1. Lý do lựa chọn đề tài Cấp tín dụng là hoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại (NHTM), là một kênh quan trọng đáp ứng các nguồn lực tài chính cho nền kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Về bản chất, cấp tín dụng là hoạt động kinh tế, do vậy nó cũng chịu sự tác động và điều tiết bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh đặc biệt, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể, chứa đựng sự rủi ro, dễ tác động dây chuyền đến các hoạt động kinh tế khác. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng (HĐCTD) của các NHTM Việt Nam là nhu cầu rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng và vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Cho đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung và HĐCTD nói riêng đã được quan tâm xây dựng và thực hiện, bởi lẽ một hệ thống tài chính - ngân hàng mạnh, ổn định, có sức “đề kháng” tốt luôn đóng vai trò cốt lõi và quyết định đến sự sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế tại bất kỳ quốc gia nào. Ngược lại, một hệ thống ngân hàng (HTNH) tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương trước các biến động của nền kinh tế xã hội; HĐCTD không hiệu quả, chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu cao, năng lực tài chính của các NHTM yếu… là mầm mống cho sự bất ổn của nền kinh tế quốc gia. Có thể nhận thấy những văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc bảo đảm an toàn trong HĐCTD như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và những văn bản khác có liên quan đã tạo lập hành lang pháp lý cơ bản nhằm bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM. Tuy vậy các quy định của pháp luật còn chưa toàn diện, thống nhất và phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng (HĐNH) trong điều kiện mới. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM còn nhiều hạn chế, vướng mắc như công tác thanh tra giám sát ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an toàn HĐNH, công tác xét xử tại toà án chưa thực sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các NHTM, hiện tượng sở hữu chéo, lũng đoạn ngân hàng diễn ra tại một số NHTM đã ảnh hưởng xấu đến an toàn trong HĐCTD. Cùng với đó, hệ thống lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM ở Việt Nam còn non yếu, thiếu hệ thống, cơ sở kinh tế và pháp lý chưa thuyết phục, đồng thời thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Do đó việc nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM là nhiệm vụ rất cần thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Luận án “Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” có mục đích trước hết là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM; Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật này, trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM tại Việt Nam.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN XUÂN BANG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN
TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 62.38.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
TP.HỒ CHÍ MINH, năm 2017
Trang 2Cho đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh an toàn trong hoạt độngngân hàng nói chung và HĐCTD nói riêng đã được quan tâm xây dựng và thực hiện,bởi lẽ một hệ thống tài chính - ngân hàng mạnh, ổn định, có sức “đề kháng” tốt luônđóng vai trò cốt lõi và quyết định đến sự sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế tạibất kỳ quốc gia nào Ngược lại, một hệ thống ngân hàng (HTNH) tiềm ẩn nhiều rủi ro,
dễ bị tổn thương trước các biến động của nền kinh tế xã hội; HĐCTD không hiệu quả,chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu cao, năng lực tài chính của các NHTM yếu… là mầmmống cho sự bất ổn của nền kinh tế quốc gia
Có thể nhận thấy những văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh trong việc bảo đảm an toàn trong HĐCTD như Luật Ngân hàng Nhà nước ViệtNam năm 2010, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và những văn bản khác có liênquan đã tạo lập hành lang pháp lý cơ bản nhằm bảo đảm an toàn trong HĐCTD củaNHTM Tuy vậy các quy định của pháp luật còn chưa toàn diện, thống nhất và phùhợp với yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng (HĐNH) trong điều kiện mới.Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD củaNHTM còn nhiều hạn chế, vướng mắc như công tác thanh tra giám sát ngân hàng chưađáp ứng được yêu cầu bảo đảm an toàn HĐNH, công tác xét xử tại toà án chưa thực sựbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các NHTM, hiện tượng sở hữu chéo, lũng đoạnngân hàng diễn ra tại một số NHTM đã ảnh hưởng xấu đến an toàn trong HĐCTD.Cùng với đó, hệ thống lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTDcủa các NHTM ở Việt Nam còn non yếu, thiếu hệ thống, cơ sở kinh tế và pháp lý chưathuyết phục, đồng thời thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này
Do đó việc nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM lànhiệm vụ rất cần thiết
Trang 3Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo đảm an toàn trong
hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”
làm luận án tiến sĩ Luật học
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận án “Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của cácngân hàng thương mại Việt Nam” có mục đích trước hết là làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM; Đồng thờiphân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm an toàn trong HĐCTDcủa các NHTM và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật này, trên cơ sở đó đềxuất định hướng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi phápluật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM tại Việt Nam
Để thực hiện được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
Thứ nhất, phân tích, đánh giá có hệ thống những công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước có liên quan đến pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của cácNHTM, trên cơ sở đó tiếp thu những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đồng thời tiếptục nghiên cứu phát triển những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trongHĐCTD của các NHTM;
Thứ hai, làm sáng tỏ sự tất yếu phải bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các
NHTM thông qua việc phân tích rõ bản chất HĐCTD của các NHTM và những rủi rocủa nó; khái niệm, tiêu chí đánh giá và nội dung của bảo đảm an toàn trong HĐCTDcủa các NHTM Từ đó, làm sáng tỏ khái niệm, vai trò, nội dung cũng như yêu cầu củapháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM;
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật
về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM Việt Nam nhằm phát hiện những hạnchế, bất cập trong các quy định của pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trongthực tiễn thi hành pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM Việt Nam;
Thứ tư, xác định những định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật và đề
xuất những giải pháp, kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi phápluật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống lý thuyết liên quan đến bảo đảm antoàn trong HĐCTD của các NHTM; những quy định của pháp luật về bảo đảm an toàntrong HĐCTD của các NHTM Việt Nam và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm
an toàn trong HĐCTD của các NHTM Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM là vấn đề có thể được nghiên cứu,tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau Trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung nghiên
Trang 4cứu khía cạnh pháp lý của bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM Ở góc độ cụthể, phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm:
Thứ nhất, về không gian, tác giả nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong
HĐCTD của NHTM ở Việt Nam Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng
đề cập đến kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm an toàn HĐNH, đặc biệt là khuyến nghịcủa Uỷ ban Basel về an toàn trong HĐCTD;
Thứ hai, về thời gian, tác giả chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật đang
có hiệu lực về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM trên cơ sở Luật Ngân hàngNhà nước năm 2010, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và các văn bản có liên quan
Thứ ba, về lĩnh vực nghiên cứu, tác giả nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn
trong HĐCTD của các NHTM Việt Nam mà không nghiên cứu pháp luật về bảo đảm
an toàn trong các hoạt động khác của NHTM (như huy động vốn, thanh toán, tham giathị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán…); Đồng thời, tác giảnghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTMViệt Nam thông qua hai nội dung: pháp luật về phòng ngừa rủi ro (quy định về nhữngtrường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn tín dụng; thẩmđịnh hồ sơ tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn; các biện pháp bảo đảm tín dụng; thôngtin tín dụng; công tác thanh tra, giám sát của NHNN, phân loại nợ và trích lập dựphòng rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nộibộ); pháp luật về xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM (quy định về cơ cấu lạithời hạn trả nợ; chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ; mua bán nợ, sử dụng dự phòng rủi ro
và một số quy định khác có liên quan)
Thứ tư, tác giả đề tài luận án chỉ nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong
HĐCTD của các NHTM Việt Nam mà không nghiên cứu pháp luật về bảo đảm antoàn trong HĐCTD của các tổ chức tín dụng (TCTD) khác như TCTD phi ngân hàng,
tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngânhàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 55 Những điểm mới của luận án
Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, đề tài đã nghiên cứu,phân tích và có một số điểm mới cơ bản như sau:
Về lý luận: khác với những công trình nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài
nước, đề tài tiếp cận và phân tích cơ sở lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn tronghoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại dựa trên cơ cấu và trình tựphòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thươngmại Đó là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật, đềxuất định hướng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn tronghoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
Về thực tiễn: đề tài đã làm nổi bật hai vấn đề cơ bản của thực trạng pháp luật về
bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại là: (i)Pháp luật thực định về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngânhàng thương mại tuy đã có những ưu điểm nhất định, song các quy định đó còn chưatoàn diện, thống nhất và phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tíndụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (ii) Trên cơ sở phân tích các
vụ án điển hình trong lĩnh vực ngân hàng như vụ án Nguyễn Đức Kiên, vụ án HuỳnhThị Huyền Như, vụ án tại Công ty thủy sản Phương Nam, vụ án tại Ngân hàng Xâydựng (VNCB) , đề tài đã làm sáng tỏ việc thực hiện pháp luật về bảo đảm an toàntrong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại còn chưa nghiêm: nhiềuhành vi vi phạm pháp luật của cán bộ lãnh đạo và nhân viên ngân hàng cũng nhưkhách hàng vay vốn trong việc nâng khống giá trị tài sản bảo đảm tín dụng, khôngthẩm định hồ sơ tín dụng, thực hiện sai nghĩa vụ kiểm tra sử dụng vốn vay gây thiệthại hàng nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng Hệ quả tất yếu là hệ thống ngân hàng phảihứng chịu gánh nặng nợ xấu hàng trăm nghìn tỷ đồng Từ đó cho thấy, thực trạngpháp luật vẫn chưa thực sự bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM
Về giải pháp: từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên và dựa vào các lý
thuyết nghiên cứu chính là lý thuyết về sự can thiệp của Nhà nước trong đời sống kinh
tế xã hội, lý thuyết về hiệu quả của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội trongnền kinh tế thị trường cũng như cách tiếp cận kinh tế học pháp luật, đề tài đã phân tíchđịnh hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM
Trang 6bao gồm: phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; khắc phục nhữnghạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của cácNHTM; tiếp thu những kinh nghiệm, chuẩn mực và thông lệ quốc tế về bảo đảm antoàn HĐNH Đặc biệt, định hướng cốt lõi là cần bảo đảm hài hòa hóa lợi ích giữa cácchủ thể trong quan hệ tín dụng; bảo đảm sự phù hợp và bền vững trong việc điều chỉnhbằng pháp luật đối với bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM; chấm dứt sựlũng đoạn ngân hàng cũng như kiểm soát tốt HĐNH.
Từ đó, đề tài phân tích ba giải pháp chủ yếu là quy định nghĩa vụ của NHTM vềbảo đảm an toàn trong HĐCTD; giám sát chặt chẽ trạng thái an toàn trong HĐCTDcủa NHTM và quy định chế tài nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm an toàntrong HĐCTD của NHTM Trên cơ sở đó, đề tài kiến nghị sửa đổi, bổ sung hệ thốngpháp luật hiện hành tập trung vào Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 và Luật Các tổchức tín dụng năm 2010 cũng như kiến nghị bảo đảm cơ chế thực hiện pháp luật vềbảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM
6 Kết cấu của luận án
Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận ángồm 04 chương như sau:
Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu;
Chương 2 Những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạtđộng cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại;
Chương 3 Thực trạng pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụngcủa các ngân hàng thương mại Việt Nam;
Chương 4 Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụngcủa các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM là vấn đề rộng và phức tạp, hiệnnay còn có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này Với mục đích vàtrong phạm vi của đề tài luận án, bảo đảm an toàn trong HĐCTD là hoạt động củanhững chủ thể nhất định nhằm giữ (hay duy trì) được sự an toàn, bảo vệ cho HĐCTDkhông bị những thiệt hại do các tác nhân bên trong và bên ngoài NH tác động vào, đồngthời duy trì được một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được Bảo đảm an toàn trongHĐCTD của các NHTM thông qua hai nội dung chủ yếu là phòng ngừa rủi ro và xử lýrủi ro Từ đó trước hết tác giả khảo sát các công trình nghiên cứu có liên quan đến bảođảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, tiếp đến là khảo sát các công trình nghiêncứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, sau đó khảo sát cáccông trình nghiên cứu liên quan đến bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng tiếpcận ở góc độ phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
Bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM thu hút sự quan tâm không chỉ củacác cơ quan quản lý nhà nước, của các ngân hàng (NH), mà còn nhận được sự quan tâmcủa nhiều nhà nghiên cứu Trước hết, một số tác giả cố gắng giải mã thuật ngữ “antoàn” trong HĐNH trong mối liên hệ với an ninh tài chính nói chung
Cụ thể, tiến sĩ Vũ Đình Ánh, trong bài viết “An ninh tài chính trong hoạt động
chính ổn định, an toàn và vững mạnh “An toàn” được hiểu là trạng thái không bị nguyhiểm từ phía các tác động bên trong và bên ngoài
Cách tiếp cận khác, tiến sĩ Lê Thị Thuỳ Vân trong bài viết “Bảo đảm an toàn tài
chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2012-2013 và thách thức
được sự ổn định (tiếng Anh: stability) và lành mạnh (tiếng Anh: soundness) trên cơ sở
đó sẽ giảm thiểu và hạn chế được rủi ro
Khác với các quan điểm trên, tác giả Nguyễn Văn Hưng, trong luận án tiến sĩ
Kinh tế: “Giải pháp hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn trong cho vay của các ngân
việc NH
thu hồi được đầy đủ và đúng hạn số tiền đã cho vay (cả gốc và lãi) Cùng với đó, an toàn
1 Vũ Đình Ánh, “An ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Tài chính tháng 9 năm 2001.
2 Lê Thị Thuỳ Vân, “Bảo đảm an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2012-2013
và thách thức chính sách trong những năm tiếp theo”, Tạp chí Ngân hàng, số 1,2 tháng 01 năm 2014.
3 Nguyễn Văn Hưng (2003), Giải pháp hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn trong cho vay của các ngân hàng
thương mại Việt Nam”, luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Trang 8trong cho vay còn bao hàm cả việc bảo đảm cho sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
và của cả nền kinh tế Như vậy, hai tác giả Nguyễn Văn Hưng và Lê Thị Thuỳ Vân đềukhẳng định khía cạnh quan trọng của an toàn là sự ổn định Tuy nhiên tác giả NguyễnVăn Hưng có đề cập trực tiếp đến an toàn trong cho vay thông qua việc NH thu hồiđược số tiền gốc và lãi cho vay
Theo quan điểm của tác giả luận án, “an ninh” và “an toàn” là những thuật ngữ
có liên quan mật thiết với nhau, nhiều lúc có thể được sử dụng tương đồng với nhau,nhưng không đồng nhất với nhau, bởi lẽ cả hai thuật ngữ trên đều chỉ một “trạng thái”của một chủ thể (hay một hoạt động) nhất định mà không bị nguy hiểm từ các yếu tốbên trong và bên ngoài tác động vào Tuy nhiên thuật ngữ an ninh (tiếng Anh làsecurity) khác với an toàn (tiếng Anh là safety) ở chỗ nó chỉ những mức độ chống lạihoặc bảo vệ từ các tác nhân nguy hại và được sử dụng khá rộng trong các lĩnh vực củađời sống kinh tế xã hội, trong khi đó an toàn lại được hiểu ở góc độ được bảo vệ trướcnhững nguy hiểm trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được
Quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Hưng đã phân tích rất cụ thể về tiêu chí antoàn trong cho vay thông qua việc NH thu hồi gốc và lãi cho vay Song đây lại là cáchtiếp cận khá hẹp về an toàn, vì nếu NH chỉ thu hồi gốc và lãi số tiền đã cho vay thì đómới chỉ là mục tiêu phòng tránh được rủi ro tín dụng vốn dĩ ảnh hưởng đến khả năngthu hồi vốn gốc và lãi cấp tín dụng Trong khi đó rủi ro trong HĐCTD bao hàm cả rủi
ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và các rủi ro khác
Chính vì vậy, vẫn cần phải có một cách tiếp cận khoa học hơn về an toàn trongHĐCTD của NHTM
Bên cạnh những công trình nêu trên, một số nhà khoa học nghiên cứu bản chấtcủa bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM Tác giả Phạm Thanh Chung, trong
luận văn thạc sĩ “Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ
TCTD thực hiện các biện pháp nhất định theo quy định của pháp luật và yêu cầu củahoạt động tín dụng sao cho bảo đảm cho HĐCTD an toàn và hiệu quả
Khác với cách tiếp cận nêu trên, trong luận văn thạc sĩ “Pháp luật về bảo đảm an
toàn trong hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam – thực trạng
toàn trong HĐNH, mà tiếp cận bảo đảm an toàn dưới góc độ quản trị rủi ro trongHĐNH
Một cách tiếp cận khác đáng chú ý về bảo đảm an toàn trong HĐNH là nghiên cứu
của tác giả Lê Văn Luyện trong luận án tiến sĩ Kinh tế: “Những giải pháp đảm bảo an
4
Phạm Thanh Chung (2005), Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng
ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
5 Tạ Chương Lâm (2009), Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
tại
Việt Nam – thực trạng và hướng hoàn thiện, luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh.
Trang 9toàn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài
điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế là việc đảm bảo các điều kiệncần thiết và trợ giúp cho HTNH nâng cao sức cạnh tranh, duy trì được sự phát triển bềnvững, hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế Cách tiếp cận này phân tích bảo đảm
an toàn trong HĐNH gắn với yêu cầu của quá trình hội nhập NH, thông qua đó nhấnmạnh các yếu tố cạnh tranh, phát triển bền vững và hiệu quả trong HĐNH
Tác giả Kim Thị Huyền, trong luận văn thạc sĩ Luật học “Vấn đề bảo đảm an
toàn trong hoạt động ngân hàng gắn với quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín
nước đặt ra nhằm quản lý, xác lập và tăng cường sự an toàn, hiệu quả trong các hoạtđộng huy động vốn, cấp tín dụng, kinh doanh ngoại tệ và cung cấp các dịch vụ thanhtoán của các TCTD
Theo tác giả luận án, nếu coi an toàn trong HĐCTD là trạng thái không bị nguyhiểm từ các tác nhân bên trong và bên ngoài theo một mức độ rủi ro có thể chấp nhậnđược, thì bảo đảm an toàn trong HĐCTD là hoạt động của những chủ thể nhất địnhnhằm giữ (hay duy trì) được sự an toàn, bảo vệ cho HĐCTD không bị những thiệt hại
do các tác nhân bên trong và bên ngoài NH tác động vào, đồng thời duy trì được mộtmức độ rủi ro có thể chấp nhận được
Một vấn đề được đặt ra là những chủ thể nào có trách nhiệm bảo đảm an toàntrong HĐCTD? Tác giả Phạm Thanh Chung khẳng định chỉ NHTM là có tráchnhiệm bảo đảm an toàn trong HĐCTD Ngược lại, tác giả Nguyễn Văn Hưng (trongluận án mà đã được đề cập ở phần trên) cho rằng trách nhiệm bảo đảm an toàn trongHĐNH không chỉ thuộc về từng NH, mà còn là trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ
và Ngân hàng trung ương Đây là một vấn đề khá quan trọng nên cần được làm sáng tỏdưới góc độ lý luận Đồng thời, không thể coi bảo đảm an toàn trong HĐCTD chỉ làviệc quản trị rủi ro như tác giả Tạ Chương Lâm phân tích, bởi lẽ quản trị rủi ro là hoạtđộng cụ thể của NH nhằm nhận diện, đo lường, kiểm soát và hạn chế rủi ro – vốn dĩhẹp hơn so với khái niệm bảo đảm an toàn trong HĐCTD Không những vậy, vấn đềcạnh tranh, phát triển bền vững và hiệu quả HĐNH luôn gắn liền với an toàn trongHĐCTD của NHTM, song nếu tiếp cận sự an toàn trong HĐCTD dưới các góc độ nêutrên của tác giả Lê Văn Luyện thì sẽ cần được tiếp tục nghiên cứu rõ hơn Quan điểm
về an toàn trong HĐNH
của tác giả Kim Thị Huyền cũng cần được làm rõ thêm, vì không thể đồng nhất bảođảm
6
Lê Văn Luyện (2003), Những giải pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện
hội nhập với hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế, luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.
7 Kim Thị Huyền (2008), Vấn đề bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng gắn với quyền tự do kinh doanh
của các tổ chức tín dụng, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trang 10an toàn HĐNH là những quy định pháp luật Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu vấn đềbảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM một cách khoa học, chính xáchơn.
Một vấn đề cũng cần được làm sáng tỏ là đề tài luận án tiến sĩ mà tác giả đangnghiên cứu có điểm khác như thế nào so với hai luận văn thạc sĩ Luật của tác giả PhạmThanh Chung và tác giả Tạ Chương Lâm như vừa được đề cập ở trên?
Tuy tên đề tài có những nét tương đồng nhất định liên quan đến pháp luật về bảođảm an toàn trong HĐNH, nhưng sự khác biệt trước hết về đối tượng được nghiên cứu:tác giả Phạm Thanh Chung xác định đối tượng nghiên cứu là pháp luật về bảo đảm antoàn trong HĐCTD của các tổ chức tín dụng bao gồm các NH, tổ chức tín dụng phi
NH và các loại hình TCTD khác; tác giả Tạ Chương Lâm xác định đối tượng nghiêncứu là pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐNH của các NHTM HĐNH bao gồm bahoạt động cơ bản nhất là huy động vốn, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toánqua tài khoản Như vậy đối tượng nghiên cứu trong hai luận văn của các tác giả trên làrộng hơn so với đề tài luận án tác giả nghiên cứu Vì vậy, tác giả đề tài luận án có cơhội nghiên cứu sâu hơn về pháp luật bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM Bêncạnh đó, nghiên cứu của hai tác giả nêu trên từ khá lâu (tác giả Phạm Thanh Chungbảo vệ năm 2005 và tác giả Tạ Chương Lâm bảo vệ năm 2009) trong bối cảnh LuậtNgân hàng nhà nước năm
1997 và Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 đang có hiệu lực Nhưng đến nay, hệthống pháp luật hiện hành ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với thời điểm trước với
sự ra đời của Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010, Luật Các tổ chức tín dụng năm
2010, Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 và hàng loạt các văn bản mới có hiệu lực thì
cơ chế pháp lý nhằm bảo đảm an toàn trong HĐNH có nhiều thay đổi so với trước Vìvậy đề tài luận án mà tác giả nghiên cứu có nhiều điểm mới hơn so với các đề tài tương
tự trước đó
Tóm lại, có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến khíacạnh bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM Nội dung các nghiên cứu nêu trêntập trung vào các vấn đề như: quan niệm về an toàn trong HĐNH cũng như bảo đảm antoàn trong HĐNH Tuy vậy, những quan niệm về an toàn và bảo đảm an toàn trongHĐNH cần tiếp tục phải nghiên cứu chi tiết hơn; một số công trình tiếp cận bảo đảm antoàn trong HĐCTD của các NHTM ở các khía cạnh cụ thể như hội nhập quốc tế, antoàn và an ninh tài chính; một số công trình phân tích các khía cạnh bảo đảm an toàntrong HĐNH từ khá lâu, không bảo đảm tính cập nhật Mặc dù vậy, các nghiên cứunêu trên là những tài liệu quý báu cho tác giả luận án trong việc tiếp thu, chọn lọc vàphát triển nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trongHĐCTD của các NHTM Việt Nam
Trang 111.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại
Các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu đến cơ sở lý luận của pháp luật về bảođảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM cũng như nghiên cứu dưới những góc độkhác nhau về pháp luật bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các
NHTM
Cụ thể, tác giả Nguyễn Ngọc Lương, trong luận án tiến sĩ Luật học “Pháp luật
làm sáng tỏ những vấn đề chung về cấp tín dụng và pháp luật về HĐCTD của NHTM;thực trạng pháp luật về HĐCTD của NHTM ở Việt Nam; từ đó đưa ra các giải pháp vàkiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnhHĐCTD của NHTM ở Việt Nam Trong luận án này, tác giả Nguyễn Ngọc Lương đãlàm rõ một số vấn đề làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu bảo đảm an toàn trongHĐCTD của các NHTM như: khái niệm, đặc điểm, bản chất và nguyên tắc củaHĐCTD của các NHTM;
vai trò của HĐCTD của các NHTM trong nền kinh tế thị trường; những yếu tố ảnhhưởng đến pháp luật điều chỉnh HĐCTD của NHTM Đặc biệt, tác giả có phân tíchpháp luật quy định về giới hạn an toàn trong HĐCTD của NHTM Đây là nội dung cóliên quan chặt chẽ đến pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTMViệt Nam
Tuy nhiên, do mục đích, phạm vi và nội dung nghiên cứu của tác giả NguyễnNgọc Lương tập trung vào các quy định của pháp luật điều chỉnh HĐCTD của cácNHTM, vì vậy việc phân tích, đánh giá các quy định về an toàn trong HĐCTD của cácNHTM mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, chưa nhận được sự quan tâm thích đáng.Nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐNHthông qua việc phân tích vai trò, tác động cũng như mức độ điều chỉnh bằng pháp luậtđối với sự an toàn trong HĐNH, hai giáo sư Jeroen Klomp và Jacob De Haan, trong
tác phẩm: “Banking risk and regulation: does one size fit all?” 9 (tạm dịch: rủi ro NH
và sự điều chỉnh của pháp luật: liệu sự điều chỉnh có phù hợp với tất cả ngân hàng?),
đã sử dụng dữ liệu từ hơn 200 ngân hàng từ 21 quốc gia trong Tổ chức Hợp tác vàPhát triển kinh tế (tiếng Anh: Organization of Economic Co-operation andDevelopment - OECD), trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2008, nhằm xem xétảnh hưởng của các quy định pháp luật và giám sát NH đối với các rủi ro NH Tác giảkết luận các quy định pháp luật và giám sát NH có sự ảnh hưởng nhiều đến những NH
có rủi ro cao Ngược lại, các quy định pháp luật và giám sát NH lại không có ảnhhưởng lớn đến những NH có rủi ro thấp
8 Nguyễn Ngọc Lương (2017), Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại ở
Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
9 Jeroen Klomp, Jacob De Haan, “Banking risk and regulation: does one size fit all?” DNB Working Paper,
Trang 1211/2011 Jeroen Klomp hiện đang công tác tại Trường Đại học Groningen, Hà Lan; Jacob De Haan là nhà nghiên cứu về kinh tế ở Munich, Đức Xem bài viết của các tác giả tại trang web: http://www.dnb.nl/binaries/Working
%20Paper%20323_tcm46-261983.pdf.
Trang 13Cùng với hướng nghiên cứu này, các giáo sư Abdelkader Boudriga, Neila Boulila
Taktak và Sana Jellouli có bài viết “Banking supervision and nonperforming loan: a
gia) Các tác giả của bài viết cho rằng: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao và chính sách dựphòng rủi ro tốt sẽ làm giảm nợ xấu; cách thức hiệu quả nhất nhằm giảm nợ xấu đó làtăng cường hiệu quả của hệ thống pháp luật, tăng cường minh bạch thông tin và dânchủ, tăng cường sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong HTNH, tăng cường sựlành mạnh của hệ thống tài chính NH ở mỗi quốc gia
Hai tiến sĩ Tung-Hao Lee và Shu-Hwa Chih (Trường Đại học Quốc gia
Chengchi, Đài Loan), trong bài viết “Does financial regulation affect the profit
quy định về tài chính có ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận và rủi ro của NH?, minhchứng từ các NHTM Trung Quốc), đã xem xét những quy định mới về tiêu chuẩn antoàn của Ủy ban Giám sát NH Trung Quốc (tiếng Anh: China Banking RegulatoryCommission - CBRC), đã phân tích ảnh hưởng của những quy định đó đối với hiệuquả và rủi ro của NH Trung Quốc Hai tác giả trên đã kết luận: tỷ lệ dự phòng rủi ro và
tỷ lệ chi phí trên thu nhập chỉ phù hợp với các NH lớn, trong khi tỷ lệ cho vay so vớitiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ thanh khoản phù hợp với NH nhỏ Cũng theoTung-Hao Lee, tỷ lệ thanh khoản hiện thời không ảnh hưởng đến rủi ro và có thể dẫnđến những kết quả khác nhau về tính hiệu quả giữa NH lớn và NH nhỏ
Cách tiếp cận khác, tiến sĩ George Hanc, trong bài viết “The future of banking in
lai HĐNH tại Hoa Kỳ), đã quan tâm nghiên cứu đến những thách thức của pháp luậtđiều chỉnh tổ chức và hoạt động của những NH lớn, bởi lẽ các NH lớn thường có cơcấu tổ chức phức tạp, hoạt động với phạm vi rộng bằng nhiều nghiệp vụ khác nhau, vìvậy rủi ro cũng cao hơn so với các NH nhỏ
Nhìn chung, nội dung các công trình nghiên cứu nêu trên đều khẳng định vai tròkhông thể thiếu của pháp luật là một trong những phương tiện quan trọng nhất nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc tổ chức thực hiện các biện phápnhằm bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM
10 Abdelkader Boudriga, Neila Boulila Taktak and Sana Jellouli, “Banking supervision and nonperforming loan:
a cross – country analysis”, Journal of Financial Economic Policy, 4/2009 Abdelkader Boudriga là giáo sư ngành tài chính học tại Trường Đại học Cathage và giáo sư thỉnh giảng Trường Đại học Orleans, Pháp; Neila Boulila Taktak là giáo sư công tác tại Trường Đại học Tunis, Tunisia; còn Sana Jellouli đang giảng dạy tại Trường Electronic Commerce, Tunis, Tunisia.
11 Tung-Hao Lee and Shu-Hwa Chih, “Does financial regulation affect the profit efficiency and risk of banks? Evidence from China’commercial banks” North American Journal of Economics and Finance,
2013.
12
George Hanc, “The future of banking in America, summary and conclusion”, FDIC Banking Review, 16,
2004 Ông nguyên là Phó Chủ tịch Cơ quan Bảo hiểm và Nghiên cứu, Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ.
Trang 14Một trong những vấn đề quan trọng khi nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàntrong HĐNH là mức độ điều chỉnh của pháp luật đến sự an toàn HĐNH Tiến sĩ
Nguyễn Văn Tuyến, trong bài viết “Xác định giới hạn can thiệp của Nhà nước đối với
giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở
động của các NHTM ở tầm vĩ mô, nghĩa là thông qua việc xây dựng hệ thống phápluật hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp, tạo cơ sở pháp lý an toàn và hiệu quả cho việcxây dựng và thực hiện hoạt động bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM Đây làcách tiếp cận rất phù hợp trong giai đoạn hiện nay vì Nhà nước không cần can thiệpsâu vào hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và NH nói riêng Điều quan trọngnhất là thông qua pháp luật, Nhà nước tạo lập hành lang pháp lý cho vận hành nềnkinh tế nói chung, cho HĐNH cũng như bảo đảm an toàn HĐNH nói riêng
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung của pháp luật điều chỉnh HĐNHnói chung và bảo đảm an toàn trong HĐCTD nói riêng, giáo sư Roland Benediker,
trong bài viết “European answers to the Financial Crisis: Social Banking and Social
hội và tài chính xã hội), đã làm rõ bản chất của “ngân hàng xã hội” với 3 đặc trưng cơbản: trách nhiệm với cộng đồng, sự minh bạch và sự bền vững Đồng thời, tác giả đãchỉ ra những “ngân hàng xã hội” ở châu Âu và đưa ra những ý tưởng cho việc tìmkiếm những HĐNH hiệu quả, an toàn trong thời gian tới
Trên thực tế, khi nền kinh tế có những biến động bất lợi hoặc khủng hoảng, ảnhhưởng trực tiếp đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội nói chung và HĐNH nóiriêng, các quốc gia cần phải tìm những giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất lợi dokhủng hoảng mang lại Theo Roland Benediker, việc xây dựng mô hình HĐNH dựatrên các tiêu chí như trách nhiệm với cộng đồng, minh bạch và sự bền vững là cáchtiếp cận nhằm bảo đảm an toàn trong HĐNH mà các quốc gia có thể áp dụng Đây làcách tiếp cận khá mới mẻ và thú vị, có thể được nghiên cứu khi xây dựng pháp luật vềbảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM ở Việt Nam hiện nay
Ở góc độ rộng hơn, tác giả Ngô Quốc Kỳ, trong luận án tiến sĩ Luật học “Hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
13 Nguyễn Văn Tuyến, “Xác định giới hạn can thiệp của Nhà nước đối với giao dịch thương mại của ngân hàng
thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 năm 2003.
14
Roland Benediker là một nhà nghiên cứu về chính trị và xã hội tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế tại Trường Đại học California tại Santa Barbara Từ năm 2009-2013 là Giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm châu Âu của Đại học Stanford Đến nay, ông cộng tác, nghiên cứu và giảng dạy tại European University, Đức Xem bài viết của ông tại trang web: http://spice.stanford.edu/docs/
european_answers_to_the_financial_crisis_social_banking_and_social_finance/
15 Ngô Quốc Kỳ (2003), Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trang 15ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM là: tính đặc thù về hoạtđộng của NHTM, cơ chế quản lý kinh tế và trình độ phát triển kinh tế xã hội Đó cũngchính là những nhân tố tác động đến sự điều chỉnh của pháp luật về bảo đảm an toàntrong HĐCTD của NHTM Trong luận án, bên cạnh việc phân tích những nội dung cơbản của pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM như cấp tín dụng, huy động vốn vàthanh toán, tác giả còn đánh giá thực trạng bảo đảm an toàn trong HĐNH, thông qua
đó đưa ra giải pháp hoàn thiện bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM, bao gồmnhững nội dung cơ bản như dự trữ bắt buộc, dự phòng rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, thanhtra, kiểm tra, giám sát NH
Có thể nhận thấy, pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM có nội dung rấtrộng, vì nó bao gồm các quy định về huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụthanh toán qua tài khoản Với phạm vi của đề tài luận án tiến sĩ, tác giả Ngô Quốc Kỳ
đã cố gắng nghiên cứu khá toàn diện những vấn đề trên Song cũng vì đó mà tác giảchưa đi sâu phân tích pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM Mặtkhác những biện pháp bảo đảm an toàn trong HĐNH mà tác giả đã đề cập bao gồm dựtrữ bắt buộc, dự phòng rủi ro, bảo hiểm tiền gửi, thanh tra, kiểm tra, giám sát NH cầntiếp tục phải làm sáng tỏ trong mối liên hệ với bảo đảm an toàn trong HĐCTD
Tóm lại, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nướcliên quan đến pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM Nội dungcác nghiên cứu nêu trên tập trung vào các vấn đề như: bản chất, vai trò, phạm vi cũngnhư nội dung của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐNH Tuy vậy, những quanniệm về pháp luật bảo đảm an toàn trong HĐNH cần tiếp tục phải nghiên cứu chi tiếthơn; một số công trình nghiên cứu tiếp cận ở góc độ rất rộng (nghiên cứu pháp luậtđiều chỉnh HĐNH nói chung hoặc bảo đảm an toàn trong HĐNH nói riêng) Vì vậycần thiết phải có nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật
về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM Tác giả luận án nhận thấy, các kếtquả nghiên cứu nêu trên là những tài liệu quý báu để tiếp thu, chọn lọc và phát triểnnhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD củacác NHTM Việt Nam
1.3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng tiếp cận ở góc độ phòng ngừa rủi ro
Phòng ngừa rủi ro là một nội dung quan trọng của bảo đảm an toàn trongHĐCTD của các NHTM Có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liênquan đến vấn đề này
Trước hết là chuyên khảo “Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới” do
PGS.TS Lê Thị Thu Thủy chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản
Trang 16năm 2016 Công trình này đã giải quyết ba vấn đề quan trọng: Thứ nhất, làm sáng tỏnhững vấn đề lý luận về rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vaycủa TCTD; Thứ hai, nghiên cứu pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạtđộng cho vay của TCTD ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho ViệtNam; Thứ ba, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về cácbiện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả luận án nhận thấy, công trình nghiên cứu này có liên quan chặt chẽ đến
đề tài luận án, cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc tiếp tục nghiêncứu và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM ViệtNam Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu từ công trình này, đặc biệt liên quan đến cơ
sở lý luận của pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay; kinh nghiệm xâydựng pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Anh, Hoa Kỳ, Úc, Nga,Nhật Bản cũng như những giải pháp hoàn thiện pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạtđộng cho vay của TCTD Từ đó, luận án tiếp tục làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn
về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM
Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu bàn về khái niệm, phạm vi, nội dung củaphòng ngừa rủi ro trong HĐNH ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có hạn chế rủi ro,quản lý rủi ro, kiểm soát rủi ro và quản trị rủi ro
Tác giả Lê Thị Ngân Hà, trong luận văn thạc sỹ: “Pháp luật về hạn chế rủi ro
đối chi tiết những nội dung của hoạt động thẩm định cho vay cũng như rủi ro phát sinhtrong hoạt động này Tuy không đề cập đến bản chất, nội dung cụ thể của hạn chế rủi
ro tín dụng, nhưng tác giả luận văn đã phân tích các khía cạnh của pháp luật điều chỉnhhoạt động thẩm định cho vay nhằm hạn chế rủi ro như năng lực chủ thể của bên vay,khả năng tài chính của bên vay, mục đích sử dụng vốn, phương án sử dụng vốn vay,thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
Tiếp cận tương tự về hạn chế rủi ro nhưng ở góc độ rộng hơn, tác giả Đinh Thị
Thuỳ Nga, trong luận văn thạc sĩ Luật học: “Phân tích pháp luật về các biện pháp hạn
phân tích những rủi ro, hệ quả của rủi ro và các tiêu chí đánh giá độ rủi ro trong hoạtđộng cho vay của NHTM Tuy vậy, tác giả Đinh Thị Thuỳ Nga vẫn chưa làm sáng tỏbản chất của hạn chế rủi ro mặc dù đây là vấn đề lý luận quan trọng của vấn đề đượcnghiên cứu
Có một số luận án, luận văn và bài viết về quản lý rủi ro trong HĐNH Đáng kể
nhất là luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Lê Thị Huyền Diệu: “Luận cứ khoa học về
16
Lê Thị Ngân Hà (2011), Pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động thẩm định cho vay của ngân hàng
thương mại, luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh.
17
Đinh Thị Thuỳ Nga (2010), Phân tích pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của
các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trang 17xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” 18 Theo tác giả Lê Thị Huyền Diệu, quản lý rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơchế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và tiềm ẩn tronghoạt động tín dụng một cách đầy đủ, toàn diện nhằm tối đa hoá lợi nhuận được điềuchỉnh theo yếu tố rủi ro tín dụng trong một phạm vi chấp nhận được Cũng theo nộidung luận án, quản lý rủi ro là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của cácnhà quản trị NH nhằm nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được mụctiêu tăng trưởng của mỗi NHTM.
Cùng tiếp cận ở góc độ này, tác giả Trương Thị Anh Tú, trong luận văn thạc sĩ
Luật học: “Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín
hạn chế sự xuất hiện của rủi ro và những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xácđịnh tương quan hợp lý giữa vốn tự có của NH với mức độ mạo hiểm có thể trong sửdụng vốn NH Mặc dù có sự khác nhau nhất định, song quan điểm của hai tác giả nêutrên về quản lý rủi ro đều có chung ở hai điểm chính: (i) Quản lý rủi ro hướng đến bảođảm an toàn trong HĐNH; (ii) Quản lý rủi ro không phải là triệt tiêu rủi ro, mà là chấpnhận mức độ mạo
hiểm, đồng nghĩa với việc duy trì mức độ rủi ro có thể chấp nhận
được
Nghiên cứu về kiểm soát rủi ro tín dụng, tác giả Trần Vũ Hải có bài viết “Những
dung của Basel về giám sát rủi ro tín dụng, tác giả đã phân tích và đưa ra một số giảipháp hoàn thiện những quy định của pháp luật về kiểm soát rủi ro tín dụng Mặc dùkhông đưa ra khái niệm kiểm soát rủi ro, nhưng tác giả Trần Vũ Hải cho rằng các quyđịnh về kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm: hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nộibộ; quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng; quy định về các tỉ lệ bảo đảm antoàn; quy định về hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
Nghiên cứu về quản trị rủi ro, tác giả Nguyễn Hữu Đương, trong bài viết “Đẩy
mạnh hoạt động thông tín tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các
thống thông tin tín dụng; đưa ra kết quả điều tra của Ngân hàng thế giới về hiệu quảhoạt động của thông tin tín dụng; đánh giá hiệu quả của hoạt động thông tin tín dụngđối với HĐNH Việt Nam Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt độngthông tin tín dụng NH tại Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn HĐNH
18 Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam, luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng.
19 Trương Thị Anh Tú (2010), Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng,
luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20 Trần Vũ Hải “Những vấn đề pháp lý về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng”, Tạp chí Luật học, số 12 năm 2007.
21 Nguyễn Hữu Đương, “Đẩy mạnh hoạt động thông tín tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2005.
Trang 18Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Đương về quản trị rủi ro thông qua hoạtđộng thông tin tín dụng là khá chi tiết, vì thông tin tín dụng đóng một vai trò quantrọng trong bảo đảm an toàn HĐCTD Thực tế ở các NH Việt Nam đã minh chứng vấn
đề này Trong suốt quá trình cấp tín dụng, các NH cần phải nắm rõ những thông tin vềkhách hàng như năng lực chủ thể, mục đích sử dụng tiền vay, biện pháp bảo đảm và tàisản bảo đảm, khả năng trả nợ Một khi không nắm được thông tin hoặc thông tin tíndụng không chính xác sẽ làm gia tăng rủi ro và nguy cơ thiệt hại cho các NH
Nghiên cứu về các phương pháp, cách thức nhằm phòng ngừa rủi ro trong
HĐNH, nhà kinh tế học nổi tiếng Ross Levine, trong bài viết “The corporate
trị công ty trong ngân hàng: bàn luận ngắn về khái niệm và chứng cứ), đã phân tích và
đề xuất các chính sách quản trị NH nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả đối với các
NH thông qua việc củng cố hệ thống kế toán, kiểm toán cũng như vấn đề thông tin NH,thanh tra, giám sát NH và xử lý vi phạm Cùng với hướng nghiên cứu này nhưng hẹp
hơn, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xuất bản báo cáo khoa học “Policy
brief on corporate governance of banks in Asia” (tạm dịch: Khái quát chính sách quản
trị NH ở châu Á), tháng 6 năm 200623 Báo cáo này có nội dung phân tích những nét cơbản trong quản trị NH, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về trách nhiệm quản trị đối vớinhững giao dịch của các bên có liên quan với NH nhằm phòng tránh rủi ro cho NH
Trong sách chuyên khảo “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ
đảm tiền vay góp phần tạo sự an toàn của các khoản cấp tín dụng, đồng thời nhấnmạnh, các biện pháp này vừa đóng vai trò là các biện pháp bảo đảm hữu hiệu cho sựchuyển giao các khoản vốn vừa đem lại sự dễ dàng được vay vốn của những người cónhu cầu về vốn Trong nghiên cứu của mình, tiến sỹ Lê Thị Thu Thuỷ cho rằng phápluật về các biện pháp bảo đảm tiền vay tiếp tục cần được hoàn thiện theo hướng tạothuận lợi hơn nữa cho các chủ thể tham gia giao dịch bảo đảm tiền vay trong việc tiếpnhận, xử lý tài
sản bảo đảm, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
TCTD
Cũng theo hướng nghiên cứu này, TS Phạm Văn Tuyết và TS Lê Kim Giang,
trong sách tham khảo “Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay” 25 , đã cho
22 Ross Levine, “The corporate governance of banks: A concise discussion of concept and evidence”, www.
elibrary.worldbank.org/ /10 /1813-9450-340 Ross Levine là một nhà kinh tế học người Mỹ, hiện đang làm việc tại Trường Đại học California ở Berkeley Ông cũng là một thành viên cao cấp tại Viện Milken, một thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, và là cố vấn của Diễn đàn Kinh tế Thế giới Tính đến tháng 2 năm 2013, ông là 13 nhà kinh tế được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
23
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, viết tắt là OECD, là một diễn đàn gồm 34 quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cũng như 70 quốc gia không phải là thành viên Mục đích của OECD là bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chung khác Trụ sở của OECD ở
Paris, Pháp Xem thêm bài viết tại trang web: www.oecd.org/dataoecd/43/41/38187317.pdf.
24 Lê Thị Thu Thuỷ (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, NXB Tư
pháp.
Trang 1925 Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2012), Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay”, NXB Tư
pháp.
Trang 20rằng, biện pháp bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp nhằm phòng ngừa rủi
ro tín dụng, vì nó tạo ra nguồn thu thứ hai dự phòng cho những trường hợp khách hàngvay không thể trả nợ bằng khả năng tài chính của mình Thông qua công trình nghiêncứu, các tác giả cũng phân tích các quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm tiền vay
và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nhằm bảo đảm an toàn cho TCTD trong quan hệ bảođảm tiền vay
Trong luận văn thạc sỹ Luật học “Phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng
những nội dung gồm tín dụng NH và những yếu tố chi phối nội dung quản lý của nhànước đối với rủi ro tín dụng của các NHTM; những quy định của pháp luật Việt Nam
về phòng ngừa rủi ro tín dụng của NHTM; thực trạng, phương hướng hoàn thiện phápluật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các NHTM Tác giả khẳng định những biệnpháp pháp luật nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng bao gồm thẩm định và xét duyệt chovay, biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, thông tin tín dụng, mua bảohiểm tài sản hình thành từ vốn vay và các biện pháp hạn chế và phân tán rủi ro
Trong luận án tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn
trong cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Văn Hưng cho
rằng các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay bao gồm việc cấp giấyphép thành lập và kinh doanh của NH; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc cho vay; biệnpháp bảo đảm tín dụng; duy trì tỷ lệ an toàn; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro;giới hạn cho vay; các quy định khác như cho vay hợp vốn, hoán chuyển rủi ro, bảohiểm tiền vay
PGS.TS Phạm Thị Giang Thu và TS Nguyễn Ngọc Lương có bài viết “Hoàn
đã phân tích hình thức pháp lý của các quy định về phòng ngừa rủi ro tín dụng vànguyên tắc xây dựng các quy định phòng ngừa và xử lý rủi ro; tiêu chí tài chính để xáclập mức dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro; tiêu chí nhận diện khách hàng để thiết lập dựphòng và xử lý rủi ro; phương pháp phân loại nợ; giới hạn tín dụng Các tác giả chorằng, pháp luật cần đưa ra những quy định cụ thể nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi
ro của TCTD dựa trên việc yêu cầu xây dựng hệ thống lưu trữ, cập nhật và báo cáothông tin Ngoài ra, nội dung bài viết còn bao gồm phân tích pháp luật về tiêu chí tàichính để xác lập mức dự phòng và xử lý rủi ro, tiêu chí nhận biết khách hàng để thiếtlập dự phòng và xử lý rủi ro, phương pháp phân loại nợ…
Từ những công trình nghiên cứu trên, tác giả có một số nhận định sau đây:
26 Nguyễn Thị Thuỷ (2000), Phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại bằng biện pháp pháp luật,
luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh.
27 Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương, “Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số tháng 3/2011.
Trang 21Thứ nhất, mặc dù có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến bảo đảm antoàn trong HĐCTD của các NHTM, nhưng hầu hết các nghiên cứu đó chưa chỉ rõ bảnchất, phạm vi, nội hàm của những vấn đề trên Đặc biệt là chưa làm sáng tỏ mối quan
hệ giữa quản lý rủi ro, quản trị rủi ro, hạn chế rủi ro, kiểm soát rủi ro với phòng ngừarủi ro, đảm bảo an toàn trong HĐCTD của NHTM Vì vậy cần phải tiếp tục nghiêncứu để làm sáng tỏ các mối liên hệ này khi phân tích pháp luật về bảo đảm an toàntrong HĐCTD của các NHTM
Thứ hai, phòng ngừa rủi ro là nội dung quan trọng của bảo đảm an toàn trongHĐCTD Tuy có sự khác nhau về cách tiếp cận, phạm vi, nội dung của những biệnpháp phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM, nhưng nhìn chung những nghiêncứu như đã nêu ở trên đều khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừarủi ro bao gồm biện pháp thẩm định và xét duyệt tín dụng; bảo đảm tín dụng; thông tintín dụng; duy trì tỷ lệ an toàn; thanh tra giám sát của NHNN; phân loại nợ và trích lập
dự phòng rủi ro; các hạn chế ràng buộc TCTD nhằm bảo đảm an toàn cho khoản tíndụng
Tóm lại, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước vềbảo đảm an toàn tiếp cận dưới góc độ phòng ngừa rủi ro trong HĐNH Nghiên cứu củacác nhà khoa học về các cách thức, biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ được tác giả luận
án chọn lọc, tiếp thu Đồng thời, có một số vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, làmsáng tỏ như mối liên hệ giữa hạn chế rủi ro, quản lý rủi ro, quản trị rủi ro, kiểm soát rủi
ro và phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM
1.4 Tình hình nghiên cứu liên quan đến các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng tiếp cận ở góc độ xử lý rủi ro
Bên cạnh những nghiên cứu về phòng ngừa rủi ro nhằm bảo đảm an toàn trongHĐNH, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến hoạt động xử lý rủi ro Khi một khoản tín dụng có rủi ro và thiệt hại thì cần có các biện pháp, cách thức xử lý phù hợp
Nghiên cứu về xử lý nợ xấu, hai giáo sư kinh tế John P Bonin và Yiping Huang,
trong tác phẩm “Dealing with the bad loans of the Chinese banks”28 (tạm dịch: xử lý
nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Trung Quốc), đã phân tích những kinh nghiệm về
xử lý nợ xấu của Hoa Kỳ, Séc, Hungary và Ba Lan, đồng thời đưa ra giải pháp sửa đổicác quy định về xử lý nợ xấu, đánh giá và xem xét lại mối quan hệ giữa NH và công tyquản lý tài sản (AMCs), thông qua việc chuyển giao những khoản nợ xấu từ NH chocông ty quản lý tài sản
Cũng theo hướng nghiên cứu này, tác giả Phạm Kim Thoa, trong luận văn thạc sỹ
Luật học “Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt
28 John P Bonin, Yiping Huang, “Dealing with the bad loans of the Chinese banks”, Jounal of Asean Economics,
197-214, 2001.
Trang 22Nam” 29 , đã phân tích những vấn đề chung về nợ xấu của NHTM nhà nước, đưa ra các
giải pháp xử lý nợ xấu, thành tựu và một số bất cập về pháp luật liên quan đến xử lý
nợ xấu, chỉ ra kinh nghiệm nước ngoài và một số đề xuất về giải pháp hoàn thiệnkhung pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM nhà nước Tác giả Phạm Kim Thoa đãphân tích, đánh giá khá chi tiết các khía cạnh của pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấunhư: pháp luật ngân hàng, pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật doanh nghiệp,pháp luật về phá sản, pháp luật hôn nhân và gia đình
Tiến sỹ Huỳnh Thế Du trong bài viết “Đề xuất chính sách xử lý nợ xấu của hệ
Việt Nam như đẩy mạnh cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả và giải pháp thực thi xử lý tàisản đảm bảo, xử lý dứt điểm nợ xấu Theo tiến sỹ Huỳnh Thế Du, yếu tố quan trọngcủa việc xử lý rủi ro trong HĐCTD không phải là lựa chọn mô hình xử lý rủi ro nào,
mà cần phải tập trung vào việc hạn chế dẫn đến chấm dứt các hành vi tạo ra nợ xấu
Sách “Nợ xấu ngân hàng giải quyết bằng cách nào?” 31 của nhiều tác giả đã phântích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết nợ xấu NH ở Việt Nam Côngtrình này tập trung vào hai vấn đề chủ yếu: (i) các khía cạnh của nợ xấu và xử lý nợxấu trong mối quan hệ với bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM; (ii) các biệnpháp xử lý nợ xấu và vai trò của pháp luật trong quá trình xử lý nợ xấu tại các NHTM.Một vấn đề được đặt ra khi nghiên cứu về xử lý rủi ro trong HĐCTD là liệu hoán
nợ thành vốn có phải là một biện pháp xử lý hay không? Thực tế ở Việt Nam đã cómột số trường hợp NH áp dụng hoán nợ thành vốn để giải quyết rủi ro của khoản tíndụng đã được cấp cho khách hàng32 Có những quan điểm khác nhau về vấn đề nàytrong giới học thuật
Tác giả Jun Ma, trong bài viết “China’s banking sector: from administrative
quản lý hành chính sang điều chỉnh bằng một khung pháp lý), đã khẳng định hoán nợthành vốn là một trong những biện pháp xử lý rủi ro của NHTM Trung Quốc Lý doquan trọng bảo vệ cho luận điểm này là khi hoán nợ thành vốn, NH sẽ có khả năng
29 Phạm Kim Thoa (2007), “Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam”, luận
văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
30 Huỳnh Thế Du, “Đề xuất chính sách xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số
5 năm 2005.
31 Nhiều tác giả (2012), Nợ xấu ngân hàng giải quyết bằng cách nào?”, NXB Thanh Niên và Công ty cổ phần
Tri Thức Doanh Nghiệp Quốc Tế.
32 Có một số trường hợp ngân hàng áp dụng việc hoán nợ thành vốn như: Ngân hàng Vietinbank tham gia làm
cổ đông chiến lược khi cổ phần hóa các cảng thành viên thuộc Tổng công ty hàng hải (Vinalines) VietinBank được
chuyển số nợ vay 5.000 tỷ đồng của Vinalines và các đơn vị thành viên thành vốn cổ phần tại các cảng thành viên khi tiến hành cổ phần hóa Tương tự, NH TMCP Á Châu (ACB) cũng đã phải mua lại 12,6 triệu cổ phần của Công ty CP vận tải biển Việt Nam, đơn vị thành viên của Vinalines NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội cũng đã thực hiện phương án chuyển nợ thành vốn góp vào Công ty CP thủy sản Bình An (Bianfishco) trong giai đoạn 2011 – 2012.
33 Jun Ma, “China’s banking sector: from administrative control to a regulatory framework” Journal of Contemporary China, Volume 5, Issue 12, 1996, (5:12, 155-169, DOI:
10.1080/10670569608724247).
Trang 23tham gia sâu hơn trong việc quản lý các doanh nghiệp vay vốn vì vốn nợ vay đã đượcchuyển thành vốn góp trong đó NH sẽ đóng vai trò là cổ đông hoặc thành viên góp vốncủa doanh nghiệp đó Mặt khác hoán nợ thành vốn sẽ làm chấm dứt quan hệ tín dụng
và chuyển thành quan hệ góp vốn và NH sẽ có khả năng thu lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp
Ngược lại, hai tác giả Trần Công Hoà và Đỗ Thị Trà Linh, trong bài viết: “Xử lý
rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần, đôi điều bàn
xử lý rủi ro Theo hai tác giả của bài viết, sở dĩ hoán nợ thành vốn không phải là biệnpháp xử lý rủi ro vì nó đơn thuần chỉ chuyển từ quan hệ tín dụng sang quan hệ đầu tưtài chính và như vậy rủi ro sẽ không thay đổi Không những vậy, khi NH chuyểnkhoản nợ thành vốn góp thì khả năng NH lại “nhấn sâu thêm vào sai lầm đang có” vì
họ sẽ không hiểu rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn dĩ khác xa
so với kinh doanh tiền tệ NH
Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai trong bài viết “Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt
ro HĐNH của một số nước và nền kinh tế trong khu vực như Hồng Kông, TrungQuốc, Đài Loan Theo đó, các quốc gia thường áp dụng các biện pháp xử lý rủi rotrong HĐNH như việc thành lập các công ty xử lý nợ (AMCs); vai trò của nhà nướctrong việc xử lý nợ xấu tại các NHTM; cơ cấu lại hệ thống các TCTD
Từ những công trình nghiên cứu trên, tác giả luận án có một số nhận định như sau:Thứ nhất, các nhà khoa học chủ yếu quan tâm nghiên cứu đến các quy định củapháp luật trong việc xử lý nợ xấu Bởi lẽ xử lý nợ xấu là vấn đề nan giải và khó khănnhất trong việc xử lý rủi ro của các NH Trong việc xử lý rủi ro nói chung và xử lý nợxấu nói riêng cần phải xây dựng được các quy định của pháp luật phù hợp và khoahọc Quan điểm của tiến sĩ Huỳnh Thế Du về chính sách xử lý nợ xấu của các NHTMViệt Nam là rất đáng quan tâm vì trong bối cảnh hệ thống NH ở Việt Nam hiện nay,bên cạnh việc xử lý nợ xấu đang hiện hữu thì điều quan trọng là phải hạn chế và chấmdứt các hành vi tạo nợ xấu
Thứ hai, các nhà khoa học cố gắng đưa ra những biện pháp, cách thức xử lý rủi rotrong HĐCTD của các NH Thật vậy, tuy các tác giả có đưa ra nhiều biện pháp xử lýrủi ro với phạm vi, mức độ và nội dung rộng, hẹp khác nhau nhưng một số biện pháp
mà các nhà khoa học quan tâm bao gồm hoạt động mua bán nợ, đặc biệt là xem xét mốiquan hệ
giữa NH và công ty xử lý nợ trong việc chuyển giao khoản rủi ro tín dụng; hoạt độngxử
34 Trần Công Hoà và Đỗ Thị Trà Linh, “Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp
cổ phần, đôi điều bàn luận và khuyến nghị”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 24, tháng 12 năm 2012.
35 Nguyễn Đại Lai, “Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của một số nước trong khu vực”, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2005.
Trang 24lý nợ và tài sản bảo đảm; sử dụng dự phòng rủi ro, tái cơ cấu các NH cũng như các biện pháp khác.
Thứ ba, khi nghiên cứu hoán nợ thành vốn có phải là biện pháp xử lý rủi ro haykhông thì điều quan trọng nhất là nó có phải là biện pháp xử lý rủi ro hiệu quả, bềnvững và có phù hợp với bối cảnh hệ thống tài chính NH của Việt Nam hay không?Đây là vấn đề quan trọng khi nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTDcủa các NHTM, vì vậy trong luận án, tác giả sẽ làm sáng tỏ vấn đề này
Như vậy, những nghiên cứu của các nhà khoa học về xử lý rủi ro trong HĐNHnói chung và trong HĐCTD của NHTM nói riêng có ý nghĩa về lý luận cũng như thựctiễn Những nghiên cứu này sẽ được tác giả tiếp thu, chọn lọc khi triển khai đề tài luậnán
Nhận xét chung:
Một là, bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM không chỉ được nghiêncứu dưới góc độ pháp lý, mà còn được nghiên cứu dưới các khía cạnh tài chính, kinh tế,quản trị Các nhà nghiên cứu cố gắng tìm những lời giải đáp cho vấn đề có liên quanđến bảo đảm an ninh tài chính nói chung, bảo đảm an toàn trong HĐNH dưới nhiều góc
độ khác nhau cũng như bảo đảm an toàn trong một khía cạnh cụ thể trong HĐNH;Hai là, xét ở góc độ cụ thể, các đề tài nghiên cứu nêu trên đã giải quyết được một
số vấn đề cụ thể như quản lý rủi ro, quản trị rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt độngcho vay, giải quyết nợ xấu, hạn chế rủi ro, mối quan hệ giữa an toàn HĐNH trong tổngthể an toàn và an ninh tài chính nói chung Tuy vậy, còn nhiều vấn đề mà các tác giả
đề cập vẫn cần được phân tích và làm rõ trên quan điểm khoa học pháp lý như: bảnchất của pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM, các yếu tố cấu thànhcủa pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM
Ba là, những phân tích và quan điểm của các nhà nghiên cứu nêu trên là cơ sởquan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong đề tài luận án
Tóm lại, có một số công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài liên quanđến đề tài luận án Tác giả nhận thấy rằng, mặc dù những công trình này chỉ nghiêncứu ở một khía cạnh cụ thể liên quan đến pháp luật cũng như các góc độ khác về bảođảm an toàn trong HĐCTD của NHTM như trên đã đề cập, nhưng những công trình đó
là cơ sở, nền tảng để tác giả đề tài luận án tiếp thu khi nghiên cứu pháp luật về bảođảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM ở Việt Nam
1.5 Cơ sở l thu ết và phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Cơ sở lý thuyết
1.5.1.1 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
a) Câu hỏi thứ nhất: pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở lý thuyết nào?
Trang 25Để giải quyết được câu hỏi tổng quát về lý luận, cần thiết phải trả lời các câu hỏichi tiết và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:
a1) Bản chất của hoạt động cấp tín dụng có tác động như thế nào đến nền kinh tế
và nếu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng xảy ra thì hệ quả của nó đối với hệ thống ngân hàng, đối với nền kinh tế và xã hội như thế nào?
Để giải quyết được câu hỏi này, luận án phân tích những tác động của HĐCTDđối với nền kinh tế, những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của NHTM.Việc phân tích những yếu tố này nhằm chỉ rõ: Sự tồn tại của HĐCTD của NHTM là tấtyếu và cần thiết đối với nền kinh tế và việc tìm hiểu những rủi ro có thể phát sinh từhoạt động này để nhận diện nhằm đưa ra những biện pháp bảo đảm an toàn phù hợp lànhiệm vụ quan trọng của nhà nước và bản thân các NHTM trong việc quản lý và thựchiện HĐCTD
Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này là: HĐCTD của các NHTM có tác độngrất lớn đến nền kinh tế xã hội; những rủi ro và thiệt hại phát sinh trong HĐCTD là mốinguy hại đối với nền kinh tế; bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM là sự tấtyếu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay
a2) Bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào và pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM được hình thành thông qua những yếu tố cơ bản nào?
Luận án cần phân tích và nhìn nhận một cách thấu đáo những tiêu chí đánh giá sự
an toàn trong HĐCTD của NHTM và những yếu tố cấu thành nên sự an toàn trongHĐCTD của các NHTM Đây chính là những yếu tố có tác động và ảnh hưởng trựctiếp đến pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM Cơ sở lý luậncủa sự phân tích này dựa trên nền tảng: Pháp luật được ban hành để điều chỉnh cácquan hệ xã hội, do vậy, tùy thuộc vào đặc trưng của quan hệ xã hội mà pháp luật có sựđiều chỉnh phù hợp
Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này là: Hai yếu tố cơ bản cấu thành nên phápluật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM là pháp luật về phòng ngừa rủi
ro và pháp luật về xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM
a3) Để bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM, pháp luật điều chỉnh hoạt động này phải dựa trên những yêu cầu cơ bản nào?
Pháp luật được xây dựng và tổ chức thực hiện phải dựa trên những yêu cầu nhấtđịnh Những yêu cầu này sẽ đảm bảo cho pháp luật phù hợp, khả thi và hiệu quả
Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này là: pháp luật về bảo đảm an toàn trongHĐCTD của các NHTM phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo HĐNHphát triển hiệu quả, bền vững; bảo đảm phòng ngừa và xử lý rủi ro trong HĐCTD củacác NHTM; bảo đảm quyền tự do kinh doanh của NHTM; đảm bảo sự điều tiết hợp lýcủa Nhà nước đối với các NHTM
Trang 26b) Câu hỏi thứ hai: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam có bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM hay không?
Câu hỏi chi tiết và giả thuyết nghiên cứu của phần này là:
b1) Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật hiện hành có bảo đảm phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM hay không?
Với câu hỏi này, luận án phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như quátrình áp dụng các quy định của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD củaNHTM Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này, luận án chỉ ra những bấtcập còn tồn tại trong quy định của pháp luật gây ra những vướng mắc và bất cập trongquá trình áp dụng Cụ thể, những bất cập của quy định pháp luật về không được cấp tíndụng và hạn chế cấp tín dụng; bất cập trong quy định về thẩm định hồ sơ và kiểm tra
sử dụng vốn; bất cập trong trong các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng; về
tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu; hệ thống kiểm soát nội bộ…
Giả thuyết nghiên cứu đặt ra cho câu hỏi này là: pháp luật hiện hành còn nhữnghạn chế, bất cập nên chưa thực sự phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM,đồng thời thực tiễn thực hiện các quy định này của pháp luật chưa nghiêm túc, gây mất
an toàn trong HĐCTD của các NHTM
b2) Quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật hiện hành có bảo đảm xử lý rủi ro trong HĐCTD của các NHTM hay không?
Để bảo đảm an toàn HĐCTD của các NHTM, không chỉ nghiên cứu các quyđịnh về phòng ngừa mà cần thiết phải nghiên cứu các quy định của pháp luật về xử lýrủi ro Phòng ngừa cũng chỉ là các biện pháp mang tính dự phòng, trong khi HĐCTDcủa NHTM rất đa dạng và phong phú Để hoạt động này thật sự an toàn, phải có cácquy định về xử lý rủi ro nếu HĐCTD của NHTM lâm vào các nguy cơ này Luận ánphân tích thực trạng áp dụng pháp luật về cơ cấu lại nợ vay, khoanh nợ, miễn giảm lãisuất, xóa nợ; mua bán nợ; sử dụng dự phòng… với mục đích chứng minh rằng, muốnbảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM cần thiết phải có những quy định pháp luật
cụ thể, phù hợp với đặc trưng của các hoạt động này trong thực tiễn
Giả thuyết nghiên cứu đặt ra cho câu hỏi này là: pháp luật hiện hành và thực tiễnthực hiện các quy định đó chưa thực sự xử lý tốt những rủi ro trong HĐCTD của cácNHTM, vì vậy chưa bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM
c) Câu hỏi thứ ba: việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM phải dựa trên cơ sở nào? Để pháp luật trong lĩnh vực này áp dụng tốt trong thực tiễn cần thiết phải sửa đổi những nội dung nào? Những quy định nào cần thiết được ban hành mới?
Để hoàn thiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM, nhất thiếtphải dựa vào những định hướng cơ bản như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
Trang 27và Nhà nước; khắc phục những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành; tiếp thunhững kinh nghiệm, chuẩn mực và thông lệ quốc tế về bảo đảm an toàn HĐNH…Những nội dung hiện có của pháp luật cần thiết phải được sửa đổi để phù hợp vớithực tiễn giám sát chặt chẽ trạng thái an toàn tín dụng, sửa đổi các quy định về xử phạtđối với hành vi vi phạm an toàn trong HĐCTD của NHTM…
Ngoài những sửa đổi đã đề cập, luận án còn đưa ra những kiến nghị về việc banhành mới các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này nhằm hướng tới mục đích bảođảm an toàn HĐCTD của NHTM
Để giải quyết câu hỏi lớn trên đây, luận án dựa vào các giả thuyết, trong trườnghợp đề tài chỉ nghiên cứu và trả lời được câu hỏi tổng quan 1 và 2 trên đây mà khôngtrả lời được câu hỏi thứ ba thì hiệu quả nghiên cứu của luận án sẽ không đạt được.Những nội dung lý luận cũng như những điểm mới về mặt lý luận ở câu hỏi tổng quát
1 và thực trạng áp dụng ở câu hỏi tổng quát 2 nếu được xử lý bằng việc hoàn thiện quyđịnh pháp luật ở câu hỏi 3 sẽ chứng minh sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn khi sửađổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn HĐCTD của NHTM
1.5.1.2 Lý thuyết nghiên cứu
Khi nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM ViệtNam, có một số lý thuyết quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu và hoàn thiện phápluật như:
a) Cách tiếp cận kinh tế học pháp luật
Kinh tế học pháp luật được hình thành như một trường phái lý luận pháp luật từkhoảng giữa thế kỷ XX, theo đó, các nhà nghiên cứu dùng tri thức, phương pháp củakhoa học kinh tế để phân tích quá trình hình thành, phát triển của pháp luật; đánh giá,lượng hoá tương tác giữa pháp luật với xã hội Trường phái này gắn bó với nhiều nhàkinh tế nổi tiếng đã dành nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu các vấn đề pháp lýnhư Ronald Coase (được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1991, Gary S Becker (đượcgiải thưởng Nobel về kinh tế năm 1992)36 Có thể nói, lợi ích rõ nét nhất mà trườngphái kinh tế học pháp luật mang lại cho khoa học là việc thúc đẩy hình thành một tưduy phân tích pháp luật mới – dung hợp cả tư duy pháp lý với tư duy kinh tế Nếu tưduy pháp lý
thông thường chủ yếu đánh giá, nhìn nhận hành vi ứng xử của một chủ thể từ góc độhợp pháp hay không thì tư duy pháp lý kinh tế còn đặt ra yêu cầu đánh giá tính hiệu quảcủa hành vi ứng xử ấy Nói khác đi, kinh tế học pháp luật thực hiện phân tích pháp luậtdưới góc độ kinh tế, theo đó các quy tắc pháp lý được đánh giá chi phí/lợi ích để xemliệu một sự thay đổi pháp luật từ trạng thái này sang trạng thái khác sẽ làm tăng haygiảm hiệu quả sử dụng và phân bổ nguồn lực, tăng hay giảm sự giàu có của xãhội37
36 Dương Thị Thanh Mai, Nguyễn Văn Cương (2012), Về trường phái kinh tế học pháp luật, NXB Chính trị
quốc gia, tr 7.
Trang 2837 Bryan A Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th edition, St Paul, MN: West, p 963.
Trang 29Cơ sở của việc vận dụng lý thuyết kinh tế học pháp luật vào việc nghiên cứu đềtài luận án là do những vấn đề kinh tế - pháp lý mà xã hội đang phải đối mặt sẽ khóđược giải quyết nếu chỉ dựa vào các giải pháp kinh tế hoặc pháp lý thuần tuý, mà thayvào đó phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn cả hai giải pháp này Xét về phương pháp,kinh tế học pháp luật sử dụng phương pháp cơ bản là phân tích chi phí/lợi ích, theo đómọi quy phạm pháp luật, hành vi pháp lý và giải pháp pháp lý đều được đánh giá từgóc độ so sánh chi phí và lợi ích Chẳng hạn, khi ban hành một quy phạm mới thì sẽgây ra những thiệt hại và lợi ích gì cho xã hội? Liệu có giải pháp nào thay thế cho việcban hành quy phạm đó hay không? Đối với người thực hiện pháp luật, bên cạnh việcphải thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật thì còn tính đến các yếu tố nguồnlực và các điều kiện bảo đảm thực hiện các quy phạm đó cho hiệu quả nhất.
Áp dụng lý thuyết kinh tế học pháp luật vào việc nghiên cứu pháp luật về bảođảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM sẽ gợi mở ra nhiều vấn đề cần làm sáng tỏnhư làm cách nào để dự đoán, đo lường được tác động của pháp luật đến sự an toàntrong HĐCTD của các NHTM? Chẳng hạn, việc xây dựng và ban hành một quy phạmpháp luật mới sẽ có khả năng thay đổi, tác động đến hoạt động ngân hàng như thế nào?Hiệu quả của quy phạm ấy ra sao? Mối quan hệ giữa pháp luật và mức độ hiệu quảtrong việc điều chỉnh sự an toàn trong HĐCTD của các NHTM như thế nào?
b) Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước trong đời sống kinh tế xã hội
Những lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước trong đời sống kinh tế xã hội thểhiện mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường Cho đến nay đã có ba lý thuyết sau đây:
Một là, lý thuyết về tự do kinh tế: Lý thuyết này đề cao vai trò của thị trường, ủng
hộ tự do kinh tế và hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của nhà nước Lý thuyếtnày ra đời từ nửa cuối thế kỷ XVIII và trở thành trường phái thống trị cho tới đầu thế
kỷ XX với các đại biểu chính: A Smith, J.B.Say, T.R Maithus, J.S.Mill, D Ricardo;trong đó tiêu biểu nhất là A.Smith (1723-1790) với thuyết “Bàn tay vô hình”38 Theocác học giả ủng hộ lý thuyết này, sự phát triển kinh tế bình thường không cần có sự canthiệp của nhà nước và nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế Nhà nước chỉ cầnthực hiện tốt các chức năng quản lý cơ bản là xây dựng thể chế pháp luật để giữ gìntrật tự kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu, bảo vệ an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ đấtnước
Nếu vận dụng lý thuyết này khi nghiên cứu đề tài luận án chúng ta thấy, bảo đảm
an toàn trong HĐCTD của các NHTM là công việc tự thân của các ngân hàng và củathị trường tài chính ngân hàng, vì vậy nhà nước hạn chế hoặc thậm chí không cần canthiệp vào sự an toàn của các ngân hàng Những ngân hàng hoạt động hiệu quả, an toàn
38 Nguyễn Hồng Sơn, “Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong một số lý thuyết về kinh tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2015, tr 16.
Trang 30thì sẽ tự đứng vững và phát triển trong nền kinh tế Ngược lại, các ngân hàng kém hiệuquả, mất an toàn thì sẽ bị đào thải, chấm dứt hoạt động.
Hai là, lý thuyết kinh tế có điều tiết: Đây là lý thuyết về nền kinh tế có sự can
thiệp mạnh của nhà nước do J.M Keynes (1884-1946) đề ra Lý thuyết này khẳng địnhvai trò to lớn của nhà nước trong nền kinh tế và nhấn mạnh thị trường không thể tựkhắc phục khủng hoảng kinh tế cũng như các vấn đề khác của nền kinh tế Nhằm đảmbảo cho sự cân bằng của nền kinh tế và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng thì không thểdựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết mà cần có sự giúp sức của “bàn tay hữu hình” củanhà nước Về sau, trên cơ sở lý thuyết kinh tế của điều tiết của Keynes, trường phátKeynes
mới ra đời và phát triển với những xu hướng vận dụng mới39, trong đó cũng đề cao vaitrò, chức năng quản lý kinh tế của nhà nước, đồng thời nhấn mạnh công cụ kế hoạchcủa nhà nước và chính sách tài chính của nhà nước Nhìn chung, những người ủng hộhọc thuyết này đều cho rằng nhà nước cần can thiệp thích hợp, gián tiếp vào thị trườngthông qua việc định ra đường lối phát triển, khung pháp luật, môi trường, thể chế chocác tổ chức, cá nhân đi đúng hướng chứ nhà nước không làm thay thị trường
Nếu vận dụng lý thuyết này khi nghiên cứu đề tài luận án chúng ta thấy, nhànước cần can thiệp mạnh mẽ vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt là sự an toàntrong HĐCTD của các NHTM
Ba là, lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp: Đây là lý thuyết ra đời từ thế kỷ XIX,
được P.A Samuelson nâng lên thành tư tưởng chủ yếu trong “kinh tế học” của mìnhvới chủ trương muốn phát triển kinh tế phải dựa vào cả “bàn tay vô hình” và “bàn tayhữu hình” là thị trường và nhà nước40 Nội dung của lý thuyết này dựa trên cơ sở: thịtrường cần được kiểm soát thông qua sự chỉ huy vô hình của các quy luật kinh tế thịtrường, còn nhà nước nên có chức năng quản lý kinh tế bằng sự điều tiết, kiểm soát thịtrường do tự thân thị trường không thể giải quyết được các vấn đề như khủng hoảng,lạm phát, thất nghiệp Vai trò, chức năng quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh
tế thị trường là thiết lập hệ thống pháp luật, thúc đẩy thị trường hoạt động có hiệu quả,đảm bảo sự công bằng và ổn định kinh tế vĩ mô
Vận dụng lý thuyết này vào việc nghiên cứu đề tài luận án chúng ta thấy, bảo đảm
an toàn trong HĐCTD của các NHTM không chỉ là vấn đề tự thân của mỗi ngân hàng
và hệ thống ngân hàng, mà còn là vấn đề hệ trọng đối với nền kinh tế và nhà nước, vìvậy nhà nước cần điều tiết hợp lý HĐCTD thông qua pháp luật nhằm bảo đảm sự antoàn, ổn định, hiệu quả HĐNH, góp phần tích cực cho sự phát triển nền kinh tế nóichung
c) Lý thuyết về hiệu quả của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nền kinh tế thị trường
39 Nguyễn Hồng Sơn, Tlđd (số 38), tr 19.
40
Nguyễn Hồng Sơn, Tlđd (số 38), tr 20.
Trang 31Hiệu quả của pháp luật là yếu tố rất quan trọng trong cơ chế điều chỉnh pháp luật,
là “cái đích” của sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội Vấn đề hiệuquả của pháp luật cũng được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu nhưKerimov, Phaculin, Truliukin (Liên Xô cũ) Ở Việt Nam, một số học giả tập trungnghiên cứu về hiệu quả của pháp luật như giáo sư Đào Trí Úc, Lê Minh Tâm, NguyễnMinh Đoan Về cơ bản, hiệu quả của pháp luật là sự so sánh giữa kết quả đạt được do
sự điều chỉnh, tác động của pháp luật mang lại, trong những phạm vi và điều kiện nhấtđịnh, biểu hiện ở trạng thái của các quan hệ xã hội, phù hợp với những mục đích, yêucầu và định hướng của pháp luật, với mức chi phí thấp41 Nhìn chung, tiêu chí đánh giáhiệu quả của pháp luật vừa thể hiện trong bản thân pháp luật, vừa thể hiện trong môitrường tác động của nó Đối với bản thân pháp luật thì đó là chất lượng của pháp luật,những mục đích, yêu cầu và định hướng của pháp luật Còn đối với môi trường tácđộng của pháp luật thì đó là kết quả tác động của pháp luật thể hiện ở trạng thái củacác quan hệ xã hội trước và sau khi có sự điều chỉnh, tác động của pháp luật cùng vớimức chi phí để đạt được các kết quả đó42
Áp dụng lý thuyết về hiệu quả của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xãhội trong nền kinh tế thị trường có ý nghĩa không những trong việc đánh giá thực trạngpháp luật và thực hiện pháp luật trong việc bảo đảm an toàn trong HĐCTD của cácNHTM, mà còn tạo những cơ sở quan trọng cho những định hướng, giải pháp và kiếnnghị hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD củacác NHTM ở Việt Nam
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
1.5.2.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử Đồng thời, luận án còn dựa trên cơ sở các quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về HĐNH và bảo đảm an toàn HĐNH, về đường lối pháttriển kinh tế
- xã hội, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyềnViệt
Nam XHCN
1.5.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứukhoa học cụ thể khác nhau như: phân tích, phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánhluật học, cụ thể như sau:
a) Phương pháp phân tích và phân tích – tổng hợp
Phương pháp phân tích, phân tích – tổng hợp được sử dụng xuyên suốt luận ánnhằm xác định, đánh giá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm
41 Nguyễn Minh Đoan (2012), Hiệu quả của pháp luật, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia,
tr 30.
42 Nguyễn Minh Đoan (2012), Tlđd (số 41), tr 39.
Trang 32an toàn trong HĐCTD của các NHTM thông qua việc làm sáng tỏ sự tất yếu phải bảođảm an toàn trong HĐCTD của NHTM, khái niệm, vai trò, nội dung và yêu cầu củapháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM Bên cạnh đó, phươngpháp này còn đánh giá và làm sáng tỏ thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm antoàn trong HĐCTD của các NHTM Trên cơ sở đó, các phương pháp này cũng được sửdụng triệt để trong việc đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
và cơ chế thực hiện pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM ViệtNam
b) Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để mô tả, đánh giá những công trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài cũng như những quan điểm của các nhà khoa học về những nộidung liên quan đến việc nghiên cứu Phương pháp này cũng được sử dụng trongchương 3 (thực trạng pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM)nhằm thống kê có hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh bảo đảm an toàn trongHĐCTD của các NHTM Việc sử dụng phương pháp này sẽ đảm bảo cho việc phântích, đánh giá luận án được toàn diện hơn Khi sử dụng phương pháp này, tác giả cókết hợp giữa thống kê mô tả và thống kê suy luận
c) Phương pháp so sánh luật học
Phương pháp này được sử dụng nhằm thể hiện mối tương quan, đối chiếu vàđánh giá những quy định pháp luật về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của Việt Nam ởnhững thời kỳ khác nhau cũng như giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật một số quốcgia trên thế giới và thông lệ quốc tế về bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng Sử dụngphương pháp này cho thấy những thay đổi theo hướng tích cực của pháp luật Việt Nam
về bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM trong thời gian vừa qua; những ưu điểmcủa pháp luật các quốc gia về an toàn trong HĐNH mà Việt Nam có thể tham khảo.Bên cạnh đó, phương pháp so sánh luật học còn được sử dụng để đánh giá, phântích các quan điểm khoa học trong chương 1 (tổng quan tình hình nghiên cứu liên quanđến đề tài) cũng như các quan điểm của các nhà khoa học đối với các nội dung liênquan đến đề tài luận án Việc sử dụng phương pháp này tạo điều kiện cho tác giả luận
án làm sáng tỏ các vấn đề cơ sở lý luận của bảo đảm an toàn và pháp luật về bảo đảm
an toàn trong HĐCTD của các NHTM; đánh giá thực trạng pháp luật và đề xuất cácgiải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật có liên quan
Các phương pháp phân tích, phân tích – tổng hợp, thống kê và so sánh luật họcđược sử dụng kết hợp và bổ trợ cho nhau trong từng nội dung của đề tài luận án nhằmđạt được mục đích nghiên cứu
Trang 33KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã nêu và phân tích được tổng quan tình hình nghiên cứuliên quan đến bốn nội dung gồm: (i) Tình hình nghiên cứu liên quan đến bảo đảm antoàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại; (ii) Tình hình nghiêncứu liên quan đến pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của cácngân hàng thương mại; (iii) Tình hình nghiên cứu liên quan đến các biện pháp bảođảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại dưới góc độphòng ngừa rủi ro; (iv) Tình hình nghiên cứu liên quan đến các biện pháp bảo đảm antoàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại dưới góc độ xử lý rủi
ro Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đềtài luận án Trên cơ sở những nghiên cứu đó và bằng phương pháp chủ đạo là phântích, phân tích – tổng hợp, thống kê và so sánh, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
luận án được các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi, nội dung khácnhau Những nghiên cứu đó có thể được tác giả đề tài luận án chọn lọc và tiếp thu, đặcbiệt là những nghiên cứu về nội dung của bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tíndụng của các ngân hàng thương mại thông qua việc phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro;
Thứ hai, nhiều vấn đề tuy đã được các công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học đề cập đến, nhưng vẫn cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là làm sáng
tỏ cơ sở lý luận của pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của cácngân hàng thương mại cũng như đề xuất các giải pháp hoàn thiện lĩnh vực pháp luậtnày dựa trên nền tảng lý thuyết phù hợp và khoa học;
Thứ ba, tác giả đề tài luận án nhận thấy việc nghiên cứu pháp luật về bảo đảm an
toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại là vấn đề mới, có ýnghĩa thực sự về mặt khoa học cũng như thực tiễn trong bối cảnh của nền kinh tế xãhội ở Việt Nam hiện nay;
Thứ tư, tác giả phân tích cơ sở lý thuyết trong việc nghiên cứu đề tài luận án,
thông qua việc xác định ba câu hỏi nghiên cứu chính tương ứng với các nội dung chínhcần phải giải quyết trong đề tài, cùng với đó là các giả thuyết nghiên cứu và dự kiếnkết quả nghiên cứu Luận án cũng triển khai dựa trên các lý thuyết nghiên cứu chính làcách tiếp cận kinh tế học pháp luật; lý thuyết về sự can thiệp của Nhà nước trong đờisống kinh tế xã hội và lý thuyết về hiệu quả của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ
xã hội trong nền kinh tế thị trường
Trang 34CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Sự tất ếu phải bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
2.1.1.Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại và những rủi ro của nó
2.1.1.1 Bản chất hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Đi tìm bản chất HĐCTD của NHTM có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứupháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động này Trên thực tế, cấp tín dụng được coi
là hoạt động chủ yếu và rất quan trọng của NHTM.43
HĐCTD của NHTM được quy định trong Hiệp định thương mại dịch vụ của Tổchức thương mại thế giới (WTO)44 Theo đó, nó được coi là một dịch vụ tài chính, baogồm hoạt động cho vay dưới tất cả các hình thức, như tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm
cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại, bảo lãnh và cam kết
Theo Khoản 14, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, cấp tín dụng là việcTCTD thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép
sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tíndụng khác Từ quy định trên của pháp luật chúng ta thấy, cấp tín dụng là giao dịch vềtài sản giữa tổ chức tín dụng và khách hàng (tổ chức, cá nhân), theo đó tổ chức tíndụng giao hoặc cam kết chuyển giao nguồn vốn tín dụng cho khách hàng; khách hàng
sử dụng vốn tín dụng đó có thời hạn, có hoàn trả bằng nhiều nghiệp vụ tín dụng khácnhau theo quy định
Cấp tín dụng được thực hiện bởi nhiều TCTD khác nhau, trong đó NHTM là chủthể cơ bản, quan trọng nhất, thực hiện cấp tín dụng đa dạng và chuyên nghiệp nhất45
Trong việc nghiên cứu khái niệm HĐCTD của NHTM, tác giả cho rằng cấp tín dụng
của NHTM là việc NHTM thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Bản chất HĐCTD của NHTM được thể hiện dưới hai
khía cạnh là bản chất kinh tế và pháp lý
43 Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Vietcombank, năm 2015, tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của ngân hàng này là 57,4% Năm 2016, tỷ lệ trên là 58,5% Đối với Vietinbank, vào hai năm 2015, 2016, tỷ lệ trên lần lượt là 78,2% và 76% Ở các ngân hàng khác cũng cho thấy tỷ trọng lớn của tín dụng trong tổng tài sản.
44 Tổ chức Thương mại thế giới, Hiệp định thương mại dịch vụ (tài liệu WT/ACC/VNM/48/Add.2 27/10/2006).
45 Nguyễn Ngọc Lương (2017), tlđd (số 8), tr 34.
Trang 35Xét về bản chất kinh tế, cấp tín dụng của NHTM là mối quan hệ về kinh tế giữaNHTM với các tổ chức và cá nhân Trong mối quan hệ này, NHTM giao hoặc cam kếtgiao cho khách hàng nguồn vốn tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở chênhlệch giữa lãi suất cấp tín dụng và lãi suất huy động vốn Trong khi đó khách hàng sửdụng vốn tín dụng đó nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hay phục vụ nhu cầuđời sống của mình Về cơ bản, cấp tín dụng của NHTM luôn gắn với một lượng giá trịxác định, sự chuyển giao không đơn thuần một lượng tiền (hoặc tài sản) nhất định, vớiđiều kiện phải trả lại có lợi tức46.
Trong HĐCTD, các NHTM sử dụng nguồn vốn tự có và vốn huy động để cấp tíndụng cho khách hàng, trong đó vốn huy động là chủ yếu Vốn tự có bao gồm giá trịthực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác theo quy định củaNHNN Vốn huy động bao gồm bốn dạng cơ bản là tiền gửi của các tổ chức và cánhân; vốn có được từ phát hành các giấy tờ có giá, vốn vay NHNN và vốn vay từ các
tổ chức tín dụng khác Để bảo đảm hiệu quả của nguồn vốn cũng như bảo vệ quyền lợingười gửi tiền, các NHTM luôn phải bảo đảm khả năng thanh khoản nhằm hoàn trảgốc và lãi cho những người gửi tiền Chính vì thế, việc giám sát tín dụng và quản lý rủi
ro luôn được pháp luật quy định chặt chẽ và NHTM thực hiện một cách cẩn trọng.Bên cạnh đó, cơ sở cho NHTM thực hiện HĐCTD là có sự tín nhiệm của NHTMđối với khách hàng Điều đó nghĩa là NHTM có sự tin tưởng về khả năng hoàn trả gốc
và lãi của khoản tín dụng từ khách hàng Nếu khách hàng không có khả năng hoàn trảgốc và lãi của khoản tín dụng đã được cấp thì NHTM sẽ gặp rủi ro
Xét về bản chất pháp lý, HĐCTD của NHTM thiết lập một quan hệ pháp luật màchủ thể của quan hệ này bao gồm ít nhất 2 bên: bên cấp tín dụng là các NHTM đượcthành lập và hoạt động hợp pháp; bên được cấp tín dụng là các tổ chức và cá nhân đápứng đầy đủ các điều kiện tham gia quan hệ pháp luật tín dụng ngân hàng Bên cạnh đó,khách thể của quan hệ cấp tín dụng là những lợi ích vật chất mà NHTM và khách hànghướng tới Đó có thể là một lượng tiền tệ nhất định hoặc các loại tài sản khác Về nộidung, quan hệ cấp tín dụng giữa NHTM với khách hàng được thể hiện thông qua nhữngquyền và nghĩa vụ pháp lý mang tính song vụ Quyền của NHTM cũng là nghĩa vụ củakhách hàng và ngược lại
Tác giả đồng thuận với quan điểm của TS Nguyễn Ngọc Lương về vấn đề bảnchất pháp lý của HĐCTD của NHTM còn được thể hiện dưới góc độ là một dạng củahoạt động vay tài sản trong dân sự47, bởi lẽ quan hệ cấp tín dụng của NHTM có đầy đủcác yếu tố của quan hệ vay tài sản như: tính chất thỏa thuận, có sự chuyển giao giaohoặc
cam kết chuyển giao tài sản và sự hoàn trả tài sản vay Tương tự như quan hệ cho vay tài
46 Nguyễn Ngọc Lương (2017), Tlđd (số 8), tr 32.
47 Nguyễn Ngọc Lương (2017), Tlđd (số 8), tr 37.
Trang 36sản, trong quan hệ cấp tín dụng, khách hàng vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từthời điểm nhận tài sản vay theo Điều 464 BLDS năm 2015.
Một vấn đề pháp lý được đặt ra là các NHTM được thực hiện HĐCTD thông quanhững nghiệp vụ nào? Sự khác nhau giữa các nghiệp vụ đó ra sao?
Qua khái niệm về HĐCTD của các NHTM như phần trên đã đề cập, tác giả nhậnthấy, NHTM được thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanhtoán, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Tuy có cùng một bảnchất của HĐCTD, nhưng chúng đều có sự khác nhau ở những khía cạnh nhất định, cụthể như sau:
Xét về hình thức pháp lý, hoạt động cho vay của NHTM được thực hiện thông qua
hình thức pháp lý là hợp đồng cho vay (tên gọi có thể là hợp đồng tín dụng) Còn hoạtđộng chiết khấu giấy tờ có giá lại được biểu hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồngchiết khấu giấy tờ có giá Trong khi đó, các HĐCTD khác như bảo lãnh NH, bao thanhtoán lại được biểu hiện bằng hình thức pháp lý tương ứng là hợp đồng bảo lãnh, hợpđồng bao thanh toán Sự khác nhau của các loại hợp đồng này cũng được thể hiện ở chỗnếu hợp đồng cho vay là hợp đồng vay tài sản, thì hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá
và hợp đồng bao thanh toán là hợp đồng mua bán các trái quyền dân sự Trong khi đó,hợp đồng bảo lãnh NH là hợp đồng dịch vụ bảo đảm Tuy hình thức pháp lý có khácnhau, nhưng các loại hợp đồng này đều chứa đựng những rủi ro trong HĐCTD củaNHTM, như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và các loại rủi ro khác
Xét về mục đích, hoạt động cho vay của NHTM có mục đích là hưởng lãi cho vay
thông qua việc giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vàomục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi Còn bảo lãnh NH có mục đích là hưởng phí dịch vụ bảo lãnhthông qua việc cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc NHTM sẽ thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho NHTM theo thỏathuận Trong khi đó, chiết khấu giấy tờ có giá và bao thanh toán có mục đích là hưởnglợi tức chiết khấu và bao thanh toán thông qua việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảolưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụhưởng trước khi đến hạn thanh toán hoặc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoảnphải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
Xét về thời gian, đối với hoạt động cho vay, bảo lãnh và phát hành thẻ tín dụng,
thời gian của các hoạt động này có thể là ngắn hạn, trung hoặc dài hạn tuỳ thuộc vàothoả thuận của các bên nhằm đáp ứng nhu cầu của việc sử dụng nguồn vốn tín dụng.Trong khi đó, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá và bao thanh toán lại có thời hạnngắn
Trang 37Thời hạn của tín dụng có ảnh hưởng tới mức độ rủi ro của NHTM khi cấp tín dụng chokhách hàng Về cơ bản, thời gian của tín dụng càng dài thì mức độ rủi ro sẽ càng cao.
Xét về biện pháp bảo đảm tín dụng, hoạt động cho vay, bảo lãnh và phát hành thẻ
tín dụng cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng, bởi vì biện pháp nàymang tính phòng ngừa cho những rủi ro khi khách hàng không có khả năng hoàn trảgốc và lãi của khoản tín dụng đã được cấp Đối với nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá
và bao thanh toán thì giấy tờ có giá và khoản phải thu cũng như quyền truy đòi đượcxem như tài sản được bảo đảm
HĐCTD của các NHTM có những khác biệt nhất định so với HĐCTD của cácTCTD khác, thể hiện ở hai nội dung cơ bản:
Một là, về chủ thể và mục tiêu: HĐCTD của các NHTM được thực hiện bởi cácNHTM Đây là loại hình TCTD có thể thực hiện tất cả HĐNH và các hoạt động kinhdoanh khác vì mục tiêu lợi nhuận Trong khi đó, HĐCTD của các TCTD khác do cácTCTD phi NH, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, NH hợp tác xã, NHphát triển thực hiện với mục tiêu khá đa dạng, có thể vì lợi nhuận hoặc không
Hai là, về phạm vi: HĐCTD của các NHTM bao gồm các nghiệp vụ cho vay,chiết khấu, bảo lãnh NH, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng và các hình thức cấptín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận Trong khi đó, HĐCTD của TCTD kháchẹp hơn so với NHTM, chẳng hạn công ty cho thuê tài chính chủ yếu thực hiện hoạtđộng cho thuê tài chính; NH hợp tác xã có hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn và thựchiện các HĐNH đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân; quỹ tín dụng nhândân chủ yếu có hoạt động cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là thànhviên, cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên theo quy định của NHNN Tóm lại, HĐCTD của NHTM là hoạt động cơ bản của NHTM được pháp luậtquy định, theo đó, NHTM chuyển giao hoặc cam kết chuyển giao cho khách hàngnguồn vốn tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo nguyên tắc hoàn trả,bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh NH, bao thanh toán,phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ khác Nghiên cứu bản chất HĐCTD của cácNHTM là công việc đầu tiên trong việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận của pháp luật về bảođảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, làm tiền đề cho việc nghiên cứu nhữngvấn đề tiếp theo trong nội dung của đề tài luận án
2.1.1.2 Tác động của hoạt động cấp tín dụng đến nền kinh tế xã hội
HĐNH nói chung và HĐCTD nói riêng có sự tác động rất lớn đến nền kinh tế xãhội tại mỗi quốc gia, bởi lẽ hoạt động này có tác động đến lợi ích của nhiều chủ thểkhác nhau, trong đó bao gồm các NHTM, chủ thể được cấp tín dụng, người gửi tiền vàtoàn bộ nền kinh tế xã hội Do đó, phân tích những tác động của HĐCTD là yêu cầucần thiết
Trang 38a) Tác động của hoạt động cấp tín dụng đến các ngân hàng thương mại
HĐCTD có tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các NHTM Trướchết là những tác động có lợi của HĐCTD đối với các NHTM Có thể nói rằng, cấp tíndụng là một trong ba hoạt động cơ bản của NHTM (cùng với hoạt động huy động vốn
và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản) Hoạt động này mang lại thu nhập lớnnhất cho các NHTM Không có HĐCTD, NHTM chỉ giống như tổ chức nhận tiền gửithông thường, không mang đầy đủ đặc tính của một TCTD48 Để thực hiện HĐCTD,các NHTM dùng vốn tự có của mình và các khoản vốn huy động từ các tổ chức, cánhân để cung cấp cho những lĩnh vực sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống Muốntăng cung tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và gia tăng lợi nhuận thìcác NHTM cần tăng vốn tự có (thông qua tăng vốn điều lệ, quỹ dự trữ) hoặc tăng vốnhuy động (tăng nhận tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá, vay NHNN và các TCTDkhác) Bên cạnh đó, các NHTM cần thiết lập và thực hiện tốt chiến lược thu hút kháchhàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng cung ứng dịch vụ tín dụng
Ngược lại, có những tác động bất lợi cho các NHTM phát sinh trong HĐCTD.Trong thời gian vừa qua, các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn,thách thức trong HĐCTD, đặc biệt là vấn đề nợ xấu, thua lỗ dẫn đến phải tái cơcấu đã ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh, uy tín, quy mô và phạm vi hoạt độngcủa các NHTM Điều này có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ kháchquan lẫn chủ quan, song điều quan trọng nhất là nền tảng pháp luật điều chỉnhHĐCTD chưa được hoàn thiện, các NHTM chưa xây dựng và thực hiện có hiệu quảchiến lược kinh doanh và quản trị rủi ro hiệu quả và bền vững
b) Tác động của hoạt động cấp tín dụng đến những chủ thể được cấp tín dụng
Chủ thể được cấp tín dụng là một bên trong quan hệ tín dụng với NHTM, baogồm tổ chức và cá nhân Thông qua HĐCTD của NHTM, chủ thể được cấp tín dụng sẽthỏa mãn nhu cầu vốn đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy
mô và phạm vi hoạt động Bên cạnh đó, HĐCTD còn đáp ứng các nguồn lực tài chínhcho các nhu cầu tiêu dùng và phục vụ đời sống của nhân dân
c) Tác động của hoạt động cấp tín dụng đến người gửi tiền
Tuy không tham gia trực tiếp vào quan hệ cấp tín dụng, nhưng người gửi tiền lạigiữ vai trò quan trọng của quan hệ này, vì người gửi tiền cung ứng “vốn nợ” cho cácNHTM, tạo điều kiện cho các NHTM tăng nguồn vốn cho HĐCTD Không có ngườigửi tiền, các NHTM khó có khả năng hoàn thành sứ mệnh trung gian nguồn vốn trongnền kinh tế Về phần mình, HĐCTD có tác động trực tiếp đến người gửi tiền ở hai gócđộ: thứ nhất, sự phát triển ổn định, hiệu quả của HĐCTD sẽ tạo điều kiện thuận lợihơn cho các tổ chức và cá nhân gửi tiền tại các NHTM nhằm hưởng lãi, bảo toàn
48 Nguyễn Ngọc Lương (2017), Tlđd (số 8), tr 61.
Trang 39nguồn vốn của mình Ngược lại, nếu HĐCTD gặp rủi ro, không hiệu quả sẽ ảnh hưởngđến khả năng hoàn trả gốc và lãi cho người gửi tiền, quyền lợi người gửi tiền bị ảnhhưởng, từ đó khó thu hút các khoản tiền nhàn rỗi từ dân chúng.
d) Tác động của hoạt động cấp tín dụng đến nền kinh tế xã hội
Thứ nhất, HĐCTD góp phần điều tiết nhu cầu về vốn trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, một số chủ thể tạm thời có nguồn vốn nhàn rỗinhưng ngược lại, một số tổ chức và cá nhân có nhu cầu vốn để đầu tư sản xuất kinhdoanh hoặc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng HĐCTD được coi là “cầu nối” để cácchủ thể trên điều hoà vốn cho nhau Thông qua hoạt động tín dụng, nguồn vốn đượcđiều hoà từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu về vốn của các chủ thể trong nềnkinh tế xã hội Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhu cầu vốn cho đầu tư pháttriển giai đoạn 2016-2020 vào khoảng 4 triệu tỷ đồng, trong đó kênh ngân sách nhànước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, kênh thị trường chứng khoán cònnhỏ bé, nên chưa thể đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển (tổng vốn hóa thịtrường chứng khoán hiện mới chỉ đạt khoảng trên 30% GDP, tương đương 1,8 triệu tỷđồng) Như vậy trong thời gian tới, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển vẫn phụ thuộcphần lớn vào kênh tín dụng ngân hàng mà trực tiếp thông qua HĐCTD của các NHTM.Thứ hai, HĐCTD góp phần phát triển đời sống, tạo công ăn việc làm, bảo đảm ansinh xã hội
Thông qua quan hệ tín dụng, các chủ thể thoả mãn nhu cầu về vốn đầu tư kinhdoanh, góp phần mở rộng hoạt động sản xuất và cải tiến kỹ thuật, từ đó giúp các doanhnghiệp có khả năng mang lại lợi nhuận cao, nâng cao thu nhập của người lao động,giảm tỷ lệ thất nghiệp Ngoài ra, HĐCTD còn bảo đảm nguồn vốn cho nhân dân, từngbước cải thiện đời sống Bên cạnh việc cho vay thương mại đối với các tổ chức và cánhân, vốn cấp tín dụng cũng là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước như cho vay đối với nông nghiệp, nông dân
và nông thôn, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch giữa các vùng miền trong cảnước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Thứ ba, HĐCTD tạo điều kiện thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển, là đònbẩy trong việc phát triển nền kinh tế
HĐCTD giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình giúp nguồn vốn của nềnkinh tế được lưu thông, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thực vậy, HĐNH tácđộng đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc cung cấp vốn cho nền kinh tế Khi tỷ lệ tíndụng trên tổng tài sản của ngân hàng càng cao thì càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.49Nhờ HĐCTD, các doanh nghiệp không những đảm bảo quá trình sản xuất kinhdoanh bình
49 Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thiên Kim, “Tác động của hoạt động kinh doanh ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 19 (tháng 11-12/2014), tr 48.
Trang 40thường mà còn mở rộng được sản xuất, áp dụng kỹ thuật mới, tăng khả năng cạnhtranh Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, HĐCTD sẽ góp phầnđẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, duy trì mối quan hệ hữu cơ giữasản xuất – lưu thông hàng hoá và tiêu dùng xã hội.
HĐCTD có tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Trongthời gian gần đây, sự phát triển kinh tế bền vững đang được quan tâm nghiên cứu vàtriển khai thực hiện Ở Việt Nam, với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, các NH đã dành nhiều nguồn vốn cho những dự án phát triển bền vữngnhư: ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (cho vay vốn mua thiết bị máy móc nhằmgiảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay trồng rừng…); phát triển nông thôn mới (vấn
đề vệ sinh, nước sạch và môi trường nông thôn; giao thông nông thôn, chợ đầu mối…)
có ý nghĩa trực tiếp trong phát triển bền vững và phát triển nền kinh tế xanh
Tóm lại, HĐCTD của các NHTM có vai trò quan trọng và tác động lớn đến cácNHTM, chủ thể được cấp tín dụng, người gửi tiền cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội.Việc thực hiện HĐCTD thiếu hiệu quả, mất an toàn sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi ích củacác chủ thể trên Vì vậy, để phát huy những vai trò và tác động tích cực đó, HĐCTDcần được vận hành an toàn, dựa trên khung pháp lý phù hợp, góp phần tích cực vào sựphát triển kinh tế xã hội
2.1.1.3 Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
a) Khái niệm và các loại rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM
Việc tìm hiểu rủi ro trong HĐCTD của NHTM có vai trò quan trọng trong việcnghiên cứu bản chất của bảo đảm an toàn trong HĐCTD, vì rủi ro chính là yếu tố gâymất an toàn trong HĐCTD của NHTM
Cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, chính vì thế nên đây cũng là hoạtđộng mang đến rủi ro chủ yếu của NHTM50 Như trên đã đề cập, mỗi nghiệp vụ cấp tíndụng có mức độ rủi ro khác nhau Sau đây là một số yếu tố quan trọng khi phân tíchkhái niệm rủi ro trong HĐCTD của các NHTM:
- Xét về nội dung, rủi ro thể hiện ở sự xuất hiện những sự cố, sự kiện hay lànhững hành vi nhất định diễn ra trong HĐCTD của NHTM Cụ thể là những rủi rotrong hoạt động cho vay, bảo lãnh NH, chiết khấu, bao thanh toán, phát hành và sửdụng thẻ NH
- Xét về tính chất, rủi ro có thể mang tính khách quan hoặc chủ quan Nói cáchkhác, rủi ro có thể do nguyên nhân từ chính NHTM gây ra, có thể do khách hàng hoặc
do các yếu tố khách quan gây nên
50 Lê Văn Tề (2008), Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông vận tải, tr 5.