DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI GDĐT Giáo dục và Đào tạo HĐ Hoạt động CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PPDHTC Phương pháp dạy học tích cực GV THPT Giáo viên trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh GD Giáo dục HĐ TNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo THPT Trung học phổ thông XH Xã hội PPCT Phân phối chương trình SKKN Sáng kiến kinh nghiệm SGK Sách giáo khoa STT Số thứ tự MỤC LỤC Nội dung Trang Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... 1 Mục lục ............................................................................................................ 2 A. Mở đầu 4 I. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 4 II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:……………………............................... 5 III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................ 5 1. Mục đích nghiên cứu:................................................................................... 5 2. Nhiệm vụ nghiên cứu:................................................................................... 5 IV. Phương pháp nghiên cứu:……………………………………………....... 5 V. Giả thuyết khoa học và dự báo những đóng góp chính của đề tài:……….. 5 VI. Cấu trúc của đề tài: ……………………………………………………… 6 B. Nội dung 6 Ch¬ương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài………….................... 6 1. Cơ sở lý luận................................................................................................. 6 1.1. Tìm hiểu về phương pháp, xu hướng dạy học theo hướng tích hợp liên môn; dạy học qua hoạt động trải nghiệm, khảo sát thực tiễn:….……............. 6 1.2. Một số kiến thức liên quan đến nội dung bài học:..................................... 7 2. Cơ sở thực tiễn: ............................................................................................ 9 3. Ưu điểm của phương pháp............................................................................ 11 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 11 Ch¬ương 2. Quá trình điều tra và khảo sát thực tiễn………………………….. 11 1. Các nguồn thông tin khảo sát:...................................................................... 11 2. Đánh giá phương pháp dạy học bài Ancol truyền thống.............................. 12 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 13 Chương 3: Tổ chức dạy học bài Ancol (tiết 2)................................................ 13 1. Tổ chức tham quan, khảo sát, trải nghiệm cơ sở sản xuất rượu ở địa phương .............................................................................................................. 13 2. Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà và công tác chuẩn bị của GV.......... 14 2.a. Giao nhiệm vụ chuẩn bị ở nhà cho HS....................................................... 14 2.b. Chia nhóm HS............................................................................................ 15 2.c. GV chuẩn bị dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm cho tiết học............. 15 3. Giáo án cụ thể và tổ chức dạy thực nghệm................................................... 15 4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ............................................................... 22 Tiểu kết chương 3........................................................................................... 22 Chương 4: Thực nghiệm sư phạm………………………………………....... 22 1. Mục đích thực nghiệm................................................................................... 22 2. Nội dung thực nghiệm................................................................................... 22 3. Kết quả thực nghiệm..................................................................................... 23 Tiểu kết chương 4........................................................................................... 23 C. Kết luận và kiến nghị 24 1. Kết luận........................................................................................................ 24 2. Kiến nghị...................................................................................................... 24 Tài liệu tham khảo.......................................................................................... 26 Phụ lục............................................................................................................. 27 A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đặt mục tiêu: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, Đảng ta đã khẳng định: Phát triển GDĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực ng¬¬ười Việt Nam được phát triển về số lượng và chất l¬ượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Để đạt mục tiêu đó ngành giáo dục đào tạo cần thực hiện đổi mới hơn nữa đặc biệt chú trọng đổi mới chương trình và PP dạy học; Nghị quyết số 29 BCH TW khoá XI trong đó xác định rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”. Muốn được như vậy trong quá trình dạy học cần phải đề cao hơn nữa vai trò chủ đạo của ng¬ười GV với vai trò là ng¬ười tổ chức, cố vấn, định hư¬ớng hoạt động cho HS. Sử dụng nhiều hơn nữa các PPDHTC, phát huy vai trò tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, khả năng hợp tác của người học, chống lại lối dạy truyền thụ một chiều, bị động, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy học. Trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “vận dụng kiến thức liên môn gắn với bài học”; “gắn bài học với thực tiễn”; tăng cường sử dụng thiết bị thí nghiệm và các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học để góp phần đào tạo HS phát triển toàn diện là một trong những vấn đề nên được quan tâm. Trên cơ sở tiếp thu tinh thần Nghị Quyết 29NQTƯ; các công văn hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học; đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Là một GV THPT dạy bộ môn Hóa tôi luôn trăn trở dạy học và giáo dục cho HS những cái gì, dạy như thế nào để đáp ứng yêu cầu hiện tại. Vận dụng những kiến thức liên môn gắn với bài học vào giải quyết bài học; vận dụng những kiến thức mà HS học được để phát hiện, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn có liên quan; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khảo sát, gắn bài học với thực tiễn; tăng cường sử dụng thiết bị thí nghiệm thực hành và các kĩ thuật dạy học tích cực một cách hợp lí trong quá trình tổ chức hoạt động dạy và học cũng là những vấn đề mà tôi quan tâm. Đây là một trong những nội dung mới, và phù hợp với xu thế hiện nay. Xuất phát từ lý luận, thực tiễn và đòi hỏi khách quan, tôi chọn đề tài: DẠY BÀI ANCOL, HÓA HỌC 11 THEO HƯỚNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN, GẮN VỚI THỰC TIỄN. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Phương pháp và hình thức tổ chức dạy bài Ancol, Hóa học 11, trong chương trình Hóa học 11 ở trường THPT X.