Ví dụ, đối với phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 có thể ra các dạng câu hỏi và bài toán về cách lập công thức phân tử các hợp chất hữu cơ, viết đồng phân, xác định công thức cấu tạo, viết các[r]
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Huyền Sử
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành Phố Hồ Chí Minh – 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Huyền Sử
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHAN THỊ HOÀNG OANH
Thành Phố Hồ Chí Minh – 2011
Trang 3MỤC LỤC
5
MỤC LỤC5 35
MỞ ĐẦU5 85
1 Lí do chọn đề tài5 85
2 Mục đích nghiên cứu5 85
3 Nhiệm vụ của đề tài5 85
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu5 95
5 Phạm vi nghiên cứu5 95
6 Giả thuyết khoa học5 95
7 Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu5 95
8 Những đóng góp của đề tài5 95
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI5 105
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU5 105
1.1.1 Các sách viết về bài tập hóa học5 105
1.1.2 Các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp5 125
1.2 MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC THPT TỈNH BẠC LIÊU5 135
1.2.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Bạc Liêu5 135
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bạc Liêu [57, tr 1]5 135
1.2.1.2 Điều kiện xã hội tỉnh Bạc Liêu [57, tr 9]5 145
1.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học môn hóa ở tỉnh Bạc Liêu [27, tr 6]5 155
1.2.2.1 Thuận lợi5 15
5
1.2.2.2 Khó khăn5 155
1.2.3 Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học cho học sinh5 165
1.3 BÀI TẬP HÓA HỌC5 165
1.3.1 Khái niệm [28]5 175
1.3.2 Phân loại bài tập hóa học [28]5 185
1.3.2.1 Dựa vào nội dung toán học của bài tập hóa học5 185
1.3.2.2 Dựa vào nội dung chủ đạo của bài tập hóa học5 185
1.3.2.3 Dựa vào hoạt động học tập của học sinh5 185
1.3.2.4 Dựa vào chức năng của bài tập5 185
1.3.2.5 Dựa vào kiểu hay dạng bài tập5 185
1.3.2.6 Dựa vào khối lượng kiến thức cần giải quyết5 185
1.3.2.7 Dựa vào cách thức kiểm tra5 185
1.3.2.8 Dựa vào phương pháp giải bài tập5 19
Trang 41.3.2.9 Dựa vào mục đích sử dụng5 195
1.3.2.10 Dựa theo các bước của quá trình dạy học5 195
1.4 NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CỦA HỌC SINH THPT [27]5 195
1.4.1 Yếu tố chủ quan5 195
1.4.1.1 Yếu tố tâm lí5 195
1.4.1.2 Yếu tố tư duy5 205
1.4.1.3 Phương pháp học tập5 205
1.4.2 Yếu tố khách quan5 205
1.4.2.1 Đặc thù bộ môn hóa học5 205
1.4.2.2 Phương tiện học tập5 205
1.4.2.3 Ảnh hưởng của giáo viên đứng lớp5 215
TÓM TẮT CHƯƠNG 15 225
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG HOÁ LÍ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC HỮU
CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TỈNH BẠC LIÊU5 235
2.1 HỆ THỐNG HÓA LÍ THUYẾT HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THPT TỈNH BẠC LIÊU5 235
2.1.1 Nguyên tắc hệ thống hóa lí thuyết5 235
2.1.1.1 Đảm bảo tính chính xác, khoa học5 235
2.1.1.2 Đảm bảo tính hệ thống5 235
2.1.1.3 Chú ý các kiến thức trọng tâm5 245
2.1.1.4 Trình bày ngắn gọn, súc tích5 255
2.1.1.5 Giúp học sinh dễ tra cứu5 255
2.1.1.6 Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức5 265
2.1.1.7 Giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy5 265
2.1.2 Quy trình hệ thống hóa lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 115 265
2.1.2.1 Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống lí thuyết5 26
5
2.1.2.2 Bước 2: Xác định phạm vi kiến thức cần hệ thống5 265
2.1.2.3 Bước 3: Xác định trọng tâm của mỗi chương và mỗi bài5 275
2.1.2.4 Bước 4: Thu thập thông tin để hệ thống lí thuyết5 275
2.1.2.5 Bước 5: Tiến hành hệ thống hóa lí thuyết5 275
2.1.2.6 Bước 6: Tham khảo ý kiến đồng nghiệp5 27
Trang 52.1.3.10 Hệ thống lí thuyết bài “Ancol”5 385
2.1.3.11 Hệ thống lí thuyết bài “Phenol” (Lưu trong CD)5 425
2.1.3.12 Hệ thống lí thuyết bài “Anđehit – Xeton”5 425
2.1.3.13 Hệ thống lí thuyết bài “Axit cacboxylic”5 455
2.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT TỈNH BẠC LIÊU5 465
2.2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 115 465
2.2.1.1 Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học5 465
2.2.1.2 Đảm bảo tính hệ thống5 475
2.2.1.3 Đảm bảo tính đa dạng5 475
2.2.1.4 Đảm bảo tính vừa sức5 485
2.2.1.5 Có các bài tập điển hình cho các dạng bài tập5 485
2.2.1.6 Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức5 495
2.2.2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11.5 505
2.2.2.1 Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập5 505
2.2.2.2 Bước 2: Xác định nội dung hệ thống bài tập5 505
2.2.2.3 Bước 3: Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập5 515
2.2.2.4 Bước 4: Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập5 51
Trang 62.2.3.3 Hệ thống bài tập Anken5 615
2.2.3.4 Hệ thống bài tập Ankađien (Lưu trong CD)5 695
2.2.3.5 Hệ thống bài tập Ankin (Lưu trong CD)5 695
2.2.3.6 Hệ thống bài tập Ankyl benzen (Lưu trong CD)5 695
2.2.3.7 Hệ thống bài tập tổng hợp phần hiđrocacbon ( Lưu trong CD)5 695
2.2.3.8 Hệ thống bài tập Dẫn xuất halogen (Lưu trong CD)5 695
2.2.3.9 Hệ thống bài tập Ancol – Phenol5 695
2.2.3.10 Hệ thống bài tập Anđehit – Xeton (Lưu trong CD)5 765
2.2.3.11 Hệ thống bài tập Axit cacboxylic (Lưu trong CD)5 765
2.2.3.12 Hệ thống bài tập phần Dẫn xuất hiđrocacbon (Lưu trong CD)5 765
2.3 SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 115 775
2.3.1 Sử dụng hệ thống lí thuyết5 775
2.3.1.1 Xác định và nhấn mạnh trọng tâm kiến thức cần truyền đạt5 775
2.3.1.2 Xác định đúng năng lực đối tượng cần truyền đạt5 775
2.3.1.3 Kết hợp lí thuyết với bài tập để khắc sâu kiến thức5 785
2.3.1.4 Giúp học sinh một số phương pháp ghi nhớ hiệu quả5 785
2.3.1.5 Thường xuyên kiểm tra bài cũ5 805
2.3.1.6 Cho điểm thưởng và điểm phạt hợp lí5 805
2.3.2 Sử dụng hệ thống bài tập5 805
2.3.2.1 Xác định các dạng bài tập điển hình5 815
2.3.2.2 Giải bài tập mẫu và hướng dẫn học sinh giải bài tập tương tự5 815
2.3.2.3 Khuyến khích học sinh sử dụng nhiều phương pháp giải bài tập5 825
2.3.2.4 Sử dụng bài tập “chạy” kích thích tính tích cực của học sinh5 835
2.3.2.5 Chốt lại phương pháp giải các dạng bài tập cuối tiết học5 83
Trang 7CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM5 1045
3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM5 1045
3.2 NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM5 1045
3.3 ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM5 1045
3.4 TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM5 1055
3.4.1 Chuẩn bị thực nghiệm5 1055
3.4.2 Tiến hành thực nghiệm5 1055
3.4.3 Tiến hành kiểm tra5 1055
3.4.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm5 1055
3.5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM5 1065
3.5.1 Kết quả của bài kiểm tra Ankan, Anken và bài kiểm tra học kì II5 1065
3.5.2 Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập5 1075
3.5.2.1 Tiêu chí đánh giá hệ thống lý thuyết5 1075
3.5.2.2 Tiêu chí đánh giá hệ thống bài tập5 1075
3.5.2.3 Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên5 1085
3.6 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM5 1105
3.6.1 Phân tích định lượng5 1105
3.6.1.1 Kết quả bài kiểm tra 45 phút5 1105
3.6.1.2 Kết quả bài kiểm tra học kì II năm học 2009 – 20105 1135
3.6.2 Phân tích kết quả về mặt định tính5 1165
TÓM TẮT CHƯƠNG 35 1175
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ5 1185
TÀI LIỆU THAM KHẢO5 1215
PHỤ LỤC5 125
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục nước ta trong những năm gần đây có nhiều sự thay đổi, với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kết hợp với các trường đại học và các chuyên gia tiến hành cải cách sách giáo khoa Bộ sách giáo khoa mới được in ấn đẹp hơn với kiến thức truyền tải cho học sinh nhiều hơn và có nhiều sự tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật được cập nhật Đặc biệt là bộ sách giáo khoa hóa học được bổ sung các hình ảnh thí nghiệm khó hoặc độc hại không thể tiến hành thí nghiệm được ở trên lớp, giúp cho giáo viên và học sinh thuận lợi trong công việc dạy và học Bên cạnh sự thay đổi sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiến hành các đợt tập huấn nhằm giúp giáo viên tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại Các đợt tập huấn này giúp giáo viên có thể gặp gỡ nhau trao đổi chuyên môn và có thể học tập lẫn nhau về phương pháp dạy học Thiết bị và đồ dùng học tập ngày càng được trang bị nhiều và hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất cho việc dạy và học Song song với đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học,
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá Hình thức kiểm tra trắc nghiệm tự luận được bổ sung thêm phần trắc nghiệm khách quan giúp đánh giá tốt hơn về kiến thức của học sinh
Bạc Liêu là một trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cũng hòa chung theo cả nước tiến hành đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tuy nhiên, mặt bằng chung chất lượng giáo dục của tỉnh Bạc Liêu nói riêng và của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung còn thấp hơn các khu vực khác Đặc biệt là môn hóa học có tỉ lệ đạt điểm trung bình trong kì thi tốt nghiệp và kì thi đại học còn thấp Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một trong số đó là học sinh chưa có một hệ thống lí thuyết và bài tập phù hợp Với mong muốn đóng góp cho tỉnh nhà nên chúng tôi lựa chọn đề tài “Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh tỉnh Bạc Liêu”
2 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT tỉnh Bạc Liêu
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
- Nghiên cứu tình hình giáo dục THPT tỉnh Bạc Liêu
- Nghiên cứu phương pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh
- Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT tỉnh Bạc Liêu
- Thực nghiệm sư phạm
Trang 94 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT
5 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Phần Hữu cơ của Hóa học lớp 11 nâng cao
- Địa bàn: Tỉnh Bạc Liêu
[
6 Giả thuyết khoa học
Nếu hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học thành công sẽ giúp học sinh
có đủ khả năng học tập tốt môn hóa học
7 Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, phân tích tổng hợp và khái quát hóa
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra và thu thập thông tin, phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học
8 Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa lí thuyết phần hóa học hữu cơ lớp 11 giúp học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng
- Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với trình độ học sinh ở Bạc Liêu nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung
- Đề xuất các biện pháp sử dụng hệ thống lí thuyết, sử dụng hệ thống bài tập đạt hiệu quả
Trang 10CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ đã được thực hiện từ rất lâu bởi nhiều giáo viên và giảng viên Tuy nhiên, một hệ thống lí thuyết hóa học hữu cơ phù hợp với học sinh trung bình yếu chưa được nhiều tác giả quan tâm Bên cạnh đó các ấn phẩm và luận văn hầu như không đưa ra biện pháp sử dụng hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập đạt hiệu quả Chúng tôi xin giới thiệu những công trình có liên quan và gần với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu
1.1.1 Các sách vi ết về bài tập hóa học
• “350 bài tập hóa học chọn lọc và nâng cao lớp 11”, của tác giả Ngô Ngọc An, NXB Giáo dục (2003)
Ấn phẩm có 3 chương:
- Chương I: Sự điện li
- Chương II: Nitơ – Photpho
- Chương III: Hiđrocacbon
Ở mỗi chương bao gồm nhiều chủ đề, các chủ đề là các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh Trong mỗi chủ đề được phân thành nhiều dạng bài tập, có bài tập mẫu và bài tập tương tự Lí thuyết
ở mỗi chủ đề được tóm tắt dưới dạng các lời dặn
Đây là một tài liệu có bố cục chặt chẽ trong việc phân loại bài tập hóa học Tuy nhiên do chú trọng phân loại bài tập nên lí thuyết được viết rời rạc không có hệ thống, điều này gây khó khăn cho học sinh trong việc hệ thống hóa lí thuyết
• “Phân loại và hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm hóa hữu cơ” của tác giả Phạm Đức Bình, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội (2007)
Ấn phẩm có 8 chương:
- Chương 1: Hiđrocacbon
- Chương 2: Ancol – Phenol
- Chương 3: Anđehit
- Chương 4: Axit cacboxylic
- Chương 5: Este – Chất béo (Lipit)
- Chương 6: Hợp chất hữu cơ chứa Nitơ
- Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức
- Chương 8: Hợp chất cao phân tử và vật liệu Polime
Trong mỗi chương được trình bày gồm 3 phần:
- A Kiến thức cơ bản
Trang 11- B Bài tập trắc nghiệm
- C Bộ đề luyện thi
Điểm nổi bật của ấn phẩm này là ấn phẩm tóm gọn tương đối đầy đủ lí thuyết phần hóa học hữu cơ, có số lượng bài tập lớn, phong phú và đa dạng Tuy nhiên lí thuyết tóm tắt chưa đầy đủ, chưa nêu được phần trọng tâm Các bài tập trắc nghiệm còn rời rạc chưa có hệ thống
• “Phân loại và phương pháp giải toán hóa hữu cơ” của tác giả Quan Hán Thành, NXB Giáo dục (2000)
Ấn phẩm có 2 phần:
- Phần 1: Các dạng toán hóa hữu cơ thường gặp và một số phương pháp giải thông dụng
- Phần 2: Phương pháp giải bài toán hóa học theo từng loại hợp chất hữu cơ điển hình
Ấn phẩm trình bày các phương pháp giải bài toán hóa học tương đối đầy đủ và có hệ thống Các phương pháp giải bài toán hóa học hữu cơ được liệt kê chi tiết và phân thành các dạng bài tập
cụ thể, có bài tập điển hình và bài tập tương tự Đây là một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên
và học sinh Tuy nhiên do được viết từ năm 2000 nên tài liệu chỉ gói gọn trong phần bài tập tự luận, chưa có mở rộng các phương pháp giải bài tập trắc nghiệm
• “Các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học” của tác giả Ngô Ngọc An, NXB Giáo dục (2010)
Ấn phẩm có 2 chương
- Chương 1: Các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học
- Chương 2: Bài tập trắc nghiệm khách quan
Nội dung ấn phẩm tập trung vào các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan Các phương pháp giải nhanh được tác giả tóm tắt chi tiết nội dung và phương pháp sử dụng Ở mỗi nội dung tác giả đều có lấy ví dụ bài tập điển hình và bài tập áp dụng Đây là một tài liệu bổ ích cho giáo viên và học sinh nhằm ôn thi tốt nghiệp và luyện thi đại học Tuy nhiên do chú trọng vào các phương pháp giải nhanh nên các bài tập hóa học mở rộng xuyên suốt chương trình hóa học ở phổ thông Điều này gây khó khăn cho học sinh trung bình và yếu trong việc tham khảo và áp dụng Ngoài các ấn phẩm kể trên thì trên thị trường sách tham khảo còn rất nhiều ấn phẩm như:
- Ngô Ngọc An (2002), Bài tập trắc nghiệm hoá học THPT NXB Giáo dục, Hà Nội
- Ngô Ngọc An (2005), Bài tập hóa học chọn lọc THPT phần hiđrocacbon NXB Giáo dục
- Nguyễn Thị Ngọc Ánh- Hoàng Kim Ngân (2007), Tuyển tập 900 bài tập trắc nghiệm hoá học NXB Thanh Hoá, Thanh Hóa
- Phạm Đức Bình (2002), Tuyển tập 117 bài toán hóa hữu cơ, NXB Đồng Nai
- Phạm Đức Bình- Lê Thị Tam(2006), 800 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học NXB Đại
học Sư phạm
Trang 12- Nguyễn Xuân Trường- Trần Trung Ninh (2006), 555 câu trắc nghiệm hoá học NXB Đại
học Quốc gia TP HCM
- PGS.TS.Nguyễn Xuân Trường, 1200 câu trắc nghiệm hóa học hữu cơ, NXB GD 2007…
Nhìn chung các tài liệu có hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập đa dạng và phong phú Các bài tập được phân loại và phân dạng có bài tập điển hình và bài tập áp dụng Tuy nhiên hầu hết các ấn phẩm đều chưa tập trung phần lí thuyết cơ bản nhằm giúp học sinh trung bình và yếu hệ thống hóa kiến thức
1.1.2 Các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp
Bên cạnh đó cũng có các luận văn, luận án khóa luận tốt nghiệp gần với công trình nghiên cứu của chúng tôi như:
- Nguyễn Thị Hồng Châu (2004), Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh phần Hiđrocacbon mạch hở, Khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM
- Nguyễn Minh Dũng (2004), Phương pháp giải bài tập hóa hữu cơ ở trường THPT phần hợp chất có nhóm chức: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học
Sư phạm TPHCM
- Nguyễn Thị Trúc Phương (2004), Phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập hóa
- Nguyễn Thị Nhã Trang (2004), Phân loại và phương pháp giải một số bài tập hóa vô cơ ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM
- Phan Thị Thùy (2005), Phân loại và phương pháp giải bài tập Hiđrocacbon, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM
- Nguyễn Tân Quốc (2008), Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hóa hữu cơ lớp 11, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM
- Hoàng Thị Kiều Dung (2007), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh lớp 11 và 12 PTTH, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm
Trang 13- Văn Thị Ngọc Linh (2008), Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11 - chương trình cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học,
Trường Đại học Sư phạm TPHCM
- Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT, Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội
Các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu quý cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn đã giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài của mình Điểm nổi bật của các công trình trên là xây dựng được hệ thống bài tập phong phú về số lượng, có phân loại theo từng dạng bài Tuy nhiên hầu hết các công trình đều chưa quan tâm đến hệ thống hóa lí thuyết và chưa đưa ra phương pháp sử dụng hệ thống bài tập đạt hiệu quả
1.2 MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC THPT TỈNH BẠC LIÊU
1.2.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Bạc Liêu
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bạc Liêu [57, tr 1]
Hình 1.1: Bản đồ địa lí tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc khu vực 8Đồng bằng sông Cửu Long8, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam Tỉnh có diện tích đứng hàng thứ 8 và dân số đứng hàng thứ 12 trong khu vực Tỉnh được thành lập ngày 20-12-1899, chính thức hoạt động từ ngày 01-01-1900 Năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên Năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập Sau 30-04-1975, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải Ngày 06-11-1996, tỉnh Bạc Liêu được tái lập, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01-01-1997
Trang 14Tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng tọa độ: từ 9P
Bạc Liêu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300mm Nhiệt độ trung bình 26P
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bạc Liêu thời điểm 01-01-2007
Tỉ lệ
%
Diện tích (nghìn ha)
Tỉ lệ
%
Diện tích (nghìn ha)
Tỉ lệ
%
Cả nước 33.121,2 9.436,2 8,5 14.514,2 43,8 1.433,5 4,3 611,9 1,8 Đồng bằng
Sông Cửu Long 4.060,4 2.567,3 3,2 349,0 8,6 224,9 5,5 109,3 2,7
Bạc Liêu 258,4 98,2 8,0 4,8 1,9 10,9 4,2 4,4 1,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1.2.1.2 Điều kiện xã hội tỉnh Bạc Liêu [57, tr 9]
Bạc Liêu là tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, nhiều nhất là người Kinh, người Hoa và người Khmer Trong đó người Hoa chiếm 3,5%, người Khmer chiếm 8,6% Người Hoa sống tập trung chủ yếu ở thành phố Bạc Liêu, nghề nghiệp chủ yếu của người Hoa là nghề buôn bán Đối với người Hoa “phi thương bất phú” có nghĩa là không buôn bán thì không thể làm giàu Do đó việc theo học chương trình phổ thông đối với đại đa số người Hoa là không quan trọng họ chỉ cần con họ biết chữ
Trang 15và biết tính toán là đủ Người Khmer sống rãi rác ở các huyện chủ yếu là huyện Đông Hải, Vĩnh Lợi
và Giá Rai Hầu hết người Khmer sống bằng nghề nông, họ trồng lúa, trồng rau củ quả và đem ra chợ bán Đời sống của đại đa số người Khmer là nghèo do đó con cái của họ phải phụ giúp cha mẹ kiếm sống Vì vậy, kết quả học tập của các học sinh dân tộc Khmer thường là thấp
Gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước tỉnh Bạc Liêu cũng có nhiều thay đổi Nhiều khu dân cư mới được đưa vào xây dựng, các công trình công cộng được mở rộng và nâng cấp, trường học bệnh viện được tu bổ và xây dựng ngày một khang trang và hiện đại Khu công nghiệp Trà Kha mới được thành lập đã khiến dân cư ở các huyện và các tỉnh lân cận đổ về thành phố Bạc Liêu tìm kiếm việc làm Dân số của tỉnh tăng lên kèm theo sự xuất hiện ngày càng nhiều dịch vụ phục vụ các nhu cầu ăn uống, mua sắm và giải trí Đời sống của người dân trong tỉnh dần được cải thiện Tuy nhiên, khi đời sống được nâng lên thì áp lực công việc cũng tăng lên Các phụ huynh lo tập trung kiếm tiền nên không đủ thời gian quan tâm đến việc học hành của con cái Cộng thêm việc dư dả vật chất làm cho học sinh hiện nay không tập trung học tập như trước Bên cạnh đó việc phát triển công nghệ thông tin đã làm thay đổi một số quan niệm sống của giới trẻ hiện nay, điều này làm cho việc giáo dục học sinh gặp nhiều khó khăn
1.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học môn hóa ở tỉnh Bạc Liêu [27, tr 6]
1.2.2.1 Thuận lợi
- Môn Hóa học là một trong những môn được chọn thi tốt nghiệp và thi đại học do đó được
sự quan tâm của lãnh đạo, nhà trường, phụ huynh và học sinh
- Một số trường ở thành phố được trang bị phòng thí nghiệm, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm khá đầy đủ Có thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và thực hành
- Đội ngũ giáo viên trong tỉnh có trình độ chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm giảng dạy
- Việc phát triển công nghệ thông tin giúp các giáo viên trong tỉnh thuận tiện trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau
1.2.2.2 Khó khăn
- Khá nhiều trường trong tỉnh chưa có một phòng thí nghiệm phục vụ riêng cho bộ môn hóa học mà thường sử dụng kết hợp chung với môn sinh học hoặc môn vật lí
- Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm một số trường còn thiếu thốn và chưa đạt yêu cầu
- Một số trường còn thiếu về phòng học nên phải học ca 2, ca 3
- Nội dung chương trình của bộ môn hóa học lớp 11 còn chưa hợp lí khiến cho việc dạy và học còn khó khăn
- Các sách giáo khoa và tài liệu tham khảo nhiều và tràn lan chưa được tóm tắt một cách cô đọng để phục vụ các học sinh có trình độ trung bình và yếu
Trang 16- Một số giáo viên trong tỉnh chưa phát huy tinh thần tự học và sáng tạo làm giảm chất lượng của tiết dạy
- Việc đặt ra chỉ tiêu trong giáo dục làm cho học sinh có hiện tượng ngồi nhầm lớp
- Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh Đa số học sinh hiện nay ỷ lại về kinh tế gia đình nên không quan tâm đến học tập
1.2.3 Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học cho học sinh
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trên, chúng tôi có những biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học cho học sinh:
- Trong khi chờ đợi lãnh đạo tỉnh, Sở Giáo dục và Ban Giám hiệu nhà trường cải thiện cơ sở vật chất Giáo viên hóa học có thể sử dụng các phòng chung để cho học sinh thực hành thí nghiệm
- Tăng cường dự giờ học tập các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy
- Phát huy tính tự học và sáng tạo trong soạn giảng nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy
- Áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại như dạy học dự án, dạy học nêu vấn đề, dạy học bằng lược đồ tư duy… nhằm gây hứng thú và kích thích học sinh học tập
- Hệ thống hóa lí thuyết giúp học sinh dễ học dễ nhớ
- Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh rèn luyện tư duy một cách có hệ thống
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như hóa học vui, câu hỏi hóa học … giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn hóa học
- Tiến hành phát hiện và bồi dưỡng học sinh khá giỏi nhằm phát huy được niềm đam mê, và nâng cao hiểu biết của các em về bộ môn hóa học
- Phụ đạo học sinh yếu kém nhằm giúp các em lấy lại các kiến thức cơ bản, tạo lòng tin và niềm say mê cho các em để các em có thể học tốt môn hóa học
1.3 BÀI TẬP HÓA HỌC
Phương pháp sử dụng bài tập là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện tư duy cho học sinh, giúp học sinh khắc sâu kiến thức Trong dạy học Hóa học cũng như trong giảng dạy các môn học khác, ta có thể đánh giá giáo viên đó có thành công hay không thông qua cách giáo viên đó sử dụng hệ thống bài tập có phù hợp với học sinh hay không Mặt khác, ta cũng có thể đánh giá năng lực của học sinh thông qua cách học sinh giải quyết
hệ thống bài tập Có thể nói quá trình học tập là một quá trình giải một hệ thống bài tập đa dạng Thực tế giảng dạy cho thấy, một bài giảng, một giờ lên lớp có hiệu quả, có đạt được các yêu cầu sư phạm nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống bài tập (bao gồm cả câu hỏi, bài toán, bài tập nhận thức …) có hệ thống, có khoa học, có biên soạn được tốt không
Trang 17Về mặt lí luận dạy học hóa học, bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán mà khi hoàn thành chúng học sinh nắm được hay hoàn thiện một tri thức hay một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng hay trả lời viết kèm theo thực nghiệm Ở nước ta, sách giáo khoa và sách tham khảo hay các sách điện tử…, thuật ngữ “bài tập” được dùng theo quan niệm này
Câu hỏi – đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành một loạt hoạt động tái hiện Hình thức sử dụng các câu hỏi đó có thể là bằng lời, bằng các phiếu học tập hay bằng máy chiếu Nội dung câu hỏi có thể về kiến thức cơ bản, hoặc để rèn luyện kĩ năng hay về thực hành thí nghiệm
Trong các câu hỏi, giáo viên thường yêu cầu học sinh phải nhớ lại nội dung các định luật các quy tắc, định nghĩa, các khái niệm, trình bày lại một mục trong sách giáo khoa hoặc các câu hỏi mang tính chất gợi ý, nêu vấn đề câu hỏi còn mang tính chất củng cố nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh
Bài toán – đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành một loạt hoạt động sáng tạo Hình thức sử dụng của bài toán thường được viết lên bảng hoặc được in thành các tài liệu Thông thường bài toán được phân thành hai loại chính, đó là bài toán định lượng và bài toán định tính
Mục đích chính của việc sử dụng câu hỏi và bài toán mà một giáo viên cần đạt tới đó là giúp học sinh nắm vững hay hoàn thiện một tri thức hoặc một kĩ năng Ví dụ, đối với phần Hóa học Hữu
cơ lớp 11 có thể ra các dạng câu hỏi và bài toán về cách lập công thức phân tử các hợp chất hữu cơ, viết đồng phân, xác định công thức cấu tạo, viết các phương trình hóa học thể hiện tính chất của các loại nhóm chức, nhận biết các chất hữu cơ …
Tùy theo tính chất của hoạt động cần tiến hành (tái hiện hay sáng tạo) mà bài tập có thể chỉ gồm toàn những câu hỏi hay toàn những bài toán hay hỗn hợp cả câu hỏi lẫn bài toán
Tóm lại, bài tập hóa học được xem như là một phương tiện dạy học then chốt trong quá trình dạy học, dùng bài tập trong quá trình hình thành kiến thức, khai thác kiến thức, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho người học và kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập… Như vậy, có
Trang 18thể xem bài tập là một “vũ khí” sắc bén cho giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học và sử dụng bài tập là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, và nâng cao kết quả học tập cho học sinh
1.3.2 Phân loại bài tập hóa học [28]
Tùy vào cơ sở phân loại mà có nhiều cách phân loại bài tập hóa học khác nhau Sau đây là các cách phân loại bài tập hóa học:
1.3.2.1 Dựa vào nội dung toán học của bài tập hóa học
- Bài tập định tính (không có tính toán)
- Bài tập định lượng (có tính toán)
1.3.2.2 Dựa vào nội dung chủ đạo của bài tập hóa học
- Bài tập lý thuyết
- Bài tập định lượng
- Bài tập thực nghiệm
- Bài tập tổng hợp
1.3.2.3 Dựa vào hoạt động học tập của học sinh
- Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm)
- Bài tập thực hành (có tiến hành thí nghiệm)
1.3.2.4 Dựa vào chức năng của bài tập
- Bài tập tái hiện kiến thức (hiểu, biết, vận dụng)
- Bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá)
1.3.2.5 Dựa vào kiểu hay dạng bài tập
- Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất
- Bài tập xác định công thức cấu tạo của chất
- Bài tập xác định tính chất hóa học của chất
- Bài tập xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp
- Bài tập nhận biết các chất
- Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp
- Bài tập điều chế các chất
- Bài tập bằng hình vẽ …
1.3.2.6 Dựa vào khối lượng kiến thức cần giải quyết
- Bài tập đơn giản (cơ bản)
- Bài tập phức tạp (tổng hợp)
1.3.2.7 Dựa vào cách thức kiểm tra
- Bài tập trắc nghiệm khách quan
Trang 19- Bài tập trắc nghiệm tự luận
1.3.2.8 Dựa vào phương pháp giải bài tập
- Bài tập tính theo công thức và phương trình
- Bài tập biện luận
- Bài tập dùng các giá trị trung bình
- Bài tập dùng đồ thị
1.3.2.9 Dựa vào mục đích sử dụng
- Bài tập dùng để kiểm tra đầu giờ
- Bài tập dùng để củng cố kiến thức
- Bài tập dùng để ôn luyện, tổng kết
- Bài tập dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi
- Bài tập dùng để phụ đạo học sinh yếu …
1.3.2.10 D ựa theo các bước của quá trình dạy học
- Bài tập mở bài, tạo tình huống dạy học
- Bài tập vận dụng khi giảng bài mới
- Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức
- Bài tập về nhà
- Bài tập kiểm tra
Trong 10 phương pháp phân loại trên thì bài tập hóa học được phân loại chủ yếu theo nội dung toán học Các phương pháp phân loại khác được cụ thể hóa trong các trường hợp nhất định
1.4 NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CỦA HỌC SINH THPT [27]
1.4 1 Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan là yếu tố then chốt quyết định đến kết quả học tập môn hóa học của học sinh Yếu tố chủ quan bao gồm các yếu tố sau:
1.4 1.1 Yếu tố tâm lí
Tâm lí của học sinh ảnh hưởng khá lớn đến kết quả học tập bộ môn hóa học
- Học sinh có tâm trạng vui vẻ không chỉ tiếp thu được nhiều kiến thức (về số lượng) mà còn giúp học sinh nhớ lâu hơn (về chất lượng) Ngược lại nếu học sinh bị stress, buồn phiền, lo âu thì hiệu quả của việc tiếp thu bài học là rất thấp, do đó ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập
- Lòng ham mê học hỏi: là một yếu tố tâm lí quan trọng giúp học sinh có động lực tự tìm tòi kiến thức, tự chiếm lĩnh tri thức Học sinh có lòng ham mê học hỏi cảm thấy hứng thú với kiến thức, khiến cho quá trình tiếp thu kiến thức trở nên nhanh hơn và có hiệu quả hơn, dẫn đến đạt được kết quả học tập tốt hơn Ngược lại với lòng ham mê học hỏi là không có mục đích học (không thấy
Trang 20được ý nghĩa của việc học) Yếu tố tâm lí này sẽ làm học sinh mất định hướng, không thấy được ý nghĩa của việc tiếp thu kiến thức, do đó kết quả học tập của những học sinh này sẽ không cao
1.4 1.2 Yếu tố tư duy
Bên cạnh yếu tố tâm lí thì yếu tố tư duy cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh Những học sinh có tư duy tốt sẽ có những thao tác tư duy tốt (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…) Tư duy tốt sẽ giúp học sinh liên kết được các kiến thức lại với nhau thành một hệ thống, điều này sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn và giải quyết các bài tập hóa học một cách nhanh chóng và chính xác hơn Ngược lại những học sinh có tuy duy kém sẽ không thấy được tính hệ thống của kiến thức, đối với học sinh đó kiến thức là những mãng rời rạc Do đó việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn dẫn đến kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng theo
1.4 1.3 Phương pháp học tập
Phương pháp học tập có thể được xem là chìa khóa để mở được kho tàng kiến thức Học sinh
có phương pháp học tập tốt biết cách lập kế hoạch học tập, thấy được nội dung kiến thức nào cần rèn luyện nhiều, nội dung nào cần rèn luyện ít, nội dung nào cần phải hiểu, nội dung nào cần phải học thuộc lòng… Ngược lại những học sinh không có phương pháp học tập tốt sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc đánh giá những kiến thức đã học, kiến thức nào là quan trọng, chủ đạo, kiến thức nào là kiến thức vận dụng… Do đó những học sinh có phương pháp học tập tốt thì kết quả học tập
1.4 2.2 Phương tiện học tập
Hầu hết các trường phổ thông trong cả nước đều được trang bị phòng thí nghiệm hóa học Tuy nhiên đa số các phòng thí nghiệm ở trường phổ thông thì chưa đạt yêu cầu Đặc biệt là các trường ở
Trang 21các huyện vùng sâu vùng xa hầu như không có phòng thí nghiệm hóa học hoặc có mà không sử dụng được Hóa chất được giao về trường không chỉ thiếu về số lượng mà còn không đảm bảo về chất lượng, không thực hiện được đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm trong sách giáo khoa Ở một
số trường, phòng thí nghiệm được sử dụng chung nhiều môn như: hóa, lí, sinh
Những tác động của phương tiện học tập học sinh có thể khắc phục được nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh
1.4 2.3 Ảnh hưởng của giáo viên đứng lớp
Giáo viên là người truyền thụ, hoặc là người hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức Do
đó một giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có phương pháp dạy học tốt sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo và phát triển tư duy của học sinh Ngược lại một người giáo viên có năng lực chuyên môn kém sẽ làm cho học sinh mất lòng tin, không giúp được học sinh hoàn thiện các kĩ năng cũng như năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo Một người giáo viên có năng lực chuyên môn tốt nhưng phương pháp dạy học không tốt thì sẽ không gây hứng thú cho học sinh học tập cũng như không kích thích được lòng đam mê học tập ở học sinh Do đó người giáo viên đứng lớp có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập của học sinh
Trang 22TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương I chúng tôi trình bày cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài bao gồm:
1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2 Sơ lược về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội tỉnh Bạc Liêu
3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học môn hóa học ở tỉnh Bạc Liêu
4 Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
5 Khái niệm và phân loại bài tập hóa học
6 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập môn hóa học của học sinh THPT
Những vấn đề nêu trên là cơ sở để chúng tôi hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài
tập nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh tỉnh Bạc Liêu
Trang 23CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG HOÁ LÍ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC
SINH TỈNH BẠC LIÊU
2.1 HỆ THỐNG HÓA LÍ THUYẾT HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THPT TỈNH BẠC LIÊU
2.1.1 Nguyê n tắc hệ thống hóa lí thuyết
Để hệ thống lí thuyết đạt được mục đích nâng cao kết quả học tập cho học sinh tỉnh Bạc Liêu, chúng tôi đề xuất một số nguyên tắc sau:
2.1.1.1 Đảm bảo tính chính xác, khoa học
Đây là nguyên tắc chung của tất cả các môn khoa học thực nghiệm trong đó có hóa học Theo nguyên tắc này hệ thống lí thuyết phải thể hiện đúng đắn những quan điểm của kiến thức hóa học hiện đại như:
- Ngôn ngữ hóa học: các dãy đồng đẳng, các danh pháp hợp chất hữu cơ
- Các công thức phân tử, công thức cấu tạo
Hiđrocacbon được chia thành 3 loại:
- Hiđrocacbon no: gồm 2 dãy đồng đẳng
+ Ankan: hiđrocacbon no mạch hở
+ Xiclo ankan: hiđrocacbon no mạch vòng
- Hiđrocacbon không no: gồm 3 dãy đồng đẳng
+ Anken: hiđrocacbon trong cấu tạo có 1 liên kết đôi
+ Ankađien: hiđrocacbon trong cấu tạo có 2 liên kết đôi
+ Ankin: hiđrocacbon trong cấu tạo có 1 liên kết ba
Trang 24- Dãy đồng đẳng ankan: là dãy đồng đẳng đầu tiên học sinh được học nên ở phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp trọng tâm của bài học là rèn luyện cho học sinh cách lập công thức tổng quát, cách viết đồng phân mạch cacbon và gọi tên các đồng phân theo danh pháp thay thế Phần tính chất hóa học trọng tâm là giúp học sinh xác định hướng thế brom vào phân tử ankan Phần điều chế trọng
tâm là giới thiệu học sinh phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm
- Dãy đồng đẳng anken: là dãy đồng đẳng được học tiếp theo sau dãy đồng đẳng ankan nên phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp giúp học sinh so sánh điểm giống và điểm khác nhau giữa ankan và anken về công thức tổng quát, phương pháp viết đồng phân, danh pháp của anken Phần tính chất hóa học trọng tâm là giúp học sinh nhận rõ được vai trò quyết định của liên kết π đến tính chất hóa học của anken và hướng phản ứng cộng HCl và HR 2 RO vào các phân tử anken theo quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop Trong phần điều chế giới thiệu học sinh phương pháp điều chế etylen trong phòng thì nghiệm
- Dãy đồng đẳng ankađien: Nhấn mạnh cho học sinh chỉ nghiên cứu các ankađien liên hợp đặc biệt là buta-1,3-đien và isopren (2-metyl-buta-1,3-đien) Phân tích điểm khác nhau giữa phản ứng cộng của ankađien liên hợp và anken
- Dãy đồng đẳng ankin: Trọng tâm quan trọng nhất của bài học đó là giúp học sinh so sánh được sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa ankin và anken Phần điều chế giới thiệu phương pháp điều chế axetylen trong phòng thí nghiệm
- Dãy đồng đẳng ankyl benzen: Trọng tâm của bài học là phân tích tính chất thơm của vòng benzen “dễ thế, khó cộng và khó bị oxi hóa bởi KMnOR4R” Nhấn mạnh hướng thế của halogen vào phân tử ankylbenzen
Trang 25- Dãy đồng đẳng dẫn xuất halogen: Trọng tâm phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp là phương pháp phân loại dẫn xuất halogen Trọng tâm phần tính chất hóa học cần rèn luyện cho học sinh viết được phản ứng thế và phản ứng tách, hướng dẫn học sinh viết sản phẩm tách dựa vào quy tắc Zai-xep Nhấn mạnh vai trò của dẫn xuất halogen là chất trung gian nối giữa hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon
- Dãy đồng đẳng ancol: Dựa trên phần phân loại dẫn xuất halogen hướng dẫn học sinh phân loại ancol, giới thiệu bậc của ancol, và cách lập công thức tổng quát của các loại ancol Dựa vào phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen hướng dẫn học sinh viết phản ứng thế và phản ứng tách của ancol Giới thiệu các phản ứng đặc trưng của ancol (phản ứng lên men, phản ứng với Cu(OH)R 2 R) Lưu ý học sinh một số kĩ năng như: cách xác định số nhóm chức ancol, cách xác định số ete thu được
- Dãy đồng đẳng phenol: Phân tích điểm khác nhau giữa cấu trúc phân tử ancol và phân tử phenol Nhấn mạnh ảnh hưởng của nhóm –OH lên vòng benzen và ảnh hưởng của vòng benzen lên nhóm –OH Phần điều chế giới thiệu phương pháp điều chế phenol từ benzen và từ cumen
- Dãy đồng đẳng anđehit và xeton: Nhấn mạnh tính chất hóa học đặc trưng của anđehit do nhóm cacbanal gây ra đó là tính khử và tính oxi hóa Đặc biệt là phản ứng tráng gương cứ 1mol anđehit thì tạo được 2 mol Ag Tuy nhiên HCHO trong cấu tạo có 2 nhóm –CHO do đó 1 mol HCHO có thể tạo tối đa 4 mol Ag Từ đó có thể dựa vào mối liên quan giữa số mol của Ag và số mol anđehit để xác định số nhóm chức anđehit
- Dãy đồng đẳng axit cacboxylic: Trọng tâm của bài học là hướng dẫn học sinh cách lập công thức tổng quát của axit, cách xác định số nhóm chức, cách so sánh lực axit
2.1.1.4 Trình bày ngắn gọn, súc tích
Đây là nguyên tắc thiết yếu, và quan trọng trong việc xây dựng các văn bản khoa học Theo nguyên tắc này, hệ thống lí thuyết phải được viết mạch lạc, dễ hiểu và phải có ví dụ minh họa cụ thể Phần mở đầu của hệ thống lí thuyết có giới thiệu tổng quan các dãy đồng đẳng được hệ thống hóa, ở mỗi dãy đồng đẳng đều được xây dựng thành 3 mục chính (I Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp; II Tính chất hóa học; III Điều chế) Ở mỗi mục chỉ tập trung những tính chất quan trọng của mỗi dãy đồng đẳng Những tính chất này được viết bằng những gạch đầu dòng ngắn gọn nhưng thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền tải Các phương trình phản ứng được viết bằng công thức tổng quát
và có ví dụ một số chất điển hình
2.1.1.5 Giúp học sinh dễ tra cứu
Hệ thống lí thuyết được xây dựng dựa trên sự phân loại hợp chất hữu cơ Điều này giúp học sinh tra cứu một cách nhanh chóng tính chất hóa học của một chất hữu cơ bất kì trong chương trình
hóa học lớp 11 Các phương trình phản ứng được viết dưới dạng tổng quát thể hiện tính chất của
Trang 26từng loại nhóm chức, giúp học sinh dễ dàng nắm được các phản ứng của từng hợp chất hữu cơ cụ thể
2.1.1.6 G iúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức
Hệ thống lí thuyết được cô đọng một cách logic sẽ giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Giúp học sinh
có một cách nhìn tổng quát và có hệ thống về kiến thức hóa học hữu cơ lớp 11 Bên cạnh đó trong
hệ thống lí thuyết còn tóm tắt lại tên một số hợp chất hữu cơ thường gặp Điều này góp phần giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức hơn
2.1.1.7 Giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy
Rèn luyện các thao tác tư duy là mục đích chính của hầu hết các bộ môn khoa học trong đó có
hóa học Dựa trên nguyên tắc này hệ thống lí thuyết được xây dựng giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…
- Thao tác so sánh là kim chỉ nam xuyên suốt hệ thống lí thuyết Bài học sau được xây dựng bằng cách so sánh với bài học trước
Vd: Phương pháp viết đồng phân của anken dựa trên sự so sánh với phương pháp viết đồng phân của ankan Tính chất hóa học của ankin được xây dựng trên sự so sánh tính chất hóa học của anken…
- Cấu tạo của một chất hữu cơ sẽ quyết định tính chất hóa học của chất đó Nên thao tác phân tích luôn được thực hiện trong phần tính chất hóa học của mỗi dãy đồng đẳng
Vd: Xét tính chất hóa học của axit acrylic (CHR 2 R=CH-COOH), qua phân tích cấu tạo giáo viên giúp học sinh nhận thấy axit acrylic có tính chất hóa học của axit và có tính chất hóa học của anken Hoặc phân tích cấu tạo của axit fomic (HCOOH) để chỉ ra axit fomic không chỉ có tính chất axit mà còn có tính chất anđehit
- Thông qua thao tác phân tích cấu tạo của các chất hữu cơ giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại để xây dựng bảng nhận biết các chất hữu cơ
- Thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa được hình thành qua việc hình thành các phương pháp viết đồng phân, phương pháp xác định đồng phân hình học, lập công thức tổng quát của các dãy đồng đẳng, viết các phương trình phản ứng dưới dạng tổng quát…
2.1.2 Quy trình hệ thống hóa lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 11
2.1.2.1 Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống lí thuyết
Mục đích của hệ thống lí thuyết nhằm giúp học sinh dễ nhớ dễ khắc sâu kiến thức và góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT tỉnh Bạc Liêu
2.1.2.2 Bước 2: Xác định phạm vi kiến thức cần hệ thống
Phạm vi lí thuyết hệ thống hóa là phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 Bao gồm phần hiđrocacbon và một phần của dẫn xuất hiđrocacbon
Trang 272.1.2.3 Bước 3: Xác định trọng tâm của mỗi chương và mỗi bài
Phần hóa học hữu cơ lớp 11 được trình bày gồm 6 chương và 39 bài
- Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ
- Chương 5: Hiđrocacbon no
- Chương 6: Hiđrocacbon không no
- Chương 7: Hiđrocacbon thơm – Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên
- Chương 8: Dẫn xuất halogen Ancol – Phenol
- Chương 9: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic
Ở mỗi chương cần xác định được:
- Nội dung kiến thức trọng tâm của chương là gì?
- Kiến thức nào là biết, kiến thức nào là hiểu?
- Các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh là gì?
- Thông qua nội dung của chương giáo dục cho học sinh những phẩm chất gì?
Tiến hành các bước như vậy ở mỗi bài
2.1.2.4 Bước 4: Thu thập thông tin để hệ thống lí thuyết
Thu thập thông tin để hệ thống lí thuyết được tiến hành qua các bước cụ thể sau:
- Thu thập các sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu liên quan đến hệ thống lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 11
- Tham khảo sách, báo, tạp chí… có liên quan
- Tìm hiểu những nội dung trọng tâm nào mà học sinh cần phải nắm vững để tiến hành soạn thảo giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đó
- Tìm hiểu phương pháp trình bày giúp học sinh dễ học dễ nhớ qua các tài liệu tham khảo
2.1.2.5 Bước 5: Tiến hành hệ thống hóa lí thuyết
Để tiến hành hệ thống hóa lí thuyết ta có thể thực hiện theo các bước sau:
- Xây dựng dàn ý của hệ thống lí thuyết: thông qua việc xác định trọng tâm của mỗi chương mỗi bài
+ Hệ thống lí thuyết được tiến hành gồm bao nhiêu phần?
+ Mỗi phần được trình bày gồm bao nhiêu mục?
- Kết hợp sách giáo khoa và các sách tham khảo tiến hành cụ thể hóa nội dung của dàn ý
- Soạn thảo chi tiết nội dung của dàn ý có sắp xếp và chọn lọc
2.1.2.6 Bước 6: Tham khảo ý kiến đồng nghiệp
Ở mỗi chương, mỗi nội dung lí thuyết cụ thể ta có thể tham khảo và trao đổi với đồng nghiệp Học hỏi kinh nghiệm truyền đạt nội dung kiến thức đó ở các giáo viên có kinh nghiệm Học hỏi
Trang 28phương pháp tóm tắt, cách cô đọng kiến thức và cách nhấn mạnh nội dung lí thuyết ở các giáo viên, đồng nghiệp
2.1.2.7 Bước 7: Chỉnh sửa và bổ sung
Sau khi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp ta tiến hành chỉnh sửa và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống lí thuyết Xem xét và loại bỏ các nội dung không cần thiết, không đạt yêu cầu Bổ sung thêm các kiến thức kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tiếp thu hệ thống lí thuyết một cách dễ
dàng
2.1.3 Hệ thống lí thuyết phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT
Hệ thống lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 11 bao gồm 13 nội dung:
- Sơ lược về hóa học hữu cơ
- Phân tích nguyên tố và lập công thức phân tử
- Hệ thống lí thuyết bài Ankan
- Hệ thống lí thuyết bài Xiclo Ankan
- Hệ thống lí thuyết bài Anken
- Hệ thống lí thuyết bài Ankađien
- Hệ thống lí thuyết bài Ankin
- Hệ thống lí thuyết bài Ankyl Benzen
- Hệ thống lí thuyết bài Dẫn xuất Halogen
- Hệ thống lí thuyết bài Ancol
- Hệ thống lí thuyết bài Phenol
- Hệ thống lí thuyết bài Anđehit – Xeton
- Hệ thống lí thuyết bài Axit cacboxylic
Trong hệ thống lí thuyết mỗi dãy đồng đẳng được xây dựng gồm 3 mục chính:
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
- Tính chất hóa học
- Điều chế
2.1.3.1 Hệ thống lí thuyết phần “Sơ lược về hóa học hữu cơ”
I Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, COR 2 R, muối cacbonat…)
- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ
II Phân loại hợp chất hữu cơ
Hợp chất hữu cơ gồm 2 loại là: Hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon
1 Hiđrocacbon: gồm 3 loại
a Hiđrocacbon no: gồm 2 dãy đồng đẳng
- Ankan
Trang 29III Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ
1 Đặc điểm cấu tạo: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị
2 Tính chất vật lý
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp
- Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ
3 Tính chất hóa học
- Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy
- Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, nên tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm
2.1.3.2 Hệ thống lí thuyết phần “Phân tích nguyên tố và lập công thức phân tử”
I Sơ lược về phân tích nguyên tố
1 Phân tích định tính
- Mục đích: Xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ
- Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng
2 Phân tích định lượng
- Mục đích: Xác định thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ
- Nguyên tắc: Cân chính xác khối lượng hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C → COR 2 R, H →
HR 2 RO, N → NR 2 R, sau đó xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất tạo thành, từ đó tính % khối lượng các nguyên tố
- Biểu thức tính toán:
2
CO C
V 28
22, 4
Trang 30II Công thức phân tử hợp chất Hữu cơ
1 Công thức đơn giản nhất
- Định nghĩa: Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
- Thiết lập công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ CR x RHR y ROR z Rlà thiết lập tỉ lệ
- Cách thiết lập công thức phân tử:
+ Thiết lập công thức phân tử qua công thức đơn giản nhất
• Bước 1: Từ kết quả phân tích %C, %H, %N, %O… lập công thức đơn giản nhất: CR p RHR q ROR r RNR s R
+ Thiết lập công thức phân tử không qua công thức đơn giản nhất
Gọi CTPT của chất hữu cơ là CR x RHR y ROR z RNR t R
A
M %H
y =1.100 ;
A
M %O
z =16.100 ;
A
M %N
t = 14.100
2.1.3.3 Hệ thống lí thuyết bài “Ankan”
Trang 31- Ankan từ CR 4 RHR 10 Rtrở đi có đồng phân cấu tạo, đó là đồng phân mạch cacbon
- Phương pháp viết đồng phân
+ Viết mạch cacbon không nhánh dài nhất
+ Bớt 1 cacbon làm nhánh
+ Di chuyển các nhánh sao cho tạo những đồng phân khác nhau
+ Khi không thể bớt cacbon và không thể di chuyển nhánh tạo đồng phân khác nhau thì hết đồng phân
- Bậc của một nguyên tử C bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó
Vd: Viết tất cả đồng phân có công thức CR 6 RHR 14 R
Bảng 2.1: Tên mạch chính, tên nhánh, số đếm tương ứng với 10 Cacbon đầu tiên
Số cacbon Tên mạch chính Tên nhánh Số đếm
Trang 32CH3 CH2 CH2
- Clo thế H ở cacbon các bậc khác nhau
- Brom hầu như chỉ thế ở cacbon bậc cao
- Flo phản ứng mãnh liệt phân hủy ankan thành C và HF
- Iot không phản ứng với ankan
Trang 332.1.3.4 Hệ thống lí thuyết bài “Xiclo Ankan” (Lưu trong CD)
2.1.3.5 Hệ thống lí thuyết bài “Anken”
I Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
1 Đồng đẳng
- Anken là hiđrocacbon mạch hở, trong cấu tạo có 1 liên kết đôi
- CTTQ: CR n RHR 2n R(n ≥ 2) (Anken và xiclo ankan là đồng phân)
2 Đồng phân
- Từ CR 4 RHR 8 R trở đi có đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể Đồng phân cấu tạo gồm: đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nối đôi
Trang 34- Phương pháp viết đồng phân cấu tạo:
+ Viết mạch cacbon dài nhất, cho nối đôi ở vị trí thứ nhất
+ Di chuyển nối đôi để tạo đồng phân vị trí nối đôi
thỏa mãn điều kiện a ≠ b và c ≠ d
- Đồng phân hình học chỉ có khi anken
+ Nếu mạch chính cùng phía của liên kết C = C là đồng phân cis
+ Nếu mạch chính ở khác phía nhau của liên kết C=C là đồng phân trans
- Mạch chính: là mạch cacbon dài nhất, chứa nhiều nhánh nhất và chứa liên kết đôi
- Đánh số thứ tự: ở đầu mạch gần nối đôi nhất
- Quy tắc: vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch chính-vị trí nối đôi-en
Vd: (Xem ở phần đồng phân)
b Tên thông thường
- Chỉ áp dụng cho một số anken mạch thẳng
- Quy tắc: Tên mạch chính + ilen
- Một số anken và gốc hiđrocacbon không no thường gặp
CH2=CH2 etilen CH2=CH-CH3 propilen
C C a b
c d
Trang 35propylen polipropylen (nhựa PP)
3 Phản ứng oxi hóa
- Oxi hóa không hoàn toàn (làm mất màu thuốc tím)
- Oxi hóa hoàn toàn
CR n RHR 2n R + 3n
2 OR
Trang 36 ULưu ý:UTrong phản ứng đốt cháy anken thì
- nR CO2R = nR H2O R
- Khi giải bài toán hiđrocacbon khi đề bài cho số mol COR 2 R= số mol HR 2 RO thì có đến 2 dãy đồng đẳng
phù hợp đó là xicloankan và anken Do đó cần chú ý đến cấu tạo mạch cacbon, nếu mạch hở là anken còn
Trang 372 Đồng phân
- Từ CR 4 RHR 6 Rtrở đi có đồng phân vị trí liên kết ba
- Phương pháp viết đồng phân của ankin tương tự như anken
3 Danh pháp
a Tên thay thế
- Chọn mạch chính và đánh số thứ tự tương tự như anken
- Quy tắc: vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch chính-vị trí nối ba-in
d Với HX: tương tự anken
2 Phản ứng đime hóa và trime hóa
Trang 384 Phản ứng oxi hĩa
- Oxi hĩa khơng hồn tồn (làm mất màu thuốc tím)
3CH≡CH + 8KMnOR 4 R → 3KOOC-COOK + 8MnOR 2 R + 2KOH + 2HR 2 RO
- Oxi hĩa hồn tồn
CR n RHR 2n-2 R + 3n-1
2 O
R 2 R → nCOR 2 R + (n-1)HR 2 RO ULưu ýU: giống như ankađien nR ankin R = nR CO2R – nR H2O R
III Điều chế
- Từ metan
2CHR 4 R →1500 Co
làm lạnh nhanh CH≡CH + 3HR 2
- Thủy phân canxi cacbua
CaCR 2 R + 2HR 2 RO → Ca(OH)R 2 R + CR 2 RHR 2 R
2.1.3.8 Hệ thống lí thuyết bài “Ankyl benzen” (Lưu trong CD)
2.1.3.9 Hệ thống lí thuyết bài “Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon”
Trang 39+ Ancol: CR x RHR y R(OH)R z R CR x RHR y ROR z R
2 Đồng phân
- Ancol có đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân nhóm chức
- Phương pháp viết đồng phân: đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức tương tự như dẫn xuất halogen
Vd: Đồng phân của CR 4 RHR 10 RO
CH2 CH2 CH2 CH3OH
OH Butan-1-ol (ancol butylic) Butan-2-ol (ancol sec-butylic)
CH3OH
CH3OH
2-metylpropan-1-ol (ancol isobutylic) 2-metylpropan-2-ol (ancol tert-butylic)
b Tên thông thường
- Quy tắc: Ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic
Vd: (Xem phần đồng phân)
c Tên thông thường của một số ancol thường gặp
CR 2 RHR 5 ROH ancol etylic CHR 2 R=CH-CHR 2 ROH ancol anlylic
CR 6 RHR 5 RCHR 2 ROH ancol benzylic CHR 3 RCH(OH)CHR 3 R ancol isopropylic
Trang 40CH3 CH2 CH O + H2O