Báo cáo kiến tập giữa khóa "Một số vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại - Lê Hùng Cường".
Trang 1CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHOVAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Hoạt động cho vay trung và dài hạn:
1.1.1 Khái niệm :
Cho vay (Tín dụng) là hình thức quan hệ giữa hai đối tượng: người đi vay và ngườicho vay, trong đó người cho vay nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay dựa trênsự tín nhiệm và theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định Sựhoàn trả này không chỉ bảo tồn về mặt giá trị , mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dướihình thức lợi tức, ở đây quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của tín dụng là biểuhiện đặc trưng nhất về sự khác biệt giữa tín dụng và hình thức kinh tế khác.
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Để quản lí cáckhoản cho vay các nhà ngân hàng phân loại các khoản cho vay theo nhiều tiêu thức khácnhau như: mức độ tín nhiệm với khách hàng, đối tượng vay, mục đích sử dụng khoảnvay, hình thái giá trị của tín dụng… và theo một tiêu chí không thể thiếu được là thời giankhoản vay.
Cho vay trung và dài hạn là một bộ phận của hoạt động cho vay tại các ngân hàngđược phân theo thời gian Cho vay trung và dài han là cho vay có thời hạn trên 1 năm vàthời gian cho vay không quá thời gian khấu hao của tài sản hình thành từ vốn vay Tuỳtheo từng quốc gia mà thời hạn của khoản vay trung và dài hạn sẽ được quy định khácnhau, ở Việt nam một khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm được coi là trung hạn vàkhoản vay có thời hạn 5 năm trở lên được coi là dài hạn.
1.1.2 Đặc điểm của cho vay trung và dài hạn:1.1.2.1.Rủi ro cao:
Đặc điểm rủi ro lớn trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàngbiểu hiện ở 2 khía cạnh là rủi ro lớn và hậu quả của rủi ro lớn Cho vay trung và dài hạncó thời gian dài, trong khoảng thời gian dài đó có thể xẩy ra rất nhiều sự biến động lớn về
Trang 2giá cả, thuế, tâm lý người dân, quy chế chính sách pháp luật …Với khoảng thời gian dàinhư vậy ngân hàng khó có thể dự đoán trước những bất trắc có thể xảy ra, vì vậy khảnăng xảy ra rủi ro là rất cao Mặt khác cho vay trung và dài hạn thường có quy mô lớnnên khi xảy ra rủi ro thì hậu quả của nó cũng rất nghiêm trọng.
Bên cạnh rủi ro lớn, khi cho vay ngân hàng chấp nhận chi phí cơ hội của việccho vay bởi khi ngân hàng ra quyết định cho vay tức là bỏ mất cơ hội cho vay đối với cácmón vay khác.
1.1.2.2 Lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay trung và dài hạn lớn:
Luôn luôn đi kèm với đặc điểm rủi ro cao là khả năng đem lại lợi ích lớn.Không nằm ngoài quy luật này, các khoản cho vay trung và dài hạn thường mang lại chongân hàng các khoản thu nhập lớn mà biểu hiện cụ thể ở đây là lãi suất các khoản cho vaytrung và dài hạn rất cao Sở dĩ các ngân hàng phải đặt mức lãi xuất cao đối với các khoảncho vay trung và dài hạn là nhằm chi trả cho những chi phí bù đắp rủi ro và những chi phítrong việc huy động những nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cho vay trung và dài hạn.
1.1.2.3 Tính thanh khoản của khoản vay thấp:
Tính thanh khoản là chi tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của mộtloại hàng hoá Chỉ tiêu nay được đánh giá và tính toán thông qua thời gian và những chiphí để chuyển hàng hoá đó thành tiền Các khoản cho vay trung và dài hạn có thời giandài nên khả năng chuyển đổi thành tiền của nó rất thấp hoặc phải chịu chi phí cao Đâycũng là lý do quan trọng để các ngân hàng đặt mức lãi suất cao cho các khoản cho vaytrung và dài hạn.
1.2.Chất lượng cho vay trung và dài hạn
1.2.1 Quan niệm về chất lượng cho vay trung và dài hạn:
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển tronghoạt động kinh doanh thì việc không ngừng nâng cao chất lượng là điều tất yếu Chấtlượng cho vay trung và dài hạn được hiểu theo đúng nghĩa là vốn cho vay trung và dàihạn của ngân hàng được khách hàng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ… để
Trang 3tạo ra một số tiền lớn hơn vừa để hoàn trả ngân hàng gốc và lãi vừa trang trải chi phí khácvà có lợi nhuận.
Chất lượng cho vay trung và dài hạn còn được xác định qua nhiều yếu tố như:Thu hút khách hàng, cung cấp kịp thời với thủ tục thuận tiện nhưng phải chặt chẽ chi phívề tổng thể lãi suất, chi phí về nghiệp vụ, độ an toàn cao ,ngân hàng phải thu hồi đủ vốn,đủ lãi đúng thời hạn, không có tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi.
Hiểu đúng bản chất, chất lượng cho vay trung và dài hạn, phân tích và đánhgiá đúng chất lượng cho vay trung và dài hạn hiện tại cũng như xác định chính xácnguyên nhân của những tồn tại về chất lượng cho vay trung và dài hạn sẽ giúp cho ngânhàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thịtrường có sự cạnh tranh gay gắt.
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn:
1.2.2.1 Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn là cần thiết để pháttriển kinh tế.
Ngày nay cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, cho vaycũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhucầu giao dịch hàng ngày càng tăng trong xã hội Trong điều kiện đó, chất lượng cho vayngày càng được quan tâm, bởi lẽ:
Đảm bảo chất lượng cho vay là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trung tâmthanh toán: khi chất lượng cho vay được đảm bảo sẽ tăng vong quay vốn cho vay, vớimột lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệmtiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.
Chất lượng cho vay góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởngkinh tế, tăng uy tín quốc gia Điều này xuất phát từ chức năng tạo tiền của ngân hàngthương mại, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt,ngân hàng thương mại có thể mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có,hoặc vì lí do nào đó, các chủ tài khoản có khả năng phát hành séc và thanh toán bằng cácphương tiện khác cho khách vượt quá số tiền gửi thực có, hay khi ngân hàng xử lý nghiệp
Trang 4vụ thanh toán cho khách hàng đã cung cấp cho doanh nghiệp một khối lượng thanh toánbằng cách ghi “có” trước ghi “nợ” sau.
Hoat động cho vay là công cụ thực hiên chủ trương của Đảng và Nhà nước vềphát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực Mặt khác thông qua sự đánh giáphân tích khả năng phát triển của các đối tượng định đầu tư để có những quyết định đúngđắn nhằm khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động, tiền vốn … để tăngcường năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết côngăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động v.v
1.2.2.2 Nâng cao chất lượng cho vay quyết định sư tồn tại và phát triển củacác ngân hàng thương mại.
Chất lượng cho vay trung và dài hạn làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ củacác ngân hàng thương mại do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn cho vay vàthu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ tạo ra một hìnhảnh tốt đẹp về biểu tương, uy tín của ngân hàng va sự trung thành của ngân hàng.
Chất lượng cho vay trung và dài hạn làm tăng khả năng sinh lời của các sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự châm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quảnlý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay.
Chất lượng cho vay trung và dài hạn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuậncủa ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh.
Chất lượng cho vay trung và dài hạn tao thuận lơi cho sư tồn tại lâu dài củangân hàng bởi vì chất lượng cho vay cho phép ngân hàng có những khách hàng trungthành và uy tín đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Chất lượng cho vay sẽ củng cốthêm mối quan hệ xã hội của ngân hàng và điều này là rất cần thiết ở các ngân hàngthương mại.
Với những ưu thế trên, việc củng cố và tăng cường chất lượng cho vay trung vàdài hạn là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng thươngmại Và cũng chính vì vậy, chất lượng cho vay luôn luôn đòi hỏi sự cải tiến.
Trang 51.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay trung và dài hạn của ngânhàng thương mại:
1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
a Chính sách cho vay của ngân hàng:
Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt nam thì chính sách cho vay thườngđược thể hiện dưới hình thức văn bản,trong đó đưa ra lý luận và khái niệm cơ bản củaviệc đầu tư, cho vay Văn bản này bao gồm các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và các giới hạnđể chỉ đạo quy trình ra quyết định cho vay Chính sách cho vay tạo cho người cán bộ tíndụng ý thức về phương hướng và một khung tham chiếu xác định dể theo đó xem xét cânnhắc một đon vị vay nhất định Khi xây dựng chính sách cho vay, các nhà quản lý cầnchú ý nội dung của chính sách cần phù hợp với đường lối phát triển của chính phủ, đồngthời đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và chính bảnthân của ngân hàng Một chính sách cho vay tốt sẽ giúp cán bộ tín dụng có cơ sở vữngchắc để đưa những khoản cho vay an toàn hiệu quả,
b Quy trinh cho vay:
Quy trình cho vay bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trìnhcấp vốn, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay, nó được bắt đầu từ khi điều tra, thẩmđịnh, thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay,thu lãi cho đến khi thu hồi được nợ Chất lượng cho vay có đảm bảo hay không tuỳ thuộcvào thực hiện tốt các quy định ở từng bườc và sự phối hợp chặt chẽ, nhip nhàng giữa cácbước trong quy trình cho vay.
Trong quy trình cho vay bước điều tra thẩm định cho vay, thiết lập hồ sơ và xetduyệt cho vay rất quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay Cólàm tốt công tác thẩm định mới đảm bảo nguyên tắc quản lý tiền cho vay, bảo toàn vàphát triển hoạt động cho vay, tránh các rủi ro, tạo ra uy tín hoạt động của ngân hàng…mới có thể thu hút được khách hàng, nhất là khách hàng xin vay vốn trung và dài hạn đểđầu tư cho các dự án xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục và ứng dụng khoa họccông nghệ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận Tiếp theo, bước kiểm tra quá trình cho vay giúpngân hàng nắm được nguyên nhân diễn biến của khoản cho vay đã cung cấp để có nhữnghành động điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.
Trang 6Thu nợ, thu lãi và thanh lý nợ là khâu có tính quyết định đến sự tồn tại của ngânhàng, do đó ngân hàng phải tích cực trong công tác thu lãi, thu nợ Sự nhạy bén của ngânhàng thông qua việc thu lãi, thu nợ để phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường đốivới mỗi món vay cùng với biên pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoảnnợ quá hạn và điều đó sẽ có tác động tích cực tới chất lượng cho vay.
c Chất lưọmg nhân sự:
Nhiệm vụ cụ thể của một cán bộ tín dụng phải thực hiện phụ thuộc vào quy môvà tổ chức nhân sự của ngân hàng, ở một ngân hàng thương mại lớn, cán bộ tín dụng cóthể là các chuyên gia giải quyết một số lượng nhất định các món vay lớn có liên quan đếnmột ngành ở một ngân hàng trung bình, cán bộ tín dụng có thể giải quyết một số lượnglớn các hoạt động kinh doanh, từ các hoạt động dịch vụ bán lẻ quy mô nhỏ đến các hoạtđộng sản xuất quy mô lớn Cán bộ tín dụng ở một ngân hàng thương mại nhỏ có thể thựchiện bất cứ nghiệp vụ gì, bao gồm cả công việc liên quan tới cho vay tư nhân đến trả gópthu nợ và marketing Khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình người cán bộ tín dụng phảihoàn thành 2 mục tiêu cơ bản là: phục vụ các nhu cầu của khach hàng một cách nhiệt tìnhđảm bảo sự công bằng, đồng thời đảm bảo khoản cho vay có hiêu quả, tạo lợi nhuận chongân hàng trên cơ sở an toàn Ngoài ra, cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra các mónvay hiện có , báo cáo tiến độ giải ngân thu nợ dịnh kì từ người vay, liên tục đánh giá triểnvọng các khoản cho vay để xác định các vấn đề khó khăn phát sinh càng sớm càng tốt.Có thể nói, cán bộ tín dụng giữ một vai trò quyết trong hoạt động cho vay của ngân hàng Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, một cán bộ tín dụng hàng ngày phảixử lý nhiều nghiệp vụ có tính biến động liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinhtế, gặp gỡ trực tiếp nhiều loại khách hàng, đối mặt với nhiều loại cám dỗ, có nhieu cơ hộiđể thực hiện hành vi vụ lợi… Vì vậy, cán bộ tín dụng cần được tuyển chọn cẩn trọng,phải đảm bảo cả về mặt đạo đức lẫn nghề nghiệp Nếu trình độ của cán bộ tín dụng hạnchế không có khả năng phân tích thẩm định dự án, không có khả năng phân tích dượcnăng lực tài chính, khả năng quản lý của khách hàng, thiếu khách quan khi đánh giá dựán thì dễ chọn phải dự án tồi không mang tính khả thi, khi đi vao hoạt động dự án khôngmang lại hiệu quả, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và việc không trả nợ được cho ngân hàng
Trang 7là điều tất yếu Do vậy sự thành công của mỗi khoản cho vay trực tiếp phụ thuộc vào khảnăng, tính chủ động và sự cống hiến của cán bộ tín dụng.
d Thông tin tín dụng:
Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm bắt được nhiều thông tin chính xác kịp thờihơn, người đó sẽ thắng trong cạnh tranh Trong hoạt động cho vay, ngân hàng bỏ tiền ratrên cơ sở lòng tin Lòng tin có chính xác hay không phụ thuộc vào chất lượng thông tincó được Để việc cho vay có chất lượng hiêu quả, giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải cóđược và phân tích, xử lý chính xác nhiều thông tin có liên quan Thông thường có 2 nhómthông tin sau:
- Thông tin phi tài chính: là những thông tin không phải từ những sổ sách, sốliệu tài chinh Chúng có rất nhiều loại phong phú bao gồm thông tin trực tiếp và thông tingián tiếp Thông tin trực tiếp như tính cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuấtkinh doanh … của người vay Loại thông tin gián tiếp như tình hình kinh tế xã hội, xuhướng phát triển, khả năng cạnh tranh của ngành nghề Những yếu tố có thể thay đổi hayảnh hưởng tới khu vực, dự án… trong tương lai.
- Thông tin tài chính: bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình tài chínhnhư:khả năng tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của phương án …
Tóm lại, nắm chắc được 2 nhóm thông tin trên sẽ giúp ngân hàng có cái nhìnchính xác, toàn diện về đối tượng cho vay, hạn chế được thấp nhất mọi rủi ro có thể xảyra.
e Công tác tổ chức của ngân hàng:
Công tác tổ chức tác động tới mọi mặt của hoạt động ngân hàng đặc biệt tácđộng mạnh tới hoạt động cho vay Ta đã biết hoạt động cho vay có khả năng rủi ro lớnhơn tất cả các loại hình kinh doanh khác, do đó một sự sắp xếp hợp lý chức năng , nhiệmvụ của các phòng ban với nhau tạo nên một sự phối hợp chặt chẽ sẽ giúp cho việc đánhgiá một món vay toàn diên hơn và chất lượng hơn.
Công tác tổ chức ở đây cũng đề cập đến vấn đề giao đúng người đúng việc Sựphân công việc hợp lý khoa học sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng,
Trang 8khi đánh giá một khoản cho vay họ sẽ dụa trên cơ sở thực tế khách quan dám làm dámchịu với cách xử lý của mình.
Từ vai trò quan trọng của công tác tổ chức trên nên trong hoạt động của mìnhcán bộ tổ chức cần sắp xếp cơ cấu bộ máy hoạt động trong ngân hàng một cách khoa học,linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc huy động vốn lẫn nguyên tắc cho vay, quảnlý tài sản nợ, tài sản có cua ngân hàng
Làm tốt công tác tổ chức là cơ sở để tiến hành nghiệp vụ cho vay lành mạnh.
f Kiểm soát nội bộ:
Đây là biên pháp giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có được các thông tin về tìnhhình kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang xúc tiến phùhợp với các chế độ, chính sách và đáp ứng được mục tiêu đã định.
Trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn hoạt động kiểm soát bao gồm:
- Kiểm soát chính sách cho vay, quy trình cho vay và các thủ tục có liên quanđến các khoản vay ( thẩm quyền về điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền cho vay,hồ sơ thủ tục cho vay…).
- Kiểm tra định kì do kiểm soat viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợpngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm soát kế toán kể cả các nghiệp vụ liênquan tới kế toán cho vay.
Chất lượng cho vay trung và dài hạn tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thờinguyên nhân các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản cho vay trung vàdài hạn của công tác kiểm soát nội bộ để có biện pháp khăc phục kịp thời.
g Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay trung và dài hạn:
Đây là nhân tố tác động gián tiêp tới chất lượng cho vay trung và dài hạn của.Các ngân hàng có trang thiết bị hiện đại sẽ là điều kiện thuận lợi cho các công tác thuthập thông tin, tìm kiếm khách hàng, phục vụ nhu cầu của khách hàng, thẩm định , giámsát … từ đó nâng cao được chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.
1.2.3.2 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng.
Trang 9Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay trung và dàihạn bởi hiệu quả và chất lượng cho vay dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của kháchhàng mà điều đó phụ thuộc vào năng lực của khách hàng.
Một khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, sản phẩm sẽkhông tiêu thụ được, kinh doanh không có lãi, tình trạng mất vốn do thua lỗ … sẽ lànhững nguyên nhân trực tiếp làm cho các khoản vay không thực hiện được đúng hạn Dođó, ngân hàng có thu được tiền gốc và lãi vay hay không là phụ thuộc chủ yếu vào ngườivay, họ sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của khách hàng trong việc quản lý tiền vay nêntrước khi cho vay ngân hàng cần đánh giá được năng lực của khách hàng trên các khíacạnh sau:
a Năng lực thị trường của khách hàng:
Năng lực thị trường được thể hiên qua chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm,chu ki sống của sản phẩm, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Tìm hiểu năng lực thịtrường của khách hàng sẽ giúp ngân hàng đánh giá được mặt mạnh, yếu sản phẩm củakhách hàng trên thị trường, biết được sự phù hợp của dự án hoạt động so với khả năngcủa khách hàng.
b Năng lực tài chính:
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiên ở khả năng độc lập tự chủtài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và trả nợ Nó còn thể hiện ở số vốn tự cóvà tỉ trọng vốn tự có trong tông số vốn doanh nghiệp sử dụng.
c Năng lực sản xuất:
Năng lực của sản xuất thể hiện ở giá trị của công cụ lao động mà chủ yếu là tàisản cố định biểu hiện cụ thể qua các quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất…Nghiên cứu năng lực sản xuất cho biết quy mô sản xuất kinh doanh của dónh nghiệp vàsự phù hợp của quy mô đó trên thị trường.
d Năng lực quản lý:
Năng lực quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng thích nghi của bộ máyquản lý doanh nghiệp trước những biến độnh của cơ chế thị trường, thể hiện ở trình độ
Trang 10của cán bộ quản lý Một doanh nghiệp có bộ máy quản lý tốt sẽ phân bố kế hoạch sảnxuất hợp lý, tiết kiệm được các chi phí hoạt động, sử dụng hợp lý các nguồn lực, là cơ sởđể doanh nghiệp làm ăn có lãi và trả được nợ cho ngân hàng.
e Uy tín của khách hàng:
Ngân hàng có thể xem xét quan hệ kinh doanh của khách hàng với các tổ chứckinh tế khác qua nhiều năm để có cơ sở đánh giá uy tín của khách hàng Tránh chọn phảinhững khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, khi có tiền thì không chịu trả cho ngânhàng hay cố tình trây ì, trì hoãn.
f Quyền sở hữu tài sản:
Ngay từ đầu, tất cả các khoản cho vay phải có 2 phương án trả nợ tách biệt.Nếu hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì kết quả kinh doanh sẽ mang lại nguồn thu,khách hàng sử dụng nguồn thu đó để trả nợ cho ngân hàng, nếu dự án hoạt động không cóhiệu quả thì khách phải lấy tài sản của họ trả nợ thay hay đi vay để trả nợ Việc xem xétquyền sở hữu hợp pháp của tài sản đảm bảo là một trong những yếu tố quan trọng đểngân hàng ra quyết định cho vay đồng thời nó cũng là mối ràng buộc đối với khách hàngtrong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả vốn vay vì nếu thua lỗ họ sẽ mất tài sản thế chấp.
b Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế dù có thay đổi theo chiều hướng nào cũng sẽ tác động tớichất lượng cho vay của ngân hàng Khi nền kinh tế hưng thịnh sẽ tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp trong việc kinh doanh và đạt lợi nhuận cao, trên cơ sở doanhnghiệp sẽ hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ cho ngân hàng Ngược lại khi nền kinh tế suythoái, khủng hoảng sẽ làm sản xuất ngưng trệ, các doanh nghiệp không bán được hàng,
Trang 11nguy cơ thua lỗ là rất lớn, khi doanh nghiệp đã làm ăn thua lỗ thì sẽ không có tiền trả lạicho ngân hàng.
c Môi trường pháp lý:
Môi trương pháp lý trong nước cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chấtlượng cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay gắnchặt với các quy định về pháp lý, tất cả các cá nhân, tổ chức kinh tế phải căn cứ vào cácquy định của pháp luật để họat động Thực tế ở Việt nam cho thấy đất nước đang trong đàchuyển đổi nền kinh tế do đó chưa có những quy hoạch cụ thể, ổn định lâu dài ở tầm vĩmô, từ đó có những văn bản vừa mới ra đời đã lại thay đổi Nhiều doanh nghiệp đầu tưvừa mới lắp đặt xong thiết bị khai thác, khi bước vào sản xuất thì sản phẩm không tiêuthụ được do Nhà nước có chủ trương cấm sản xuất hoặc hạn chế, một số mặt hàng lạikhông đủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dẫn tới việc sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp không diễn ra theo đúng kế hoạch, ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn của doanhnghiệp và công tác trả nợ cho ngân hàng Vì thế trong nền kinh tế thi trường đầy sôi độngthì một hệ thống pháp luật ổn định, chặt chẽ, nghiêm minh là điều kiện dảm bảo cho mọihoạt động kinh doanh thuận lợi, sự ổn định, chặt chẽ nghiêm minh của pháp luật tạo điềukiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh đồng thời buộc mọi người vay vốnphải có ý thức trong sản xuất kinh doanh và hoàn trả vốn cho ngân hàng.
Trang 12CHƯƠNG 2:
CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNGDONGA
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng DongA
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hang DongA
Ngân hang thương mại TMCP Đông Á được thành lập vào nghày 1 tháng 7 năm1992, là ngân hang thành lập mới đầu tiên theo pháp lệnh ngân hang 1992 Vốn điều lệcủa ngân hang ban đầu khi mới thành lập là 20 tỉ đồng (trong đó có 80% vốn của cácpháp nhân) với 03 phòng nghiệp vụ chính là tín dụng, ngân quỹ và kinh doanh.
Đến 31/12/2007 vốn điều lệ của Đông Á Bank đã tăng lên 1.600 tỷ đồng, tổng tàisản đạt 27.424 tỷ đồng Mạng lưới hoạt động trải rộng trên cả nước với đầy đủ các sảnphẩm dịch vụ của một ngân hang hiện đại Tổng số cán bộ nhân viên là 2.677 người.Hiệu quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng từ khi thành lập đến nay Mạng lưới hoạtđộng của Đông Á hiện đã có mặt tại 40 tỉnh, thành trong cả nước gồm Hội sở chính, 01Sở Giao dịch, 27 chi nhánh và 79 phòng giao dịch, 848 máy giao dịch tự động – ATM,800 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ - POS.
Các công ty thành viên bao gồm: Công ty kiều hối Đông Á(1 hội sở và 7 chi nhánh)công ty chứng khoán Đông Á có 2 sàn giao dịch tại TP.HCM, Hà Nội và một công ty trựcthuộc là công ty TNHH Quản Lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Đông Á.
Hệ thống quản lý chất lượng hoạt động theo quy chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO9001:2000.
Công nghệ: Từ năm 2003, Đông Á Bank đã khơi động dự án hiện đại hóa côngnghệ và chính thức đưa và áp dụng phần mềm quản lý mới (Core-Banking) trên toàn hệthống từ tháng 6/2006 Phần mềm này do tập đoàn I-Flex cung cấp Với việc thành côngtrong đầu tư công nghệ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng Đông Á Bank đã cung cấp nhiềudịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hang cá nhân và doanh nghiệp Đặc biệt,
Trang 13Đông Á Bank có khả năng mở rộng phục vụ trực tuyến trên toàn hệ thống chi nhánh, quangân hang tự động và ngân hang điện tử mọi lúc mọi nơi.
2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn :
Như chúng ta đã biết bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động kinhdoanh đều phải co vốn Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt ( hoạt động kinh doanhtrên lĩnh vực tiền tệ ), vì vậy nó cũng cần có vốn để thực hiện việc hoạt động kinh doanhcủa mình Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp khác nguồn vốn chính chủ yếu của mộtngân hàng là vốn huy động.Vì vậy công tác huy động vốn được xác định là nhiệm vụ tiênquyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Muốn mở rộng hoạt động tín dụng đòihỏi ngân hàng phải mở rộng hoạt động huy động vốn Vấn đề đặt ra đối với mỗi ngânhàng là phải làm sao huy đông được nguồn vốn đa dạng với giá rẻ nhằm đảm bảo khảnăng cạnh tranh của ngân hàng.
Hiểu rõ được điều đó, mặc dù trong những năm qua tình hình kinh tế có nhiềubiến động và sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt nhưng được sựchỉ đạo của ban tổng giám đốc, ban giám đốc và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộnhân viên trong công tác huy động vốn ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng kể.
Tính đến 31/12/2007, tổng vốn huy động của DongA Bank đạt 21.699 tỷ đồng vàtăng 115% so với cuối năm 2006 Trong đó:
* Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác là 6.070 tỷ.
* Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư là 14.373 tỷ đồng, tăng 55% so vớicuối năm 2006 và chiếm tỷ trọng 66% trong tổng nguồn vốn huy động.
(Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2007)
Trang 14- Cho vay các tổ chức và dân cư là 17.808 tỷ đồng, tăng 123% so với cuối năm2006 và chiếm tỷ trọng 65% trong tổng nguồn vốn.
Trong năm 2007, DongA Bank đã đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm đápứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hang khác nhau Đối với kháchhang cá nhân: DongA Bank đã đáp ứng các nhu cầu của khách hang với các sảnphẩm
- Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và cho vay tiền ứng trước trong việcbán chứng khoán thong qua việc DongA Bank lien kết với các công ty chứngkhoán
- Cho vay kinh doanh bất động sản
- Cho vay mua hang trả góp tại siêu thị điện máy Nguyễn Kim
- Cho vay mua xe máy tại công ty PNJ, mua xe máy tại công ty Phát Tiến, công tyTín Phong.
- Cho vay tiêu dung đối với khách hang là cán bộ công nhân viên…
Đối với khách hang Doanh nghiệp: DongA Bank đặc biệt chú trọng khách hangdoanh nghiệp vừ và nhỏ DongA Bank đã và đang tiếp tục hợp tác với các tổ chức tàichính nổi tiếng quốc tế để tài chợ cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam Đó làcác chương trình:
- Chương trình của World Bank – Rural Development Fund (gọi tắt là Quỹ RDF):cho vay ngắn, trung và dài hạn trong lĩnh vực phát triển nông thôn
- Chương trình của Japanese Bank for international Cooperation (gọi tắt là JBIC):cho vay chủ yếu trung và dài hạn, tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mớicông nghệ và cơ sở hạ tầng.
- Chương trình của Asian Development Bank (gọi tắt là ADB): cho vay mua nhàđối với người có thu nhập thấp.
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hang DongA:2.2.1 Phân tích cơ cấu cho vay trung dài hạn tại ngân hang DongA:
Trang 15Dư nợ ngắn hạn 6.602 82.8% 13.517 75.9%Dư nợ TDH 1.369 17.2% 4.291 24.1%
( Nguồn:Bảng kê tình hìnhsử dụng vốn và báo cáo kết quả kinh doanh )
Biểu đồ dư nợ tín dụng các năm 2006-2007
Ngan HanTDH
Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay, dư nợ tín dụng nới chung đã cóđược những bước phát triển.Trong vòng 2 năm 2006 – 2007 tổng dư nợ tăng 9837 tỷđồng ( từ 7971 tỷ lên 17808 tỷ), tỷ trọng dư nợ phân theo thời hạn lại có sự thay đổi theochiều hướng tăng tỷ trọng cả dư nợ trung dài hạn và tỷ trọng nợ ngắn hạn Năm 2007 tỷ
Năm Tỷ đồng