTD tại Vietinbank 76
3.3.1.1 Nhận thức về vai trò của Kiểm tra sức chịu đựng 77
3.3.1.2 Xây dựng kịch bản Kiểm tra sức chịu đựng 78
3.3.1.3 Văn bản quy định Kiểm tra sức chịu đựng 80
3.3.1.4 Cơ sở hạ tầng thông tin ngân hàng 80
3.3.2 Thành công và hạn chế trong triển khai Kiểm tra sức chịu đựng vi mô đối với RRTD tại Vietinbank 81
3.3.2.1 Thành công 81
Trang 63.3.2.2 Hạn chế 82
3.3.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87
CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN MÔ HÌNH KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG VI MÔ ĐỐI VỚI RRTD THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK 88 4.1 Mô hình kinh tế vĩ mô 89
4.1.1 Dữ liệu nghiên cứu 89
4.1.2 Mô hình nghiên cứu 92
4.1.3 Biến độc lập 96
4.1.4 Giả thuyết nghiên cứu 101
4.1.5 Mô tả và thống kê mẫu nghiên cứu 103
4.1.6 Kiểm định mô hình 104
4.1.6.1 Kiểm định tính dừng 104
4.1.6.2 Kiểm định phương sai của sai số không đổi (nhân tử Lagrange) 105
4.1.6.3 Kiểm định đa cộng tuyến 105
4.1.6.4 Kiểm định Hausmann 106
4.1.7 Kết quả mô hình 107
4.1.7.1 Mô hình đầy đủ 107
4.1.7.2 Mô hình rút gọn 110
4.2 Xây dựng kịch bản Kiểm tra sức chịu đựng 112
4.2.1 Mô hình dự báo GDP 112
4.2.2 Kịch bản chuẩn 115
4.2.3 Kịch bản xấu 116
4.2.4 Kịch bản căng thẳng 117
4.3 Mô hình Kiểm tra sức chịu đựng RRTD tại Vietinbank trong các kịch bản 119 4.3.1 Dự báo tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank trong các kịch bản 119
4.3.2 Dự báo tỷ lệ an toàn vốn của Vietinbank trong các kịch bản 120
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 124
Trang 7CHƯƠNG 5 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG VI MÔ ĐỐI VỚI RRTD TẠI CÁC
NHTM VIỆT NAM 125
5.1 Hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng đối với RRTD tại các NHTM Việt Nam 125
5.2 Một số đề xuất khác đối với các NHTM 127
5.2.1 Nâng cao nhận thức về Basel II và Kiểm tra sức chịu đựng 127
5.2.2 Xây dựng khung quản trị doanh nghiệp, QTRR theo chuẩn quốc tế 128 5.2.3 Đầu tư phát triển công nghệ và hệ thống dữ liệu 130
5.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về QTRR 132
5.3 Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 134
5.3.1 Xây dựng lộ trình triển khai Kiểm tra sức chịu đựng phù hợp với điều kiện Việt Nam 134
5.3.2 Hoàn thiện hệ thống số liệu kinh tế vĩ mô 137
5.3.3 Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng 139
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 141
KẾT LUẬN 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
PHỤ LỤC 161
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
1 ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
3 A-IRB
Phương pháp đo lường rủi ro dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng, dạng nâng cao (Advanced Internal Ratings-Based approach)
4 AL Giá trị tổn thất rủi ro tín dụng (Actual Loss)
5 Basel I Hiệp ước vốn Basel I (The Capital Accord)
6 Basel II
Đồng thuận quốc tế về đo lường vốn và tiêu chuẩn vốn (The International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards)
7 Basel III
Basel III - Khung pháp lý toàn cầu vì nền tảng ngân hàng
và hệ thống tài chính vững mạnh (Basel III: A global regulatory framework for more resilient banks and banking systems)
8 BCBS Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee
of Banking Supervision)
9 BID Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
10 CAR Tỷ lệ an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio)
11 CIC Trung tâm Thông tin tín dụng
12 CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)
13 CTG, Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
14 DPDA Phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng kiểu động
(Dynamic Panel Data Regression Analysis)
15 EAD Giá trị danh mục khi khách hàng không trả được nợ
(Exposure at Default)
16 EIB Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt
Nam
Trang 9STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
17 EL Tổn thất dự kiến (Expected Loss)
18 Fed Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserves System)
19 F-IRB
Phương pháp đo lường rủi ro dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng, dạng cơ bản (Foundation Internal Ratings-Based Approach)
20 FSAP Chương trình đánh giá ổn định tài chính (Financial
Stability Assessment Program)
21 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
22 ICAAP
Quy trình nội bộ ngân hàng nhằm đánh giá mức độ an toàn vốn (Internal Capital Adequacy Assessment Process)
23 IMF Quỹ tiền tệ thế giới (International Monetary Fund)
24 IRB
Phương pháp đo lường rủi ro dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng (Internal Ratings-Based Approach)
25 LGD Tỷ lệ tổn thất khi khách hàng không trả được nợ (Loss at
NHTM CP Ngân hàng thương mại Cổ phần
32 NH TMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước
33 NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
34 NHTM Ngân hàng thương mại
Trang 10STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
35 NPL Tỷ lệ nợ xấu (Non-performing Loans)
36 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (The Organisation
for Economic Co-operation and Development)
37 PD Xác suất khách hàng không trả được nợ (Probability of
Default)
38 ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
39 ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
40 RRTD Rủi ro tín dụng
41 RWA Tài sản điều chỉnh rủi ro (Risk-weighted Asset)
42 SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà Nội
43 STB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín
44 STD Phương pháp đo lường rủi ro chuẩn (Standardized
Approach)
45 Stress Testing Kiểm tra sức chịu đựng
46 UL Tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected Loss)
47 VAMC Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam
48 VaR Khung lý thuyết về giá trị tổn thất (Value at Risk)
49 VCB Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
50 VN-Index Chỉ số giá cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng
khoán TP Hồ Chí Minh
51 WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
52 XHTDNB Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phương pháp thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng theo cách lựa chọn biến
số đo lường RRTD 40
Bảng 3.1: Cán cân vãng lai và giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2015 64
Bảng 3.2: Hoạt động kinh doanh của các NHTM CP niêm yết trong năm 2015 72
Bảng 3.3: Tín dụng theo phân khúc khách hàng trong giai đoạn 2009 - 2015 74
Bảng 4.1: Tỷ trọng dư nợ của các ngân hàng niêm yết so với dư nợ tín dụng toàn hệ thống tại 31/12/2015 90
Bảng 4.2 : So sánh số lượng quan sát của một số nghiên cứu 91
cùng chủ đề tại Việt Nam 91
Bảng 4.3: Các yếu tố kinh tế vĩ mô được sử dụng trong các nghiên cứu khác 99
Bảng 4.4: Các biến kinh tế vĩ mô được lựa chọn vào mô hình định lượng 100
Bảng 4.5: Các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng 102
Bảng 4.6: Mô tả thống kê các biến trong mô hình 103
Bảng 4.7: Hệ số tương quan giữa các biến số độc lập trong mô hình 104
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tính dừng 104
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 105
Bảng 4.10: Kết quả mô hình hồi quy mô hình đầy đủ 107
Bảng 4.11: Kết quả mô hình hồi quy được sử dụng để dự đoán tỷ lệ nợ xấu 111
Bảng 4.12: Kết quả chỉ số AIC và BIC cho mô hình dự báo GDP 114
Bảng 4.13: Dự báo tăng trưởng GDP năm 2016 116
Bảng 4.14: Kết quả mô hình ARIMA dự báo tỷ lệ tăng trưởng GDP 114
Bảng 4.15: Kết quả các kịch bản dự phóng tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank 119
Trang 12Bảng 4.16: PD phân theo đối tượng cho vay của QIS 5 120 Bảng 4.17: PD ước tính của Vietinbank 121 Bảng 4.18: Ước lượng ∆PD và ∆RWA trong kịch bản xấu và căng thẳng 122
Trang 13DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Diễn biến tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát Việt Nam 60
Đồ thị 3.2: Lạm phát, cung tiền và tăng trưởng tín dụng của Việt Nam giai đoạn 2009-2015 60
Đồ thị 3.3: Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD giai đoạn 2009-2015 63
Đồ thị 3.4: Chỉ số VN-Index giai đoạn 2009 - 2015 65
Đồ thị 3.5: Chỉ số bất động sản tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2015 66
Đồ thị 3.6: Chỉ số bất động sản tại Hà Nội giai đoạn 2009-2015 66
Đồ thị 3.7: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2009 -2015 68
Đồ thị 3.8: Quy mô hoạt động tín dụng tại Vietinbank giai đoạn 2009 - 2015 73
Đồ thị 3.9: Khả năng sinh lời của Vietinbank trong giai đoạn 2009 – 2015 75
Đồ thị 3.10: Chất lượng tín dụng của Vietinbank trong giai đoạn 2009 - 2015 76
Đồ thị 4.1: Tỷ lệ nợ xấu sau khi điều chỉnh phần nợ đã bán cho VAMC của các ngân hàng niêm yết 93
Đồ thị 4.2: Dự báo GDP 2016-2017 theo kịch bản chuẩn 115
Đồ thị 4.3: Dự báo GDP 2016-2017 theo kịch bản xấu 116
Đồ thị 4.4: Dự báo GDP 2016-2017 theo kịch bản căng thẳng 118
Đồ thị 5.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với ngân hàng D-SIB tại một số nước 137
Trang 14DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô 30
Hình 2.2: Kết quả mô phỏng ∆RWA theo ∆PD 44
Hình 2.3: Cấu phần Quy trình tự đánh giá mức độ an toàn vốn (ICAAP) 46
Hình 2.4: Mối quan hệ Khẩu vị rủi ro, Tài chính kế hoạch và Kiểm tra sức chịu đựng 47
Hình 3.1: Mô hình quản trị rủi ro tại Vietinbank 79
Hình 4.1: Các bước lựa chọn biến kinh tế vĩ mô trong mô hình 97
Hình 4.2: Tỷ lệ nợ xấu thực tế và tỷ lệ nợ xấu tính theo mô hình rút gọn 112
Hình 4.3: Lược đồ tự tương quan (ACF) cho mô hình dự báo GDP 113
Hình 4.4: Lược đồ tự tương quan (ACF) cho mô hình dự báo GDP 113
Trang 15DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục1: Đánh giá chất lượng dữ liệu về các chỉ tiêu kinh tế xã hội Việt Nam 158
Phụ lục 2: Kết quả mô hình đánh giá tác động kinh tế vĩ mô tới NPL (đầy đủ)……… 160 Phụ lục 3: Kết quả mô hình đánh giá tác động kinh tế vĩ mô tới NPL (rút gọn)
……….161
………162
Trang 16PHẦN MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu công trình nghiên cứu
Trong hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn phải đối mặt với rủi ro tín dụng (RRTD) Quản trị RRTD với các công cụ, mô hình khác nhau luôn được NHTM, cơ quan quản lý và giới nghiên cứu quan tâm Thực tế đã chứng minh Kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing) là một công cụ quản trị RRTD hữu hiệu, được nhiều tổ chức, quốc gia và ngân hàng trên thế giới sử dụng Tại Việt Nam, Kiểm tra sức chịu đựng bước đầu đã được một số ngân hàng lớn ứng dụng, điển hình là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) Tuy nhiên, do còn khá mới mẻ, mô hình và quy trình ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng còn nhiều hạn chế và cần tiếp tục được nghiên cứu phát triển
Trong luận án này, tác giả tiếp cận khái niệm nói trên dưới góc độ Kiểm tra sức chịu đựng vi mô (Micro-prudential Stress Testing) đối với RRTD, được sử dụng trong quản trị rủi ro nội bộ của NHTM Sau khi hệ thống hóa cơ sở lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô, luận án đã đưa ra mô hình gồm ba bước giúp kiểm định mức độ an toàn vốn của Vietinbank trong ba kịch bản kinh tế Ngoài Vietinbank, các ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam cũng có thể sử dụng phương pháp luận tương tự để đánh giá mức độ an toàn vốn trong các kịch bản xấu Sự ưu việt của mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô trong luận án so với những mô hình khác tại Việt Nam là không dừng lại ở đánh giá tác động xấu của kinh tế vĩ mô đối với tỷ lệ nợ xấu (NPL), mà còn liên kết, đánh giá tới các chỉ số rủi ro tiên tiến theo chuẩn quốc tế như xác suất vỡ nợ (PD) Việc liên kết, tuy còn chưa chính xác do kế thừa công thức ước tính của các công trình nghiên cứu nước ngoài, đã giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam ước tính tác động tới chỉ số an toàn vốn khi chuyển sang dùng PD trong quản trị RRTD Ngoài đưa ra được mô hình định lượng, luận án còn đề cập đến các điều kiện ứng dụng thành công mô hình nói trên tại NHTM Việt Nam nói chung, Vietinbank nói riêng
Luận án, ngoài danh mục tài liệu tham khảo và 4 phụ lục, bao gồm 142 trang,
Trang 17với 9 hình, 15 đồ thị và 22 bảng Trong đó, phần mở đầu có 8 trang, chương 1 có 15 trang, chương 2 có 33 trang, chương 3 có 30 trang, chương 4 có 36 trang, chương 5
có 17 trang và phần kết luận 3 trang
2 Tính cấp thiết của luận án
Rủi ro tín dụng (RRTD) là loại rủi ro khi một hay một nhóm khách hàng không trả được nợ gốc, lãi đầy đủ, đúng thời hạn cho ngân hàng như cam kết Tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, thường xuyên nhất trong hoạt động kinh doanh của NHTM RRTD, nếu không được thường xuyên kiểm soát chặt chẽ, có thể mang lại tổn thất lớn, giảm lợi nhuận của ngân hàng Trong thực tiễn, có rất nhiều ngân hàng
đã bị phá sản hoặc bị buộc phải sáp nhập do không đủ vốn để bù đắp những khoản
lỗ do khách hàng không trả được nợ Sau hệ quả nghiêm trọng và kéo dài của cuộc khủng khoảng 2007-2008, các quan điểm về quản trị rủi ro ngân hàng đã phải thay đổi Ngày nay, các NHTM cần chủ động đánh giá khả năng chống đỡ được rủi ro trong những kịch bản tiêu cực, xác suất cực thấp nhưng vẫn có thể xảy ra Đây là tiền đề để Kiểm tra sức chịu đựng trở thành một yêu cầu bắt buộc tại Trụ Cột 2 của Basel II trong khuôn khổ Quy trình nội bộ ngân hàng nhằm đánh giá mức độ an toàn vốn (ICAAP) Theo đó, Kiểm tra sức chịu đựng là một công cụ đo lường, đánh giá và quản lý RRTD hữu hiệu, linh hoạt, có tính ứng dụng cao, phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau
Thực tế cho thấy, đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Kiểm tra sức chịu đựng, sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian do việc tiếp cận tiêu chuẩn này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chi phí khá cao, kinh nghiệm trong việc xử lý các mâu thuẫn xung đột giữa các bên liên quan Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ mới, và nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng tại các NHTM Việt Nam là yêu cầu cấp thiết Các nhà quản lý tin tưởng rằng, quy định Basel sẽ khích lệ các ngân hàng Việt Nam cải thiện công tác quản lý rủi ro hiệu quả hơn, tạo tiền đề phát triển bền vững hệ thống ngân hàng
Trang 18Là một trong ba trụ cột của hệ thống ngân hàng Việt Nam với quy mô tổng dư
nợ tín dụng 720 nghìn tỷ đồng tại 31/12/2016, đứng thứ hai toàn hệ thống, cơ cấu danh mục đa dạng theo đối tượng khách hàng và ngành nghề kinh tế, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ lực (chiếm trên 80% doanh thu) Công tác quản trị RRTD, đảm bảo tỷ lệ
nợ xấu dưới 3% được ngân hàng hết sức coi trọng Vietinbank cũng là một trong mười NHTM được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định triển khai thực hiện Hiệp ước vốn Basel II theo phương pháp chuẩn từ cuối 2015 và theo phương pháp
sử dụng xếp hạng tín dụng nội bộ từ cuối 2018 Vietinbank là một trong số ít các ngân hàng đầu tư nguồn lực để thực hiện chuyển đổi toàn diện, đáp ứng yêu cầu về quy trình thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng của Ủy ban Basel Chính vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng công cụ Kiểm tra sức chịu đựng để quản lý RRTD tại Vietinbank là cần thiết để Điều này giúp cho bản thân ngân hàng phát triển được bền vững, và cũng là bài học để các NHTM khác tại Việt Nam áp dụng
Tuy nhiên, lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng tại Việt Nam vẫn còn khoảng trống nghiên cứu khá lớn Ví dụ, các nghiên cứu vẫn sử dụng thước đo truyền thống
là tỷ lệ nợ xấu, trong khi chỉ số này có nhiều nhược điểm như phụ thuộc vào chế độ
kế toán, không có tính dự báo ; chưa có nghiên cứu đi sâu phân tích Kiểm tra sức chịu đựng khi ứng dụng cho mục đích quản trị rủi ro nội bộ ngân hàng trên cơ sở những quy chuẩn hiện đại về đo lường RRTD của Basel II
Xuất phát từ tính mới, sự cấp thiết và khoảng trống nêu trên, đề tài luận án
“Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt
Nam – nghiên cứu điển hình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” là rất cần thiết Mục tiêu chính của nghiên cứu là hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô (Micro-prudential Stress Testing) đối với RRTD, để đánh giá mức độ
an toàn vốn của các NHTM Việt Nam, điển hình là Vietinbank Từ đó, luận án sẽ đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng mô hình Kiểm tra sức chịu đựng RRTD theo chuẩn mực quốc tế tại Vietinbank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung
Trang 193 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô (Micro-prudential Stress Testing) đối với RRTD tại Vietinbank theo tiêu chuẩn quốc tế, từ đó, áp dụng cho các NHTM khác tại Việt Nam
để sử dụng làm biến số độc lập của mô hình;
- Phân tích thực trạng triển khai Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD tại Vietinbank;
- Hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD tại Vietinbank;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD tại các NHTM Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô đối với RRTD
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu Kiểm tra sức chịu đựng vi mô ứng dụng trong quản trị RRTD nội bộ của các NHTM Ngoài Kiểm tra sức chịu đựng vi mô, còn có Macro-prudential Stress Testing kiểm tra sức chịu đựng vĩ mô được các cơ quan quản lý sử dụng để đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng
- Luận án chỉ nghiên cứu Stress Testing đối với RRTD, mà không đề cập tới các loại rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động Do thu nhập lãi từ hoạt động cho vay vẫn chiếm đa số trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng Việt Nam (70-90%), và danh mục dư nợ tín dụng chiếm trên 50% tổng tài sản ngân hàng, RRTD vẫn là loại rủi ro lớn nhất
Trang 20- Luận án nghiên cứu về ứng dụng mô hình Kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị RRTD cho mục đích nội bộ ngân hàng, nên việc lựa chọn một ngân hàng làm điển hình nghiên cứu là phù hợp Vietinbank là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, đang bước đầu triển khai Kiểm tra sức chịu đựng với những thành công và hạn chế nhất định Việc hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng
vi mô sẽ giúp Vietinbank quản trị tốt hơn nữa RRTD, cũng như triển khai ứng dựng Kiểm tra sức chịu đựng tại các NHTM Việt Nam khác
- Luận án hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô trên cơ sở số liệu thứ cấp theo quý giai đoạn 2009-2015 Giới hạn phạm vi thời gian này được giải thích bởi các ngân hàng lớn như Vietcombank và Vietinbank chỉ được niêm yết từ năm 2009, với số liệu từ báo cáo tài chính có kiểm toán theo quý đầy đủ, liên tục Điều này rất quan trọng để phân tích số liệu cho mô hình định lượng trong Chương
mô hình
5 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu trả lời 5 câu hỏi chính:
- Cơ sở lý luận của Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD là gì?
- Môi trường hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015
có đặc điểm gì? Các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động ra sao đến RRTD các ngân hàng?
- Thực trạng ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng tại Vietinbank đã đạt được những thành công, hạn chế gì? Nguyên nhân?
- Mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô nào phù hợp cho Vietinbank và các
Trang 21NHTM Việt Nam?
- Làm thế nào để tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng vi mô tại các NHTM Việt Nam?
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để đạt mục tiêu nghiên cứu Các phương pháp định tính được sử dụng khi nghiên cứu tổng thể lý thuyết, xây dựng mô hình và hệ thống các giả thuyết cần điểm định, các điều kiện cần có để ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng tại Việt Nam Kiểm tra sức chịu đựng
là một lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu trên thế giới, và bắt đầu thu hút giới học giả Việt Nam Vì vậy, việc luận án nghiên cứu tổng hợp, kế thừa kết quả nghiên cứu
đi trước là hoàn toàn hợp lý Luận án so sánh các phương pháp xây dựng mô hình, cách thức lựa chọn yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động tới chất lượng tín dụng vào mô hình sao cho phù hợp với đặc điểm của các NHTM Việt Nam Ngoài ra, luận án tiến hành đánh giá thực trạng ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng tại Vietinbank so với các nguyên tắc khuyến nghị bởi Ủy bán Basel để từ đó, đưa ra những đề xuất đối với các NHTM và cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng tại Việt Nam
Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá khả năng chịu đựng RRTD của Vietinbank Luận án đã đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam đối với tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank dựa trên dữ liệu của chín NHTM cổ phần niêm yết tại Việt Nam trong 28 quý, từ quý 1/2009 đến quý 4/2015 Phương pháp thu thập số liệu là phương pháp thu thập thứ cấp từ báo cáo tài chính kiểm toán của NHTM và số liệu kinh tế vĩ mô do các cơ quan nhà nước công bố Việc lựa chọn ngân hàng tham gia nghiên cứu, biến độc lập và điều chỉnh số liệu được thực hiện công phu, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về cấu trúc, đặc thù số liệu nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam, cũng như số liệu thống kê các chỉ số kinh tế vĩ
mô nước ta
Sau khi xây dựng phương trình mô tả tác động của các yếu tố vĩ mô đến tỷ lệ
Trang 22nợ xấu ngân hàng, luận án đã dự phóng giá trị của các biến kinh tế vĩ mô được lựa chọn cho thời gian 7 quý và đánh giá giá trị nợ xấu của Vietinbank trong ba kịch bản chuẩn, xấu và căng thẳng.
Căn cứ kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đưa ra kết luận về
mô hình và đề xuất tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng vi mô đối với các NHTM và cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam
7 Những đóng góp của luận án
Thứ nhất, luận án sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng vi
mô, bao gồm đưa ra khái niệm, phân loại, các bước thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng, các mô hình Kiểm tra sức chịu đựng và khả năng ứng dụng tại các NHTM Việt Nam Ngoài ra, luận án sẽ phân tích vai trò của Kiểm tra sức chịu đựng vi mô trong quản trị RRTD và lập kế hoạch tài chính tại các NHTM, cũng như các điều kiện cần có để tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng theo tiêu chuẩn quốc
tế của Ủy ban Basel Luận án cũng phân tích thực trạng, điểm được và chưa được, nguyên nhân trong quá trình ứng dụng công cụ này tại các NHTM Điều này rất cần thiết vì để tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng và tích hợp một cách nghiêm túc vào quá trình ra quyết định của ngân hàng Từ đó, luận án đưa ra những
đề xuất thực tiễn đối với lãnh đạo các NHTM và các cấp quản lý ngân hàng
Thứ hai, luận án sẽ hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô tại Vietinbank theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, theo đó, RRTD phải được đo lường bằng PD, LGD và EAD, chứ không phải là thước đo truyền thống tỷ lệ nợ xấu NPL như tại Việt Nam Do đó, luận án đã tiến thêm một bước so với những nghiên cứu tương tự tại Việt Nam bằng cách ước tính tác động của cú sốc lên PD, LGD và RWA từ kết quả cú sốc lên NPL Mô hình này rất hữu ích cho các ngân hàng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cách đánh giá RRTD từ NPL sang PD, LGD, từ đó, chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển và tăng vốn / chia cổ tức trong các năm sau
Thứ ba, trong quy trình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô, luận án đã tiến hành đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới tỷ lệ nợ xấu của các NHTM niêm
Trang 23yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015 Mặc dù có không ít các nghiên cứu về chủ đề này, nhưng điểm khác biệt của luận án là đã phân tích tác động của Công ty TNHH quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đối với tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Kết quả của mô hình đánh giá kinh tế vĩ mô sẽ giúp kiểm định lần nữa những yếu tố ảnh hưởng tới RRTD tại các NHTM, rút ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao mức độ bền vững của Vietinbank và các NHTM khác tại Việt Nam trong thời gian tới
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD tại các NHTM
Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng và triển khai Kiểm tra sức chịu đựng
vi mô RRTD tại Vietinbank
Chương 4: Hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô theo tiêu chuẩn quốc tế tại Vietinbank
Chương 5: Một số đề xuất nhằm tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng
vi mô RRTD tại các NHTM Việt Nam
Trang 24CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu về Kiểm tra sức chịu đựng ở nước ngoài
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển lý thuyết về Kiểm tra sức chịu đựng
Rủi ro tín dụng (RRTD) được định nghĩa là khả năng một người đi vay không thể thanh toán khoản vay ngân hàng một cách đầy đủ và đúng thời hạn hợp đồng Mục đích của quản trị RRTD là đảm bảo ngân hàng tối đa hoá lợi nhuận, nhưng mức độ rủi ro phải nằm trong phạm vi cho phép Khi nghiên cứu về các bài học sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2008, Bennett và Conan (2009) nhấn mạnh bối cảnh kinh tế có thể thay đổi rất nhanh, do đó, ngân hàng không thể đối phó khủng hoảng nếu không sẵn sàng kế hoạch ứng phó
Trong 20 năm trở lại đây, lý thuyết về quản trị RRTD đã trải qua một cuộc cách mạng về ứng dụng các mô hình định lượng nhằm lượng hóa giá trị vốn tự có tối thiểu cần có để phòng ngừa rủi ro Người ta nhận ra rằng, mô hình định lượng rất hữu ích, cho phép xây dựng một khung quản lý RRTD tổng thể, bao gồm nhận diện, phân tích đánh giá và truyền tải thông điệp về chính sách rủi ro của ngân hàng Trong “Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng” năm 2000, Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel (Ủy ban Basel) đã nhấn mạnh việc ngân hàng phải thiết lập được
hệ thống đo lường và giám sát RRTD tốt (BCBS, 2000) Giới học giả đã xây dựng một nhánh lý thuyết về quản trị rủi ro định lượng, tiêu biểu là cuốn sách của McNeil
và cộng sự (2005)
Một trong những phương pháp định lượng rủi ro phổ biến nhất là khung lý thuyết về giá trị tổn thất (Value at Risk, VaR) dựa trên nền tảng nghiên cứu về định giá cổ phiếu của Sharpe năm 1964, định giá quyền chọn mua của Black Schole và Merton năm 1973, xây dựng đường cong lãi suất của Vasicek năm 1977 VaR được hiểu là giá trị tổn thất lớn nhất của danh mục với một khoảng tin cậy được lựa chọn,
ví dụ 95% hay 99%, và trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ 1 ngày hay 10 ngày VaR đã được áp dụng rộng rãi và trở thành một tiêu chuẩn trong việc đo
Trang 25lường và giám sát rủi ro Ưu điểm lớn nhất của VaR là đã biểu diễn rủi ro dưới dạng một con số duy nhất, với xác suất xảy ra nhất định theo quy luật phân phối chuẩn Tuy nhiên, VaR không đánh giá tổn thất có thể xảy ra ở phân đuôi bên trái của đường cong phân bổ xác suất tổn thất, còn gọi là hiệu ứng “đuôi chuông” hay “thiên nga đen” Trong khi đó, những giá trị tổn thất lớn mới là thủ phạm gây nguy cơ phá sản cho ngân hàng, và thường nằm ở phần phần đuôi trái của quả chuông Để khắc phục nhược điểm đó, người ta đã nghiên cứu phát triển công cụ Kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing) như một công cụ quản trị rủi ro bổ sung cho VaR
Những mô hình đơn giản đầu tiên của Kiểm tra sức chịu đựng là phương pháp phân tích kịch bản (scenario analysis), phân tích độ nhạy (sensitivity analysis), phân tích tổn thất lớn nhất (maximum loss analysis) được sử dụng để đo lường khả năng tổn thất rủi ro thị trường có thể xảy ra đối với danh mục đầu tư (Pyle, 1997) Về bản chất, các phương pháp này đều tính độ nhạy của giá trị danh mục đầu tư theo các giả định về biến động giá hàng hóa, cổ phiếu, lãi suất, tỷ giá… trên thị trường Nhờ vậy, NHTM trả lời câu hỏi ví dụ như “nếu thị trường chứng khoán giảm 20% thì giá trị danh mục cổ phiếu, tín dụng, công cụ phái sinh sẽ thay đổi ra sao?” Tuy chúng cho phép xác định các giá trị tiêu cực tại đuôi phân bổ xác suất tổn thất (lower tail), nhưng chưa trả lời được các câu hỏi sự kiện “chứng khoán giảm 20%”
sẽ diễn ra với xác suất như thế nào, giảm 20% là nhiều hay ít, đã là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra chưa (Blaschke và cộng sự (2001), Bunn và cộng sự (2005)) Ngoài ra, hàm ý nghĩa ứng dụng của Kiểm tra sức chịu đựng khi đó còn nhiều hạn chế, chỉ là “kỹ thuật đơn giản, một ranh giới phòng ngừa (maginot line) cho khả năng khủng hoảng”, phần nào ước tính mức độ tổn thất lớn nhất, nhưng không có giá trị trong hoạt động hàng ngày của các NHTM (Pyle, 1997)
So với ứng dụng đối với rủi ro thị trường nêu trên, Kiểm tra sức chịu đựng được ứng dụng muộn hơn đối với RRTD Trong một nghiên cứu khảo sát của Ủy ban Basel vào năm 2005, hơn 80% trong số 64 ngân hàng và công ty chứng khoán tại 16 quốc gia sử dụng Kiểm tra sức chịu đựng để đánh giá rủi ro thị trường, nhưng chưa ứng dụng đối với danh mục cho vay (BCBS, 2005) Nguyên nhân là do
Trang 26việc đo lường tác động của kịch bản Kiểm tra sức chịu đựng đối với RRTD đòi hỏi
kỹ thuật phức tạp Theo Foglia (2008), cơ sở lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng RRTD chỉ được phát triển và hoàn thiện cùng với Chương trình đánh giá Khu vực Tài chính (Financial Stability Assessment Program, FSAP) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), cũng như trong quá trình xây dựng các chuẩn
về vốn an toàn tối thiểu của Ủy ban Basel Theo đó, Kiểm tra sức chịu đựng RRTD được gọi là “macro-to-micro” gồm hai bước:
- Xây dựng mô hình kinh tế vĩ mô (Macroeconomic Modelling) để xác định yếu tố vĩ mô nào có tác động đến hoạt động ngân hàng Mỗi nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau, và
có những nét đặc thù riêng Sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng Khi thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng tại từng nước, người ta phải kiểm định mối quan
hệ giữa nền kinh tế nước đó với hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM, và qua đó,
có thể xây dựng kịch bản Kiểm tra sức chịu đựng phản ánh đúng rủi ro có thể xảy
ra đối với ngân hàng khi chịu những cú sốc tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô Tùy thuộc vào độ mở, sự phức tạp của nền kinh tế - hệ thống tài chính, cũng như mức độ sẵn có của số liệu mà người ta sẽ lựa chọn mô hình kinh tế vĩ mô phù hợp
-Xây dựng mô hình đánh giá RRTD (Credit risk Satellite Modelling) để đánh giá tác động của kịch bản kinh tế tiêu cực tới lợi nhuận / mức độ an toàn vốn của ngân hàng theo một trong hai phương pháp: (i) phương pháp dựa trên thông tin bảng cân đối tài chính (balance-sheet based approach) đánh giá sự sụt giảm chất lượng danh mục cho vay Phương pháp này rõ ràng, dễ hiểu, có thể ứng dụng tại các nước có thị trường chứng khoán, phái sinh chưa phát triển Nhược điểm của phương pháp này bị ảnh hưởng bởi chế độ kế toán, trích lập dự phòng ngân hàng, khó đánh giá mức độ tương tác và rủi ro lan truyền giữa các ngân hàng, giữa các loại sản phẩm dịch vụ…; hoặc (ii) phương pháp dựa trên thông tin giá thị trường (market-based approach), cụ thể là giá các công cụ tài chính được giao dịch thường xuyên trên thị trường như cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn cổ phiếu… Theo đó, người ra
Trang 27tính toán xác suất rủi ro của từng khách hàng, nhóm sản phẩm ngân hàng, của ngân hàng hay toàn hệ thống Ưu điểm của phương pháp này là số liệu giá giao dịch có tính khách quan cao hơn, liên tục hơn Tuy nhiên, việc giải thích kết quả Kiểm tra sức chịu đựng gặp nhiều khó khăn do không rõ nguồn phát sinh rủi ro, không sử dụng mối liên kết rõ ràng giữa nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Kết quả Kiểm tra sức chịu đựng đôi khi bị “nhiễu” bởi biến động giá ngắn hạn, và đặc biệt, khó ứng dụng tại các nước chưa có thị trường tài chính phát triển
Mặc dù đã được ứng dụng trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007
-2008, Kiểm tra sức chịu đựng vẫn bộc lộ một số hạn chế nên không dự báo đúng mức độ rủi ro, khiến một số ngân hàng lớn đã sụp đổ Những hạn chế đó bao gồm Kiểm tra sức chịu đựng chưa thực sự tích hợp vào hệ thống quản trị rủi ro và ra quyết định của ngân hàng; kết quả mới dừng ở mục đích tham khảo; các kịch bản kiểm định chưa đạt được đủ độ mạnh cần thiết; chưa có các nguyên tắc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng hiệu quả (Drehmann (2008), Alfaro và Drehmann (2009), Borio và những cộng sự (2012), Summer (2007)) Sau giai đoạn này, để tăng mức
độ căng thẳng của kịch bản Kiểm tra sức chịu đựng , các nghiên cứu của Alfaro và Drehmann (2009), Andreas và cộng sự (2013) đã lồng ghép tác động của hiện tượng phản hồi (feedback effects) Hiện tượng này diễn ra khi các ngân hàng bị tác động của cuộc khủng hoảng buộc phải thu hẹp tín dụng đối với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân không tiếp cận được các gói tín dụng mới khiến cuộc khủng hoảng càng trầm trọng hơn Trước đó, hầu hết các Kiểm tra sức chịu đựng đều bỏ qua hiện tượng phản hồi này, và giả định sự tương tác giữa kinh tế vĩ mô và ngân hàng không thay đổi khi ngay cả khi nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng Ngoài ra, các tác giả Brunnermeier (2009), Cont và Wagalath (2012), Geanakoplos và Fostel (2013) chứng mimh tâm lý đám đông tháo chạy khỏi thị trường tài chính khi có khủng hoảng xảy ra, dẫn tới ngân hàng mất thanh khoản, đổ
vỡ dây chuyền, lãi suất tăng, tín dụng thu hẹp
Khi nghiên cứu hiệu quả ứng dụng của Kiểm tra sức chịu đựng vĩ mô trong giám sát hệ thống và phòng chống khủng hoảng, Morgan và cộng sự (2014) đã chỉ
Trang 28ra kết quả Kiểm tra sức chịu đựng tại 19 ngân hàng lớn nhất Mỹ vào năm 2009 thành công là do mức độ minh bạch thông tin Thị trường có thể dự đoán các ngân hàng nào thiếu vốn theo quy định trước khi kết quả Kiểm tra sức chịu đựng được công bố, nhưng không biết trước quy mô thiếu hụt vốn Nhờ Kiểm tra sức chịu đựng , các thành viên thị trường có thông tin về mức độ thiếu hụt vốn, và nhờ đó, có
sự phân hóa về giá cổ phiếu giữa ngân hàng tốt và ngân hàng yếu kém Ngược lại, các nghiên cứu cuả Cardinali và Nordmark (2011), Petrella và Resti (2013) về Kiểm tra sức chịu đựng thực hiện tại Liên minh châu Âu vào các năm 2010 và 2011 lại cho thấy, kết quả công bố không có giá trị thông tin đáng kể, chủ yếu do mức độ minh bạch của các ngân hàng châu Âu không bằng các ngân hàng Mỹ Ngoài ra, nghiên cứu của Goldstein và Sapra (2012) cũng phân tích kỹ ưu điểm và nhược điểm của công khai kết quả, và đưa ra những khuyến nghị bổ ích đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng tại các NHTM
Đối với Kiểm tra sức chịu đựng vi mô ứng dụng trong quản trị của các NHTM, hầu hết các nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của Kiểm tra sức chịu đựng trong việc đánh giá khả năng ngân hàng có thể chống đỡ khủng hoảng có thể xảy ra (Ayuso và cộng sự (2004), Stolz và Wedow (2011), Cummings và Durrani (2016)) Ngoài chức năng này, Schuermann (2016) còn chỉ ra vai trò của Kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị rủi ro ngân hàng vào “thời bình” Một là, nghiên cứu của Lelyveld và Iman năm 2009 đề cập đến vai trò của Kiểm tra sức chịu đựng trong kiểm định tính chính xác của các mô hình quản trị RRTD khác Hai là, Kiểm tra sức chịu đựng là cơ sở ra quyết định tăng trưởng, mở rộng kinh doanh để có phân bổ hợp lý nguồn lực tài chính, hạn mức tín dụng vào các sản phẩm mới, có cấu trúc rủi ro phức tạp (Fed, 2014) Kết quả Kiểm tra sức chịu đựng
vi mô sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng trả lời câu hỏi: Ngân hàng có đủ vốn
đủ phát triển theo những chiến lược, kế hoạch mở rộng hay không Nếu mô hình của Kiểm tra sức chịu đựng vĩ mô thường phải minh bạch, dễ truyền tải nội dung tới công chúng bên ngoài, thì các mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô cần chính xác
Trang 29và có tính dự báo cao Ba là, theo Hirtle và Lehnert (2014), kết quả Kiểm tra sức chịu đựng vi mô có thể là cơ sở quyết định ngân hàng có chia cổ tức hay không, cần phát hành thêm bao nhiêu vốn cổ phần để đảm bảo kế hoạch phát triển trung dài hạn bền vững
Trên cơ sở những nghiên cứu này, các cơ quan quản lý đã xây dựng hệ thống các nguyên tắc, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Kiểm tra sức chịu đựng và chuẩn hóa thành thông lệ quốc tế Cụ thể, Ủy ban Basel đã đưa ra những quy định
về Kiểm tra sức chịu đựng trong khuôn khổ Basel II (năm 2006) và Basel III (năm 2011), cũng như 21 nguyên tắc trong thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng nội bộ đối với lãnh đạo ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước vào năm 2009 Cùng với việc
áp dụng theo lộ trình các thông lệ về an toàn vốn của Basel II và III, các quốc gia và ngân hàng đều có thể áp dụng các quy chuẩn về Kiểm tra sức chịu đựng của Basel Tóm lại, có thể nói số lượng các nghiên cứu lý thuyết về Kiểm tra sức chịu đựng RRTD của các NHTM trên thế giới rất đa dạng nhằm không ngừng hoàn thiện Kiểm tra sức chịu đựng trở thành một công cụ kiểm soát RRTD có hiệu quả tại các NHTM
1.1.2 Tác động của kinh tế vĩ mô đối với RRTD trong xây dựng kịch bản Kiểm tra sức chịu đựng
Các nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng tới RRTD ngân hàng có kết quả khá khác nhau, đôi khi trái ngược Các yếu tố vĩ mô thường được chia thành các nhóm sau:
1.1.2.1 Chỉ số đại diện cho chu kỳ kinh tế
Theo Salas và Saurina (2002), trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, cả ngân hàng và doanh nghiệp đều lạc quan về phương án đầu tư và khả năng trả nợ vay Hơn nữa, do chịu áp lực cạnh tranh, các ngân hàng có xu hướng nới lỏng điều kiện tín dụng, mở rộng cho vay các khách hàng “dưới chuẩn” Khi nền kinh tế chuyển trạng thái sang suy thoái, các khách hàng và dự án “dưới chuẩn” không có khả năng trả nợ, khiến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh Vì vậy, tốc độ tăng trưởng
Trang 30GDP thường có quan hệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu, ví dụ tại các ngân hàng Tây Ban Nha giai đoạn 1985-1997 (Salas và Saurina, 2002); tại các ngân hàng Ý trong giai đoạn 1987-2002 (Quagliarello, 2007); tại 9 ngân hàng lớn nhất (chiếm 90% hệ thống) của Hy Lạp giai đoạn 2003-2009 (Louzis và cộng sự, 2010); và tại 80 ngân hàng thuộc Tổ chức Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) giai đoạn 1995-2008 (Espinoza và Prasad, 2010)
Một số nghiên cứu kiểm chứng khác lại tìm thấy mối quan hệ giữa RRTD với những biến số khác đặc trưng cho chu kỳ kinh tế như tăng trưởng GDP bình quân đầu người (Fofack, 2005) và tỷ lệ thất nghiệp (Aver, 2008, Bucur và Dragomirescu, 2014)
Về lạm phát, các nghiên cứu của Shu (2002) và Waeibrorheem và Suriani (2015) cho thấy, tỷ lệ lạm phát cao có thể giúp cải thiện khả năng trả nợ của bên vay
do doanh thu tăng trong khi chi phí lãi vay không đổi, đặc biệt khi đa số các khoản vay có lãi suất cố định hoặc đã được bảo hiểm lãi suất Ngược lại, các nghiên cứu của Rinaldi và Sanchis-Arellano (2006), Gunsel (2011) đã chứng minh mối quan hệ thuận chiều giữa lạm phát và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng Điều này được lý giải bởi lạm phát quá cao sẽ làm cho thu nhập thực tế của bên vay bị giảm sút Ngân hàng nhà nước có thể tăng lãi suất, giảm cung tiền trong nền kinh tế khiến mặt bằng lãi suất
bị đẩy lên cao Nếu không bảo hiểm rủi ro biến động lãi suất cho các khoản vay, doanh nghiệp sẽ bị tăng thêm chi phí và khả năng đổ vỡ dễ xảy ra hơn Tuy nhiên, Aver (2008) không tìm thấy mối quan hệ giữa nợ xấu và lạm phát tại các ngân hàng Slovenia; Bofondi và Ropele (2011) tại các ngân hàng Ý; Castro (2012) chứng minh tương tự khi sử dụng số liệu tại nhóm 5 nước GIPSI (Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy) từ quý 1 năm 1997 đến quý 3 năm 2011
Một chỉ số khác phản ánh chu kỳ kinh tế là cung tiền Khi Ngân hàng nhà nước nới lỏng tiền tệ, cung tiền dồi dào sẽ giúp các thành phần kinh tế tiếp cận vốn
dễ dàng hơn và rẻ hơn, do đó khả năng trả nợ ngân hàng sẽ tốt hơn Vì vậy, mối quan hệ nghịch giữa cung tiền và RRTD được tìm thấy bởi các nghiên cứu của Waeibrorheem và Suriani (2015), Bofondi và Ropele (2011) và Kalirai và Scheicher
Trang 31(2002) đối với các ngân hàng Úc, Malaysia và Ý
1.1.2.2 Chỉ số giá bất động sản
Tajik và các cộng sự (2015) đã nghiên cứu chỉ số giá bất động sản và RRTD tại các tổ chức tín dụng tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2012 Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng chỉ số giá bất động sản giảm xuống sẽ làm tăng khoản lỗ cho vay của các ngân hàng, dẫn tới nền kinh tế vĩ mô bị suy thoái Cụ thể,
sự sụt giảm của chỉ số giá bất động sản sẽ làm sẽ làm tâng tỷ lệ vỡ nợ của các khoản vay dành cho bất động sản Hơn nữa, tác động của sự sụt giảm chỉ số giá bất động sản làm tăng nợ xấu của các ngân hàng sẽ càng lớn hơn trong điều kiện nền kinh tế
có nhiều bất ổn Do đó, nghiên cứu đã đưa ra một vài kiến nghị cho luật pháp tại Hoa Kỳ Thứ nhất, nên cân nhắc đưa chỉ số giá bất động sản là một trong những chỉ
số vĩ mô dự báo tính ổn định của hệ thống ngân hàng Thứ hai, nên có những quy định giám sát các tổ chức tín dụng khi cho vay bất động sản Thứ ba, nên quy định khung pháp lý để kiểm tra sự an toàn của các khoản mục cho vay bất động sản Cuối cùng, nên giám sát chặt chẽ các nhân tố mà sẽ làm ảnh hưởng đến hành vi cho vay của ngân hàng, đặc biệt chú ý đến các nhân tố sẽ làm cho ngân hàng chuyển sang cho vay bất động sản nhiều hơn
Nghiên cứu của Tajik và các cộng sự (2015) có kết quả giống với các nghiên cứu của Wong và các cộng sự (2006), Davis và Zhu (2011)
1.1.2.3 Chỉ số chứng khoán
Tăng giá cổ phiếu là tín hiệu cho thấy khả năng tài chính của các công ty tương đối tốt Giá cổ phiếu cao cũng cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ thị trường chứng khoán một cách dễ dàng Nhờ vậy, giá cổ phiếu thường có quan hệ ngược chiều với RRTD
Nghiên cứu của Aver (2008) đã chứng minh giá trị của chỉ số cổ phiếu là yếu
tố vĩ mô tác động quan trọng tới tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng Slovenia giai đoạn 1995-2002
1.1.2.4 Các chỉ số thể hiện mặt bằng lãi suất
Trang 32Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, lãi suất tăng sẽ khiến tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng Lãi suất có thể được đại diện các biến khác nhau: tỷ lệ lãi suất thực trong nghiên cứu của Fofack (2005), lãi suất liên ngân hàng trong nghiên cứu của Jiménez
và Saurina (2006), lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm - Quagliariello (2007), hoặc lãi suất dài hạn - Castro (2012)
1.1.2.5 Chỉ số về tăng trưởng tín dụng
Trong điều kiện kinh tế phát triển, người vay càng dễ vay vốn để tái tục các khoản vay hiện tại, thì tỷ lệ nợ xấu ngân hàng càng thấp Tuy nhiên, nếu hai chỉ số này tăng cao trong thời gian dài, đó là tín hiệu cho thấy quản trị rủi ro ngân hàng chưa được tốt Các điều kiện tín dụng được nới lỏng dễ dẫn tới RRTD trong tương lai Và khi đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng, cũng như tỷ lệ nợ trên GDP lại có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu ngân hàng
Nghiên cứu về khủng hoảng ngân hàng đã chứng minh các cuộc khủng hoảng thường là hệ quả của một quá trình tăng trưởng tín dụng cao Demirgüç-Kunt và Detragiache (1998) đã phân tích của 53 nước trong giai đoạn 1980-1995 để nghiên cứu mối liên quan giữa quá trình tự do hóa thị trường tài chính và khủng hoảng ngân hàng Kết quả cho thấy, khi thị trường tài chính được tự do hóa, tốc độ tăng trưởng tín dụng thường khá cao Việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng thường dẫn tới tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sẽ tăng với độ trễ 2 năm
Nghiên cứu của Cottarelli và cộng sự (2003) cho rằng, khi tỷ lệ tín dụng trên GDP tăng từ 5% đến 10%/năm trong nhiều năm thì sẽ xảy ra khủng hoảng ngân hàng, tương tự như các nghiên cứu của Kattai (2010) và Nkusu (2011)
1.1.2.6 Tỷ giá
Nghiên cứu kiểm chứng của Fofack (2005) và Nkusu (2011) cho thấy, khi đồng nội tệ tăng giá, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn do hàng hóa trở nên đắt đỏ, doanh số xuất khẩu giảm, và hệ quả là tỷ lệ nợ xấu tăng tại các ngân hàng Sub-Saharan Africa và 26 nền kinh tế phát triển
Pratap và Urrutia (2004), khi nghiên cứu khủng hoảng Mexico năm 1994, chứng minh tỷ giá tăng sẽ tác động xấu tới các doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ
Trang 33(balance sheet effects) nếu không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá Tương tự, Castro (2012) cũng kiểm định thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ giá thực và RRTD tại 5 nước
Hy Lạp, Ireland, Portugal, Spain và Italy giai đoạn 1997 - 2011
Vogiazas và Nikolaidou (2011) đã chứng minh tỷ giá thực có tác động ngược chiều tới RRTD tại Bulgaria với độ trễ 3 quý trong giai đoạn 2001-2010 Một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ giá và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng (Aver (2008), Kalirai và Scheicher (2002))
Sở dĩ có kết quả khác nhau về tác động của tỷ giá đối với nợ xấu ngân hàng như trên là do khi tỷ giá tăng (tức nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ), các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, còn các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi và ngược lại Để đánh giá tác động tổng thể của việc tăng/giảm tỷ giá lên mức độ RRTD toàn hệ thống ngân hàng, ta phải xem xét cấu trúc của nền kinh tế và đặc điểm dư nợ tín dụng của hệ thống
1.2 Các nghiên cứu về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô tại Việt Nam
Đối với tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung quản trị RRTD tại Việt Nam, trước hết, chúng ta nhận thấy đã có những nghiên cứu về lý thuyết mô hình quản lý rủi ro tín, dụng điển hình là luận án tiến sỹ của Lê Diệu (2010) “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý RRTD tại hệ thống NHTM Việt Nam” Tác giả đã đề cập một cách tương đối có hệ thống các vấn đề liên quan đến RRTD, cấu thành của mô hình quản lý RRTD (nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát và xử lý RRTD) Mặc dù chưa có những phân tích sâu sắc, tác giả đã chứng minh hệ thống NHTM Việt Nam có thể áp dụng phương pháp quản lý rủi ro định lượng nếu hoàn thiện tốt các điều kiện để vận hành mô hình, trong đó chú trọng nhất đến công nghệ và nhân sự Khi đó, việc áp dụng mô hình đo lường RRTD định lượng sẽ tiến hành theo hai bước: (1) hoàn hiện hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ và (2) hoàn hiện mô hình xếp hạng tín dụng theo chuẩn Basel II Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập sâu về phương pháp đo lường và quản lý RRTD theo chuẩn Hiệp ước vốn Basel, những điều kiện cần và đủ để ứng dụng thước đo đó trong mô hình quản lý rủi ro ngân hàng
Trang 34Một số tác giả đã đề cập đến tính cấp thiết phải chuyển thước đo RRTD sang chuẩn Basel II Bài báo nghiên cứu của Phạm Thủy và Đỗ Hà (2013) đã nhấn mạnh các nhược điểm của đo lường RRTD dựa trên chỉ tiêu nợ xấu, bao gồm các quy định về phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào cơ quan quản lý hoặc quyết định của ngân hàng; chỉ tiêu này chỉ thể hiện mức độ rủi ro tại một thời điểm trong quá khứ, khó có thể tính toán rủi ro của một khoản vay trước khi cấp tín dụng… Luận án Tiến sỹ của tác giả Nguyễn Phương (2012) “Quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam” đã chứng minh rằng chỉ khi nào nợ xấu được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì các ngân hàng mới
có thể quản lý có hiệu quả Quy trình quản lý nợ xấu nhất thiết phải bổ sung cách thức đo lường nợ xấu như thế nào Các ngân hàng phải xây dựng quy trình và tổ chức đo lường tổn thất của nợ xấu, phải tính được EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) thông qua 3 cấu phần rủi ro cơ bản là PD, LGD và EAD
Đã có nhiều nghiên cứu điển hình thực trạng quản lý RRTD tại một NHTM cụ thể, nhưng còn ít luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, mà chủ yếu
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để chứng minh giả thuyết khoa học và đưa ra các giải pháp Các luận văn tiến sỹ của Nguyễn Đức Tú (2012) và Nguyễn Tuấn Anh (2012) đã hệ thống hóa những nội dung lý luận về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế, sử dụng số liệu của Vietinbank và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để phân tích những mặt hạn chế của công tác quản lý RRTD như chiến lược chưa toàn diện, mô hình chưa phù hợp, quy trình tín dụng còn nhiều bất cập, hệ thống đo lường rủi ro thiếu đồng bộ
Gần đây đã xuất hiện nhiều hơn các luận án sử dụng mô hình định lượng như luận án Tiến sỹ của tác giả Nguyễn Đông (2012), ngoài việc đưa ra lý luận chung về tín dụng ngân hàng, đã sử dụng mô hình định lượng Logistic, mô hình phân lớp nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân từ bộ số liệu sơ cấp của 115 khách hàng pháp nhân đã được khảo sát tại VCB – chi nhánh Đà Nẵng Ngoài ra, Luận án cũng chỉ ra những bất cập trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đang áp dụng ở chi nhánh của VCB và kết luận việc
Trang 35ứng dụng mô hình định lượng có thể nâng cao chất lượng tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng này
Trong lĩnh vực Kiểm tra sức chịu đựng , tính tới thời điểm hiện nay, tất cả các nghiên cứu được công bố đều phân tích mô hình Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro vĩ
mô, chưa có nghiên cứu về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô
Đánh dấu mối quan tâm đầu tiên về lý thuyết Kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng tài chính nước ta là các ấn phẩm của Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang (đồng chủ biên) (2013) và Dương Quốc Anh (Chủ nhiệm đề tài, 2013), do Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Kinh tế Quốc hội chủ trì biên soạn Hai ấn phẩm này chủ yếu tổng hợp những khái niệm cơ bản và thử nghiệm một số phương pháp Kiểm tra sức chịu đựng đơn giản
Tiếp đó, trong lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm, đã xuất hiện đề tài “Đánh giá sức chịu đựng của các NHTM lớn ở Việt Nam” của Phùng Đức Quyền (2013), xây dựng ba kịch bản cho Kiểm tra sức chịu đựng, gồm kịch bản cơ sở (thể hiện diễn biến thông thường của nền kinh tế), kịch bản “suy thoái kép” (dựa theo cuộc khủng hoảng 1997, có điều chỉnh theo những thay đổi trong cấu trúc kinh tế các nguy cơ ở hiện tại), kịch bản “trì trệ kéo dài” (xây dựng từ khu vực đuôi 1% trong đường phân phối xác suất của các dự báo từ mô hình VAR) Dựa trên kết quả thu được, tác giả kết luận sức chịu đựng của các ngân hàng trước cú sốc bất lợi tại thời điểm cuối năm 2012 là rất yếu
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Trâm (2014) sử dụng mô hình vec-tơ sai số hiệu chỉnh (Vecto error-corection Model, VECM) để mô phỏng kịch bản cú sốc kinh tế vĩ mô trong thời gian 2 năm, sau đó phân tích độ nhạy của NPL khi chịu ảnh hưởng của tăng trưởng GDP, tăng trưởng tín dụng, biến động lãi suất cơ bản với một độ trễ bằng hàm logarit Sau cùng, tác giả sử dụng CreditRisk+ với biến đầu vào là tổng dư nợ của 8 NHTM niêm yết, tỷ lệ vỡ nợ được xác định trên cơ sở tỷ lệ
nợ xấu, và độ biến động của nợ xấu để tính toán mức vốn yêu cầu phòng cho trường hợp rủi ro không mong đợi xảy ra Tác giả kết luận, nếu xảy ra rủi ro với 1% xác suất thì tổng giá trị trích lập dự phòng của các ngân hàng tại thời điểm hiện nay
Trang 36không đủ để chống đỡ tổn thất
Hạn chế của hai công trình nghiên cứu này là vẫn sử dụng chỉ số nợ xấu làm thước đo RRTD Hiện nay, thước đo truyền thống tại Việt Nam và một số nước đang phát triển trên thế giới vẫn là NPL và LLP, ví dụ các nghiên cứu Phùng Đức Quyền (2013), Nguyễn Trâm (2014), Tian và Yang (2011), Muliaman và những cộng sự (2011) tại Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam Các tác giả đã nâng cao tính chính xác của mô hình dự báo trong kịch bản cú sốc bằng cách chuyển từ hàm tuyến tính sang hàm logarit Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn phụ thuộc vào chất lượng số liệu nợ xấu trong quá khứ và chưa phản ánh được đúng bản chất của RRTD
Về chủ đề đánh giá tác động của nền kinh tế đối với RRTD tại các ngân hàng Việt Nam, trong thời gian gần đây, đã xuất hiện khá nhiều nghiên cứu định lượng
có giá trị Điển hình là nghiên cứu của Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2014) sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu mảng với tác động cố định trên số liệu báo cáo tài chính năm của 13 NHTM, chiếm 62% tổng dư nợ toàn hệ thống trong giai đoạn từ
2007 đến 2013 Các tác giả kết luận tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều với tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu, dư nợ tín dụng bất động sản (với hệ số hồi quy 0.21 và có ý nghĩa ở mức 10%), lãi suất cho vay danh nghĩa và GDP; và mối quan hệ âm với giá trị tổng tài sản và tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản
Nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Anh (2014) sử dụng mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng kiểu động (Dynamic Panel Data Regression Analysis, DPDA) để nghiên cứu yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng (Return on Asset, ROA) Các tác giả đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán / tổng sản phẩm quốc nội
có mối tương quan “dương” với lợi nhuận ngân hàng Ngược lại, trong giai đoạn 2003-2012 ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận đôi khi không đi liền với nhau, đồng nghĩa với việc không tìm thấy bằng chứng cho mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa ROA và tăng trưởng GDP
Một nghiên cứu mới khác của các tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn
Trang 37Thép (2015) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD tại 155 quỹ tín dụng nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2012 Kết quả cho thấy, có
4 trong số 6 biến độc lập được đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê từ 1% đến 5%
Cụ thể, ROA và quy mô tổng tài sản có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu Tăng trưởng tín dụng với độ trễ một năm cũng có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu ngân hàng Điều này được giải thích là do hầu hết các quỹ tín dụng nhân dân tại khu vực có quy mô rất nhỏ Càng tăng trưởng nhanh thì quỹ tín dụng càng có lợi thế trong huy động vốn để tăng quy mô, giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, và tăng cường khả năng quản trị rủi ro tốt hơn Liên quan đến các biến vĩ mô, các tác giả chỉ tìm thấy mối liên hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà không chứng minh được mối liên hệ với tỷ lệ lạm phát
Nghiên cứu của Nguyễn Trâm (2014) đã chứng minh được mối quan hệ nghịch chiều (độ trễ là 1 năm và 2 năm) giữa tỷ lệ nợ xấu của 8 ngân hàng niêm yết với tốc độ tăng trưởng GDP trên cơ sở dữ liệu quý từ 2007 đến 2013 Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá tác động của các nhân tố khác lên tỷ lệ nợ xấu ngân hàng, ngoài tốc độ tăng trưởng GDP
1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Từ phần tổng quan nêu trên, luận án sẽ giải quyết những khoảng trống nghiên cứu sau:
Thứ nhất, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu về lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng
vi mô (Micro-prudential Stress Testing) đối với RRTD tại các NHTM Việt Nam Luận án sẽ tập trung nghiên cứu vai trò của Microprudential Stress Testing trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam theo Basel II Từ đó, đưa ra những hàm ý đối với ngân hàng và cơ quan nhà nước nhằm ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng có hiệu quả trong quản trị rủi ro nội bộ nghiên cứu về Kiểm tra sức chịu đựng RRTD tại một ngân hàng cụ thể tại Việt Nam với những đặc trưng nhất định
Thứ hai, luận án sẽ nghiên cứu hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng phù hợp với đặc thù của Vietinbank và các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn
Trang 38chuyển đổi từ NPL sang EL, PD, LGD, EAD Hiện mới có mô hình Kiểm tra sức chịu đựng đánh giá tác động cú sốc lên NPL của ngân hàng như nghiên cứu của Nguyễn Trâm (2014) Luận án sẽ xây dựng mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô tại Vietinbank theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, theo đó, RRTD phải được đo lường bằng PD, LGD và EAD, chứ không phải là thước đo truyền thống tỷ lệ nợ xấu NPL như tại Việt Nam Ngoài ra, những kịch bản cú sốc sẽ được xác định bằng mô hình định lượng, thay vì chỉ dựa trên các giá trị được giả định, nhằm đảm bảo cú sốc đủ mạnh theo yêu cầu của các tổ chức quốc tế
Thứ ba, luận án bổ sung thêm một nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa yếu tố vĩ mô với rủi ro ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều diễn biến khó dự đoán như hiện nay Nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của kinh tế vĩ
mô giai đoạn 2009-2015 đối với RRTD ngân hàng, bóc tách tác động của việc các ngân hàng được chuyển nợ xấu sang VAMC đổi lấy trái phiếu đặc biệt trong giai đoạn 2013-2015 Kết quả của mô hình đánh giá kinh tế vĩ mô sẽ giúp kiểm định lần nữa những yếu tố ảnh hưởng tới RRTD tại các NHTM, rút ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao mức độ bền vững của Vietinbank và các NHTM khác tại Việt Nam trong thời gian tới
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, Luận án đã tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển, các loại mô hình và hiệu quả ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng trên thế giới và Việt Nam Từ đó, tác giả đã đưa ra ba khoảng trống nghiên cứu sẽ được phân tích làm rõ trong khuôn khổ Luận án nghiên cứu “Kiểm tra sức chịu đựng RRTD của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nghiên cứu điển mình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” Mục tiêu nghiên cứu của luận án là kiểm định sức chịu đựng RRTD tại Vietinbank, từ đó, tăng cường ứng dụng Kiểm định sức chịu đựng vi mô đối với RRTD tại các ngân hàng TMCP khác tại Việt Nam
Trang 39CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG VI
MÔ ĐỐI VỚI RRTD TẠI CÁC NHTM 2.1 Khái niệm Kiển tra sức chịu đựng vi mô
Trong các tài liệu tiếng Việt, Stress Test hay Stress Testing được gọi bằng các tên khác nhau như “Kiểm định sức chịu đựng” (Dương Quốc Anh, 2013), “Đánh giá sức chịu đựng” (Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang, 2013), “Kiểm tra RRTD” (Nguyễn Trâm, 2014) Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà Kiểm tra sức chịu đựng có những định nghĩa khác nhau
Đứng trên quan điểm giám sát hệ thống ngân hàng, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã đưa ra khái niệm về Kiểm tra mức độ rủi ro vĩ mô (macro-prudential Stress Testing) như sau (IMF, 2012):
“Stress Testing là một kỹ thuật đo lường mức độ tổn thất của một danh mục, ngân hàng hoặc cả hệ thống tài chính trong các kịch bản giả định Đây là phương pháp phân tích định lượng “nếu thì ”, tính toán điều gì sẽ xảy ra với tỷ lệ an toàn vốn, lợi nhuận, dòng tiền của một ngân hàng, hoặc cả hệ thống ngân hàng nói chung, khi xảy ra rủi ro”
Theo đó, Kiểm tra sức chịu đựng là quá trình thực hiện gồm:
- Lựa chọn ngân hàng tham gia kiểm định, loại rủi ro cần đánh giá tác động và kịch bản cú sốc;
- Lựa chọn các mô hình liên kết kịch bản giả định với các chỉ số đại diện mức
độ thanh khoản và an toàn vốn của ngân hàng;
- Báo cáo kết quả kiểm định và các phương án truyền thông (nếu cần thiết); và
- Ra quyết định các hành động cần thực hiện trên cơ sở kết quả của Stress Testing
Đứng trên quan điểm Kiểm tra sức chịu đựng vi mô, Ủy ban Basel đã đưa ra định nghĩa của Kiểm tra sức chịu đựng vi mô như sau (BCBS, 2009):
“Stress Testing là một công cụ (risk management tool), cấu phần quan trọng của hệ thống quản trị rủi ro nội bộ ngân hàng, và được các cơ quan quản lý khuyến
Trang 40khích sử dụng trong khuôn khổ về an toàn vốn của Basel II Kiểm tra sức chịu đựng cảnh báo cho các cấp quản lý về hệ quả của các loại rủi ro khác nhau, và cho phép ước lượng mức vốn cần có để bù đắp tổn thất khi một cú sốc lớn xảy ra”
Như vậy, Kiểm tra sức chịu đựng vi mô là một cấu phần của hệ thống quản trị rủi ro nội bộ ngân hàng, phải được xây dựng, đánh giá và sử dụng trong quá trình ra quyết định của lãnh đạo ngân hàng Kiểm tra sức chịu đựng không những đóng vai trò trong giai đoạn khủng hoảng, mà còn là công cụ quản trị rủi ro trọng yếu trong giai đoạn tăng trưởng và triển khai các nghiệp vụ / đơn vị kinh doanh / sản phẩm mới của NHTM Ngoài mục đích đánh giá khả năng đủ vốn yêu cầu của tổ chức tín dụng, Kiểm tra sức chịu đựng nhìn từ góc độ quản trị ngân hàng còn giúp lãnh đạo
có thêm thông tin trong quá trình ra quyết định phân bổ vốn và thanh khoản, xác định khẩu vị rủi ro của ngân hàng và xây dựng các phương án dự phòng / giảm thiểu rủi ro trong các tình huống xấu Ủy ban Basel yêu cầu các ngân hàng thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng định kỳ, tối thiểu đối với danh mục tín dụng Tính chất kịch bản cú sốc được kiểm định trong Kiểm tra sức chịu đựng được miêu tả rõ hơn: phải đủ mức độ trầm trọng, nhưng vẫn khả năng xảy ra
Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang Fed cũng yêu cầu các ngân hàng có quy mô tổng tài sản hợp nhất trên 10 tỷ USD, bao gồm 19 định chế, chiếm trên 2/3 tổng tài sản
hệ thống ngân hàng Mỹ, phải tuân thủ khuôn khổ Kiểm tra sức chịu đựng vi mô (Fed, 2012) Theo đó, khuôn khổ Kiểm tra sức chịu đựng bao gồm các hoạt động toàn diện, được tích hợp với các hoạt động khác và có tính dự báo của ngân hàng nhằm phát hiện, đo lường rủi ro và bất ổn xuất phát từ môi trường kinh tế - tài chính khủng hoảng hoặc những sự kiện bất lợi của chính ngân hàng Khuôn khổ này sẽ bổ sung cho các phương pháp quản trị rủi ro định lượng khác, vốn chỉ thuần túy là ước lượng rủi ro / tổn thất trên số liệu quá khứ, cũng như những phương pháp quản trị rủi ro định tính khác… Ngân hàng xây dựng, thực hiện khuôn khổ Kiểm tra sức chịu đựng phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp, các mảng nghiệp vụ và rủi ro tổng thể của mình
Như vậy, yêu cầu về Kiểm tra sức chịu đựng đối với các ngân hàng lớn tại