- Xác định được mức độ cần đạt trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học [r]
Trang 1KHỐI THPT QUỲNH LƯU
(CỤM THI LIÊN TRƯỜNG )
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2016 – 2017
Đề kiểm tra năng lực môn: GDQP-AN
(Đề có 01 trang) Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (5,0 điểm).
a Anh (chị) hãy cho biết nội dung buổi thảo luận, suy ngẫm về bài học nghiên cứu sau khi dạy minh họa trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học?
b Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học
Anh (chị) hãy cho biết những chức năng cơ bản của kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng?
Câu 2 (6,0 điểm).
a Anh (chị) hãy nêu các bước xây dựng kế hoạch bài học môn GDQP – AN theo phương pháp dạy học tích cực?
b Anh (chị) hãy xây dựng kế hoạch luyện tập cho nội dung: Điều lệnh đội ngũ từng người không có súng ?
Câu 3 (5,0 điểm).
Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của ngắm chụm và trúng? Các bước chuẩn bị vật chất tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm? Phương pháp lên lớp nội dung ngắm chụm?
Câu 4 (4,0 điểm).
a Mục đích, nhiệm vụ xây dựng nền QPTD - ANND?
b Đối tượng và tiêu chuẩn tuyển sinh bậc đại học trong các trường quân đội?
-Hết -Họ và tên thí sinh:……… Số báo danh:………
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2KHỐI THPT QUỲNH LƯU
(CỤM THI LIÊN TRƯỜNG )
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2016 – 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
Môn: GDQP-AN
(Hướng dẫn chấm có 06 trang)
I Hướng dẫn chung
1 Giáo viên trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong
hướng dẫn chấm thi vẫn chấm điểm như hướng dẫn quy định
2 Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn
chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi
3 Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn 0,50; lẻ 0,75 làm
tròn thành 1,00)
II Đáp án và thang điểm
Câu 1 a Anh (chị) hãy cho biết nội dung buổi thảo luận, suy ngẫm về bài học
nghiên cứu sau khi dạy minh họa trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học?
b Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học.
Anh (chị) hãy cho biết những chức năng cơ bản của kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng?
5,0
a Nội dung buổi thảo luận, suy ngẫm về bài học nghiên cứu sau khi dạy minh họa trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học? 2.5
* Giáo viên dạy minh họa chia sẻ về bài học:
- Những ý tưởng mới
- Những thay đổi, điều chỉnh về nội dung
- Phương pháp dạy học
- Những điều hài lòng và chưa hài lòng trong quá trình dạy minh họa
* Người dự suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của giáo viên về bài học sau khi
dự giờ:
- Người dự trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng
- Thảo luận xem HS học như thế nào? ( mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của từng em)
- Cùng suy nghĩ: vì sao HS chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa đạt kết quả…và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy phù hợp
- Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy
- Không nên phê phán đồng nghiệp
- Không đánh giá xếp loại giờ dạy minh họa
* Tổ trưởng (nhóm trưởng chuyên môn) là người tổng hợp các ý kiến và đưa ra các nhân định đạt được và chưa đạt được để rút kinh nghiệm
0,75
1,25
0,5
Trang 3b Chức năng cơ bản của kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ
năng?
2,5
* Chức năng xác định:
- Xác định được mức độ cần đạt trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục
mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học)
- Xác định được tính chính xác, khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá
0,5
* Chức năng điều khiển: Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học
và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết để:
- Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH;
- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập; phát triển kĩ năng tự đánh giá;
- Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục;
- Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng
HS, từng lớp và của cả cơ sở giáo dục
0,5
0,5 0,5
0,25 0,25
Câu 2 a Anh (chị) hãy nêu các bước xây dựng kế hoạch bài học môn GDQP –
AN theo phương pháp dạy học tích cực?
b Anh (chị) hãy xây dựng kế hoạch luyện tập cho nội dung: Điều lệnh đội ngũ từng người không có súng ?
6,0
a Các bước xây dựng kế hoạch bài học môn GDQP – AN theo phương
pháp dạy học tích cực:
2.0
- Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và
yêu cầu về thái độ trong chương trình 0,25
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để:
+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học.
+ Xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh
+ Xác định trình tự logic của bài học
0,5
- Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh.
+ Xác định những kiến thức học sinh đã có và cần có
+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các
phương án giải quyết
0,5
- Lựa chọn phương pháp dạy học; phương tiện, thiết bị dạy học; hình thức
tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học
0,25
Trang 4- Xây dựng kế hoạch bài học: Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm
vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động
dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh
0,5
b Xây dựng kế hoạch luyện tập cho nội dung: Điều lệnh đội ngũ từng
người không có súng? (Xây dựng kế hoạch luyện tập có thể văn xuôi hoặc
kẻ bảng) gồm:
4,0
- Mục tiêu: Giáo viên nêu rõ mục tiêu luyện tập của nội dung trong từng
- Nội dung luyện tập: Nội dung cụ thể trong mỗi tiết của nội dung Điều
lệnh đội ngũ từng người không có súng 0,25
- Thời gian: Thời gian cụ thể trong từng tiết học 0,25
- Tổ chức: + Lấy đội hình lớp học để giới thiệu nội dung
+ Lấy đội hình tổ, tiểu đội, cá nhân nằm trong đội hình tổ, tiểu
đội để luyện tập
0,25
- Phương pháp: Luyện tập theo 04 bước 0,25
* Bước 1: Từng người tự nghiên cứu
Từng người tự nghiên cứu ý nghĩa, nội dung của các động tác theo từng cử
động, nghiên cứu khẩu lệnh, cách hô khẩu lệnh; nội dung nào chưa rõ hỏi
giáo viên hoặc cán bộ lớp
0,25
* Bước 2: Từng người luyện tập
+ Từng người tự hô khẩu lệnh, tập chậm từng cử động của động tác
+ Tập nhanh dần các cử động, liên kết các cử động của động tác
+ Tập tổng hợp động tác không theo cử động
+ Tập nói và làm động tác (tập phương pháp)
0,5
* Bước 3: Tổ (nhóm) luyện tập
+ Trên cơ sở phương pháp luyện tập như bước 2 chỉ khác theo đội hình tổ
+ Rèn luyện kỹ năng động tác cá nhân gắn với rèn luyện tính hiệp đồng
trong tổ
+ Thay nhau trên cương vị tổ trưởng duy trì luyện tập, sửa tập và bình tập
0,5
* Bước 4: Tiểu đội luyện tập
+ Trên cơ sở phương pháp luyện tập như bước 3 chỉ khác theo đội hình tiểu
đội
+ Thay nhau trên cương vị tiểu đội trưởng duy trì luyện tập, sửa tập và bình
tập
0,5
Trang 5+ Rèn luyện kỹ năng động tác cá nhân gắn với rèn luyện tính hiệp đồng trong tiểu đội
- Vị trí và hướng tập: Giáo viên quy định rõ vị trí và hướng tập của từng bộ phận
0,25
- Ký, tín hiệu luyện tập: Còi, kết hợp với khẩu lệnh của giáo viên 0,25
- Người phụ trách: Tổ trưởng, tiểu đội trưởng, giáo viên 0,25
- Vật chất: Giáo án, trang phục, tranh đội ngũ từng người không có súng và các vật chất liên quan khác
0,25
Câu 3 Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của ngắm chụm và trúng? Các bước chuẩn
bị vật chất tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm? Phương pháp lên lớp nội dung ngắm chụm ?
5,0
- Giúp cho người tâp biết độ chính xác (độ chuẩn) khi thực hiện động tác ngắm bắn, biết độ trúng, độ chụm, độ sai lệch (cao, thấp, sang phải hay sang trái) trong quá trình luyện tập để người tập sửa
0,25
- Giúp cho người chỉ huy biết được mức độ học tập của từng người để giúp
đỡ trong quá trình tập bắn
0,25
ý 2 Các bước chuẩn bị vật chất tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm? 0,5
Vật chất tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm: Súng tiểu liên AK ( hoặc súng trường CKC); còi; bệ ngắm, bao cát, bảng ngắm chụm, đồng tiền di động, giấy trắng; bút chì đen vót nhọn
- Giáo viên giảng dạy theo đúng trình tự nội dung từ công tác chuẩn bị đến cách thức thực hành động tác Khi giảng dạy nội dung này, giáo viên sử dụng đội mẫu để giới thiệu động tác theo 2 bước
0,25
+ Bước 1: Làm chậm có phân tích (Gv giảng đúng trình tự thực hiện động tác của người tập và người phục vụ, nói đến đâu người tập và người phục vụ tập đến đó).
0,5
+ Bước 2: Làm tổng hợp (Gv nói đến đâu, đội mẫu thực hiện đến đó nhưng ở mức độ chậm, không phân tích).
0,25
Thứ tự tập:
Người phục vụ: Cắm bảng ngắm chụm có dán giấy trắng ở cự li 10m (cự li
là khoảng cách từ tâm bệ đặt súng đến điểm cần ngắm bắn) Sau đó ngồi bên cạnh, quay mặt vào bia phục vụ người ngắm Tay phải cầm đồng tiền
di động Đầu tiên đặt đồng tiền di động áp sát vào mặt bia ở một vị trí nhất định trên bảng ngắm chụm
0,5
Người tập: Làm động tác nằm chuẩn bị bắn, đặt súng lên bệ ngắm (súng
được tháo hộp tiếp đạn để cạnh bệ) Điều chỉnh súng thẳng hướng bia và bắt đầu ngắm Khi ngắm một tay chống vào cằm đỡ cho đầu khỏi rung động Một tay điều chỉnh súng đưa đường ngắm cơ bản vào chính giữa mép dưới vòng đen của đồng tiền (chú ý không được tì súng vào vai để điều chỉnh và ngắm) Khi lấy xong đường ngắm người ngắm hô “được” và tiếp
0,5
Trang 6tục hô “chấm”, khi lấy xong đường ngắm người ngắm không được chạm tay vào súng
Người phục vụ: Giữ đồng tiền ở nguyên vị trí dùng bút chì chấm thẳng
vuông góc giữa tâm đồng tiền di động vào bia, sau khi chấm xong đưa đồng tiền ra chỗ khác cách điểm vừa chấm 2 - 4 cm
0,5
Người tập: Súng để nguyên vị trí (không đụng vào súng) tiếp tục ngắm và
điều khiển ngưới phục vụ đưa đường ngắm về vị trí ban đầu Khi vòng đen của đồng tiền đã vào đúng đường ngắm thì hô “được” và hô “chấm” Cứ như vây thực hiện ba lần Trong quá trình ngắm (từ lần 2) súng phải ở vị trí
cố định, nếu súng bị xê dịch phải làm lại từ đầu
0,5
Người phục vụ: sau mỗi lần đánh dấu (chấm) xong đưa đồng tiền ra khỏi vị trí đánh dấu (chấm) như lần đầu.
o Sau khi người tập đã ngắm xong ba lần người phục vụ dùng bút chì khoanh
ba điểm vừa chấm, sau đó dùng ba lỗ chấm trên đồng tiền đánh giá kết quả người tập
Giỏi: 3 điểm được chấm, lọt vào lỗ đường kính 2mm Khá: 3 điểm được chấm, lọt vào lỗ đường kính 5mm Đạt: 3 điểm được chấm, lọt vào lỗ đường kính 10mm.
1,0
Câu 4 a Mục đích, nhiệm vụ xây dựng nền QPTD – ANND?
b Đối tượng và tiêu chuẩn tuyển sinh bậc đại học trong các trường quân đội?
4,0
a Mục đích, nhiệm vụ xây dựng nền QPTD - ANND 2,0
* Mục đích:
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
- Bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN
- Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, CNH-HĐH đất nước; Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc
- Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…; Giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định
hướng XHCN
0,25
0,25 0,25 0,25
* Nhiệm vụ xậy dựng nền QPTD:
- Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đánh thắng
mọi kẻ thù xâm lược, làm thất bại mọi âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ hiện nay của các thế lực phản động
0,5
* Nhiệm vụ xây dựng nền ANND:
- Giữ vững sự ổn định và phát triển trong mọi hoạt động của xã hội; đấu tranh chống lại mọi hành động gây rối, phá hoại; giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân
0,5
b Đối tượng và tiêu chuẩn tuyển sinh bậc đại học trong các trường quân
Trang 7* Đối tượng tuyển sinh gồm:
- Quân nhân tại ngũ (từ 6 tháng tuổi quân trở lên )
- Công nhân viên chức quốc phòng( thời gian phục vụ trong quân đội
từ 12 tháng trở lên)
- Nam thanh niên ngoài quân đội
- Nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân
0,25 0,25
0,25 0,25
* Tiêu chuẩn tuyển sinh:
- Tự nguyện đăng ký dự thi
- Có lí lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng
- Tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, đủ điểm qui định vào trường dự thi
- Bảo đảm sức khỏe ( theo qui định )
0,25 0,25 0,25 0,25
- Hết
-Tham khảo chi tiết các đề thi GVG: