1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long​

173 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 706,57 KB

Nội dung

Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về mức độ thực hiện phương pháp kiểm tra hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáoviên ở các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ..... Kiểm

Trang 1

Nguyễn Minh Liêm

CÔNG TÁC KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

Trang 2

Nguyễn Minh Liêm

CÔNG TÁC KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRẦN THỊ TUYẾT MAI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

Trang 3

Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi cótên là “Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểuhọc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”

Tôi đã thực hiện trong thời gian từ tháng 4-10 năm 2018 tại huyện TamBình, tỉnh Vĩnh Long, công trình này chưa được gửi đi xuất bản ở bất cứ cơquan tổ chức nào trong và ngoài nước Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm bảnquyền công trình này trước pháp luật nhà nước

Vĩnh Long, ngày 30 tháng 9 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Minh Liêm

Trang 4

Với tình cảm chân thành, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắcđến Phòng Sau đại học, Khoa Khoa học Giáo dục Trường Đại học Sư phạmThành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy, Cô đã tham gia quản lí, giảng dạy và giúp

đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi

để tôi hoàn thành khóa học

Tôi xin chân thành cám ơn TS Trần Thị Tuyết Mai, người hướng dẫnkhoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

và làm luận văn

Tôi cũng xin cám ơn, bạn bè, đồng nghiệp, cán bộ quản lí, giáo viên vànhân viên các trường tiểu học tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, PhòngGiáo dục và Đào tạo huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, Sở Giáo dục và Đàotạo tỉnh Vĩnh Long, những người thân trong gia đình và bạn bè thường xuyênđộng viên, khích lệ và giúp đỡ Tôi về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiêncứu và làm luận văn

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này cũngkhó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết Kính mong sự hướng dẫn, góp

ý của quý lãnh đạo, thầy, cô, cùng tất cả các bạn đồng nghiệp Xin trân trọng cám ơn !

Vĩnh Long, ngày 30 tháng 9 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Minh Liêm

Trang 5

Lời cám ơn

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KT HĐSP GV Ở TRƯỜNG TH 8

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 8

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 10

1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài 13

1.2.1 Khái niệm quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường 13

1.2.2 Khái niệm sư phạm, hoạt động sư phạm của giáo viên 17

1.2.3 Khái niệm kiểm tra, kiểm tra HĐSP của giáo viên tiểu học 18

1.3 Lý luận về kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học 21

1.3.1 Tầm quan trọng của KT HĐSP của GV trong trường tiểu học 21

1.3.2 Cơ sở pháp lý của KT HĐSP của GV trong trường tiểu học 25

1.3.3 Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học 25

1.3.4 Phương pháp và hình thức kiểm tra HĐSP giáo viên tiểu học 28

1.3.5 Quy trình kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học 31

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra HĐSP của giáo viên tiểu học 33

1.4.1 Các yếu tố khách quan 34

1.4.2 Các yếu tố chủ quan 34

Kết luận chương 1 38

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KT HĐSP CỦA GV TẠI CÁC

TRƯỜNG TH HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG 40

Trang 6

2.1.1 Tình hình chung 40

2.1.2 Tình hình giáo dục tiểu học ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 41

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 50

2.2.1 Nội dung khảo sát 50

2.2.2 Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng 50

2.2.3 Tổ chức khảo sát 51

2.3 Kết quả khảo sát thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 55

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên đối với công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên 55 2.3.2 Thực trạng việc thực hiện nội dung kiểm tra HĐSP của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 58 2.3.3 Thực trạng việc sử dụng phương pháp và hình thức KT HĐSP của GV tại các trường TH huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 64 2.3.4 Thực trạng việc thực hiện qui trình kiểm tra HĐSP của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 68 2.3.5 Thực trạng kết quả công tác kiểm tra HĐSP của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 74 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 76

2.4.1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kiểm tra HĐSP của GV

các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 76

2.4.2 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kiểm tra HĐSP của GV các

trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 77

Trang 7

2.5.2 Nhược điểm 79

2.5.3 Nguyên nhân của ưu nhược điểm 80

Kết luận chương 2 81

Chương 3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KT HĐSP GVTH TẠI HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG 82 3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 82

3.1.1 Cơ sở pháp lý và lý luận của việc đề xuất biện pháp 82

3.1.2 Cơ sở thực tiễn 82

3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 83

3.2.1 Đảm bảo tính pháp chế 83

3.2.2 Đảm bảo tính đồng bộ 83

3.2.3 Đảm bảo tính kế thừa 83

3.2.4 Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi 84

3.3 Nội dung các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra HĐSP giáo viên Tiểu học tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 84

3.2.1 Biện pháp 1 84

3.2.2 Biện pháp 2 85

3.2.3 Biện pháp 3 86

3.2.4 Biện pháp 4 87

3.2.5 Biện pháp 5 87

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 88

3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất 89

Kết luận chương 3 98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC

Trang 9

Bảng 2.1 Số trường tiểu học của huyện Tam Bình trong ba năm học

2015 – 2016; 2016 – 2017; 2017 – 2018 ……… 42Bảng 2.2 Chất lượng giáo dục học sinh tiểu học trong huyện từ 2015-

2018 ……… 45Bảng 2.3 Kết quả xếp loại cán bộ quản lí (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng),

phân loại công công chức và chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểuhọc của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ……… 46Bảng 2.4 Thông tin cơ bản về đối tượng khảo sát ……… 51Bảng 2.5 Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí về tầm quan trọng

và mục đích của của việc kiểm tra hoạt động sư phạm ……… 55Bảng 2.6 Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về chủ thể kiểm tra

hoạt động sư phạm của giáo viên ……… 57Bảng 2.7 Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về mức độ thực hiện

nội dung kiểm tra về phẩm chất đạo đức, lối sống của giáoviên các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long … 58Bảng 2.8 Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về mức độ thực hiện

nội dung kiểm tra thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục họcsinh ở các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 60Bảng 2.9 Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về mức độ thực hiện

nội dung kiểm tra thực hiện công tác khác của giáo viên ở cáctrường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ……… 62Bảng 2.10 Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về mức độ thực hiện

phương pháp kiểm tra hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáoviên ở các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 64

Trang 10

viên ở các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 66Bảng 2.12 Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về mức độ thực hiện

hình thức kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ………… 67Bảng 2.13 Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về việc lập kế hoạch

kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ……… 68Bảng 2.14 Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về việc tổ chức kiểm tra

hoạt động sư phạm của giáo viên ……… 70Bảng 2.15 Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về việc chỉ đạo kiểm tra

hoạt động sư phạm của giáo viên ……… 71Bảng 2.16 Ý kiến của giáo viên và cán bộ về việc tổng kết, điều chỉnh

kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên các trường ở huyện

Bảng 2.17 Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về mức độ ảnh hưởng

của các yếu tố khách quan đến kiểm tra hoạt động sư phạm

Bảng 2.18 Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về mức độ ảnh hưởng

của các yếu tố chủ quan đến kiểm tra hoạt động sư phạm của

Bảng 3.1 Đánh giá sự cần thiết của các biện pháp đề xuất ……… 89Bảng 3.2 Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất ……… 93

Trang 11

Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Vĩnh Long và vùng nghiên cứu huyện Tam

Hình 2.2 Số lượng học sinh và giáo viên (a); Số lượng lớp học, số

lớp có dạy tiếng anh và số lượng trường học (b) ở huyện

Hình 2.3 Trình độ giáo viên theo Nam (a) và Nữ (b) từ kết quả khảo

Hình 2.4 Trình độ cán bộ quản lí (CBQL) theo Nam(a) Nữ (b) từ kết

quả khảo sát các giáo viên và cán bộ quản lí trong huyện 53Hình 2.5 Số lượng và tỷ lệ % giáo viên từ các trường khảo sát trong

Hình 2.6 Tương quan giữa tuổi và số năm dạy học của giáo viên (a);

giữa tuổi và số năm dạy học của cán bộ quản lí (b); giữatuổi và số năm làm quản lí (c) của cán bộ quản lí cáctrường trong huyện Tam Bình ……… 54Hình 2.7 Ý kiến của giáo viên về kết quả đánh giá, xếp loại giờ dạy

(a); kết quả xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp (b);

quan điểm của giáo viên về kết quả đánh giá, xếp loại theo

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển về kinh tế chính trị - xã hội của đất nước, trongnhững năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn có một vị trí rất quantrọng trong chiến lược xây dựng con người trong xu thế hội nhập và pháttriển Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định nhiệm vụcủa giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩnhóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổimới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lígiáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dântrí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xâydựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” Muốn tạochuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trước hết là nâng cao chất lượngđội ngũ nhà giáo Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chấtlượng giáo dục Vì vậy, cần đổi mới công tác quản lí đội ngũ nhà giáo mộtcách đồng bộ từ qui hoạch, tuyển dung, bố trí sử dụng… đến kiểm tra, đánhgiá hoạt động sư phạm của nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhàgiáo

Kiểm tra nội bộ nhà trường là một hoạt động quản lí thường xuyên củahiệu trưởng, là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lí hiện nay màngười hiệu trưởng của bất kỳ loại hình trường nào cũng phải thực hiện Có thểnói, công tác kiểm tra nội bộ trường học, là một nội dung quan trọng khôngthể thiếu trong kế hoạch, nhiệm vụ năm học hàng năm của người hiệu trưởng,cũng như công tác quản lí nhà trường Bởi vì, mục đích của công tác này làđánh giá toàn diện tất cả các mặt hoạt động của cán bộ giáo viên, công nhânviên, các bộ phận và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong từng nămhọc Trên cơ sở kiểm tra nội bộ trường học, hiệu trưởng đối chiếu với các văn

Trang 13

bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản hướng dẫn thực hiệnnhiệm vụ năm học của các cấp, các ngành hướng dẫn công tác kiểm tra trongnăm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Phòng Giáo dục về mục tiêu, kếhoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn,việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượnggiáo dục, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường Lấy kết quảkiểm tra làm cơ sở đánh giá, xếp loại việc thực hiện nhiệm vụ được phâncông của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị mình.

Trong nhà trường có nhiều nội dung kiểm tra đa dạng, phong phú Kiểmtra hoạt động sư phạm của giáo viên là một trong những nội dung kiểm tra nội

bộ trường phổ thông, một khâu trong chu trình quản lí nhà giáo, quản lí hoạtđộng dạy học, giáo dục của nhà trường Hoạt động sư phạm là toàn bộ hoạtđộng mang tính nghề nghiệp của người giáo viên, từ việc chuẩn bị bài, giảngdạy, giáo dục học sinh ở trong và ngoài lớp đến việc thực hiện các qui định vềchuyên môn như: thực hiện chương trình, kiểm tra và chấm bài học sinh, đảmbảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn, tự bồi dưỡng và tham gia bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ… và thực hiện các công việc chuyên môn kháctheo yêu cầu của các cấp quản lí Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo là mộtcông cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lí trường học nhằm nângcao chất lượng giáo dục trong nhà trường Kiểm tra hoạt động sư phạm củagiáo viên giúp hiệu trưởng có thông tin đầy đủ, chính xác về thực trạng hoạtđộng sư phạm của giáo viên trong đơn vị mình, là cơ sở trong việc phân công,

bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý Quakiểm tra giúp cho nhà trường phát hiện, lựa chọn, phổ biến kinh nghiệm giảngdạy, giáo dục, tạo nội lực cho giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ củamình đồng thời uốn nắn, điều chỉnh những sai sót lệch lạc trong quá trìnhgiảng dạy, giáo dục nhằm nâng cao năng lực sư phạm, giữ gìn đạo đức, nhâncách của nhà giáo, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường Kiểm tra còn

Trang 14

có tác dụng tạo động lực để giáo viên có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ và tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ và giúp hiệutrưởng nhận rõ kế hoạch, việc phân công, điều hành, chỉ đạo… có khoa học,khả thi từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạtđộng dạy học, giáo dục

Thực tế cho thấy, công tác kiểm tra nội bộ trường học trong nhiều năm qua

ở một số trường còn mang tính hình thức, chỉ theo kế hoạch về số lượng quiđịnh, thực hiện chưa thật đầy đủ theo tinh thần các văn bản chỉ đạo, hướng dẫncủa ngành Cá biệt, có hiệu trưởng còn khoán trắng cho các tổ chuyên môn vàcác bộ phận trong nhà trường tự tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại hoạt độngcủa các bộ phận nên chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy các hoạt động trong nhàtrường và làm giảm hiệu lực công tác quản lí của hiệu trưởng

Đối với huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian qua công táckiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học đã đượcthực hiện nhưng chưa đi vào chiều sâu, còn làm qua loa; từ nhận thức đếnviệc thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá vẫn còn nhiềuhạn chế, bất cập, còn mang nặng tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả saukhi kiểm tra Việc tổ chức rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra còn hời hợt, thiếunghiêm túc, đánh giá xếp lọai giáo viên còn nể nang, chỉ làm cho có để đảmbảo được chỉ tiêu kiểm tra trong nhà trường Trong thời đại ngày nay, từ thựctiễn xu thế phát triển nói chung, sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nóiriêng mà đặc biệt là đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học thì việc đổi mới kiểmtra hoạt động sư phạm nhà giáo là hoạt động hết sức cần thiết Nhà quản lítrường tiểu học cần phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc kiểm trahoạt động sư phạm nhà giáo và tổ chức kiểm tra có hiệu quả nhằm đảm bảoviệc chấp hành pháp luật, việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nộidung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, tổ chứcthực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động, thực hiện các quy định về

Trang 15

điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường Với những

lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Công tác kiểm tra hoạt động sư

phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học,

đề tài phân tích thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

ở các trường tiểu học của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long và đề xuất một sốbiện pháp đổi mới công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học

ở địa phương, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của bậc họcnày

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động sư phạm giáo viên ở các trường tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học tại huyện TamBình, tỉnh Vĩnh Long

4 Giả thuyết khoa học

Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học tại cáctrường tiểu học huyện Tam Bình đã được hiệu trưởng quan tâm và nhận thứcđầy đủ về tầm quan trọng của kiểm tra Các trường cũng đã tuân thủ qui trìnhkiểm tra, tuy nhiên phương pháp và hình thức kiểm tra chưa đa dạng, phongphú, việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp còn nể nang, chưa phảnánh chính xác, khách quan Trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm tra hoạtđộng sư phạm của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh VĩnhLong, đề tài đề xuất các biện pháp cần thiết và khả thi góp phần nâng cao chấtlượng công tác quản lí ở các trường tiểu học tại địa phương

Trang 16

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kiểm tra hoạt động sưphạm giáo viên ở trường tiểu học

5.1.2 Phân tích thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáoviên tại các trường tiểu học thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

5.1.3 Đề xuất một số biện pháp đổi mới công tác kiểm tra hoạt động sưphạm giáo viên tiểu học tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác kiểm trahoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học công lập thuộc huyệnTam Bình, tỉnh Vĩnh Long và đề xuất các biện pháp đổi mới kiểm tra hoạtđộng sư phạm giáo viên tiểu học tại địa phương Chủ thể tổ chức kiểm trahoạt động sư phạm của giáo viên là hiệu trưởng các trường tiểu học huyệnTam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Về thời gian: Đề tài khảo sát thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sưphạm của giáo viên tại các trường tiểu học công lập huyện Tam Bình tỉnhVĩnh Long trong thời gian hai năm học 2016 – 2017 và 2017 – 2018

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

6.1.1.Quan điểm hệ thống – Cấu trúc

Công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học bao gồm nhiều nội dung, cóquan hệ mật thiết với nhau như kiểm tra công tác giảng dạy, kiểm tra cơ sởvật chất, kiểm tra tài chính, kiểm tra các chức danh trong nhà trường, kiểm trahoạt động khối chuyên môn, kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên Trong đókiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên có quan hệ mật thiết và có sự tác độngqua lại với các nội dung kiểm tra khác Vì vậy, đổi mới công tác kiểm tra hoạtđộng sư phạm giáo viên tiểu học phải được xem xét trong một hệ thống

Trang 17

những tác động trong công tác quản lí của hiệu trưởng đến các lĩnh vực khác,nhằm đạt được mục tiêu quản lí đề ra Ngoài ra, người nghiên cứu còn phảixem thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên theo lý thuyếtchức năng gồm: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉđạo, chức năng kiểm tra và đánh giá.

6.1.2 Quan điểm lịch sử

Việc nghiên cứu thực trang đổi mới công tác kiểm tra hoạt động sư phạmgiáo viên ở các trường tiểu học tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long diễn ratrong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, ở những thời điểm cụ thể

6.1.3 Quan điểm thực tiễn

Đề tài nghiên cứu công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên ởtrường tiểu học, trên cơ sở thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,các văn bản chỉ đạo hiện hành về công tác kiểm tra nội bộ của các cấp quản língành và địa phương, với thức tế thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sưphạm của giáo viên các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long Từ

đó đề xuất những biện pháp mang tính khả thi góp phần nâng cao chất lượngcông tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học ở địa phương

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích- tổng hợp lý thuyết; Phương phápphân loại - hệ thống hóa lý thuyết; Phương pháp cụ thể hóa lý thuyết để xâydựng cơ sở lý luận cho đề tài

6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu hỏi được thiết kế với mụcđích khảo sát thực trạng kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại cáctrường tiểu học huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long Phiếu hỏi dành cho đốitượng là cán bộ quản lí và giáo viên của các trường tiểu học huyện Tam Bình,

Trang 18

tỉnh Vĩnh Long Tác giả cũng sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đểkhảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất.+ Phương pháp phỏng vấn: Tiếp xúc, trao đổi với một số cán bộ quản lí,giáo viên, nhân viên của nhà trường để tìm hiểu về nhận thức,thuận lợi và khókhăn, ưu điểm và nhược điểm của công tác kiểm tra hoạt động sư phạm củagiáo viên các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

6.2.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS nhằm

xử lý thông tin các số liệu thu được từ điều tra bằng bảng hỏi

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên ởtrường tiểu học

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Chương 3: Biện pháp đổi mới công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM

GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Do những lợi ích lớn lao của quản lí, từ những năm 50 của thế kỷ 20 chođến nay đã xuất hiện hàng loạt công trình, giáo trình, tài liệu với nhiều cáchtiếp cận khác nhau để giải thích về bản chất, về lý luận và các kỹ thuật làm cơ

sở cho thực hành công tác quản lí nói chung, công tác thanh tra, kiểm tratrong quản lí nói riêng

Có thể kể đến các ấn phẩm của các tác giả nước ngoài như: “Những vấn

đề cốt yếu của quản lí” của Harold Koontz, Cyril O’donnel và HeinzWeihrich, “Education administration – Theary research and practice” củaWayne K Hoy và Cecil G Miskel, “Training in management skills” củaPhillip L Hunsaker Trong các ấn phẩm này, các tác giả đề cập tới kiểm tranhư là một chức năng quản lí của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào Hoạt độngkiểm tra nội bộ ở trường học được gọi theo nhiều cách khác nhau (D.Godfrey, M Ehren & R Nelson, 2015) và được nghiên cứu ở nhiều góc độkhác nhau Tuy nhiên, có điểm chung là quy trình kiểm tra nội bộ trường họcđược thực hiện hoàn toàn bởi nhân viên của nhà trường, được thành lập thànhmột nhóm đánh giá chuyên biệt Những nhóm kiểm tra này thường bao gồmcác giáo viên và các thành viên thuộc ban quản lí của nhà trường Các nghiêncứu về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học của một số nước cũng chỉ rarằng:

- Các thành viên chuyên trách trong nhóm đánh giá nội bộ của nhàtrường chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kiểm tra và quá trình kiểm tra nội

bộ ở trường học;

Trang 20

- Đánh giá nội bộ trường học có tác động tích cực đến hoạt động củatrường học, gia tăng hiệu quả học tập của học sinh và nâng cao chất lượnggiảng dạy của giáo viên, những ảnh hưởng tích cực này phụ thuộc nhiều vàoquy định và cơ chế quản lí của từng trường;

- Các nghiên cứu ở các nước Bắc Âu như: Đan Mạch, Anh, Phần Lan,Xcốt-len và Thụy Điển chỉ ra rằng: giáo viên tin là việc đánh giá, kiểm tra nội

bộ có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến quá trình giảng dạy của họ cũng như chấtlượng học tập của học sinh và kiểm tra nội bộ đem lại nhiều lợi ích hơn cácbiện pháp đánh giá từ bên ngoài

Một số công trình và báo cáo nghiên cứu liên quan đến kiểm tra nội bộtrong quản lí chất lượng giáo dục tại Mauritius (Hà Lan) thông qua các quyếtđịnh của hiệu trưởng về quy định nhằm cải thiện môi trường giáo dục tại HàLan của tác giả Ah-Teck, J C., & Starr, K C (2014- Tạp chí EducationalAdministration, 52(6), 833 -849) thì kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản líchất lượng kiểm tra nội bộ rất quan trọng và nó còn quan trọng hơn khi cáchiệu trưởng sử dụng kết quả đó trong các quyết định của mình trong quá trìnhquản lí nhà trường Tác giả người Mỹ Davies, D và Rudd, P (2001) trongnghiên cứu“đánh giá kiểm tra nội bộ” (local education authority), đề cập vềcác nhân tố tác động đến việc đưa ra quyết định thực hiện kiểm tra nội bộtrường học của các trường học ở Mỹ Kết quả chỉ ra rằng lãnh đạo trường học

có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định thực hiện kiểm tra nội bộ,trong đó lãnh đạo quản lí tốt sẽ duy trì hoạt động kiểm tra nội bộ và hướng tớitầm nhìn rõ ràng về sự phát triển của giáo dục Ngoài ra, Hall, C., & Noyes,

A (2007), nghiên cứu về ảnh hưởng của kiểm tra nội bộ trường học đến quanđiểm của giáo viên tại Anh quốc về công tác giảng dạy của bản thân cho thấynhận thức của giáo viên và hiểu biết của họ về quy trình tự đánh giá chấtlượng khi ngành giáo dục Anh đưa ra chính sách yêu cầu các trường thực hiệncông tác kiểm tra nội bộ trường học, đồng thời xem xét mối liên hệ giữa

Trang 21

người kiểm tra và giáo viên thay đổi thế nào kể từ khi chính sách có hiệu lực.Kết quả cho thấy giáo viên và ban lãnh đạo trường học hưởng ứng và thựchiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học, không những thế kiểm tra nội bộtrường học được giáo viên sử dụng như một công cụ, biện pháp trong việcnâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân Tương tự tại Mỹ các tác giả Mc.Naughton, S Lai, M.K., & Hsiao, S (2012) nghiên cứu “kiểm tra tính hiệuquả của mô hình kiểm tra nội bộ trường học” (school effectiveness and schoolimprovement) tại 7 trường đa văn hóa, đa sắc tộc cho thấy hiệu quả của môhình kiểm tra nội bộ trường học phục vụ việc dạy và học của các trường, qua

đó nâng cao vai trò của hiệu trưởng cũng như nâng cao hoạt động quản lí đốivới mô hình kiểm tra nội bộ trường học đã giúp cho việc quản lí nhà trườngmột cách có hiệu quả

Từ đó có thể thấy kiểm tra nội bộ trường học được các nhà quản lí giáodục ở các nước có nền giáo dục tiên tiến áp dụng và có hiệu quả rõ rệt, giúpnâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và hiệu quả học tập của học sinh,việc kiểm tra nội bộ trường học được giáo viên cho rằng quan trọng hơn và cótác động nhiều hơn đến hoạt động của trường so với những cuộc kiểm tra từbên ngoài (thanh tra) đồng thời các nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của hiệutrưởng trong việc quyết định, tổ chức kiểm tra nội bộ trường học tại các nướcnày

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Trong nghiên cứu về lý luận QL nói chung và trong QLGD nói riêng,nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập về công tác thanh tra, kiểm tra trong QL Các

tác giả như Nguyễn Ngọc Quang trong “Những khái niệm cơ bản về lý luận

quản lí giáo dục”, Hà Sỹ Hồ trong cuốn: "Những bài giảng về quản lí trường học", Trần Kiểm với cuốn:“Khoa học quản lí giáo dục-Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn”, đã trình bày kiểm tra với ý nghĩa là một chức năng quản lí.

Trong chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lí trường học hiện hành có 5

Trang 22

module gồm 19 chuyên đề Chuyên đề 6: Thanh tra, kiểm tra trong giáo dục làmột chuyên đề thuộc module 3 Quản lí hành chính nhà nước về giáo dục vàđào tạo Trong chuyên đề đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về kiểmtra nội bộ trường học nói chung, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viênnói riêng như nội dung, phương pháp, hình thức, qui trình kiểm tra.

Về công tác kiểm tra trong giáo dục và quản lí giáo dục: Thì tác giả (Hà

Sỹ Hồ, 1997) trong cuốn “Những bài giảng về quản lí trường học”, đã chorằng: “Chức năng kiểm tra đặc biệt quan trọng vì quá trình quản lí đòi hỏinhững thông tin, chính xác, kịp thời về thực trạng của đối tượng quản lí, vềviệc thực hiện các quyết định đã đề ra, tức là đòi hỏi những liên hệ chính xác,vững chắc giữa các phân hệ quản lí” Tác giả khẳng định: “Quản lí mà khôngkiểm tra thì quản lí sẽ ít hiệu quả và trở thành quản lí quan liêu”

Tác giả (Hà Sỹ Hồ, 1997) cho rằng trong quản lí, chức năng kế hoạchquan trọng ở chỗ nó tạo cơ sở để thực hiện công việc, thì chức năng kiểm traquan trọng ở chỗ nó làm cho người quản lí biết rõ công việc đã được thựchiện thực tế ra sao, có phù hợp với quyết định không, từ đó xác định được tínhhiệu quả của các quyết định quản lí, giúp cho người quản lí thu nhận đượcnhững thông tin xác thực về phẩm chất, năng lực của người thực hiện để có kếhoạch bồi dưỡng, sử dụng tốt hơn Ngoài ra, tác giả Thái Văn Thành, năm

2007 trong cuốn “Quản lí giáo dục và quản lí nhà trường” thì cho rằng: “Chứcnăng kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lí, có vai trògiúp cho chủ thể quản lí biết được mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức

độ như thế nào, tốt, vừa, xấu, đồng thời cũng biết được những quyết địnhquản lí ban hành có phù hợp với thực tế hay không, trên những cơ sở đó điềuchỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể đạt được cácmục tiêu đề ra Như vậy, chức năng kiểm tra thể hiện rõ vai trò cung cấpthông tin và trợ giúp các cá nhân và đơn vị hoàn thành nhiệm vụ theo mụctiêu và kế hoạch đã xác định.”

Trang 23

Kế thừa những nghiên cứu lý luận này, đã có công trình nghiên cứu của(Nguyễn Thanh Tuấn, 2015) về chức năng kiểm tra trong quản lí giáo dục, vềcông tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục, là cơ sở để tham khảotrong quá trình thực hiện đề tài; nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng côngtác quản lí kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên một số trường tiểu học củahuyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lí côngtác này nhằm góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu giáo dục trong giaiđoạn mới.

Theo thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềBan hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thốnggiáo dục quốc dân: kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét, đánh giácác mặt hoạt động giáo dục và điều kiện dạy và học; đánh giá kết quả, mức độhoàn thành nhiệm vụ của các thành viên và bộ phận trong nhà trường; phântích nguyên nhân của các ưu điểm, nhược điểm đồng thời đề xuất các biệnpháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót; nhằm mục đíchphát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triểnngười giáo viên và học sinh nói riêng

Trong các đề tài luận văn Thạc sỹ nghiên cứu về công tác KTNB gầnđây có luận văn “Một số giải pháp quản lí nâng cao chất lượng công tácKTNB trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Hồ Hữu Lễ, năm2012; luận văn “Biện pháp quản lí công tác KTNB tại các trường THCS trênđịa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” của Phạm Quốc Tuấn bảo

vệ năm 2015 tại trường đại học Đà Nẵng; Luận văn “Một số giải pháp nângcao hiệu quả công tác KTNB ở các trường THCS huyện Quảng Trạch, tỉnhQuảng Bình” của Trần Hiếu Nghĩa bảo vệ năm 2015 tại trường đại học Vinh;Luận văn “Biện pháp quản lí công tác KTNB tại các trường tiểu học trên địabàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” của Phạm Viết Hùng bảo vệ năm

2016 tại trường đại học Đà Nẵng; luận văn “Công tác kiểm tra nội bộ trường

Trang 24

trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” của NguyễnHuy Hùng bảo vệ năm 2017.

Như vậy, kiểm tra nội bộ nói chung, kiểm tra hoạt động sư phạm giáoviên nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập tới và rất cần được tiếp tục nghiêncứu, làm sáng tỏ và ứng dụng ngay trong thực tiễn phong phú của các nhàtrường Đặc biệt trên tinh thần đổi mới QLGD gắn liền việc đổi mới hoạtđộng TTr-KT Mục tiêu hoạt động TTr-KT phải được chuyển trọng tâm từTTr-KT chuyên môn sang TTr-KT trách nhiệm quản lí là chính Theo đó, việckiểm tra nội bộ, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trở nên đặc biệtquan trọng và là nhiệm vụ của hiệu trưởng nhà trường Hơn nữa, trong phạm

vi địa bàn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hiện chưa có đề tài nào đề cậpđến công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường tiểu học Điều

đó thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài

1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Khái niệm quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường

Có rất nhiều khái niệm về quản lí, nhưng chung quy là quá trình kiểmsoát các hoạt động theo 1 quy trình, quy định đã ban hành nhằm làm cho mọihoạt động, hành vi của chủ thể đạt mục tiêu đặt ra

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, quản lí khi là động từ mang ý nghĩa:– “Quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định;

– “Lí” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định.Hiểu theo ngôn ngữ Hán Việt, công tác “quản lí” là thực hiện hai quátrình liên hệ chặt chẽ với nhau: “quản” và “lí” Quá trình “quản” gồm sự coisóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lí” gồm việcsửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống vào thế “phát triển” Nếu người quản

lí chỉ lo việc “quản” tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ; tuynhiên nếu chỉ quan tâm đến việc “lí”, tức là chỉ lo việc sắp xếp, tổ chức, đổi

Trang 25

mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định, thì hệ thống sẽ phát triểnkhông bền vững.

Nói chung, trong “quản” phải có “lí” và trong “lí” phải có “quản”, làmcho hoạt động của hệ thống luôn ở trạng thái cân bằng Sự quản lí đưa đến kếtquả đích thực bền vững đòi hỏi phải có mưu lược, nghệ thuật làm cho hai quátrình “quản” và “lí” tích hợp vào nhau.Trong cuốn “Khoa học Tổ chức vàQuản lí”, (Đặng Quốc Bảo, 1999) quan niệm quản lí là một quá trình lập kếhoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trongmột tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mụctiêu cụ thể

- Quản lí là công tác phối hợp có kết quả hoạt động của những ngườicộng sự khác nhau trong một tổ chức, là hệ thống xã hội tác động đến tập thểngười thành viên của hệ, làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt mục đích dựkiến, nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu từng cá nhân biến thành những thành tựu xã hội” (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2014)

- Quản lí là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lí một

hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêunhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lí mong muốn (Hà Thế Ngữ, 2001)

Tuy tiếp cận khái niệm quản lí từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung thống nhất ở một số điểm:

- Có tính mục đích

- Có sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng

- Liên quan tới môi trường xác định

Từ những dấu hiệu chung này, chúng tôi sử dụng quan niệm: “Quản lí là

sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí lên đối tượngquản lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra.” (Lê Quân, 2016)

Trang 26

Trong quá trình quản lí, chủ thể quản lí thực hiện 4 chức năng quản lí cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

- Chức năng lập kế hoạch: Là việc xây dựng mục tiêu, chương trình hànhđộng, xác định từng bước đi, các điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thờigian nhất định của cả hệ thống quản lí và bị quản lí có ý nghĩa làm cho

mọi người biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức

- Chức năng tổ chức: Là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phùhợp với mục tiêu của tổ chức, giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau cóhiệu quả, các hoạt động của từng cá thể riêng biệt đều phải nằm trong một hệthống hay nói khác kết quả của hệ thống đạt được sau một thời gian nhất định

là của tập thể hệ thống đó, trong đó chức năng quản lí đóng vai trò quyết định

- Chức năng điều khiển và chỉ đạo: Là quá trình sử dụng quyền lực quản

lí để tác động đến các đối tượng quản lí một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống

- Chức năng kiểm tra: Là hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành

vi cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định Chức năngnày xuyên suốt trong quá trình quản lí và chức năng của mọi cấp quản lí, nóbao gồm các bước sau: Xây dựng các tiêu chuẩn; Đo đạc việc thực hiện; Điềuchỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt được mục tiêu đã định.Các chức năng quản lí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kế tiếp nhau,

bổ sung, hoàn thiện cho nhau Do đó nhà quản lí phải nhận thức đúng và thựchiện các chức năng quản lí một cách đồng bộ

Cũng như quản lí xã hội nói chung, quản lí giáo dục là sự tác động liêntục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí (hệ giáo dục) lên đối tượngquản lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lí giáo dục:

Trang 27

- Quản lí giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có

kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắtxích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu pháttriển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục(M.I.Kônđacôp, 1984)

- Quản lí giáo dục thực chất là tác động khoa học đến nhà trường, làmcho nó tổ chức được tối ưu quá trình dạy học, theo đường lối và nguyên lý giáodục của Đảng, quán triệt được tính chất nhà trường tiểu học từ đó tiến tới mụctiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới (Đặng Quốc Bảo, 1995)

Như vậy, quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, hợpqui luật của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các yếu

tố, các quá trình của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành, ổnđịnh và phát triển bền vững

Quản lí giáo dục được diễn ra trong phạm vi toàn quốc, trên địa bàn lãnhthổ (tỉnh, huyện) và cơ sở giáo dục

Dựa vào phạm vi quản lí, người ta chia quản lí giáo dục thành 2 loại:quản lí hệ thống giáo dục (quản lí vĩ mô) và quản lí nhà trường (quản lí vimô)

- Quản lí hệ thống giáo dục: Quản lí giáo dục được diễn ra ở tầm vĩ mô,trong phạm vi toàn quốc, trên địa bàn lãnh thổ địa phương (tỉnh/thành phố, quận/huyện)

- Quản lí nhà trường: Quản lí giáo dục ở tầm vi mô, trong phạm vi mộtđơn vị, một cơ sở giáo dục

Trường học với tư cách là một thể chế nhà nước - xã hội, trực tiếp đàotạo giáo dục thế hệ trẻ và là tế bào của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ trungương đến địa phương Trường học nói chung là khách thể cơ bản của tất cảcác cấp quản lí giáo dục là nhằm mục đích cho sự vận hành thuận lợi, đạt mụctiêu, kế hoạch của nhà trường Như vậy quản lí trường học được hiểu là hệ

Trang 28

thống những tác động hướng đích có chủ định của chủ thể quản lí nhà trườngđến các đối tượng quản lí (Cán bộ - giáo viên - công nhân viên; cơ sở vật chất

và toàn bộ các hoạt động khác có liên quan và xảy ra trong phạm vi giáo dụccủa nhà trường) nhằm khai thác tối đa các tiềm năng của cá nhân và tổ chứcnhà trường qua đó đạt được các mục tiêu giáo dục

Quản lí trường học là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợpquy luật của chủ thể quản lí trường học làm cho nhà trường vận hành theođường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạocủa nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục; nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Một trong những nội dung cơ bản của quản lítrường học đó là thực hiện công tác kiểm tra nội bộ nhà trường

1.2.2 Khái niệm sư phạm, hoạt động sư phạm của giáo viên

Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1999) sư phạm là khoa học

về giáo dục và giảng dạy trong trường học

Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam (Nguyễn Lân, 2000) sư phạm có 2

nghĩa:

1 Thuộc về nghề dạy học;

2 Chuyên đào tạo giáo viên

Như vậy, có thể hiểu sư phạm là phạm trù nói về nghề dạy học, về côngtác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường

Như chúng ta đều biết, hoạt động là biểu hiện quan trọng nhất của mốiquan hệ tích cực, chủ động của con người đối với thực tiễn xung quanh Đó làquá trình diễn ra một loạt hành động có liên quan chặt chẽ với nhau tác độngvào đối tượng nhằm đạt được mục đích nhất định Hoạt động của con ngườiluôn luôn xuất phát từ những động cơ nhất định và sử dụng những công cụ,phương tiện để tác động lên đối tượng Từ khái niệm sư phạm và quan niệm

về hoạt động đã trình bày, có thể hiểu: HĐSP là hoạt động của nghề dạy học,

Trang 29

chính là hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường Nó đặt trọng tâm vào công việc của người giáo viên tác động vào đối tượng lao động sư phạm

là học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục Hoạt động này bao gồm một loạt các công việc liên quan đến môi trường, phương tiện, công cụ, trang thiết bị… trong nhà trường.

Như vậy, HĐSP có phạm vi rất rộng, nó liên quan đến toàn bộ các bộphận trong nhà trường Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xinđược xem xét, khảo sát sâu về HĐSP của giáo viên HĐSP của giáo viên làhoạt động giảng dạy, giáo dục và các công tác chuyên môn khác của giáo viêntheo quy định của Luật giáo dục và các văn bản qui phạm pháp luật khác.Hoạt động sư phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệpcủa người giáo viên nhằm hướng tới việc giảng dạy, giáo dục học sinh Hoạtđộng này bao gồm việc thực hiện những qui định về chuyên môn và việc thựchiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của người giáo viên ở trong và ngoài giờlên lớp

1.2.3 Khái niệm kiểm tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học

Kiểm tra là chức năng của mọi chủ thể quản lí, không phân biệt ở cấpnào trong bộ máy quản lí nhà nước, là xem xét tình hình thực tế để đánh giáquá trình thực hiện các để đạt các mục tiêu nhiệm vụ đã được giao Kiểm tranhằm hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp lý của một chươngtrình, quy định hay kế hoạch công tác đã vạch ra trước đó, xem xét khả năngthực hiện trong thực tế Tuy nhiên, ở các cấp bậc khác nhau thì quy mô kiểmtra cũng khác nhau và có những yêu cầu khác nhau Kiểm tra gắn liền vớicông việc của một tổ chức nhất định hoạt động, như kiểm tra của một tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị- xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn thanhniên ), hay kiểm tra hoạt động sư phạm trong nội bộ trường học Kiểm tra là

Trang 30

có mục đích rõ ràng theo bề rộng và diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú và mang tính quần chúng.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực giào dục có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm tra:

- Theo (Hoàng Thị Tuyết, 2004) thì kiểm tra là quá trình xem xét kết quả

đã đạt được đối chiếu với yêu cầu để đánh giá hiện trạng của đối tượng, từ đóđiều chỉnh kịp thời

- Theo (Nguyễn Thị Liên Diệp, 2011) thì kiểm tra là quá trình xem xétthực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những lệch lạc

và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra và góp phần đưa toàn bộ

hệ thống quản lí tới một trình độ cao hơn Một hệ thống kiểm tra bao gồmnhững con người, phương pháp, công cụ để thực hiện nhiệm vụ cơ bản như:giám sát sự hoạt động, đo lường kết quả, điều chỉnh sai lệch

- Ngoài ra, kiểm tra vừa là điều tra xem xét, đánh giá một quá trình hoạtđộng, vừa tự kiểm tra đánh giá các quyết định của người quản lí Chức năngkiểm tra không chỉ tiến tới xếp loại bình bầu mà còn nhằm xác định phươnghướng mục tiêu điều chỉnh kế hoạch cho một quyết định mới (Nguyễn NgọcHiến, 2003) Tuy nhiên, kiểm tra là một hoạt động khoa học, không phải aicũng tiến hành kiểm tra được mà phải có nghiệp vụ khoa học, chuyên ngành,không kiểm tra tùy tiện được mà phải có tổ chức, kế hoạch và có thời gian(Nguyễn Duy Huân, 1997)

Trong quản lí nhà trường kiểm tra là một trong những chức năng cơ bảncủa người quản lí Đó là công việc - hoạt động nghiệp vụ mà người quản lí ởbất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ratrên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào Từ đó đề ra những biện phápđộng viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổchức phát triển

Trang 31

Trong trường tiểu học, giáo viên tiểu học là người làm nhiệm vụ giảngdạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiệnchương trình giáo dục tiểu học Theo Điều lệ trường tiểu học, giáo viên tiểuhọc có các nhiệm vụ sau:

1 Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục,

kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản

lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia

các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục

2 Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất,danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xửcông bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi íchchính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

3 Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy

4 Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương

5 Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của

ngành, các quyết định của hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục

6 Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình họcsinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục

Theo (Nguyễn Khải Hoàn, 2012) thì kiểm tra hoạt động sư phạm củagiáo viên là việc xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáodục và các công tác khác của giáo viên theo quy định của Luật giáo dục, Điều

lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác do

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định khác có liênquan

Trang 32

Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm đánh giá đúng trình độchuyên môn, việc tuân thủ Quy chế chuyên môn và các quy định khác có liênquan; phát hiện yếu điểm để khắc phục, ưu điểm để phát huy và kinh nghiệmtốt để phổ biến; kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí sử dụng, đào tạo bồidưỡng giáo viên một cách hợp lý.

Họat động kiểm tra phải đạt các yêu cầu quan trọng sau đây:

- Đôn đốc giáo viên giảng dạy đúng chương trình, nội dung và kế hoạch

đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Đánh giá đúng trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên, xem xét hoạtđộng sư phạm trong hòan cảnh cụ thể để phát hiện kinh nghiệm tốt, tiềm năng

và những yếu kém, hạn chế để hướng dẫn việc phát huy sở trường, khắc phụcyếu kém, hạn chế

Như vậy, có thể hiểu kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học

là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giảng dạy, giáo dục và cáccông tác chuyên môn khác của giáo viên theo quy định của Luật giáo dục vàcác văn bản qui phạm pháp luật khác nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáodục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên tiểu học vàhọc sinh nói riêng

1.3 Lý luận về kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học

1.3.1 Tầm quan trọng của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong trường tiểu học

Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là chức năng quản lí cơ bản,

là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lí đảm bảo tạo lập mối liên

hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điềuchỉnh hướng đích trong quá trình quản lí nhà trường

Kiểm tra hoạt động sự phạm là một công cụ sắc bén góp phần tăngcường hiệu lực quản lí trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đàotạo trong nhà trường Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh

Trang 33

đạo Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúphiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng nhưxác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân

và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả Như vậy, kiểm trahoạt động sư phạm vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện cácmục tiêu.Kiểm tra hoạt động sư phạm còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗtrợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn Chủtịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Nếu tổ chức việc kiểm tra được chuđáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần.Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lí thu thập thông tin về hoạt động củađối tượng quản lí mà còn giúp nhà quản lí nhận rõ kế hoạch, việc chỉ đạo,điều hành… cuả mình có khoa học, khả thi không, từ đó có các biện phápđiều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lí Kiểm tra hoạt động sư phạm giáoviên tiểu học là thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm

vụ về công tác chuyên môn, về nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, phẩm chất chínhtrị, đạo đức lối sống của các thành viên, bộ phận trong nhà trường, phân tíchnguyên nhân của các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp pháthuy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót Do đó giúp cho việc độngviên, khen thưởng chính xác các cá nhân; khuyến khích cái tốt, truyền bá kinhnghiệm tiên tiến đồng thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn,điều chỉnh kịp thời Có thể nói, kiểm tra hoạt động sư phạm là một trong cácyếu tố tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường

Nghị quyết 29 –NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được hội nghịtrung ương 8 (khóa XI) thông qua đã chỉ rõ: nước ta đã xây dựng được hệthống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh, cơ sở vật chất, thiết bị giáodục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa, số lượng học

Trang 34

sinh tăng nhanh, chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ Tuy nhiên, chấtlượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo giáodục nghề nghiệp, phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thựchành Quản lí còn nhiều yếu kém, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dụcbất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầuđổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đứcnghề nghiệp Ngoài ra, đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả, cơ chếtài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp, cơ sở vật chất kỹ thuật cònthiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Thể chếhóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển giáo dục

và đào tạo "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" còn chậm và lúng túng Việc xâydựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triểngiáo dục đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, mục tiêu giáo dục toàndiện chưa được hiểu và thực hiện đúng Bên cạnh đó, bệnh hình thức, hưdanh, chạy theo bằng cấp chậm được khắc phục, tư duy bao cấp còn nặng,làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục vàđào tạo Việc phân định giữa quản lí nhà nước với hoạt động quản trị trongcác cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ, công tác quản lí chất lượng, thanh tra,kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức

Ngoài ra, nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 củaQuốc hội khoá XI đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới thi đua trong giáo dục, khắcphục bệnh thành tích chủ nghĩa Luật 2005 đã quy định nhà giáo và người họckhông được có hành vi gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh, giảng dạy

và học tập Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các biểu hiện tiêu cực tronglĩnh vực giáo dục không những không giảm bớt mà còn có xu hướng ngàycàng phổ biến như: tình trạng gian lận trong thi cử, trong cấp và sử dụng vănbằng chứng chỉ, tiêu cực trong tuyển sinh, chuyển trường ở các cấp học, lãngphí trong sử dụng ngân sách nhà nước, trong xây dựng trường sở và mua sắm

Trang 35

thiết bị trường học Các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục

đã và đang xói mòn các nguyên tắc cơ bản của giáo dục và gây tác hại lâu dàicho xã hội

Chỉ thị số 33/2006/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực

và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục đã chỉ thị Bộ Giáo dục và Đàotạo: “Gắn việc thực hiện chương trình hành động chống tiêu cực và khắc phụcbệnh thành tích trong giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Đạihọc, giáo dục nghề nghiệp; đổi mới công tác thi, tuyển sinh và xây dựng quytrình đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục,bảo đảm dạy thực chất, học thực chất để thực sự nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục”

Kiểm tra hoạt động sư phạm trong nhà trường là những việc làm liên tục,thường xuyên giúp nhà quản lí điều hành đúng hướng đích cần đạt tới Tuynhiên, hiện nay việc kiểm tra họat động sư phạm các trường tiểu học vẫn đượctiến hành nhưng phương pháp và nội dung kiểm tra chưa được thực hiện mộtcách khoa học, nghiệp vụ và kỹ năng kiểm tra còn có những bất cập Bêncạnh đó một số hiệu trưởng chưa nhận thấy hết vị trí, vai trò, chức năng, mụcđích của việc kiểm tra hoạt động sư phạm, do đó công tác kiểm tra hoạt động

sư phạm giáo viên của hiệu trưởng còn qua loa, đánh giá chưa chính xác,thiếu sự công bằng Chính vì thế chất lượng kiểm tra hoạt động sư phạmtrongtrường tiểu học còn nhiều hạn chế, chưa thực sự có tác dụng nâng cao chấtlượng dạy – học trong nhà trường Điều đó đòi hỏi các nhà trường tiểu họccần đẩy mạnh công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, thực hiệncông tác kiểm tra này một cách nghiêm túc, khách quan, công bằng nhằmnâng cao chất lượng dạy học, giáo dục, góp phần phát triển hệ thống giáo dụcquốc dân

Trang 36

1.3.2 Cơ sở pháp lý của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong trường tiểu học

Các căn cứ pháp lý của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong trường tiểu học:

- Luật giáo dục 2005, sửa đổi 2009 Luật Giáo dục qui định nhiệm vụquyền hạn của hiệu trưởng nhà trường cũng như nhiệm vụ, quyền hạn củagiáo viên

- Điều lệ trường tiểu học ban hành theo văn bản hợp nhất số BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.Điều 20 của văn bản này qui định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của hiệutrưởng trường tiểu học Chương IV gồm điều 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39 đềcập đến các khía cạnh khác nhau về giáo viên tiểu học như: nhiệm vụ, quyềnhạn, Chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên; Hành vi,ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên; Các hành vi giáo viên khôngđược làm; Khen thưởng và xử lý vi phạm

03/VBHN Quyết định số 14/2007/QĐ – BGDĐT ngày 04/5/2007 Ban hành Quyđịnh về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, Công văn 10358/BGDĐT-

GDTH ngày 28/10/2007, hướng dẫn việc sử dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong quá trình đánh giá, xếp loại

- Nghị định số 56/2015/NĐ – CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức

- Thông tư số 22/2016/TT – BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việcsửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban

hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo…

1.3.3 Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học

Hoạt động sư phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp của người giáo viên nhằm hướng tới việc giảng dạy, giáo dục học

Trang 37

sinh Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học có mục đích, yêu cầunhư sau:

- Mục đích: Nhằm đánh giá đúng trình độ chuyên môn, việc tuân thủ quychế và các quy định khác có liên quan, phát hiện những kinh nghiệm tốt đểphổ biến và nhân rộng; kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí sử dụng, bồi

dưỡng giáo viên một cách hợp lý

- Yêu cầu: Kiểm tra và đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáodục của giáo viên đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phươngpháp và kế hoạch giảng dạy đã đề ra trước đó Xem xét hoạt động sư phạmcủa giáo viên, phản ánh đúng thực trạng, công khai, dân chủ, công bằng; pháthiện các tiềm năng, hạn chế, yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trườngvốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót

Căn cứ vào nhiệm vụ của giáo viên tiểu học được qui định tại Điều lệtrường tiểu học và Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm

2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Chuẩn nghề nghiệpgiáo viên tiểu học, có thể xác định nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm củagiáo viên tiểu học bao gồm:

1.3.3.1 Kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên là nền tảngcho hoạt động giảng dạy, giáo dục học sinh Kiểm tra phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống của người giáo viên bao gồm các nội dung sau:

1 Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, mộtnhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2 Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước

3 Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật laođộng

Trang 38

4 Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo;tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lêntrong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng

5 Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục

vụ nhân dân và học sinh

1.3.3.2 Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh:

Đây là nội dung kiểm tra trọng tâm trong hoạt động sư phạm của giáoviên Các nội dung kiểm tra bao gồm:

1 Trình độ nghiệp vụ sư phạm (tay nghề): Xem xét và đánh giá hai mặt

là trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh thể hiệnqua việc giảng dạy và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dụcthông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên

2 Thực hiện qui chế chuyên môn: Qui chế chuyên môn là những quiđịnh về chuyên môn mà giáo viên phải thực hiện Qui chế chuyên môn bao gồm:

- Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy, giáo dục;

- Thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo qui định;

- Kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh;

- Tham gia sinh họat tổ chuyên môn;

- Thí nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học Thực hiện các tiết thực hành theo qui định;

- Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các qui định về chuyên môn;

- Tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tuân thủ các qui định về dạy thêm, học thêm

3 Kết quả giảng dạy, giáo dục:

+ Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh qua các lần kiểm tra chung củakhối lớp;

+ Kết quả lên lớp của học sinh mà giáo viên dạy;

Trang 39

+ Kết quả kiểm tra trực tiếp của ban kiểm tra;

+ Mức độ tiến bộ của học sinh

1.3.3.3 Kiểm tra việc thực hiện các công tác khác được giao

Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo viên tiểu học còn thamgia các công tác chuyên môn khác do hiệu trưởng phân công Một số công táckhác mà giáo viên phải thực hiện là:

+ Nghiên cứu khoa học

1.3.4 Phương pháp và hình thức kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học

1.3.4.1 Phương pháp kiểm tra

Để thu thập những thông tin đáng tin cậy, khách quan về các hoạt động

sư phạm của giáo viên trong nhà trường, người quản lí sử dụng các phươngpháp kiểm tra khác nhau Nhưng lựa chọn và sử dụng phương pháp nào là tùythuộc đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian kiểm tra và tìnhhuống cụ thể trong kiểm tra

Có nhiều cách phân loại các phương pháp kiểm tra:

Trang 40

Để kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học theo các phươngpháp trên, người hiệu trưởng cần sử dụng các phương pháp bổ trợ sau làmđiều kiện, phương tiện thực hiện Đó là các phương pháp: Quan sát, đàmthoại, phiếu điều tra chất lượng kiến thức học sinh (nói, viết, thực hành); phântích, tổng hợp tài liệu, hồ sơ và đối chiếu với thực tế; tham gia các hoạt độnggiáo dục cụ thể

b) Cách thứ hai gồm các phương pháp cụ thể sau

- Phương pháp kiểm tra hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên

+ Dự giờ là phương pháp đặc trưng để kiểm tra hoạt động sư phạm củagiáo viên Người kiểm tra có thể dự giờ có lựa chọn, theo đề tài, dự giờ songsong nghiên cứu phối hợp một số lớp, dự giờ có mục đích và mời các chuyêngia cùng dự Thông qua dự giờ có thể kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm,xem xét mức độ giáo viên nắm mục đích, yêu cầu chương trình, nội dung, vịtrí của bài giảng trong chương trình môn học Qua dự giờ, thu thập được mức

độ nắm chuẩn kiến thức, kỹ năng xác định trọng tâm, yêu cầu tối thiểu vànhững vấn đề mở rộng, nâng cao cho học sinh khá giỏi; việc giáo dục thái độ,động cơ học tập cho học sinh thông qua bài dạy; tính hợp lý của cấu trúc bàigiảng; mức độ đạt được mục tiêu của bài giảng của giáo viên được kiểm tra.+ Xem xét, kiểm tra các sản phẩm hoạt động sư phạm của giáo viên: Sảnphẩm hoạt động của giáo viên gồm: Các hồ sơ sổ sách của giáo viên bao gồm:

kế hoạch giảng dạy, giáo dục; giáo án; sổ điểm; sổ chủ nhiệm; kế hoạch bồidưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém, sổ dự giờ, sổ tư liệu, kế hoạch bồidưỡng và tự bồi dưỡng, các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn khác, đồ dùng dạyhọc tự làm Các tài liệu khác nhau: Sổ sách, hồ sơ cá nhân (giáo án, kế hoạch cánhân, lịch báo giảng, sổ điểm)

+ Đàm thoại với giáo viên (về thực hiện chương trình, phương phápgiảng dạy, sự chuyên cần và tiến bộ của học sinh) Mục đích của đàm thoại là người kiểm tra mong muốn nhận được càng nhiều càng tốt thông tin từ chính

Ngày đăng: 23/12/2020, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w