1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp​

115 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

Luật giáo dục quy định rõ: một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là nhằmgiúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên các bậc họctrên, học ng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO II

HUỲNH THỊ TAM THANH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP HỒ CHÍ MINH - 2003

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lýKhoa học, các thầy cô giáo khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ ChíMinh, các thầy cô giáo trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo II đã tạo điều kiện thuận lợi

về học tập, tận tụy trong giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.Xin cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã quan tâm, tạo điềukiện thuận lợi cho tác giả được đi học và giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt khóa học Đồng thời,tác giả cũng xin cảm ơn các Phòng Giáo dục chuyên nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Kếhoạch Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm Giáo dục thường xuyên và các trườngTrung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã cộng tác nhiệt tình,giúp đỡ tác giả có được những thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ,động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - Tiến sĩ Khoa học Lê Thị Hoa,người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong việc định hướng về nội dung đề tài, phươngpháp nghiên cứu khoa học và thường xuyên quan tâm giúp đỡ tác giả trong suốt quá trìnhnghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Dù đã cố gắng rất nhiều, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót,kính mong sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp

TP Hồ Chí Minh, năm 2003

Huỳnh Thị Tam Thanh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Mục đích nghiên cứu 9

3 Giả thuyết khoa học 9

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9

5 Phạm vi và giới hạn đề tài 9

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

7 Phương pháp nghiên cứu 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 12

1.1 Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu 12

1.1.1 Tính tất yếu của công tác hướng nghiệp 12

1.1.2 Công tác hưởng nghiệp ở một số nước trên Thế giới 13

1.1.3 Khái quát về công tác hướng nghiệp và quản lý công tác hướng nghiệp ở nước ta trong những năm qua 14

1.2 Khái niệm về quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học tại trung tâm Giáo dục thường xuyên 16

1.2.1 Vấn đề hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học 16

1.2.2 Khái niệm quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên 24

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG

XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 33

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng 33

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội 33

2.1.2 Thực trạng giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng 34

2.2 Thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh pho thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phổ Đà Nẵng 36

2.2.1 Mạng lưới các trung tâm Giáo dục thướng xuyên 36

2.2.2 Quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo 37

2.2.3 Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp 43

2.2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác hướng nghiệp 47

2.2.5 Chương trình và tài liệu phục vụ công tác hướng nghiệp 50

2.2.6 Tài chính và cơ chế chính sách cho người dạy, người học 51

2.2.7 Xã hội hóa công tác hướng nghiệp 52

2.3 Thực trạng hoạt động quản lý công tác hướng nghiệp của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 54

2.3.1 Xây dựng bộ máy làm công tác hướng nghiệp 54

2.3.2 Lập kế hoạch thực hiện công tác hướng nghiệp 56

2.3.3 Tổ chức thực hiện các con đường hướng nghiệp 56

2.3.4 Kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp 58

2.3.5 Tổng kết và điều chỉnh kế hoạch 61

2.4 Đánh giá chung 61

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 64

Trang 6

3.1 Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý 64

Trang 7

3.1.1 Cơ sở lý luận 64

3.1.2 Cơ sở thực tiễn 64

3.1.3 Cơ sở pháp lý 65

3.2 Các giải pháp quản lý công tác hướng nghiệp 65

3.2.1 Giải pháp về nâng cao nhận thức 65

3.2.2 Giải pháp về quy hoạch mạng lưới các trung tâm Giáo đục thường xuyên 67

3.2.3 Giải pháp về xây dựng đội ngữ cán bộ quản lý công tác hướng nghiệp 69

3.2.4 Giải pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp 69

3.2.5 Giải pháp về tăng cường các hoạt động hưởng nghiệp, cải đến nội dung, đổi mới phương pháp, phát triển quy mô dạy nghề phổ thông theo cơ cấu ngành nghề hợp lý 71

3.2.6 Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hướng nghiệp 73

3.2.7 Giải pháp về tài chính, cơ chế chính sách đối với người dạy, người học 74

3.2.8 Giải pháp về tăng cường quản lý của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên đổi với công tác hướng nghiệp 75

3.2.9 Giải pháp về tăng cường xã hội hóa công tác hướng nghiệp 78

3.3 Thử nghiệm 79

3.3.1 Giả thuyết thử nghiệm: 79

3.3.2 Thời gian thử nghiệm: 79

3.3.3 Đối tượng thử nghiệm: 79

3.3.4 Cách tiến hành: 79

3.3.5 Kết quả thử nghiệm: 80

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

A VĂN KIỆN VÀ CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN 89

B CÁC SÁCH BÁO, TÀI LIỆU KHOA HỌC 89

PHẦN PHỤ LỤC 92

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta bước vào thế kỷ XXI với những thành tựu mới của cách mạng khoa học và côngnghệ, đặc biệt với những ưu thế của công nghệ cao, những thay đổi nhanh chóng đòi hỏi nềngiáo dục Việt Nam phải tiếp tục đổi mới để đáp ứng được với yêu cầu của sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ngành Giáo dục và Đào tạo phải đào tạo ra những lớp người lao động "có trí tuệ cao, cótay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nềngiáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại" [1, tr.11] Đồng thời,nguồn nhân lực này phải đảm bảo một cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với cơ cấu kinh tế - xãhội của cả nước cũng như từng địa phương

Một trong những biện pháp quan trọng góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu đó làphải đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, giải quyết những bức xúc củavấn đề phân luồng học sinh sau bậc trung học

Luật giáo dục quy định rõ: một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là nhằmgiúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên các bậc họctrên, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, yêu cầu giáo dục phổ thông bậc Trung học phổthông phải "có nội dung nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướngnghiệp cho mọi học sinh " [5, tr.17]

Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra nhiệm vụ phát triển giáo dục: "Thực hiện phương châm

"học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội" Coitrọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếuniên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước vàtừng địa phương."[2, tr.109] Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục lao độnghướng nghiệp được coi là một hướng ưu tiên trong đổi mới mục tiêu giáo dục, thực hiệnnguyên lý giáo dục của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 9

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc Trung ương nằm ở vùng duyên hải miền Trungđang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức cho sự phát triển Cơ cấu kinh tế của thành phốđang được định hướng chuyển dần từ "nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ" sang "công nghiệp

- dịch vụ -nông nghiệp", phấn đấu đến năm 2005 trong cơ cấu kinh tế của thành phố theo GDP,công nghiệp chiếm tỉ trọng 45,7%, dịch vụ chiếm tỉ ừọng 49,3% và nông nghiệp chiếm tỉ trọng5% [4, tr.43] Tuy tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt mức cao so với các tỉnh duyên hải miền Trung(21%) nhưng so với các nước công nghiệp, chất lượng lao động của Đà Nẵng còn nhiều bất cập

về tỉ lệ lao động kỹ thuật trong tổng số lao động và bất hợp lý trong cơ cấu loại trình độ Tìnhtrạng "thầy nhiều hơn thợ" và việc thiếu nghiêm trọng công nhân lành nghề, thợ bậc cao đangngày càng trầm ừọng Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu nguồn nhân lực

và vai trò của hướng nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chương trình hành động thựchiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Thành ủy Đà Nẵng và Nghị quyết Đại hội lần thứXVIII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã đề cập đến vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinhphổ thông, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội tại địa phương Cụ thể là: "phải làm tốt việc hướng nghiệp tư vấntuyển sinh để phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở một cách hợp lý" [4, tr.50]

Trong những năm qua, công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở thành phố ĐàNẵng đã được các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục Đào tạo và các ngành liên quan quan tâm triểnkhai thực hiện Tuy nhiên, việc tổ chức và quản lý công tác hướng nghiệp chưa đồng bộ vàhiệu quả chưa cao Bên cạnh đó, Đà Nẵng là thành phố duy nhất trong cả nước không có trungtâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp từ năm 1997 đến nay nên không có một đơn vị chủcông quan tâm nghiên cứu tham mưu cho Sở Giáo dục và Đào tạo và tổ chức thực hiện nhiệm

vụ này

Để khắc phục tình trạng nói trên, cần phải tổ chức nghiên cứu một cách nghiêm túc trên

cơ sở khoa học và thực tiễn, nhằm đề xuất và tổ chức thực hiện đồng bộ một hệ thống các giảipháp quản lý công tác hướng nghiệp phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội củađịa phương Đây là vấn đề cấp bách và trăn trở của các cấp chính quyền, của Lãnh đạo Sở Giáodục và Đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đông đảo quần chúng nhân dân Đó cũng là

lý do chúng tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp:"Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh

Trang 10

phổ thông bậc trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp".

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở của việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng hoạt độnghướng nghiệp và quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại các trung tâm Giáodục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản

lý nhằm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, góp phần vào việc phân luồng học sinh sau đào tạo,đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố

Đà Nằng

3 Giả thuyết khoa học

Giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề có ảnh hưởng quyết định tới tương lai của thế hệtrẻ, đặc biệt là đối với học sinh bậc trung học Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lýcông tác hướng nghiệp thì sẽ làm tăng hiệu quả của việc phân luồng học sinh sau khi tốtnghiệp, điều chỉnh cơ cấu lao động một cách hợp lý, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội củathành phố Đà Nẵng theo đúng định hướng đề ra

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu

Hoạt động hướng nghiệp cho học sinli phổ thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáodục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Đối tượng nghiên cứu

Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học trên địa bàn thànhphố Đà Nẵng

5 Phạm vi và giới hạn đề tài

Trong phạm vi thời gian và quy mô của một luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ đi sâu tìm hiểuthực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại 7 trung tâm Giáodục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ đó tìm ra các giải pháp để tăng cường sựphát triển về quy mô và chất lượng hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên của

Trang 11

thành phố Đề tài không đi sâu nghiên cứu hoạt động giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổnghợp, dạy nghề phổ thông mà chỉ xem chúng như là những điều kiện để thực hiện hướng nghiệp.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hướng nghiệp, quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên

- Khảo sát để phát hiện thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh bậc trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận

+ Quan điểm lịch sử và thực tiễn

Nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh bậc trunghọc tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, trongbối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng trong những năm đầu của thế kỷ 21,thành phố không có trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp; trung tâm Giáo dục thườngxuyên thành phố và các quận huyện phải đảm nhận chức năng này Các giải pháp quản lý phảiđảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn, gắn với nhiệm vụ hướng nghiệp của các trungtâm Giáo dục thường xuyên mà qui chế đã ban hành

+ Quan điểm tổng hợp, toàn diện

Các khía cạnh của vấn đề được đặt ương mối quan hệ tương quan phụ thuộc lẫn nhau.Các giải pháp đưa ra phải mang tính toàn diện có tính đến mối quan hệ giữa giáo dục với kinh

tế và văn hóa - xã hội của từng khu vực, nhằm vào mục đích chung là thúc đẩy công tác hướngnghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

+ Quan điểm hệ thống

Trung tâm Giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục không chính quy, có những đặc thùriêng khác với các đơn vị chuyên môn làm công tác giáo dục hướng nghiệp (trung tâm Kỹ thuật

Trang 12

tổng hợp - Hướng nghiệp) Do đó, khi xem xét, đánh giá hoạt động quản lý công tác hướngnghiệp phải đặt nó trong mối quan hệ với các nhiệm vụ chung của đơn vị Mặt khác, phải xemxét các trung tâm trong bối cảnh nó là một cơ sở giáo dục thực hiện những nhiệm vụ giáo dụcnhất định, vì vậy, các giải pháp quản lý đưa ra phải đảm bảo tính khả thi, thúc đẩy hệ thốngphát triển nhưng không làm mất đi tính ổn định.

- Các phương pháp cụ thể

+ Phương pháp phân tích tài liệu: được sử dụng để tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu

+ Phương pháp quan sát kết hợp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

+ Phương pháp trò chuyện, trao đổi

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu

+ Phương pháp toán học xử lý số liệu

Trang 13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI

CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

1.1 Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Tính tất yếu của công tác hướng nghiệp

Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệsinh học, công nghệ vật liệu mới đã làm xuất hiện thêm ngày càng nhiều ngành nghề mới.Người lao động muốn làm việc được trong các ngành nghề này cần phải được đào tạo và cómột số phẩm chất nhất định Nếu việc tuyển chọn người để đào tạo không chú ý đúng mức tớicác tiêu chuẩn phù hợp thi một số người ra làm nghề sẽ kém hiệu quả, số người bỏ nghề,chuyển nghề sẽ tăng lên, gây sự lãng phí lớn trong đào tạo và sử dụng lao động Vì vậy, cầnphải tiến hành các hoạt động để xác lập nên sự phù hợp nghề ở mỗi cá nhân và nhu cầu của cácngành nghề xã hội đang cần phát triển

Mặt khác, một nền kinh tế muốn phát triển thì trước hết phải có một nguồn nhân lực có chấtlượng với cơ cấu hợp lý Muốn làm được điều này thì phải tiến hành hướng nghiệp cho học sinhngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Nếu điều hòa được năng lực, nguyện vọng của từngngười cho phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội thì mỗi cá nhân sẽ hứng thú và năng suất laođộng sẽ tăng lên, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng đề ra Nói cách khác, việcchọn nghề thích hợp chính là điểm gặp gỡ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội

Hướng nghiệp góp phần quan trọng vào việc thực hiện được nguyên lý giáo dục : "Học điđôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dụcnhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội" [5, tr.8] Nhà trường căn cứ vàonăng lực, sở trường thực của từng em, vào yêu cầu phân công lao động xã hội của từng địaphương, hướng dẫn các em lựa chọn ngành nghề thì các em dễ yêu thích nghề, nhanh chóngtinh thông nghề nghiệp

Trang 14

Với những lí do trên, công tác hướng nghiệp trở thành một tất yếu vừa có ý nghĩa kinh tế,

xã hội, vừa có ý nghĩa nhân văn, là hoạt động điều hòa giữa năng lực, sở trường cá nhân và yêucầu phân công lao động xã hội

1.1.2 Công tác hưởng nghiệp ở một số nước trên Thế giới

Công tác hướng nghiệp đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm từ những năm cuối thế

kỷ XIX và trở thành vấn đề ngày càng cấp thiết

Năm 1948, trước sự phát ừiển mạnh mẽ của cuộc cách mạng kỹ thuật, nhiều ngành nghềmới xuất hiện, những người làm hướng nghiệp ở Pháp đã cho ra đời cuốn sách "Hướng dẫnchọn nghề" nhằm giúp đỡ thanh niên trong việc lựa chọn nghề nghiệp để sử dụng có hiệu quảnăng lực lao động của thế hệ trẻ

Sau đó, khi công nghệ đổi mới nhanh chóng, năng suất lao động ngày một tăng, lực lượnglao động giảm xuống, thợ thuyền trong một số nước tư bản bị thất nghiệp hàng loạt, đồng thời,máy móc thiết bị sản xuất ngày càng hiện đại và luôn được cải tiến đòi hỏi những người laođộng có trình độ và năng lực phù hợp Các chủ nhà máy và hầm mỏ chỉ tuyển thợ và nhân viênsau khi họ được giám định của các nhà chuyên môn hướng nghiệp Các phòng hướng nghiệpvới chức năng tư vấn chọn nghề đã được thành lập ở nhiều nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Người

ta đã tiến hành trắc nghiệm để xác định khả năng thích ứng của con người với những đòi hỏicủa nghề đang có nhu cầu tuyển dụng lao động Công tác hướng nghiệp, dạy kỹ thuật côngnghệ, dạy nghề ngày nay đang được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực quan tâm:

Ở bang Victoria thuộc Austraulia, công nghệ là một trong tám lĩnh vực học tập then chốtcủa các trường Trung học cơ sở với các chủ đề chính về kinh tế, máy vi tính, công việc cơ khí,điện tử, dệt và công nghệ chế biến gỗ Mỗi chủ đề có 7 mức độ (level) được bố trí giảng dạy ởcác lớp tương ứng và thông qua đó để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Ở Thái Lan, người ta rất coi trọng giáo dục về sự hứng thú và lòng yêu quý nghề nghiệp

và hình thành năng lực lựa chọn nghề phù hợp với sở trường và hứng thú của cá nhân Điều nàyđược thực hiện thông qua các nội dung lựa chọn bắt buộc (Elective compulsories), các đơn vịhọc tập lựa chọn tự do (Free elective courses) của giáo dục nghề nghiệp (VocationalEducation)

Trang 15

Ở một số nước khác như : Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Malaysia, Newzealand,nội dung hướng nghiệp và giáo dục công nghệ cũng rất được chú trọng Tuy nhiên, nội dungnày được đưa vào nhà trường cũng còn tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật và sự pháttriển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

1.1.3 Khái quát về công tác hướng nghiệp và quản lý công tác hướng nghiệp ở nước ta trong những năm qua

Ở nước ta, công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông còn là vấn đề mới mẻ và mớichỉ được quan tâm tổ chức thực hiện từ năm 1981, sau khi Chủ tịch Hội đồng Chính phủ banhành Quyết định 126/CP (ngày 19/3/1981) "về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông

và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tốt nghiệp ratrường" Để triển khai thi hành quyết định này, ngày 17/11/1981 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cóThông tư số 31/TT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông,chỉ rõ vị trí và nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp, cách thức tổ chức thực hiện, quy định rõ

cơ cấu bộ máy và phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường và các cấp quản

lý giáo dục

Trên cơ sở xác định rõ: đẩy mạnh hướng nghiệp cho thanh niên nói chung và học sinhphổ thông nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của định hướng phát triển giáodục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã đưa ra những quy định về việc triển khai các hoạt động hướng nghiệp cho học sinhphổ thông ở trường trung học theo các chương trình:

- Dạy kỹ thuật tổng hợp chương trình chính khóa 2 tiết/tuần (theo Quyết định 305/QĐ ngày 26/3/1986 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Dạy thực hành kỹ thuật hoặc lao động sản xuất 1 buổi = 3 tiết/tuần

- Sinh hoạt hướng nghiệp 1 buổi - 3 tiết/tháng

- Dạy nghề phổ thông theo chương trình tối thiểu 90 tiết cho học sinh Trung học cơ sở và

180 tiết cho học sinh Trung học phổ thông

Số học sinh được học nghề phổ thông trong cả nước ngày càng tăng, việc dạy nghề phổ thông đã từng bước đi vào nề nếp Một số học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông không có điều

Trang 16

kiện học lên nhưng bằng những kiến thức được ừang bị ương nhà trường đã trở thành nhữngnhân tố tích cực, có khả năng tiếp thu những kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất ở địa phương,nhất là những vùng đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Năm học 2000-2001, cả nước có gần 300 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp,

180 trung tâm Giáo dục thường xuyên và 3 trường trung cấp kỹ thuật tham gia hướng nghiệp,dạy nghề cho học sinh phổ thông với số lượng học sinh tham gia học nghề là 732.413 em(415.107 học sinh Trung học cơ sở và 317.306 học sinh Trung học phổ thông), số học sinhtham gia thi nghề là 567.571 em (328.210 học sinh Trung học cơ sở và 239.243 học sinh Trunghọc phổ thông) [ 14, tr.11-12]

Năm học 2001-2002, cả nước đã phát triển thêm 10 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướngnghiệp thu hút 1.648.510 học sinh cuối cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tham giahọc nghề phổ thông, đạt tỉ lệ 67,3% tổng số học sinh cuối cấp [15, tr 5]

Có thể nói công tác hướng nghiệp đã từng bước thực hiện nhiệm vụ phân luồng học sinhphổ thông, giúp các em có thể đi vào đời một cách thuận lợi với một số kỹ năng cơ bản đãđược học tập

Hướng nghiệp là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của thế hệ trẻ, vì vậy, đã đượckhá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Các đề tài, công tình nghiên cứu của các tác giả: PhạmTất Dong, Phạm Huy Thụ, Trần Trọng Thủy, Đặng Danh Ánh, Phan Thị Tố Oanh, NguyễnTrọng Quế phần lớn đi sâu vào nghiên cứu về xu hướng chọn nghề, hứng thú nghề nghiệp,định hướng và tư vấn nghề hoặc một số vấn đề chung về công tác hướng nghiệp Ngoài ra,còn một số bài tổng thu hoạch của một số Hiệu trưởng trường phổ thông về quản lý hướngnghiệp trong nhà trường phổ thông Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứumột cách đầy đủ về quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại các trung tâmGiáo dục thường xuyên

Tại thành phố Đà Nẵng, từ năm 1997 đến nay chức năng hướng nghiệp của các trung tâmGiáo dục Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp được giao cho các trung tâm Giáo dục thườngxuyên vì thế vấn đề nghiên cứu về công tác hướng nghiệp và quản lý công tác này hầu như cònđang bị bỏ ngỏ Đây cũng là một khó khăn khách quan trong quá trình tiếp cận vấn đề nghiêncứu

Trang 17

1.2 Khái niệm về quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học tại trung tâm Giáo dục thường xuyên

1.2.1 Vấn đề hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học

a Khái niệm hướng nghiệp

Với ý nghĩa là sự định hướng nghề nghiệp, có nhiều khái niệm khác nhau về hướngnghiệp :

Theo từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1998) thì hướng nghiệp được hiểu là

"thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực,thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động" hoặc được hiểu với nghĩa "giúp đỡ lựa chọn hợp

Hướng nghiệp có thể được sơ đồ hóa như sau:

Sơ đồ 1: Sơ đồ quá trình hướng nghiệp

Trang 18

(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Một số cơ sở của công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ

thông Hà Nội, tháng 8 năm 2000, trang 11)

Sơ đồ này cho thấy rằng hướng nghiệp không phải là công việc chỉ làm một lần trongcuộc đời mỗi con người, đó là hoạt động có tính lặp lại: xuất phát từ việc định hướng để lựachọn một nghề, thích ứng với nghề đó và kết quả là sự phù hợp trong quá trình hành nghề Tuynhiên, do tác động của xã hội cũng như nhu cầu, hoàn cảnh của mỗi cá nhân, mỗi con ngườiđều có thể và cần phải thực hiện lại việc hướng nghiệp cho bản thân trước mỗi bước ngoặttrong cuộc đời nghề nghiệp của mình

b Đặc trưng hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học

Học sinh phổ thông đang ở trong độ tuổi được phát triển, hình thành và hoàn thiện về cơbản: thân thể, năng lực, nhân cách phát triển; thiên hướng, lý tưởng nghề nghiệp hình thành

và định hình từng bước Đặc biệt, ở các lớp cuối cấp, các em phải đứng trước sự lựa chọn: họcnghề, lao động sản xuất hoặc học tiếp các trương đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

để đáp ứng với yêu cầu phân công lao động xã hội và đặc điểm kinh tế - xã hội tại vùng miềnsinh sống

Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông thực chất là sử dụng các biện pháp giáo dục củagia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn vàchuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lý, ý thức, kỹ năng để họ có thể đi sâu vào lao động ởcác ngành nghề, tại những nơi xã hội đang cần phát triển đồng thời lại phù hợp với hứng thú,năng lực cá nhân

Trong trường phổ thông, công tác hướng nghiệp cho học sinh còn là quá trình giáo dụcnhằm điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của các em nhằm giải quyết mối quan hệ giữa

cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức để đạttới mục tiêu: giúp cho học sinh khi tốt nghiệp chọn được nghề phù hợp với năng lực trình độ cánhân và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội

c Tính chất, nhiệm vụ, nội dung hướng nghiệp

c.1 Hướng nghiệp có tính chất xã hội rộng rãi và kéo dài trong suốt cuộc đời mỗi con người.

Trang 19

Để tiến hành công tác hướng nghiệp cho thế hệ trẻ cần phải có sự tham gia của cả ba môitrường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, (bao gồm cả nhà máy và các cơ quan đoàn thể).Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, không thể riêng một cơ quan nào đảm nhận công tác hướngnghiệp mà có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Hướng nghiệp là hoạt động kéo dài trong suốt cuộc đời của mỗi con người, là một quátrình liên tục từ những năm đầu trường phổ thông đến quá trình học nghề và hành nghề của conngười, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay

c.2 Hướng nghiệp trong trường phổ thông phải thực hiện được 4 nhiệm vụ [16, tr.31]: Một là, giáo dục thái độ và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp:

Giáo dục thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp: lòng yêu lao động, xây dựng niềm tin đốivới lao động, bồi dưỡng những thói quen lao động tốt như trật tự, ngăn nắp, tổ chức kỷ luật,tinh thần thi đua, tinh thần trách nhiệm

Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, làm cho mỗi học sinh tự xác định ý thức sẵn sàngtham gia lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp, tình nguyện đi vào những lĩnh vực mà nhà nước

và địa phương đang cần phát triển

Hai là, giải thích, giới thiệu tuyên truyền nghề:

Giới thiệu, tuyên truyền nghề nhằm làm cho học sinh có hiểu biết khái quát về cơ cấu củanền kinh tế quốc dân; vị trí, vai trò, nhiệm vụ của một số ngành chủ yếu và nghề cơ bản của đấtnước, của địa phương, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống của địa phương Cụ thể là: đặcđiểm hoạt động của một số nghề, những đòi hỏi của nghề đối với người lao động (sức khoẻ,trình độ văn hóa, năng lực, yêu cầu tâm sinh lý và những điều cần tránh ), những nơi và hệthống đào tạo nghề, triển vọng và quyền lợi của nghề

Nhà trường và các cán bộ hướng nghiệp phải nắm vững sự phát triển kinh tế của địaphương, nhu cầu sử dụng, sự phát triển của ngành nghề, những đòi hỏi của nghề để trên cơ sở

đó cung cấp cho học sinh những thông tin tương đối chính xác về các yêu cầu sử dụng lựclượng lao động ở địa phương

Ba là, tổ chức cho học sinh làm quen, thực tập với một số nghề cơ bản, nghề truyền thống

của địa phương:

Trang 20

Cho học sinh tham gia lao động nghề nghiệp, tao điều kiện phát ừiển hứng thú và nănglực nghề nghiệp.

Bốn là, hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi, có

văn hóa

Giáo dục, động viên, hướng dẫn học sinh giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích cánhân và lợi ích tập thể, tự nguyện đi vào những ngành nghề mà Nhà nước và địa phương đangcần

Đây là nhiệm vụ của nhà trường phổ thông, các trung tâm làm công tác hướng nghiệp,chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội, các cơ sở sản xuất và cha mẹ học sinh

c.3 Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bao gồm các nội dung:

Các nội dung hướng nghiệp được được thể hiện trên sơ đồ 2;

d Các con đường hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông có thể được thực hiện thông qua các con đườngsau:

d.1 Hướng nghiệp qua các môn học

Trang 21

Hướng nghiệp qua các bộ môn nhằm khai thác mối liên hệ giữa kiến thức khoa học vớicác ngành nghề, gắn nội dung của các bài học với cuộc sống sản xuất Quá trình đó có tác dụng

mở rộng nhãn quan nghề nghiệp của học sinh, lôi cuốn thế hệ trẻ bước vào thế giới nghềnghiệp nhằm tìm hiểu và dự kiến cho bán thân nghề nghiệp trong tương lai Các môn học gópphần vào việc gắn nội dung giảng dạy với công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, giáo dục nhânsinh quan cách mạng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của người lao động mới

d 2 Hướng nghiệp qua giảng dạy kỹ thuật

Với tư cách là môn khoa học ứng dụng, bộ môn kỹ thuật cung cấp cho học sinh nhữngnguyên lý kỹ thuật chung của các quá trình sản xuất chủ yếu, củng cố những nguyên lý khoahọc và làm cho học sinh hiểu được những ứng dụng của chúng trong sản xuất, trong các hoạtđộng nghề nghiệp khác nhau Môn kỹ thuật thực sự là chiếc cầu nối giữa kiến thức khoa học tớisản xuất, là điều kiện để phát triển cá nhân, phát triển năng lực cần thiết để học sinh học tập tốtmột nghề; đồng thời có ý nghĩa dẫn dắt học sinh tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, làm cho các embiết định hướng trong hệ thống sản xuất xã hội, tự giác tìm hiểu nghề nghiệp và biết lựa chọnhướng học tập và nghề nghiệp mai sau một cách có ý thức

d 3 Hướng nghiệp qua hoạt động lao động, dạy nghề phô thông

Lao động, học nghề của học sinh có tác dụng bồi dưỡng đạo đức, tác phong của người laođộng mới, làm cho học sinh hiểu rõ vai trò hoạt động có ý thức của con người trong sự pháttriển xã hội Tổ chức lao động và dạy nghề phổ thông làm cho học sinh thấy được sự phát triểncủa khoa học - kỹ thuật, sự cần thiết phải hợp tác lao động, phải có trách nhiệm trước côngviệc, phải có phẩm chất và năng lực phù họp với các đòi hỏi của nghề; trên cơ sở đó giáo dụchọc sinh có ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, bồi dưỡng đạo đức, hình thành lý tưởng nghềnghiệp

Trong quá trình học nghề, học sinh có những hiểu biết về các hoạt động của nghề, về vịtrí, nhiệm vụ, điều kiện làm việc và những đòi hỏi về phẩm chất đạo đức năng lực chuyên môn,sức khỏe, có tác dụng định hướng học sinh vào những nghề đang học cũng như tạo điều kiệncho học sinh thử sức trong các dạng lao động khác nhau Đặc biệt là qua hoạt động dạy nghềphổ thông, học sinh có điều kiện để hiểu một cách có hệ thống về vai trò, nhiệm vụ, tính chất,

Trang 22

đặc điểm hoạt động của nghề, những đòi hỏi của nghề; trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinhphẩm chất đạo đức nghề nghiệp, phát triển hứng thú nghề nghiệp.

Hoạt động dạy nghề giúp rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sử dụng công cụ, đặc biệt

là công cụ làm những nghề phổ biến ở địa phương, giúp học sinh có khả năng tính toán, định ra

kế hoạch, biết phối hợp giữa cá nhân và tập thể, hình thành thói quen lao động có văn hóa

d 4 Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp

Các buổi sinh hoạt hướng nghiệp với tư cách là hoạt động dạy và học nhằm mục đích giớithiệu cho học sinh những ngành chủ yếu, nghề cơ bản của đất nước; những ngành nghề mà Nhànước đang cần phát triển một cách hệ thống Các buổi sinh hoạt hướng nghiệp nhằm giới thiệuhọa đồ nghề, bao gồm các nội dung : vai trò, vị trí của ngành, nghề đối với nền kinh tế quốcdân, những thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát triển cũng như ý nghĩa đóng góp của nghềđối với trong và ngoài nước; điều kiện làm việc và vệ sinh lao động; điều kiện tâm sinh lý vàtình trạng sức khoẻ, những phẩm chất do nghề đòi hỏi, những kiêng kỵ trong nghề và hệthống đào tạo nghề Quá trình giới thiệu những vấn đề trên luôn kết họp với việc hướng dẫnhọc sinh chọn nghề

d.5 Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa

Bên cạnh những biện pháp hướng nghiệp mang tính giáo dục trong nội khóa, hoạt độngngoại khóa cũng có tác dụng to lớn trong việc giới thiệu, tuyên truyền cho học sinh Nhữnghoạt động ngoại khóa có ý nghĩa hướng nghiệp bao gồm:

Thành lập tổ ngoại khóa hướng nghiệp bao gồm những em có cùng hứng thú đối với mộtdạng lao động hay một nghề nhất định Qua hoạt động của tổ, học sinh hăng say học tập mônhọc đó, tự tìm hiểu những kiến thức rộng thuộc lĩnh vực đó và tự giáo dục vươn tới nghề.Tham quan thực tập để làm cho học sinh có hiểu biết về quá trình sản xuất, từ đối tượnglao động, các loại công cụ và hoạt động của người công nhân trong sản xuất Tham quan được

tổ chức tốt có tác dụng hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghề và chọn nghề, kích thích học sinh tựtìm hiểu nghề và phát triển hứng thú nghề nghiệp

Trang 23

Phòng hướng nghiệp với những trưng bày về hình ảnh của những hoạt động nghề khácnhau trong xã hội chính là nơi giới thiệu, tuyên truyền nghề và giáo dục học sinh lựa chọnnghề.

Câu lạc bộ với những buổi tọa đàm nghề nghiệp đối với học sinh cũng như đối với cha

mẹ học sinh sẽ tạo ra sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc hướng dẫn học sinhlựa chọn nghề

e Mối quan hệ giữa giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, dạy nghề phổ thông với giáo dục hướng nghiệp

Để thực hiện được các nội dung hướng nghiệp, nhất thiết phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa

ba hoạt động giáo dục: lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp Mối liên hệ này được thểhiện trên sơ đồ 3:

Trang 24

Sơ đồ trên cho thấy: muốn thực hiện công tác hướng nghiệp phải tiến hành giáo dục toàndiện Nếu chưa tiến hành giáo dục lao động cho học sinh qua các bộ môn và nhất là chưa tiếnhành giảng dạy môn kỹ thuật, chưa tổ chức cho học sinh lao động theo tinh thần kỹ thuật tổnghợp thì chắc chắn việc giáo dục hướng nghiệp sẽ ít đạt kết quả vì không có cơ sở khoa học.Đồng thời, việc dạy nghề phổ thông chỉ nên tiến hành ở các lớp cuối cấp, khi học sinh đã đượcgiáo dục toàn diện, được học các bộ môn văn hóa, kỹ thuật đầy đủ, được giáo dục lao động

Trang 25

trên nguyên tắc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, có những nhận thức nhất định về xu thế ngànhnghề cũng như nhu cầu phân công lao động xã hội ở địa phương.

1.2.2 Khái niệm quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên

a Quản lý giáo dục

Quản lý có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của xã hội Hệ thống quản lý làđiều kiện cơ bản, thiết yếu của sự vận hành và phát triển xã hội Các Mác đã chỉ ra rằng: "Bất

cứ một lao động mang tính chất xã hội trực tiếp hay lao động cùng nhau, được thực hiện ở quy

mô tương đối lớn, đều cần đến những mức độ nhiều hay ít sự quản lý, nhằm thiết lập sự phốihợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vậnđộng của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của nó Mộtngười chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy" [6, tr 39].Hay nói cách khác, bản chất của quản lý là một hoạt động để điều khiển lao động, một hoạtđộng tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử loài người

Gắn với hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động lao động rất đa dạng, phong phú

và không kém phần phức tạp, quản lý là một hoạt động mang tính xã hội - lịch sử, vì vậy, từnhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu lý luận đã đưa ra những khái niệm về quản lí:

- Theo H.KÔNTZ (người Mỹ): "Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm sự phốihợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản

lí là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích củanhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [33, tr.33]

- Theo từ điển Tiếng Việt do trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội xuất bản năm 1992,

"quản lý" có thể được hiểu theo các cách sau:

+ Trông coi và gìn giữ theo yêu cầu nhất định

+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định

Henry Fayol (1841 - 1925), người cha của một trong những lý thuyết quản lý hiện đạiquan trọng nhất - thuyết quản lý hành chính - cho rằng: "Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức,lãnh đạo, phối hợp và kiểm tra" [33, tr.36] Đó chính là 5 chức năng cơ bản của quản lý

Trang 26

Theo Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thểquản lý đến tập thể những người lao động (khách thể) nhàm thực hiện được mục tiêu dự kiến"[28, tr 31].

Từ những khái niệm nêu trên, chúng ta thấy rằng nhìn từ góc độ nào thì quản lý cũng lànhững tác động có định hướng, là hệ thống những tác động được thực hiện một cách có ý thứccủa chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển, làm cho hệ chuyển động biến đổi phù hợp vớiquy luật khách quan, đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã xác định

Xem xét hoạt động quản lý trong mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý,chúng ta có thể mô hình hóa hoạt động quản lý như sau:

(Nguồn: Trung tâm NCKH tổ chức, quản lý - Khoa học tổ chức quản lý - Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 1999, trang 176)

Để đưa hệ thống đạt đến mục tiêu quản lý, nhà quản lý phải tổ hợp tất cả những tác động(chức năng) quản lý Các chức năng quản lý là các dạng khác nhau các hoạt động khác nhaucủa hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thựchiện mục tiêu quản lý Các giai đoạn (hay chức năng) của quá trình quản lý bao gồm:

Trang 27

Các chức năng quản lý diễn ra kế tiếp nhau ứng với các giai đoạn của hoạt động quản lý.Trong quá trình này luôn luôn xảy ra hoạt động xử lý thông tin Các chức năng đó bao gồm;

Hoạch định: được mô tả như sự xác định mục tiêu và xây dựng các bước để đạt mục tiêu

quản lý, đây chính là việc lập kế hoạch Lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong chutrình quản lý, là công cụ chủ yếu của quản lý Kế hoạch quy định những mục tiêu quản lý,những nhiệm vụ cơ bản trong sự phát triển của hệ thống quản lý, những con đường, phươngtiện và biện pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu, giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra Kế hoạchphải được xây dựng theo các nguyên tắc có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: tính khoa học,tính tối ưu, tính thống nhất và đồng bộ, tính hệ thống và liên tục, tính cụ thể, tính pháp lệnh Đồng thời với kế hoạch, nhà quản lý phải đề ra các quyết định quản lý trên cơ sở đảm bảo tínhcân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm, thực hiện tốt phân cấp trong quản lý, có cơ sở khoahọc, sát thực tế và đảm bảo tính kịp thời để nâng cao hiệu lực của quản lý

Tổ chức: Là một chức năng quan ừọng của hoạt động quản lý, là công cụ quan trọng của

quản lý để đạt đến mục tiêu quản lý Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố,những lượng người, những dạng hoạt động của tập thể người thành mót hệ toàn vẹn , tạo nênmột tác động tích hợp một cách tối ưu Hoạt động tổ chức bao gồm: xây dựng cơ cấu tổ chức,xây dựng và vận hành bộ máy quản lý

Kiểm tra: Là chức năng được thực hiện trong chu trình quản lý và thâm nhập trong toàn

bộ chu trình này; đây cũng chính là điểm khởi đầu và là tiền đề cho việc ra quyết định, lập kếhoạch Kiểm tra là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trong tổ

Trang 28

chức, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, tìm ra những mặt ưu điểm và hạn chế để điềuchỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch.

Điều chỉnh: Là sửa chữa, bổ sung một số điểm trong quyết định hoặc thay thế các quyếtđịnh không còn phù hợp Điều chỉnh giúp cho các quyết định quản lý luôn phù hợp với nhữngtác động của môi trường, điều chỉnh của cấp trên, khắc phục được những thiếu sót của hoạtđộng quản lý

Tổng kết: Là giai đoạn cuối cùng trong một chu trình quản lý, giúp chủ thể quản lý có

được những thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch, những nhân tố khách quan, chủ quan ảnhhưởng đến các kết quả đó, kịp thời khen thưởng, rút kinh nghiệm cho bản thân chủ thể quản lý.Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm quản lý giáo dục cũng được tiếp cận dưới nhiều góc

độ khác nhau:

- Theo P.V.Khuđôminxky: quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ýthức và có mục đích của các chủ thể quản lý, ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệthống nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sựphát triển toàn diện và hài hòa của họ

- Theo Phạm Minh Hạc thì quản lý giáo dục cũng chính là quản lý nhà trường: "Quản lýnhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học có tổ chức được hoạt động dạyhọc, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam Xã hội chủ nghĩa mớiquản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đóthành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước" [23, tr.71-72]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích,

có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối,nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩaViệt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tớimục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [28, tr.35]

Nhà trường là một đơn vị giáo dục, vì vậy, quản lý giáo dục cũng chính là quản lý nhàtrường, là một quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục ương việc vận dụngnhững nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục nhằm

Trang 29

đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra Những tác động đó thực chất là những tác độngkhoa học đến nhà trường, làm cho các hoạt động giáo dục ương nhà trường được tổ chức mộtcách khoa học, có kế hoạch và đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho quá trình thực hiện các mụctiêu giáo dục.

Như vậy, nói đến quản lý giáo dục là nói đến quá trình tổ chức và điều chỉnh sự vận hànhcủa ba loại yếu tố: yếu tố tư tưởng, yếu tố con người và các điều kiện vật chất diễn ra ươngđiều kiện của những quan hệ quản lý xác định, nhằm đạt đến mục tiêu của quá trình quản lýhoạt động giáo dục

b Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học

Như trên đã nêu, công tác hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục của gia đình, nhàtrường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm định hướng và chuẩn bị chohọc sinh về nghề nghiệp trong tương lai (về tư tưởng, tâm lý, ý thức, những kỹ năng banđầu )

Công tác hướng nghiệp được thực hiện thông qua các con đường hướng nghiệp Vì vậy,quản lý công tác hướng nghiệp cũng đồng nghĩa với việc thực hiện các chức năng quản lý giáodục (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra và tổng kết, điều chỉnh), đảm bảo choviệc triển khai các con đường hướng nghiệp đạt được các nội dung và yêu cầu đề ra Cụ thể là:Qui hoạch mạng lưới các cơ sở làm công tác hướng nghiệp sao cho phù hợp với các yêucầu về địa lý, dân cư vùng lãnh thổ

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để quản lý và tổ chức thực hiện công táchướng nghiệp

Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp thông qua các cách thức (con đường) hướng nghiệp.Xây dựng nội dung chương trình, giáo trình, đảm bảo cho việc hướng nghiệp đạt được cácyêu cầu đề ra, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi về phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế -

xã hội của địa phương

Xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hướng nghiệp

Trang 30

Thực hiện mối quan hệ giữa ba môi trường giáo dục, tạo điều kiện cho hoạt động hướngnghiệp đạt kết quả.

Tiến hành các hoạt động quản lý công tác hướng nghiệp: xây dựng cơ cấu tổ chức, lập kếhoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch đề ra

Các nội dung trên chỉ có thể thực hiện có kết quả khi hoạt động hướng nghiệp trong nhàtrường được tổ chức theo đúng tinh thần thông tư số 31/TT ngày 11/7/1981 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo, cụ thể là cần phải làm tốt những nội dung sau:

Một là, xây dựng bộ máy làm công tác hướng nghiệp các cấp.

+ Ở cấp Sở: Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban công tác Hướng nghiệp có chức năngtham mưu cho các cấp lãnh đạo về nội dung, kế hoạch hướng nghiệp, phối hợp với địa phươngtrong việc phân công sử dụng hợỉp lý học sinh ra trường Ban Hướng nghiệp gồm: đại diệnlãnh đạo Sở, chuyên viên phòng Phổ thông, phòng Giáo dục thường xuyên, chuyên viên phụtrách công tác kế hoạch và phụ trách công tác Đoàn thanh niên, hoạt động ngoài giờ

+ Ở cấp trường: Mỗi trường thành lập Ban Hướng nghiệp gồm: Phó Hiệu trưởng (làTrưởng ban), giáo viên kỹ thuật, đại diện giáo viên chủ nhiệm, các tổ trưởng bộ môn, đại diệnĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện Hội Cha mẹ học sioh, đại diện các cơ sở sảnxuất ở địa phương (là ủy viên) Ban Hướng nghiệp có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng vềnội dung, kế hoạch hướng nghiệp và phối hợp với địa phương trong việc sử dụng học sinh ratrường

Hai là, xác định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc tổ chức và quản lý công tác

hướng nghiệp

+ Sở Giáo dục cần quán triệt một cách sâu sắc quyết định của Hội đồng Chính phủ, cácthông tư, công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra cáctrường thực hiện

+ Tham mưu cho ủy ban Nhân dân các cấp đặt rõ trách nhiệm và có kế hoạch cụ thể với các ngành, các đoàn thể, các cơ sở sản xuất phối hợp giáo dục hướng nghiệp;

+ Hàng năm tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về việc thực hiện công tác hướng nghiệp;

Trang 31

Ba là, xác định rõ nhiệm vụ của Hiệu trưởng và các thành viên trong Hội đồng sư phạm

đối với nhiệm vụ hướng nghiệp;

+ Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nhà trường, để quản lý tốt công tác hướng nghiệp, Hiệu trưởng phải làm tốt các công việc sau:

♦ Lập kế hoạch hướng nghiệp trong cả năm, từng học kỳ, từng tháng;

♦ Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, các trương dạynghề đóng tại địa phương trong việc xây dựng kế hoạch giúp trường về cơ sở vật chất, cán bộ

kỳ thuật nghiệp vụ để dạy lao động kỹ thuật, hướng nghiệp và tổ chức lao động sản xuất chohọc sinh;

♦ Tổ chức thông báo cho giáo viên về tình hình phát triển kinh tế của địa phương và nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ;

♦ Chỉ đạo và kiểm tra công tác hướng nghiệp của giáo viên, phối hợp các hình thức hướngnghiệp trong và ngoài nhà trương;

♦ Kết hợp với địa phương trong việc sử dụng hợp lý học sinh ra trường;

Đối tượng tham gia vào quá trình hướng nghiệp nói trên là các học sinh phổ thông bậcTrung học, theo Luật Giáo dục quy định thì đó là các học sinh Trung học cơ sở và Trung họcphổ thông, vì vậy trong quá trình triển khai các hoạt động hướng nghiệp cần phải có sự phốihợp chặt chẽ giữa trung tâm Giáo dục thường xuyên và các trường phổ thông trên địa bàn

c Chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm Giáo dục thường xuyên trong việc hưởng nghiệp cho học sinh phô thông bậc Trung học

Trung tâm Giáo dục thường xuyên được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 1660/GD-ĐT ngày 20 tháng 5 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hànhQui chế "Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận, Huyện" Tiếp đó,ngày 23 tháng 1 năm 1998 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 04/1998/TT-BGD&ĐThướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyênQuận, Huyện Thông tư đã chỉ rõ các nhiệm vụ cụ thể có liên quan đến việc giáo dục hìnhthành kỹ năng nghề nghiệp cho người học, đó là:

Trang 32

- Dạy các nghề thông dụng, nghề truyền thống của địa phương;

- Dạy nghề phổ thông;

- Dạy nghề kỹ thuật từ bậc 1 đến bậc 3 (thông qua việc liên kết với các cơ sở dạy nghề, cơ

sở sản xuất ngoài trung tâm);

Hướng nghiệp trong các trung tâm Giáo dục thường xuyên phải thực hiện được bốn nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp nói chung, đó là:

+ Giáo dục thái độ và ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp

+ Giải thích, giới thiệu, tuyên truyền nghề

+ Tổ chức cho học sinh làm quen, thực tập với một số nghề cơ bản, nghề truyền thống củađịa phương

+ Hướng dẫn học sinh đi vào những ngành nghề mà xã hội nói chung và địa phương nói riêng đang cần phát triển

Để thực hiện các nhiệm vụ trên đây, các tmng tâm Giáo dục thường xuyên cần phải tổ chức và quản lý tốt việc thực hiện các con đường hướng nghiệp, bao gồm:

- Hướng nghiệp qua hoạt động lao động, dạy nghề phổ thông Hoạt động dạy nghề phổthông là một hoạt động hướng nghiệp chủ đạo tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên Cáctrung tâm được ứang bị cơ sở vật chất, ừang thiết bị, phân bổ giáo viên dạy nghề và làm côngtác hướng nghiệp sẽ là địa điểm thuận lợi để học sinh làm quen với nghề nghiệp

- Tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp để giới thiệu họa đồ nghề và tư vấn nghề cho học sinh

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa mang ý nghĩa hướng nghiệp tạo điều kiện để các em bộc lộ những phẩm chất, năng lực cá nhân, làm cơ sở để tư vấn nghề

Trong quá trình thực hiện các hình thức hướng nghiệp nói trên, trung tâm Giáo dụcthường xuyên cần phải giới thiệu cho học sinh hệ thống ngành nghề ở địa phương, trong xã hội,đặc biệt là thông qua hoạt động dạy nghề phổ thông, tạo điều kiện cho học sinh thực hành kỹthuật để học sinh được tập dượt, thử sức, từ đó tìm hiểu về đặc điểm nhân cách, tâm sinh lý,thiên hướng, năng lực của học sinh, trên cơ sở đó giúp đỡ học sinh trong khâu chọn nghề

Trang 33

Tóm lại, hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên là một hoạt động giáodục nhằm đạt đến mục đích từng bước giới thiệu cho học sinh về hệ thống các ngành nghề ởđịa phương và trong xã hội, tạo điều kiện cho các em được thực tập làm quen với nghề, qua đólàm bộc lộ ở các em những đặc điểm cá nhân để trên cơ sở đó giáo viên tư vấn giúp các em lựachọn nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp ra trường Giáo dục hướng nghiệp có mối quan hệ mậtthiết với giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và dạy nghề phổ thông vì vậy để côngtác hướng nghiệp đạt kết quả cần phải chú trọng đồng thời các hoạt động giáo dục này Căn cứvào chức năng nhiệm vụ của các trung tâm Giáo dục thường xuyên và các quy địnli tại thông tư31/TT ngày 17 tháng 11 năm 1981 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quản lý công tác hướng nghiệptại các trung tâm Giáo dục thường xuyên có thể được hiểu là sự tổng hợp của các hoạt độngquản lý sau:

- Tổ chức bộ máy quản lý

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy học

- Thực hiện xã hội hóa công tác hướng nghiệp

- Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hướng nghiệp qua các con đường: dạy nghề phổ thông, sinh hoạt hướng nghiệp, sinh hoạt ngoại khóa

- Kiểm tra và tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện các hoạt động hướng nghiệp trong trung tâm

Các hoạt động quản lý này có quan hệ mật thiết với nhau ương một chỉnh thể, thúc đẩy nhau cùng phát triển và phải dựa trên cơ sở sự nhận thức đúng đán về công tác hướng nghiệp

Trang 34

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội

Đà Nẵng là một thành phố ven biển miền Trung, được tách ra từ tỉnh Quảng Nam ĐàNẵng (cũ) vào năm 1997 với tổng diện tích tự nhiên là 1.248,4 km2 và bờ biển dài 30 km ĐàNẵng có địa hình đa dạng và khí hậu ôn đới, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế:

- Vùng núi, chân núi và đồi chuyển tiếp chiếm 84% diện tích, nằm ở phía Tây và Tây Bắccủa thành phố, thuận lợi cho việc hình thành các cơ sở kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp

- Vùng đồng bằng ven biển phía Đông chiếm 16% diện tích, là vùng quan trọng, tập trungnhiều cơ sở công nghiệp, khu thương mại, du lịch

- Đà Nẵng có bờ biển dài với khí hậu thuận lợi là điều kiện tốt để phát ừiển ngành du lịch

- dịch vụ và đánh bắt hải sản Đồng thời, khí hậu nhiệt đới cũng tạo điều kiện tốt cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-hải sản

Về tổ chức hành chính, Đà Nẵng có 7 quận - huyện (5 quận và 2 huyện trong đó có 1huyện đảo Trường Sa) với 47 phường - xã, dân số khoảng 750.000 người Mật độ dân cư phân

bố không đồng đều, cao nhất là quận Thanh Khê (16.557 người/km2), thấp nhất là huyện HòaVang (200 người/km2) Đà Nẵng đang trong quá trình chỉnh trang đô thị nên dân số có xuhướng tăng nhanh ở vùng ven đô

Cùng với những thành tựu của sự nghiệp đổi mới trong cả nước, trong thời gian qua thànhphố Đà Nẵng cũng đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế - xã hội; đặc biệt 5 năm trở lạiđây, từ năm 1997, sau khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trungương thì tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ hơn Trong 5 năm

Trang 35

1997 -2001 nhịp độ tăng trưởng GDP tăng bình quán hàng năm 15,5% Nông nghiệp phát triểnkhá Giá trị sản xuất hàng công nghiệp tăng 30,5% Các khu công nghiệp đang được mở ra vớiquy mô ngày càng lớn tạo ra một nhu cầu lớn về lực lượng lao động có tay nghề Khu Côngnghiệp An Đồn (Sơn Trà), khu Công nghiệp Hòa Khánh (Liên Chiểu) đã và đang được xâydựng, thu hút đầu tư của nhiều đối tác nước ngoài là động lực lớn thúc đẩy kinh tế xã hội ĐàNẵng phát triển.

2.1.2 Thực trạng giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo, nên ngay sau ngày giải phóng đấtnước, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để phát triển sự nghiệp giáo dục -đào tạo Đặc biệt, sau khi thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trungương, cùng với đà tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố, sự đầu tư cho giáo dục - đào tạo

đã được Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, ủy ban Nhân dân thành phố quan tâm đúng mức; tậptrung đầu tư tốt hơn, vững chắc và đúng hướng hơn nên sự nghiệp giáo dục - đào tạo của thànhphố phát triển khá mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các ngànhhọc, bậc học, cấp học

Chỉ xét riêng bậc Trung học (gồm Trung học cơ sở và Trung học phổ thông): cấp Trunghọc cơ sở có 47 trường với 54.700 học sinh; cấp Trung học phổ thông có 17 trường với 26.130học sinh Ngoài ra còn có 10 trường Trung học chuyên nghiệp với 11.050 học sinh

Nhìn chung trong 5 năm qua (1997 - 2001), cùng với đà tăng trưởng về kinh tế - xã hộicùa thành phố, giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng đã có những chuyển biến mạnh mẽ vềnhiều mặt, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của nhân dân và công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, những chuyển biến mạnh mẽ ấy thể hiện nổi bật ở một số mặt sau:

a Về quy mô phát triển và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh:

Mạng lưới trường lớp được quy hoạch sắp xếp hợp lí theo hướng đa dạng hóa và xã hộihóa giáo dục, phù hợp với cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn Thành phố đã quyhoạch xong mạng lưới trường phổ thông từ 1998 - 2010, được Chủ tịch ủy ban Nhân dân thànhphố phê duyệt theo Quyết định số 6805/1998/QĐ-UB ngày 02/12/1998

Trang 36

Về quy mô phát triển các ngành học, bậc học, cấp học liên tục được mở rộng, nhất là cấpTrung học phổ thông Ngành học phổ thông đã phát triển khá mạnh mẽ và đi vào thế ổn định,đang trên đà phát triển khá vững chắc Các chỉ tiêu phát triển số lượng, nâng cao chất lượng,hiệu quả đào tạo, phổ cập giáo dục đều đạt và vượt kế hoạch Tháng 1/1997, toàn thành phố có100% số xã phường đạt tiêu chuẩn về phổ cập giáo dục Tiểu học-Chống mù chữ Tỉ lệ ngườibiết chữ trong độ tuổi 15-35 hiện nay là 99,8% và đang phấn đấu đạt 100% vào năm 2003 này.

Đà Nẵng đã đạt chuẩn Phổ cập Trung học cơ sở vào tháng 7 năm 2001, đang phấn đấu để phổcập Trung học cơ sở đúng độ tuổi vào năm 2005 và phổ cập Trung học phổ thông vào năm2007

Năm học 1997-1998, hiệu quả đào tạo ở Tiểu học là 85,5% thì năm 2001-2002 đạt 95,5%(tăng 10%), ở Trung học cơ sở năm 1997-1998 là 76% thì năm 2001-2002 đạt 84% (tăng 8%),

ở Trung học phổ thông năm 1997-1998 là 73% thì năm 2001-2002 đạt 77% (tăng 3%) Tỉ lệhọc sinh phổ thông/một vạn dân liên tục tăng, nếu năm 1997-1998 là 2083 học sinh/vạn dân thìnăm 2001-2002 là 2390 học sinh/vạn dân số lao động qua đào tạo đạt khoảng 20%

Những kết quả đạt được đã cho thấy mặt bằng dân trí ở Đà Nẵng đang ngày càng đượcnâng cao, là tiền đề thuận lợi cho việc đào tạo nhân lực và phân luồng lao động theo cơ cấu hợplý

b Về đội ngũ giáo viên, và cán bộ quản lí giáo dục:

Đội ngũ giáo viên, và cán bộ quản lí giáo dục đã đảm bảo về số lượng, tương đối ổn định

về cơ cấu Hiện nay số lượng cán bộ quản lí được bố trí đầy đủ cho các trường học và cơ bảnđảm bảo các tiêu chuẩn về cán bộ Tỉ lệ giáo viên/lớp ở các ngành học ngày càng tăng, trình độ

sư phạm chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn ở mức cao

c Về cơ sở vật chất kỹ thuật trường học:

Thành phố đã đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về cơ sở vậtchất - kỹ thuật trường học; đảm bảo phòng học, các phòng chức năng, các trang thiết bị bêntrong các phòng chức năng, đặc biệt các phòng thực hành thí nghiệm, phòng công nghệ thôngtin, phòng bộ môn đã được ứang bị khá đầy đủ ở các trường Trung học cơ sở và Trung học phổthông

Trang 37

Có một điểm khác biệt về mạng lưới trường lóp của thành phố Đà Nẵng so với các tỉnh,thành phố trong cả nước và có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục hướng nghiệp, đó là:sau khi hình thành đơn vị hành chính mới (năm 1997) Đà Nẵng đã thành lập các trung tâmGiáo dục thường xuyên Quận, huyện và chỉ giữ lại 01 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướngnghiệp thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, ngay sau đó Đà Nẵng lại sát nhập trung tâm này vớitrường Trung học Kinh tế để xây dựng trường Dạy nghề Kỹ thuật - Kinh tế Đà Nẵng Vì vậy,thành phố hoàn toàn không có hệ thống các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Đây

là vấn đề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo khó chấp nhận khi đánh giá về công tác giáo dục hướngnghiệp của Thành phố (nếu không nói là chưa thực hiện tốt Luật Giáo dục)

Trong những năm đổi mới, nhất là tò sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương(1997), giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng đã có nhiều khởi sắc, cả về quy mô lẫn chấtlượng giáo dục Sự phát triển vững chắc của các ngành học, bậc học cùng với những thành tựuương công tác phổ cập giáo dục và xã hội hóa giáo dục là tiền đề quan trọng cho việc phát triểnnguồn nhân lực có chất lượng nói chung và giáo dục hướng nghiệp nói riêng

2.2 Thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh pho thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phổ Đà Nẵng

2.2.1 Mạng lưới các trung tâm Giáo dục thướng xuyên

Hiện tại thành phố Đà Nẵng có 7 trung tâm Giáo dục thường tham gia công tác hướngnghiệp thông qua dạy nghề phổ thông và tư vấn nghề Đơn vị thành lập sớm nhất là vào năm

1985, còn lại hầu hết các trung tâm Giáo dục thường xuyên quận, huyện đều thành lập từ saukhi thành phố được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ (trừ trung tâm Giáo dục thườngxuyên quận Thanh Khê và huyện Hòa Vang được thành lập từ trung tâm Kỹ thuật tổng hợp -Hướng nghiệp)

Bảng thống kê ở phụ lục 1 cho thấy: các trung tâm được phân bổ trên tất cả các quận,huyện, mỗi đơn vị hành chính có ít nhất 01 trung tâm, riêng địa bàn quận Sơn Trà có 02 trungtâm Về cơ bản, sự phân bố các trung tâm như trên là tương đối hợp lý, tuy nhiên, chúng ta thấyvẫn còn thiếu một đơn vị giáo dục chủ công thực hiện công tác hướng nghiệp trên địa bànthành phố, đó là trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp (theo tinh thần của LuậtGiáo dục)

Trang 38

Sự phân bố các trung tâm đều khắp các quận - huyện như hiện nay thuận lợi cho học sinhtrên từng địa bàn đến tham gia hướng nghiệp, học nghề phổ thông Tuy chỉ có huyện Hòa Vang

là khá rộng, địa hình khó khăn cho việc đi lại của học sinh nên việc bố trí ở đây 01 trung tâmGiáo dục thường xuyên là chưa hợp lý Quận Sơn Trà là một đơn vị hành chính không lớn với

6 trường Trung học cơ sở và 2 trường Trung học phổ thông lại có đến 2 đơn vị làm công táchướng nghiệp dẫn đến sự phân tán trong việc đầu tư Trong khi đó quận Hải Châu ở địa bàntrung tâm thành phố với 11 trường Trung học cơ sở và 5 trường Trung học phổ thông lại chỉ có

01 trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Châu làm công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổthông

2.2.2 Quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo

Quy mô học sinh tham gia học nghề phổ thông và cơ cấu ngành nghề

Trong các năm học 2000-2001 và 2001-2002, hoạt động hướng nghiệp chủ đạo của cáctrung tâm Giáo dục thường xuyên là tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh phổ thông bậctrung học Qui mô học sinh được hướng nghiệp thông qua dạy nghề phổ thông phân chia theo

cơ cấu ngành nghề đào tạo qua các năm học được tổng họp ở các bảng 1 và bảng 2:

Trang 40

Như vậy, số học sinh trung học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tham gia học nghề phổthông đạt tỉ lệ tương đối thấp: 23,4% năm học 2000-2001 (trong khi ở Hà Nội và thành phố HồChí Minh tương ứng là 76,56 % và 79,87%) [9, 66]; 42,5% năm học 2001-2002 (trong khi ở

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 83,79 % và 79,25 %) [l0, 35]

Số học sinh tham gia học nghề phổ thông ở địa bàn trung tâm thành phố (quận Hải Châu,Thanh Khê) là tương đối lớn và ngành nghề học khá đa dạng với 9 nghề (xem phụ lục 2) Ở cácvùng này học sinh chủ yếu học các môn về Kỹ thuật công nghiệp và Kỹ thuật phục vụ (phục vụcác ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ-du lịch)

Số học sinh tham gia học nghề phổ thông ở các quận vùng ven và ở huyện Hòa Vangtương đối thấp và số nghề học rất ít (3 đến 5 nghề) (xem phụ lục 3) Tuy nhiên, học sinh ở cácđịa bàn này đã có xu hướng tham gia học tập môn Lâm sinh - trồng trọt (bộ môn gắn với ngànhnông-lâm nghiệp) Có những nghề đã được giảng dạy ở tất cả các trung tâm như: Tin học, Điệndân dụng, Làm hoa; có những nghề chỉ có một số ít trung tâm giảng dạy như: Cắt may, Giachánh, Lâm sinh

Nghề có số lượng học sinh theo học đông nhất là Tin học, điện dân dụng, làm hoa, giachánh; số học sinh học các nghề; Vẽ kỹ thuật, Điện tử, Điện dân dụng đang có xu hướng giảmdần Để làm rõ hơn cơ cấu ngành nghề học sinh được hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông tạicác trung tâm Giáo dục thường xuyên , chúng ta xem xét các số liệu tổng hợp sau:

(Các nghề được chia theo 3 nhóm : Kỹ thuật Công nghiệp (KTCN), Kỹ thuật Phục vụ(KTPV) và Kỹ thuật Nông nghiệp (KTNN), trong đó KTNN bao gồm cả Nông nghiệp, Lâmnghiệp và Chế biến, Nuôi trồng thúy, hải sản)

Ngày đăng: 21/12/2020, 10:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w