Thựctrạngvàphươnghướng hoàn thiệncôngtácquảnlý & hạch toán TSCđ hữu hình trong doanh nghiệp I. Đánh giá thựctrạng về côngtácquảnlývà hạch toán TSCĐ hữu hình theo chế độ kế toán hiện hành trong các doanh nghiệp: Những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế, hệ thống kế toán Việt nam nói chung và chế độ kế toán quy định việc tổ chức quảnlývà hạch toán TSCĐ đã không ngừng được hoànthiệnvà phát triển, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quảnlý tài chính quốc gia, quảnlý doanh nghiệp. 1. Những ưu điểm: Quy định của chế độ kế toán hiện hành đối với việc tổ chức quảnlývà hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp nhìn chung đã phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường ở Việt nam, đã vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực quốc tế về kế toán đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu và trình độ quảnlý kinh tế tài chính của doanh nghiệp Việt nam hiện nay và bộc lộ nhiều ưu điểm như dễ làm, dễ hiểu, minh bạch, công khai, dễ kiểm tra, kiểm soát, cụ thể: - Về phân loại TSCĐ hữu hình: Qua cách phân loại TSCĐ hữu hình theo các tiêu chí, doanh nghiệp có thuận lợi hơn trong việc nắm được tổng quát tình hình, cơ cấu những TSCĐ hiện có. Trên cơ sở đó giúp cho côngtácquảnlý TSCĐ cũng như vốn cố định trong và ngoài sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp tăng cường khai thác năng lực củ TSCĐ hiện có cũng như quảnlý TSCĐ chặt chẽ hơn. - Về kế toán chi tiết TSCĐ: bao gồm việc đánh số TSCĐ, ghi sổ đăng ký TSCĐ, thẻ TSCĐ…giúp cho côngtácquảnlývà kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp thuận lợi hơn. - Phương pháp chứng từ kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong côngtác kế toán vàcôngtácquảnlý kinh tế, tài chính nói chung vàquảnlý TSCĐ nói riêng trong mỗi doanh nghiệp. Nhờ có phương pháp chứng từ mà kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp có thể thu nhận, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực những thông tin về sự biến động tăng giảm TSCĐ cũng như tình hình khấu hao, sửa chữa và có đề xuất kịp thời đối với việc nâng cấp và sửa chữa TSCĐ. - Xét thực tế, nhìn chung các doanh nghiệp đã biết lựa chọn hình thức tổ chức côngtácquảnlývà hạch toán TSCĐ phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình và phù hợp với chế độ, thể lệ kế toán nhà nước đã ban hành và phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khoa học kỹ thuật trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay. 2. Những mặt hạn chế: Thựctrạngcôngtác tổ chức quảnlývà hạch toán TSCĐ nói chung và TSCĐ hữu hình nói riêng cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như: - Về chế độ kế toán nói chung, kế toán Việt nam chưa có những chuẩn mực thống nhất áp dụng cho mọi hình thức doanh nghiệp. Cụ thể chế độ quảnlý TSCĐ đã đề cập trong nội dung đề án cũng mới chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, gồm: Tổng công ty, doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, doanh nghiệp độc lập; Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu tư có vốn nước ngoài,…chỉ bắt buộc áp dụng các quy định liên quan đến việc xác định chi phí để tính thuế; các quy định khác chỉ mới khuyến khích áp dụng. - Trong chế độ về nâng cấp, sửa chữa TSCĐ hữu hình có quy định: Với một số doanh nghiệp mà chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh không đều giữa các kỳ, nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trình Bộ tài chính xem xét trước, quyết định rồi sau đó có ý kiến bằng văn bản của Bộ tài chính mới được thực hiện. Quy định này làm hao phí nhiều thời gian của các doanh nghiệp trong việc chờ đợi các quyết định được duyệt. Do đó làm chậm lại tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do TSCĐ chưa được sửa chữa nâng cấp kịp thời, làm giảm năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Về trình độ, phương tiện quảnlývà hạch toán TSCĐ nói chung và TSCĐ hữu hình nói riêng trong các doanh nghiệp còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kế toán trong nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tính cập nhật thông tin trong các doanh nghiệp chưa cao. Mặc dù chúng ta đang sống ở thời đại thông tin, song các thông tin về các quy định mới, chính sách mới vẫn chưa được cập nhật thường xuyên trong doanh nghiệp do thiếu phương tiện thiết bị. Hệ thống sổ sách kế toán còn cồng kềnh, ngoài ra hầu hết các doanh nghiệp chưa vận dụng được chương trình kế toán máy, do đó chưa tiết kiệm được thời gian và chi phí cho công tácquảnlý và hạch toán TSCĐ. II. Kiến nghị vàphươnghướng hoàn thiệncôngtácquảnlý và hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp: Xuất phát từ những điểm còn tồn tại ở chế độ kế toán Việt nam hiện hành đối với côngtác tổ chức quảnlývà hạch toán TSCĐ hữu hình trong các doanh nghiệp, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau đây: ý kiến thứ nhất: Về chế độ kế toán nói chung Về chế độ kế toán, chúng ta cần thiết kế, xây dựng trên nguyên tắc thoả mãn các yêu cầu của nền kinh tế thị trường ở Việt nam, nên vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực quốc tế về kế toán. Hơn nữa, nhà nước nên đổi mới về cơ chế vận hành trong hệ thống sổ kế toán được lập, cần áp dụng những nghiệp vụ kế toán mới của các nước tiên tiến để thực sự bước vào thời kỳ mới của côngtác hạch toán, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường. Cần có những quy định rõ ràng trong hạch toán các nghiệp vụ nói chung và TSCĐ nói riêng để côngtác tính giá, tính khấu hao không có những kẽ hở và không bị thất thoát tài sản của nhà nước. ý kiến thứ hai: Về chế độ nâng cấp sửa chữa TSCĐ hữu hình Nhà nước nên hạn chế bớt những thủ tục mang tính hình thức máy móc, có thể cho phép các doanh nghiệp được quyền quyết định việc sửa chữa hay nâng cấp những TSCĐ như các thiết bị, dụng cụ quản lý… tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa, nâng cấp kịp thời TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ý kiến thứ ba: Về trình độ, phương tiện quảnlývà hạch toán TSCĐ Để khắc phục những hạn chế yếu kém trong công tácquảnlý và những khó khăn trong việc hạch toán TSCĐ, Nhà nước ta và mỗi doanh nghiệp cần phải: - Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật, khoa học quảnlý cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán, tổ chức trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán thông tin hiện đại trong côngtác kế toán, tạo ra khả năng điều kiện cho đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán thực hiện tốt trách nhiệm ngày càng nặng nề, phát huy tốt vai trò của kế toán trong quảnlý kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. - Hiện nay, người ta đã xây dựng được một số chương trình sử dụng máy vi tính vào công việc kế toán nói chung (phần mềm) nhưng chưa có chương trình nào giải quyết được các yêu cầu của thông tin kế toán, đáp ứng đầy đủ yêu cầu quảnlý của các tổ chức. Để có thể sử dụng máy vi tính vào công tácquảnlý và hạch toán TSCĐ, các doanh nghiệp cần có kế hoạch trang bị máy, bồi dưỡng trình độ tin học cho cán bộ, nhân viên kế toán và tìm hiểu chương trình phần mềm kế toán, tiến hành mã hoá toàn bộ các đối tượng cụ thể ở đơn vị mình để có thể sử dụng máy thực hiện từng phần công việc của kế toán trong đơn vị. - Bản thân mỗi kế toán viên, các nhà quảnlý phải nỗ lực học hỏi, nâng cao vốn kiến thức nghiệp vụ chuyên môn của mình. - Trong phạm vi doanh nghiệp của mình, các nhà quảnlý phải nắm vững nhiệm vụ SXKD của mình trong từng thời kỳ. Nắm vững nguồn lực đặc biệt là nguồn lực về TSCĐ, cân đối năng lực với nhiệm vụ để có phương án sử dụng tốt nhất các yếu tố cuả SXKD. Xét về mặt khách quan trong nền KTTT hiện nay, với những khó khăn nhiều mặt như thiếu vốn, thiếu hành lang pháp lý, thiếu những nhà quảnlý có trình độ thật sự thích hợp với kinh tế hàng hoá…đòi hỏi nhà nước phải có chính sách để triển khai và khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển mạnh. Kết luận TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh nói riêng và nền kinh tế nói chung. Việc theo dõi phản ánh đầy đủ tình hình hiện có, tăng giảm khấu hao, sửa chữa TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của côngtác kế toán. tổ chức côngtác hạch toán TSCĐ tốt không chỉ góp phần nâng cao chất lượng quảnlývà hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư. Đứng ở góc độ Doanh nghiệp thì việc chú trọng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường là yêu cầu liên quan mật thiết đến lợi ích của moõi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nói chung cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này hơn bao giờ hết để có những quyết định đầu tư đúng đắn, nhất là đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp mình. Về góc độ cá nhân, qua nghiên cứu đề tài “Bàn về tổ chức quảnlývà hạch toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp”, em đã thấy rõ được tầm quan trọng của TSCĐ nói chung và TSCĐ hữu hình nói riêng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, và qua việc thực hiện đề tài này em đã có điều kiện để đọc thêm các tài liệu tham khảo giúp em nắm được những lý luận cơ bản về vấn đề tổ chức quảnlý cũng như hạch toán TSCĐ đặc biệt là TSCĐ hữu hình. Những kiến thức này sẽ giúp ích cho em trong quá trình côngtácthực tế sau này. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các bạn đã giúp em hoàn thành bản đề án môn học này! Mục lục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – Khoa kế toán trường ĐHKT Quốc dân (Chủ biên: TS. Đặng Thị Loan) – Nhà Xuất bản giáo dục - 2001 2. Giáo trình Hệ thống kế toán doanh nghiệp (Tổ chức hạch toán kế toán) – Vụ chế độ kế toán – Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội – 1995. 3.Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp – Nhà xuất bản thống kê (chủ biên: PTS Võ Văn Nhị, Giảng viên trường ĐHKT - ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh) 4. Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ 5. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán - Nhà xuất bản tài chính Hà Nội 2000 (Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ba) 6. Tài liệu kế toán quốc tế – Khoa kế toán trường ĐHKT quốc dân lưu hành . Thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý & hạch toán TSCđ hữu hình trong doanh nghiệp I. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý và. kiệm được thời gian và chi phí cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ. II. Kiến nghị và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐ hữu