1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Lịch sử trường THPT Quỳnh Lưu, Nghệ An năm học 2016 - 2017 - Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường bậc THPT môn Lịch sử

5 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 19,07 KB

Nội dung

- Về hành trình: Khác với những người đi trước, cầu viện bên ngoài tổ chức lực lượng đánh Pháp hoặc tiến hành cải cách đòi tự trị, còn Người để tìm chân lý cứu nước, đã trải qua một cuộc[r]

Trang 1

KHỐI THPT QUỲNH LƯU

(CỤM THI LIÊN TRƯỜNG )

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2016 – 2017

Đề kiểm tra năng lực môn: Lịch sử

(Đề có 01 trang) Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (4,0 điểm)

Theo Anh (chị) việc phân tích bài học trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được căn cứ vào các nội dung và tiêu chí cụ thể nào?

Câu 2 (6,0 điểm)

Trong qúa trình xây dựng kế hoạch dạy học cho một chủ đề cần thiết kế những hoạt

động dạy học nào? Từ nguồn tư liệu cung cấp, Anh (chị) hãy thiết kế hoạt động dạy học cung

cấp kiến thức mới cho mục I Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám (Bài 17- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946; Lớp 12 – Chương trình Chuẩn)

Câu 3 (6,0 điểm)

Anh (chị) hãy trả lời và đề xuất phương án hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sau: Khái quát quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920? Hành trình đó có gì khác so với những người đi trước?

Câu 4 (4,0 điểm)

Với chủ đề chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), anh (chị) hãy thiết kế một câu hỏi

tự luận có tính thực tiễn và vận dụng kiến thức ở chủ đề đó để xây dựng nội dung trả lời cho câu hỏi

-Hết -Họ và tên thí sinh:……… Số báo danh:………

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

KHỐI THPT QUỲNH LƯU

(CỤM THI LIÊN TRƯỜNG )

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2016 – 2017

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC

Môn: Lịch sử

Câu 1

(4.0 đ) Theo Anh (chị) việc phân tích bài học trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được căn cứ vào các nội dung và tiêu chí cụ thể nào?

* Việc phân tích bài học trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

+ Mức độ phù hợp của các hoạt động (HĐ) học với mục tiêu ( MT), nội dung

(ND) và phương pháp dạy học (PPDH) được sử dụng; 0,25 + Mức độ rõ ràng của MT, ND, kĩ thuật (KT) tổ chức và sản phẩm (SP) của mỗi

+ Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học (TBDH) và học liệu (HL) được sử dụng; 0,25 + Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong quá trình tổ

+ Mức độ sinh động, hấp dẫn của PP và HT chuyển giao nhiệm vụ học tập 0,25 + Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn (KK) của từng

+ Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và KK hợp tác, giúp đỡ

+ Mức độ chính xác của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả

(KQ) hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh 0,25

+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập (HT) của tất cả

+ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS thực hiện các nhiệm vụ

+ Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận 0,25 + Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các KQ nhiệm vụ học tập của HS 0,25

Câu 2

(6,0 đ) Trong qúa trình xây dựng kế hoạch dạy học cho một chủ đề cần thiết kế những hoạt động dạy học nào? Từ nguồn tư liệu cung cấp, Anh (chị) hãy

thiết kế hoạt động dạy học cung cấp kiến thức mới cho mục I Tình hình

nước ta sau cách mạng tháng Tám (Bài 17 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946; Lớp 12 – Chương trình

Chuẩn)

a.Trong qúa trình xây dựng kế hoạch dạy học cho một chủ đề cần thiết kế

Trang 3

- Hoạt động Tìm tòi sáng tạo 0,25

b Thiết kế hoạt động dạy học cung cấp kiến thức mới cho mục I Tình hình

nước ta sau cách mạng tháng Tám (Bài 17 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

- Mục tiêu:

+ Giúp hs hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau CM tháng Tám

1945 – chính quyền dân chủ nhân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”; Biết

được một số thuận lợi cơ bản sau CM

+ Biết được 1 số kỹ năng như: phân tích, so sánh, khái quát hóa …

0,5

- Nhiệm vụ học tập:

+ HS làm việc với sgk (đọc thông tin), kết hợp quan sát kênh hình để trả lời các

câu hỏi/thực hiện các yêu cầu theo các hình thức học tập GV quy định

+ HS trình bày đc kết quả thực hiện

0,5

- Cách thức thực hiện:

+ GV giao nhiệm vụ học tập

+ HS làm việc cá nhân/ cặp đôi /nhóm theo thời gian quy định

+ Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ HT dưới hình thức trình bày

miệng

+ GV chuẩn hóa kiến thức (nếu cần thiết)

0,5

Cụ thể yêu cầu:

- Bước 1: - GV thiết kế rõ các hoạt động dạy học theo các NV1; NV 2;…và giao

NV cho HS, các NV đó phải bám sát và làm rõ được 2 nội dung sau:

+ Những thuận lợi cơ bản của nước ta sau CM thắng Tám và chỉ ra thuận lợi nào

là cơ bản nhất;

+ Những khó khăn của CM nước ta sau Cách mạng tháng Tám So sánh những

khó khăn đó có gì giống và khác so với nước Nga Xô Viết sau Cách mạng tháng

Mười năm 1917

0,75

- GV chỉ rõ điều kiện thực hiện NV: việc dùng kênh hình nào kết hợp với kiến

thức sách giáo khoa để trả lời câu hỏi/yêu cầu của GV 0,5

- GV chỉ rõ hình thức giao NV: cá nhân/cặp đôi/nhóm theo thời gian quy định 0,5 -Bước 2: HS thực hiện NV học tập:

+ Thực hiện các yêu cầu GV giao

+Trao đổi, thảo luận (nếu có)

0,5

- Bước 3: HS báo cáo kết quả:

+ Đại diện nhóm/cá nhân báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ HT dưới hình thức

trình bày miệng/thuyết trình sơ đồ

+ Có sự trao đổi, thảo luận

0,5

- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá

Nội dung nhận xét, đánh giá: Mức độ hoàn thành, mức độ chính xác đối với

từng nhiệm vụ

+ Hướng tới việc động viên, khích lệ HS

0,5

* Hướng dẫn cho điểm: Thực hiện đầy đủ các bước và đảm bảo các yêu cầu cho

từng bước đạt điểm tối đa

( Thí sinh có thể trình bày cấu trúc tiến trình hoạt động theo nhiều cách khác

nhau, tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu trên)

Câu 3

(6,0 đ) Anh (chị) hãy xây dựng đáp án cho câu hỏi sau và đề xuất phương án hướng dẫn học sinh tìm câu trả lời cho câu hỏi đó:

Trang 4

Khái quát quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911

đến năm 1920? Hành trình đó có gì khác so với những người đi trước?

- Khái quát ngắn gọn lí do Người ra đi tìm đường cứu nước 0,25

- Tháng 6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước Từ năm 1911 đến

năm 1917, với hành trình qua nhiều châu lục, Người đã thực hiện quá trình vô

sản hóa chính mình, từ đó có những nhận thức khách quan về thế giới “ Chủ

nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn”.

0,5

- Năm 1917, Người về Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu

nước; Năm 1919, Người tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp; Tháng

6/1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam

nhưng không được chấp nhận, Người đã rút ra kết luận quan trọng “muốn cứu

nước, giành độc lập dân tộc chỉ có thể dựa vào chính sức mình”.

0,5

- Giữa năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân

tộc và thuộc địa, khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân

Việt Nam

0,5

- Tháng 12/1920, Người tham dự Đại hội Tua, tán thành Quốc tế III và tham gia

sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản 0,5

b Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với những người đi

- Về hướng đi và sự tiếp cận với chân lí cứu nước: Khác với những người đi

trước, hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang

phương tây, đến nước Pháp

0,75

- Về hành trình: Khác với những người đi trước, cầu viện bên ngoài tổ chức lực

lượng đánh Pháp hoặc tiến hành cải cách đòi tự trị, còn Người để tìm chân lý

cứu nước, đã trải qua một cuộc hành trình lâu dài, qua nhiều nước vừa lao

động để kiếm sống vừa học tập nghiên cứu, hòa mình vào phong trào đấu tranh

của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước, từ một người yêu nước

trở thành một người cộng sản

0,75

-Về học thuyết lựa chọn: Khác với những người đi trước chọn mô hình dân chủ

tư sản, Nguyễn Ái Quốc tiếp cận, tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lê - nin và đi theo con

đường cách mạng vô sản

*Nếu thí sinh xác định tiêu chí/nội dung chưa đủ so với đáp án nhưng có các

tiêu chí/nọi dung khác, đúng yêu cầu thì vẫn cho điểm tối đa.

0,5

- Quá trình tìm đường cứu nước:

+ Tại sao phải tìm đường cứu nước

+ Quá trình đó diễn ra như thế nào: Chọn sự kiện nổi bật có tính chất đánh dấu

bước phát triển đi lên trong nhận thức

0,5

- Điểm Khác so với những người đi trước:

+ Xác định các tiêu chí để so sánh

+ Lựa chọn hình thức trình bày: Trình bày hàng ngang, trình bày dưới dạng cột,

biểu

0,5

- Khái quát thành phương pháp làm bài tập, trả lời cho các dạng câu hỏi đó 0,75

Câu 4

(4,0 đ)

Với chủ đề chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), anh (chị) hãy thiết kế

một câu hỏi tự luận có tính thực tiễn và vận dụng kiến thức ở chủ đề đó để

Trang 5

xây dựng nội dung trả lời cho câu hỏi.

-Nội dung là một hoặc một số kiến thức trong chủ đề đã quy định

- Yêu cầu: Thể hiện rõ các yêu cầu đối với học sinh trong câu hỏi Xác định/mô

tả rõ tình huống thực tiễn phù hợp với kiến thức lịch sử để giải quyết

- Diễn đạt rõ ràng, đủ thông tin, tránh hiểu nhầm

- Mức độ và sự hợp lý về việc sử dụng kiến thức đã học trong giai chủ đề đã

được quy định để giải quyết các yêu cầu của câu hỏi

- Mức độ giải quyết được các yêu cầu về nội dung kiến thức

- Một số gợi ý:

+ Kiến thức liên quan đến chủ đề: Nguyên nhân, diễn biến, kết cục của chiến

tranh thế giới thứ hai

+ Tình huống thực tiễn: Có thể là rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa

bình thế giới hiện nay hay suy nghĩ của HS về vấn đề chiến tranh

Hết

-Tham khảo chi tiết các đề thi giáo viên giỏi tại đây:

Ngày đăng: 04/01/2021, 13:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w