1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

36 47 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 445,27 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN □□ ĐỀ ÁN KIỂM TOÁN Đề tài: NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Thị Minh Hải Sinh viên thực hiện : Bùi Diệu Linh Chuyên ngành : Kiểm toán Lớp : Quản lý đô thị 58 Mã số sinh viên : 11162762 Hà Nội, tháng 4 năm 2020 LỜI NÓI ĐẦU Trải qua các giai đoạn phát triển của xã hội, hoạt động của các tổ chức, các đơn vị, các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng phong phú. Khối lượng và tính phức tạp của các nghiệp vụ không ngừng tăng lên. Do đó, sức ép đối với nhà quản lý cũng ngày càng lớn hơn. Nhà quản lý lúc này cần tìm kiếm những phương sách quản lý mới cho đơn vị của mình và đã tìm tới kiểm toán nội bộ ( KTNB). Đặc biệt trong cCác ngân hàng thương mại, nắmăm giữu vị trí là một trung gian tài chính cực kỳ quan trọng trong tất cả các nền kinh tế, làm việc trong lĩnh vực vô cùng nhạy cảm là về tiền và các dịch vụ liên quan tiền, quản lý vòng xoay tiền tệ tạo nên một lượng lớn các nghiệp vụ và các tài sản phát sinh khác nhau chính vì vậy việc hạch toán có sai sót, các rủi ro lớn nhỏ khác nhau trong quá trình vận hành ngân hàng thương mại là điều khó có thể tránh khỏi, để ngăn ngừa các sai sót và rủi ro này việc gắt gao và hoàn thiện từ khâu kiểm soát nội bộ là vô cùng cần thiết, một nhân tố không hề nhỏ góp phần vào sự ổn định và phát tri ển của các ngân hàng thương mại hiện nay. Trong quá trình hoạt động, KTNB tại Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định mang lại những thành công và đóng góp tích cực trong hoạt động quản lý và kiểm soát nội bộ đặc biệt là tại các ngân hàng, doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong tổ chức và hoạt động của KTNB vẫn còn những hạn chế nhất định. Để ngày càng phát triển và thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, cũng giống như bất cứ đơn vị nào khác, KTNB cần phải liên tục hoàn thiện tổ chức và cải tiến hoạt động của mình để phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được những yêu cầu mới. Đặc biệt là trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng sau thời kỳ phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng đã bộc lộ ra rất nhiều vấn đề về tăng trưởng nóng, mức độ rủi ro cao trong khi tính minh bạch về hoạt động kinh doanh và các vấn đề sở hữu đã và đang gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ đến sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng chưa được tổ chức một cách có hiệu quả chưa đảm bảo những nguyên tắc và yêu cầu chung trong quá trình vận hành Nhận thấy đây là một vấn đề mang tính thời sự nên em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Đề tài gồm có 3 chương chính: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3: Đánh giá và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy Kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.   CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng thương mại có đặc điểm: - Là một định chế tài chính trung gian - Hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ. - Thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, sau đó dưt dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dung. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ủy thác,.. - Thông qua hoạt động cho vay và thanh toán, hệ thống các ngân hàng thương mại có thể tạo ra lượng bút tệ, là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. - Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối tài sản lớn nhất trong tòa hệ thống ngân hàng thương mại. Bắt nguồn từ thế kỷ 13, nghề kiểm toán nội bộ (KTNB) ban đầu chỉ chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên, vai trò của KTNB hiện đại đã được mở rộng, bao gồm công tác kiểm toán tính hiệu quả và tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Hiện nay, kiểm toán nội bộ đang chiếm lĩnh một vị trí rất quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và trong cả các doanh nghiệp từ doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp nhà nước và trong các ngân hàng thương mại, KTNB là một bộ phận bắt buộc và không thể thiếu trong quá trình tổ chức bộ máy hoạt động tại đơn vị, giúp cho nhà quản lý có thể kiểm soát hoạt động ổn định và quản lý rủi ro tốt hơn, giúp đạt được mục tiêu kinh doanh. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán nội bộ. Lần đầu tiên The IIA (Viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ) đưa ra định nghĩa về KTNB là vào năm 1978. Theo đó: “KTNB là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó”. Theo quan điểm này, KTNB là một hoạt động do chính đơn vị hay nhân viên của đơn vị thực hiện mà ở đó KTV làm việc một cách độc lập không bị ràng buộc bởi các yếu tố ảnh hưởng đến phạm vi và hiệu quả của công việc. Quan điểm này cũng thể hiện rõ vai trò hoạt động của KTV nội bộ là điều tra phát hiện sự việc, nhận định và đánh giá các hoạt động của tổ chức để giúp đỡ, hỗ trợ cho tổ chức. Đến năm 1988, The IIA đã bổ sung thêm vào định nghĩa này một số nội dung và giải thích rõ hơn về KTNB: “Mục tiêu của KTNB là giúp đỡ cho thành viên của tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhiệm vụ; Kết thúc kiểm toán KTNB phải thực hiện việc phân tích, đánh giá, đưa ra đề xuất, tư vấn và cung cấp thông tin về hoạt động đã kiểm tra”. Qua đây, có thể thấy định nghĩa này đã phần nào trình bày được tương đối toàn diện quan điểm về KTNB. “ KTNB là việc thiết lập tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đảm bảo phòng ngừa và phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra” Trích điều 39 Luật kế toán số 88/2015/QH13, có hiệu lực từu 01/01/2017. Tóm lại, từ những phân tích trên chúng ta có thể khái quát một định nghĩa về KTNB như sau: KTNB là một bộ máy thực hiện chức năng xem xét, đánh giá độc lập, có hệ thống về các hoạt động khác nhau trong phạm vi đơn vị, phục vụ nhu cầu quản lý nội bộ đơn vị.Về nội dung kiểm toán bao gồm cả kiểm tra chất lượng thông tin kế toán, tài chính và nhiều lĩnh vực khác của quản lý. KTNB ngày càng trở thành phương sách quản lý có hiệu quả phục vụ đắc lực cho quá trình quản lý điều hành tổ chức hướng tới hiệu quả của hoạt động, hiệu năng của quản lý và hiệu lực của quản trị nội bộ. Từ việc phân tích để khái quát lên định nghĩa về KTNB trong khu vực ngân hàng thương mại Hệ thống KSNB tại ngân hàng thương mại là tổng thể các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của đơn vị thuộc Ngân hàng thương mại được thiết lập phù hợp với các quy định của pháp luật và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo các nguồn lực được quản lý và sử dụng đúng pháp luật, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; ngăn ngừa rủi ro, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, sai sót; cung cấp thông tin trung thực, phục vụ kịp thời cho việc ra các quyết định quản lý; đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Hoạt động KTNB của các NHTM thông thường được thiết lập dựa trên 2 cơ sở pháp lý cụ thể như sau: (i) Khuôn khổ kiểm tra, kiểm soát của Ủy ban kiểm toán nội bộ (IIA) (ii) Các chuẩn mực xem xét kiểm soát nội bộ trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của AICPA Nguyên tắc hoạt động trong kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cũng tương tự như các bộ máy kiểm soát nội bộ của các đơn vị doanh nghiệp khác đều tuần thủ các nguyên tắc thiết kế KTNB. Hệ thống KTNB cần được xây dựng dựa trên năm nguyên tắc chỉ đạo chung có hiệu quả đó là: (i) Tập trung dân chủ (ii) Phân công, phân nhiệm (iii) Bất kiêm nhiệm (iv) Độc lập trong hoạt động (v) Phê chuẩn, ủy quyền. 1.1.2. Vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại  Vai trò của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế càng làm gia tăng rủi ro cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Càng nhiều biến động thị trường, càng nhiều yếu tố không chắc chắn, mối đe dọa lại càng lớn. Sự thành công hay thất bại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các rủi ro liên quan và việc các rủi ro đó được kiểm soát như thế nào. Do đó, cần làm tốt công tác quản trị rủi ro thông qua việc sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp các công cụ kiểm soát và quản lý rủi ro và KTNB là một trong số những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đó. KTNB ngày càng có vai trò quan trọng đặc biệt trong các đơn vị, tổ chức nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng, tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau với quy mô rộng và địa bàn hoạt động phân tán. Cụ thể: • Thứ nhất, KTNB thể hiện vai trò giám sát nhằm đảm bảo các hoạt động của ngân hàng tuân thủ theo các quy định pháp lý, bảo vệ tài sản, phòng tránh và phát hiện kịp thời các gian lận và sai sót có thể xảy ra trong tổ chức • Thứ hai, KTNB góp phần nâng cao hiệu quả, năng lực trong quản lý. Thông qua việc giám sát, theo dõi sự tuân thủ thực hiện các quy định đã đề ra trong từng hoạt động, KTNB không chỉ củng cố nền nếp hoạt động mà còn chỉ ra những thiếu sót, những bất ổn trong chuỗi hoạt động của ngân hàng thương mại, các yếu kém trong quy định đề ra của nội bộ, từ đó giúp cho cấp quản lý có những điều chỉnh trong hoạt động hay nguyên tắc, nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. • Ngoài ra, KTNB còn đóng vai trò tư vấn cho nhà quản lý ở nhiều khía cạnh như tăng cường tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ, đảm bảo tính hữu hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro,... nhằm góp phần tại nên giá trị gia tăng cho các cơ quan và tổ chức. Có thể thấy, KTNB nói chung và KTNB tại ngân hàng thương mại nói riêng đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho tổ chức, là một quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của tổ chức tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của tổ chức. KTNB chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động của tổ chức, giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban quản lý về kiểm soát rủi ro nhằm mục đích đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh.  Chức năng của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại Trong quá trình hoạt động với các nghiệp vụ chuyên về tiền và dịch vụ ngân hàng, KTNB ngân hàng thương mại cần ba chức năng cơ bản, đó là chức năng đánh giá tính hữu hiệu và tính hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp, chức năng tuân thủ nhằm giám sát việc tuân thủ pháp luật và các quy tắc nội bộ của tổ chức tín dụng dành cho các đối tượng chịu sự kiểm toán và cuối cùng là chức năng kiểm toán hoạt động tài chính xác nhận tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các báo cáo tài chính của đơn vị tín dụng. Bên cạnh đó, còn có chức năng tư vấn bao gồm việc đánh giá và khuyến nghị cho ban lãnh đạo và người đứng đầu tổ chức về quan điểm, nhận thức cũng như văn hóa quản lý rủi ro trong tổ chức để nâng cao tính hiểu quả của các chính sách quản lý rủi ro. Tại đây, KTNB không chỉ hướng đến đánh giá thông tin trong quá khứ mà còn hướng đến đánh giá thông tin trong tương lai thông qua các dự báo và dự toán, không chỉ tập trung vào thông tin tài chính mà còn hướng đến các thông tin phi tài chính. Như các quan điểm trước đây cho rằng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên quan điểm của kiểm toán nội bộ hiện đại đã được mở rộng chức năng của KTNB cũng không còn giới hạn ở công tác kiểm tra báo cáo tài chính nữa mà thêm vào đó là công tác giám sát và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động, hiệu năng quản lý cũng như tư vấn cho nhà quản lý hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ Chức năng tiếp theo của kiểm toán nội bộ là giúp ngân hàng cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý và quản trị doanh nghiệp. Bằng cách phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban trong bộ máy kinh doanh, kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra những lời tư vấn giúp ngân hàng hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Thực tế trên thế giới, các ngân hàng có bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả thì khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn. Nói tóm lại, KTNB có thể đem lại cho đơn vị, tổ chức rất nhiều lợi ích. Đây là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của đơn vị. Thông qua công cụ này, nhà quản lý có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh. Một tổ chức có kiểm toán nội bộ sẽ làm gia tăng niềm tin của các cổ đông, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về hệ thống quản trị ở đây. Các thống kê trên thế giới cho thấy những đơn vị có phòng kiểm toán nội bộ thường có báo cáo đúng hạn, báo cáo tài chính có mức độ minh bạch và chính xác cao, khả năng gian lận thấp và cuối cùng là hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với các đơn vị không có phòng kiểm toán nội bộ. 1.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại 1.2.1. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Khác với các doanh nghiệp bình thường, ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán, liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, chính vì vậy tổ chức bộ máy kiểm toán nội bọ trong các ngân hàng thương mại cũng có những đặc thù đặc biệt để tối ưu hóa cho khả năng kiểm soát. Bộ máy kiểm toán phải tổ chức sao cho có khả năng hoạt động hiệu quả, có tính kinh tế và sự hợp lý, áp dụng vào thực tiễn phải hiệu quả, dễ dàng tính toán rủi ro, minh bạch trong chế độ thông tin báo cáo, hệ thống thông tin và chế độ tài chính kế toán  Thứ nhất, xét theo phạm vi hoạt động của KTNB: Xét theo phạm vi hoạt động của KTNB , có hai mô hình cơ bản để tổ chức kiểm toán nội bộ: tập trung và phân tán. • Tổ chức kiểm toán theo mô hình tập trung: thường được hiểu là chỉ tổ chức KTNB tại bộ máy hoạt động cấp cao như công ty mẹ, tổng công ty mà không tổ chức kiểm toán tại nội bộ các đơn vị thành viên cấp dưới. Bộ phận KTNB được tổ chức dưới hình thức một phòng ban riêng biệt trực thuộc Tổng giám đốc. Bộ phận KTNB trung tâm sẽ thực hiện toàn bộ công tác kiểm toán tại trụ sở chính và tại các đơn vị thành viên. Khi đó tại tổng công ty sẽ có một bộ phận KTNB riêng, đứng đầu là Kiểm toán trưởng. Làm việc dưới quyền Kiểm toán trưởng sẽ là Trợ lý kiểm toán và các KTV. Mô hình tổ chức này có ưu điểm là đảm bảo tính khách quan, độc lập của hoạt động kiểm toán đối với các đơn vị thành viên; tổ chức bộ máy KTNB gọn nhẹ và chỉ chịu sự chỉ huy trực tiếp của người đứng đầu, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao tính chuyên nghiệp của KTNB. Đây cũng là mô hình phù hợp với hoạt động mang tính tập trung, bộ máy gọn nhẹ của các công ty tài chính. Tuy nhiên hạn chế của mô hình này là tại các đơn vị trực thuộc không phát huy đầy đủ vai trò của KTNB. Mô hình tổ chức KTNB theo hình thức tập trung được khái quát theo sơ đồ 1.2. dưới đây: Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy KTNB trong đơn vị   Sơ đồ 1.2. Tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình tập trung • Tổ chức bộ máy kiểm toán theo mô hình phân tán: theo mô hình này, KTNB được thành lập ở cả đơn vị hoạt động cấp cao và các đơn vị thành viên khác. Tại đơn vị hoạt động cấp cao bộ phận KTNB được tổ chức thành ban KTNB và đặt phòng KTNB tại các trụ sở quản lý và có trách nghiệm tổng hợp báo cáo ra trụ sở chính. Ưu điểm của mô hình này là đảm bảo tính năng động nhưng chưa phù hợp với qui mô tương đối nhỏ của các công ty tài chính. Giới hạn của mô hình này nằm bởi chi phí kiểm toán, số lượng KTV, kiểm soát hoạt động kiểm toán,...   Sơ đồ 1.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán theo mô hình phân tán  Thứ hai, xét theo lĩnh vực kiểm toán: Tổ chức theo cách này bộ máy KTNB sẽ thực hiện chuyên môn hóa theo loại nghiệp vụ cụ thể khi kiểm toán. Với những công ty có quy mô lớn, hoạt động đa ngành nghề và có nhiều đơn vị thành viên thì tại mỗi đơn vị thành viên khác nhau sẽ có những hoạt động tương tự nhau. Vì vậy, để KTV đạt được hiệu quả cao trong công việc và bộ máy KTNB đạt được hiệu năng quản lý thì đơn vị sẽ tổ chức các nhóm KTV nội bộ kiểm toán theo từng nhóm nghiệp vụ. Cụ thể như mô hình dưới đây: Sơ đồ 1.4. Tổ chức bộ máy KTNB theo lĩnh vực kiểm toán Với cách tiếp cận tổ chức bộ máy KTNB này có nhược điểm là không thể tránh được sự trùng lắp trong thực hành kiểm toán ở các đơn vị khác nhau gây tốn kém chi phí, lãng phí thời gian, công sức,.... Ngoài ra, tổ chức theo hình thức này khi tiến hành kiểm toán theo loại nghiệp vụ sẽ không đem lại hiệu quả cao như khi kết hợp kiểm toán các loại nghiệp vụ khác nhau.  Ngoài ra, còn một số mô hình tổ chức bộ máy KTNB khác: • Tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình song song: Theo mô hình này, bộ máy KTNB có thể có những KTV nội bộ cá biệt hay nhóm KTV nội bộ giao cho ngành nghề hoạt động đặc thù và sắp xếp nhân sự cho các bộ phận trong công ty. Ưu điểm của mô hình này là các KTV ở từng ngành có thể đạt được những ưu thế đặc biệt về lĩnh vực chuyên môn kể cả các hoạt động nghiệp vụ riêng biệt, các KTV nội bộ có thể phát triển mối quan hệ cộng tác với những nhà quản lý tốt hơn, đặc biệt là ở ngành hoạt động mà KTV phụ trách. Tuy nhiên tổ chức theo mô hình này dễ ảnh hưởng tới tính độc lập và khách quan của KTNV trong đơn vị được kiểm toán. Sơ đồ 1.5. Tổ chức bộ máy kiểm toán theo mô hình song song  Bên cạnh đó, dựa theo quy mô của bộ phận kiểm toán, có thể lựa chọn hai mô hình tổ chức sau: Bộ phận kiểm toán nội bộ, hoặc giám định viên kế toán. • Bộ phận KTNB: bộ phận có thể gọi là ban (phòng) KTNB có số lượng lớn các KTV nội bộ. Để tổ chức và quản lý hoạt động KTNB trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị phải cử ra người phụ trách công việc này. Theo yêu cầu đó, thông thường một Ủy ban kiểm toán được lập ra do một tập thể thường bao gồm 3 thành viên hội đồng quản trị phụ trách. Ủy ban kiểm toán vừa có trách nhiệm trong tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, vừa có trách nhiệm tạo lập mối quan hệ với chủ thể kiểm toán tài chính từ bên ngoài. • Giám định viên kế toán (giám sát viên nhà nước): là các KTV chuyên nghiệp có các chứng chỉ, đăng ký hành nghề và được thuê làm KTNB tại doanh nghiệp. Với mô hình này chỉ cần một KTV nội bộ để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán trong các doanh nghiệp Hầu hết các NHTM được đều tra đều tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình tập trung. Tại các NHTM lớn, các chi nhánh ở nước ngoài có thể có phòng KTNB riêng, nhưng phòng này chịu sự quản lí của KTNB ở hội sở chính. Tại các NHTM nhỏ, là một phần của các tập đoàn, hoạt động KTNB có thể do bộ phận KTNB của tập đoàn thực hiện. Tại các NHTM lớn hơn, KTNB được tổ chức theo mảng hoạt động kinh doanh. Người đứng đầu các bộ phận KTNB của các mảng hoạt động kinh doanh báo cáo lên người đứng đầu bộ phận KTNB của tập đoàn. 1.2.2. Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ Trước hết về loại hình kiểm toán thường được áp dụng, theo nghiên cứu hầu hết các ngân hàng không có thống kê cụ thể cũng như chưa có sự phân định rạch ròi về các loại hình kiểm toán nội bộ . Trong tổng số cán bộ nhân viên ngân hàng được hỏi bất kì cho biết, 66,7% cho rằng công việc chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính, tức là đánh giá, xác nhận tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính; Tiếp đến là kiểm toán tuân thủ 63,6%, tức là kiểm tra việc thực hiện theo các quy định của pháp luật, cũng như các quy định nội bộ của ngân hàng; Đứng thứ ba là kiểm toán hoạt động hiện đã bước đầu nhận được sự quan tâm của kiểm toán nội bộ, mặc dù về mặt bản chất thì đây mới là nội dung chính yếu, trọng tâm cần hướng đến của kiểm toán nội bộ. Trong kiểm toán hoạt động này, nếu có thì mới chỉ dừng ở chức năng kiểm tra tính hiệu lực, tức là thực hiện xác nhận hệ thống chứ chưa tiến hành phân tích được hiệu quả hay tính kinh tế của quy trình hoạt động. Cụ thể hơn, phạm vi chủ yếu của kiểm toán nội bộ là tín dụng (chiếm 70,2%) tiếp đến là nghiệp vụ huy động vốn 69,7%. Thu hút sự quan tâm thứ ba là mảng kế toán 51,6%. Các mảng còn lại như kiểm toán mua sắm tài sản, nhân sự thì rất hiếm khi được thực hiện, đặc biệt, các ngân hàng chưa từng kiểm toán mảng công nghệ thông tin và kinh doanh vốn. Ngoài ra, bộ phận kiểm toán nội bộ cũng chưa thực hiện rà soát độc lập tính hiệu quả của khung quản trị rủi ro hoặc yêu cầu về vốn tối thiểu theo Basel II. Điều này xảy ra ngay cả với ngân hàng lớn như Agribank theo kết quả công bố Kiểm toán Nhà nước. Quy trình kiểm toán theo các giai đoạn của cuộc kiểm toán • Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán Việc lập kế hoạch tiến hành 60% dựa vào đánh giá rủi ro nhưng việc đánh giá rủi ro này chưa được quy định thành văn bản cụ thể.Việc đánh giá rủi ro chủ yếu xuất phát từ xét đoán chủ quan của bản thân bộ phận kiểm toán (95,5%) và thường xuyên hơn cả là việc kế thừa kết quả khảo sát, đánh giá của bộ phận ALCO (Ủy ban quản lý rủi ro, từ đó có những điều chỉnh, xét đoán cụ thể của bộ phận. Đồng thời chưa tiếp cận với đánh giá rủi ro một cách khoa học, hệ thống mà là kết hợp cả định tính và định lượng. • Bước 2: Thực hiện kiểm toán Việc thực hiện kiểm toán nội bộ còn nhiều điểm chưa được các ngân hàng chú trọng. Thứ nhất, hiện nay, ngân hàng cũng chưa có phần mềm chuyên dụng phục vụ việc quản lý chu trình làm việc hoặc phân tích dữ liệu dành riêng cho kiểm toán nội bộ, mọi thông tin muốn thu thập sẽ được chiết xuất từ phần mềm của ngân hàng. Thứ hai, việc sử dụng sổ tay kiểm toán nội bộ theo quy định vẫn tồn tại có ngân hàng triển khai, có ngân hàng không triển khai. Các ngân hàng lớn chủ yếu đã áp dụng nhưng tại các ngân hàng nhỏ thì còn thiếu. Điều này khiến kiểm toán viên thiếu công cụ làm việc. Thứ ba, đa phần kiểm toán viên nội bộ vẫn thực hiện kiểm toán riêng lẻ, tức là kiểm toán cụ thể từng hợp đồng, từng giao dịch để kết luận xem số liệu kế toán có trung thực không hoặc có kiểm toán hệ thống thì cũng ở mức độ rà soát từng hồ sơ xem có tuân thủ đúng quy trình hay không chứ khá hạn chế khi thực hiện phân tích hệ thống để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Bởi vậy, kết quả làm việc của hai bộ phận kiểm toán và kiểm tra kiểm soát nội bộ có nhiều nét tương đồng, đôi khi còn bị gộp chung vào nhau, không thấy được sự khác biệt rõ rệt. Thứ tư, các khám phá, phát hiện của kiểm toán nội bộ thông qua các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm căn bản mới chỉ ra các sự kiện mang tính chất bề nổi và khá rời rạc, thường tập trung vào tín dụng, kế toán và nhân sự. Bản thân ngân hàng khi báo cáo cũng gộp kết quả làm việc của hai bộ phận kiểm toán kiểm soát nội bộ (KTKSNB) và kiểm toán nội bộ (KTNB) với nhau vì không thấy rõ sự khác biệt. • Bước 3: Lập báo cáo kiểm toán Lập báo cáo kiểm toán là khâu rất quan trọng trong quy trình kiểm toán. Nhưng theo nghiên cứu, kiểm toán viên chỉ dùng ở việc đưa ra kết luận mà chỉ có 9% xem xét nguyên nhân những sai phạm và rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, trong báo cáo kiểm toán đang tập trung nêu ra các sai phạm cụ thể, đánh giá tính trung thực của thông tin 100% hoặc chỉ ra các sai phạm liên quan đến tuân thủ các quy định của pháp luật 82%. Phần rất quan trọng là đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro, khung quản trị của ngân hàng còn khá hạn chế (51%). • Bước 4: Giám sát sau kiểm toán Bộ phận kiểm toán có thường xuyên giám sát các kiến nghị của mình từ năm trước đối với đơn vị để thấy được tiến độ thực hiện xử lý, sửa chữa các sai phạm. Việc thực hiện các khuyến nghị của đơn vị không phải là ngay lập tức, nhưng cũng không quá trễ, thường diễn ra trong khoảng 1 năm kể từ ngày báo cáo kiểm toán được ký chấp nhận. Ngoài ra, bộ phận kiểm toán nội bộ cũng chưa thực hiện công tác “xác nhận sự hài lòng khi thực hiện công việc” với các đối tượng có liên quan để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ. Phương pháp, công nghệ kiểm toán áp dụng: Các ngân hàng chủ yếu sử dụng phương pháp định hướng theo rủi ro tương ứng với quy định của pháp luật hiện hành. Trước khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán nội bộ đánh giá và phân loại các rủi ro, từ đó định hướng kiểm toán theo mức độ rủi ro: những nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao, phải được kiểm toán trước và ít nhất mỗi năm một lần; trong một giai đoạn nhất định từ 3 đến 5 năm, phải đảm bảo tính toàn diện, sao cho tất cả các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị, bộ phận phải được kiểm toán; các quy trình, đơn vị, bộ phận được đánh giá là có rủi ro trung bình ít nhất 2 năm kiểm toán một lần, rủi ro thấp ít nhất 5 năm kiểm toán một lần. Căn cứ vào kết quả phân tích và đánh giá rủi ro, Trưởng kiểm toán nội bộ làm việc với Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và Hội đồng thành viên trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán hàng năm. Nhưng trên thực tế cách mà các kiểm toán viên thường tiếp cận kiểm toán là phương pháp “truyền thống”, tức là coi việc phát hiện sai phạm, kiểm tra tính tuân thủ của đối tượng được kiểm toán là mục tiêu số một, trong đó thước đo là các quy định, văn bản, quy chế, thông tư, hướng dẫn của Ngân hàngNhà nước và nội bộ ngân hàng… Cách tiếp cận hiện đại, coi rủi ro để đạt được mục tiêu là điểm xuất phát, từ đó phân tích các chính sách, thủ tục, quy trình có hiệu quả, hiệu lực hay không, tìm hiểu gốc rễ của vấn đề… thì ít được áp dụng. Điều này thể hiện khi gần như 100% số cho rằng hiện nay mục đích của kiểm toán nội bộ chỉ tập trung vào phát hiện các sai phạm, 100% coi các quy định và thủ tục là tiêu chuẩn, xem xét tính đầy đủ trong thực hiện nghiệp vụ. 100% cũng đồng ý rằng cách làm việc của kiểm toán là chưa nhận xét về tính hợp lý, hiệu quả của quy trình.

Ngày đăng: 05/01/2021, 22:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kiểm toán căn bản của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân Khác
2. Giáo trình Kiểm toán tài chính của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân Khác
3. Giáo Kiểm toán hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân Khác
4. Các bộ Luật, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính Khác
5. Webside: tapchicongthuong.vn, kiemtoan.com.vn, khoahockiemtoan.vn Khác
6. Các trang báo, bài báo: Báo Thời báo kinh tế Sài Gòn, Vnexpress Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w