1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN day hoc thong qua trai nghiem bài phân bón hóa học

36 151 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

A. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1. Nghị quyết 29 NQTW ngày 4112013 của ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; .... Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”; 1.2. Một trong những yêu cầu cần đạt đối với bộ môn Hóa học được đặt ra ở CT THPT tổng thể nhằm phát triển năng lực đặc thù bộ môn là: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập, tìm tòi, khám phá, vận dụng.1.3. Trong nhà trường phổ thông, môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về Hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, tôi nhận thấy bài: “ Phân bón hóa học – Hóa học 11” có đầy đủ các điều kiện, cơ sở để hình thành và phát triển các kĩ năng sống, các phẩm chất và năng lực chuyên biệt trong môn Hóa học, bởi nó chứa đựng nhiều vấn đề gắn liền với thực tiễn và phù hợp với năng lực các em HS.Đó là lí do để tôi tiến hành xây dựng đề tài: “Dạy học bài Phân bón hóa học – Hóa học 11, theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực thông qua hoạt động trải nghiệm”.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứuĐưa ra cách dạy học bài “Phân bón hóa học – Hóa học 11” ở trường THPT, theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, bằng hình thức tổ chức HĐ TNST.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, dạy học theo hướng tổ chức các HĐ TNST. Khảo sát thực trạng dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực, dạy học bằng hình thức tổ chức các HĐ TNST trong bộ môn Hóa . Thiết kế giáo án và tổ chức dạy bài: “ Phân bón hóa học – Hóa học 11” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực thông qua hoạt động trải nghiệm.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuPhương pháp và hình thức tổ chức dạy bài ‘‘Phân bón hóa học’’ trong chương trình Hóa học 11 ở trường THPT X.3.2. Phạm vi nghiên cứuTập trung nghiên cứu về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, áp dụng vào dạy học bài “Phân bón hóa học” (Hóa học 11 – Ban cơ bản).4. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Nhóm phương pháp quán sát: Quan sát quá trình dạy và học Hóa học ở trường THPT X; thực tiễn việc sử dụng phân bón hóa học ở địa phương. Nhóm các phương pháp hỗ trợ: Các phương pháp thống kê toán học sử dụng trong nghiên cứu khoa học Hóa học.5. Giả thuyết khoa học và dự báo những đóng góp chính của đề tài5.1. Giả thiết khoa học của đề tàiNếu đề tài được áp dụng sẽ góp phần hệ thống cơ sở lí luận của dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; tổ chức các HĐ TNST; giải quyết các vấn đề thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới PPH môn Hóa học trong trường THPT.5.2. Những điểm mới của đề tài Triển khai vận dụng các PPDHTC như: Phương pháp hoạt động nhóm; Phương pháp đóng vai; Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề;... Tổ chức được các HĐ TNST, HS đã tạo được sản phẩm của hoạt động nhóm; Rèn luyện được cho HS các kĩ năng, năng lực cần thiết. Đã vận dụng được một số kiến thức liên môn có liên quan; Từng bước tiệm cận với mô hình dạy học STEM. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀChương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn1. Cơ sở lí luận1.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chấtChương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.1.2. Dạy học phát triển năng lực1.2.1. Khái niệm năng lựcNăng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.1.2.2. Các năng lực chung cần phát triển ở học sinh THPTNhững năng lực chung được xác định trong Chương trình phổ thông tổng thể bao gồm: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.1.2.3. Các năng lực đặc thù cần phát triển ở học sinh THPTNhững năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.1.2.4. Các năng chuyên biệt trong bộ môn Hóa học cần phát triển ở học sinh THPTMôn Hoá học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hoá học một biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: nhận thức hoá học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.Đối với học sinh bậc THPT, những năng lực đặc thù đó được biểu hiện cụ thể: Nhận thức hoá học: Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất. Các biểu hiện chủ yếu ở: Nhận biết, nêu, trình bày, mô tả, so sánh, phân loại, phân tích được theo logic nhất định, giải thích và lập luận, tìm được từ khoá, đưa ra được những nhận định,….Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống; Các biểu hiện chủ yếu ở: Đề xuất vấn đề; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết; Lập kế hoạch thực hiện, thực hiện kế hoạch; Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn. 1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo1.3.1. Khái niệm trải nghiệm sáng tạoHĐTNST là hoạt động giáo dục, trong đó từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực… từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.1.3.2. Mục tiêu, đặc điểm của HĐTNST Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này, phù hợp đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo+ Trải nghiệm sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động.+ Nội dung của HĐ TNST mang tính đa dạng, tích hợp và phân hóa cao.+ HĐTNST dưới nhiều hình thức đa dạng. + HĐTNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: gv chủ nhiệm, gv bộ môn, cán bộ Đoàn, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…1.3.3. Hình thức tổ chức các HĐTNST trong nhà trường phổ thôngHĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, …), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định.1.3.4. Vai trò của GV và HS trong dạy học trải nghiệm sáng tạo Vai trò của học sinhHs thành lập nhóm, lên kế hoạch,quyết định các hoạt động; Tự trải nghiệm, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, phát hiện vấn đề, thảo luận, hình thành kiến thức, tập giải quyết vấn đề. Vai trò của giáo viênGiáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong QTDH, không còn là người “cầm tay chỉ việc” cho học sinh nữa mà trở thành người định hướng, hướng dẫn, tổ chức cho học sinh, quan sát và giúp đỡ các em trên con đường chiếm lĩnh tri thức và kiểm tra lại.1.3.5. Tiến trình xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm sáng tạoViệc thiết kế các HĐTNST cụ thể được tiến hành theo các bước sau:Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bước 2: Đặt tên cho hoạt động.Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt độngBước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động.Bước 5: Lập kế hoạch.Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy.Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động.Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.2. Cơ sở thực tiễn2.1. Xuất phát từ đặc điểm kiến thức bộ mônHóa học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức bài Phân bón hóa học gắn liền đời sống sản xuất và được ứng dụng nhiều trong thực tiễn.2.2. Về phía giáo viên● Tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 100 GV trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo nội dung phiếu điều tra sau:Thầy cô hãy cho ý kiến của mình về việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. (Đánh dấu X vào đáp án mà thầycô lựa chọn)A. Rất quan tâm, đã hiểu và vận dụng thành thạoB. Rất quan tâm nhưng chưa hiểu rõ và chưa vận dụng được tốtB.Có quan tâm và chưa hiểu rõ, đang tìm hiểu để vận dụngC.Không quan tâmKết quả điều tra:+ Không có thầy cô nào chọn phưng án A+ Có 42 thầy cô chọn đáp án B chiếm 42%+ Có 56 thầy cô chọn đáp án C chiếm 56%+ Có 2 thầy cô chọn đáp án D chiếm 2% Hầu hết GV đều quan tâm đến việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Tuy nhiên chưa hiểu rõ về các phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong môn học do vậy việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực còn chưa thực hiện được tốt.● Tôi tiến hành khảo sát 20 GV bộ môn Hóa các trường trong huyện về tổ chức HĐ TNST trong dạy học. (Mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục 1 Phiếu số 1). Kết quả thu được như sau: Đa số GV cho ra ý kiến HĐTNST là quan trọng và cần thiết chiếm 1520 phiếu và rất thiết thực chiếm 1820 phiếu. Đa số các GV cho biết tổ chức các HĐTNST mang tính chất bắt buộc và phải có GV hướng dẫn chiếm 1720 phiếu, một số ít tham gia với tinh thần tự nguyện chiếm 320 phiếu. Nếu nhà trường không có kế hoạch thì hầu hết là không tổ chức HĐTNST. Các GV cho biết việc tổ chức thường xuyên HĐTNST là rất khó chiếm 1820 phiếu. Đa số các GV trẻ đều cho rằng HĐTNST mang lại hiệu quả rất lớn, nâng cao chất lượng dạy và học, khắc sâu kiến thức cho HS (1720 phiếu). Về khó khăn: Chủ yếu gặp phải là thời gian, kinh phí, kỹ năng tổ chức,…Qua trao đổi, lấy ý kiến khảo sát của GV và thực tiễn của đơn vị cho thấy: HĐTNST ở trường THPT hiện nay đang được quan tâm. Hầu hết GV đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc thực hiện HĐ TNST trong quá trình dạy học. Các GV đều đồng tình với quan điểm giáo dục HS qua HĐ TNST sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập, tăng tính thuyết phục trong quá trình dạy học, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giảm phần lý thuyết, tính hàn lâm của kiến thức, tránh việc áp đặt, rập khuôn cho học sinh. Thông qua HĐ TNST giúp các em phát triển được các phẩm chất, năng lực của bản thân. Tuy nhiên, việc tổ chức gặp nhiều khó khăn như: quá trình thiết kế HĐTNST, phương pháp tổ chức HĐTNST, khâu quản lí, khâu liên hệ địa phương, kinh phí, thời gian tổ chức,…. Do vậy HĐTNST chưa được tổ chức thường xuyên, chưa có kết quả cao. 2.3. Về phía học sinh Tiến hành điều tra khảo sát 4 lớp 11A1, 11A2, 11A8, 11A12 ở trường THPT X với tổng số là 144 HS theo phiếu điều tra sau:● Anhchị mong muốn như thế nào sau mỗi bài học? (Đánh dấu X vào đáp án mà anhchị lựa chọn)A. Nắm vững toàn bộ kiến thức lí thuyết mà GV truyền tải và áp dụng làm bài tậpB. Vững kiến thức, vận dụng được kiến thức vào phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn, hình thành được các phẩm chất, năng lực cần thiết.Kết quả điều tra:+ Có 24 HS chọn phương án A chiếm 16,67%+ Có 120 HS chon phương án B chiếm 83,33% ● Anhchị mong muốn thầy cô tổ chức dạy học theo phương pháp nào? (Đánh dấu X vào đáp án mà anhchị lựa chọn)A. GV thuyết trình, giảng giải, cung cấp các kiến thức có sẵn.B. Thông qua các HĐ TNST cùng các bạn để hình thành kiến thức sau đó trao đổi kiến thức ở lớp bằng các phương pháp tích cực.Kết quả điều tra: + 18 HS chọn phương án A chiếm 12,5% + 126 HS chọn phương án B chiếm 87,5%. Từ kết quả điều tra tôi nhận thấy rằng:+ Hầu hết các em HS đều có mong muốn sau mỗi bài học không chỉ nắm vững được kiến thức mà sẽ vận dụng được kiến thức vào phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn, hình thành được các phẩm chất, năng lực cần thiết.+ Hầu hết các em HS đều muốn tham gia tích cực vào các HĐ TNST để tự tìm kiếm, phát hiện vấn đề, trao đổi với các bạn để hình thành kiến thức và tham gia vào tiết học bằng các phương pháp dạy học tích cực.● Tiến hành khảo sát 100 HS của 3 trường THPT trong huyện về tình hình tổ chức các HĐ TNST ở trường phổ thông. (Mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục 1 – Phiếu số 2). Kết quả thu được như sau:Đa số các em HS đã được biết về HĐ TNST nhưng chưa được tham gia, rất ít khi được thầy cô tổ chức HĐ TNST trong học tập môn Hóa học. Nhưng đa số HS đều đánh giá HĐ TNST có vai trò tích cực trong hoạt động học tập, nó giúp các em có hứng thú với hoạt động học tập hơn, tiếp thu được kiến thức trọng tâm dễ dàng và sâu sắc hơn, từ đó nhớ lâu hơn. Các hình thức tổ chức HĐTN của GV chủ yếu là: dã ngoại, trải nghiệm khảo sát thực tiễn, tổ chức cuộc thi, đóng vai sân khấu hóa, …2.4. Đánh giá phương pháp dạy bài “Phân bón hóa học” truyền thốngQua khảo sát thực tế cho thấy: Hầu hết giáo viên dạy bài “Phân bón hóa học”, bằng phương pháp chủ yếu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, làm việc theo nhóm, liên hệ thực tế, quan sát mẫu vật hoặc chiếu hình ảnh. Giáo viên là người tổ chức các hoạt động và quan sát, trợ giúp

Ngày đăng: 09/01/2021, 20:47

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    1. Lý do chọn đề tài

    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

    2.1. Mục đích nghiên cứu

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    3.2. Phạm vi nghiên cứu

    4. Phương pháp nghiên cứu

    5. Giả thuyết khoa học và dự báo những đóng góp chính của đề tài

    5.1. Giả thiết khoa học của đề tài

    5.2. Những điểm mới của đề tài

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w