1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy Đảng, Nhà nước, các tổ chức Xã hội (Thi công chức)

62 51 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 63,81 KB

Nội dung

Là nội dung đầu tiên nên học. Hệ thống chính trị, tổ chức Đảng, Nhà nước, Các tổ chức Xã hội hình thành thể chế chính trị Việt Nam. Tìm hiểu thật kỹ để nắm chắc kiến thức này.

Trang 1

MỤC LỤC

Câu 1: Về quyền lực Nhà nước và sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữacác cơ quan Nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháphiện nay? 3

Câu 2: Phân tích Điều 2 Hiến pháp 2013: “Nhà nước cộng hòa XHCN

Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” 13

Câu 3: Những điểm mới của Hiến Pháp 2013 so với Hiến pháp 1992 vềchế độ chính trị? 17

Câu 4: Nguyên tắc phân quyền là gì? Hiến pháp 2013 thể hiện nguyên tắcnày như thế nào? 22

Câu 5: Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 23

Câu 6: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò như thế nào trong hệ thốngchính trị Việt Nam? 24

Câu 7: So sánh “quyền con người” và “quyền công dân”? 26

Câu 8: Trình bày mối quan hệ giữa “dân chủ’ và “bầu cử”? Bình luận về ýkiến cho rằng:“bầu cử là thước đo dân chủ của một quốc gia” 31

Câu 9: Chế độ kinh tế theo các hiến pháp năm 1980, 1992 và 2013 có gìkhác nhau? 32

Câu 10: Quy trình lập pháp của Quốc hội gồm những giai đoạn nào? 36Câu 11: Khái niệm và đặc điểm quyền lập quy của Chính Phủ? 38

Câu 12: Phân tích nhận đinh:“ Hiến pháp là bản khế ước xã hội”? Tại saonói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực nhà nước? 40

Câu 13: Phân tích mối quan hệ giữa pháp quyền và quyền làm chủ củaNhân dân 41

Trang 2

Câu 14:“Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo về, đảm bảo theo Hiến pháp

và pháp luật” Hãy chứng minh? 52

Câu 15: Nêu nội dung cơ bản về chính sách văn hoá của nhà nướcCHXHCN Việt Nam theo Hiến pháp 2013 53

Câu 16: Phân tích chính sách Quốc phòng và an ninh quốc gia quy địnhtại Điều 64 Hiến pháp 2013: 54

Câu 17: Trình bày khái niệm văn bản quy phạm pháp luật (QPPL)? Phânbiệt văn bản QPPL với văn bản hành chính thông thường? 55

Câu 18: Anh (Chị) hãy phân tích và minh hoạ đặc trưng của Nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam là “Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnhđạo”? 57

Câu 19: Theo Anh (Chị), để văn bản quản lý nhà nước thực hiện đượcchức năng quản lý thì cần phải đảm bảo những điều kiệ gì? 59

Câu 20: Hãy phân tích làm rõ ý nghĩa của việc phân loại văn bản quản lýnhà nước Liên hệ thực tế để minh hoạ bằng một văn bản cụ thể theo cách phânloại theo tác giả? 60

Trang 3

và tư pháp hiện nay?

Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp sửa đổi năm 2013 bổsung một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta:

“Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữacác cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp”

Đây vừa là quan điểm, vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục, xâydựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước ta trong thời kỳ mới Về quyền lực Nhànước là thống nhất là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc Theo Hiến phápsửa đổi năm 2013, quyền lực Nhà nước ta thống nhất là ở nhân dân Quan niệm

thống nhất quyền lực Nhà nước là ở nhân dân thể hiện ở nguyên tắc “Tất cả

quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về

nhân dân được Hiến pháp sửa đổi ghi nhận nhân dân là chủ thể tối cao củaquyền lực Nhà nước, nhân dân thông qua quyền lực Hiến pháp giao quyền lựcNhà nước của mình cho Quốc hội, do Chính phủ và cho cơ quan Tư pháp thựchiện

Theo Điều 70 Hiến pháp sửa đổi năm 2013, nhân dân chỉ cho Quốc hội 3

nhóm quyền hạn và nhiệm vụ: quyền hạn và nhiệm vụ về lập hiến, lập pháp;

quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát tối cao; quyền hạn và nhiệm vụ với quyết

Trang 4

thực hiện quyền lực Nhà nước không những bằng dân chủ đại diện thông quaQuốc hội, Hội đồng Nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước, mà còn bằngdân chủ trực tiếp thông qua việc thực hiện quyền biểu quyết khi Nhà nước tổchức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (Điều 29 vàĐiều 120) Cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm

vụ và quyền hạn khác nhau nhưng được thống nhất ở mục tiêu của Chính trị

chung là xây dựng một “Nhà nước vào Đảng và phát huy quyền làm chủ của

nhân dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, như Điều 3 Hiến pháp mới đã quy định

Quan niệm quyền lực Nhà nước là thống nhất như nói ở trên của Hiếnpháp là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước đề cao trách nhiệm của Nhànước trước nhân dân, hạn chế sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện quyền hạn

và nhiệm vụ mà nhân dân đã ủy quyền, giao quyền Đó cũng là cơ sở để không

có chỗ cho các yếu tố cực đoan, đối lập, thiếu trách nhiệm tồn tại Đồng thời, đócũng làm Điều kiện để hình thành cơ chế kiểm soát, nhận xét, đánh giá chấtlượng và hiệu quả hoạt động của các quyền từ bên trong tổ chức quyền lực Nhànước cũng như từ xã hội là nhân dân

Như vậy, quyền lực Nhà nước là thống nhất và tập trung ở nhân dân, chủthể tối cao và duy nhất của quyền lực Nhà nước là quan niệm có ý nghĩa chỉ đạo

tổ chức quyền lực Nhà nước trong Điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Mọi biểu hiện sa rồiquan điểm quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân theo Hiến pháp sửa đổi năm

2013 đều dẫn đến việc tổ chức quyền lực Nhà nước kém hiệu quả

Về “phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã tiến một bước mới trong việc phân côngquyền lực Nhà nước Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta chỉ rõ Quốc hội thực

Trang 5

hiện quyền lập hiến (không còn là duy nhất có quyền lập hiến như Hiến phápnăm 1992), quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp(Điều 94), Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102) Việc xác nhậncác cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp làmột sự đổi mới quan trọng, tạo Điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ,quyền hạn của mỗi Quyền

Một là, đối với quyền lập pháp là quyền đại diện cho nhân dân thể hiện ý

chí chung của quốc gia Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của quyền

này là đại diện cho nhân dân, bảo đảm cho ý chí chung của nhân dân được thểhiện trong các đạo luật mà mình là cơ quan duy duy nhất được nhân dân giaoquyền giao quyền biểu quyết thông qua luật Quyền hạn và nhiệm vụ của Quốchội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp được quy định ở Điều 70 và Điều 120 củaHiến pháp năm 2013

Hai là, quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của

quốc gia do Chính phủ đảm trách Thuộc tính cơ bản, xuyên suốt của quyền này

là đề xuất, hoạch định, tổ chức thực hiện pháp luật để đảm bảo an toàn, an ninh

và phát triển xã hội Quyền hạn và nhiệm vụ của Chính phủ - cơ quan thực hiệnquyền hành pháp được quy định một cách khái quát ở Điều 96 Hiến pháp hiệnnay

Ba là, quyền tư pháp là quyền xét xử, được nhân dân giao cho Tòa án

thực hiện Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao

nhất trong tổ chức thực hiện quyền này

Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quyền lực Nhà nước, việc phân địnhlàm ba quyền nói trên là một nhu cầu khách quan Ngày nay, xu hướng phânđịnh rành mạch ba quyền đón ngày càng được coi trọng trong tổ chức quyền lựcNhà nước Vì xã hội ngày càng phát triển, phân công lao động càng phải chuyên

Trang 6

dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta chỉ ra rằng, việc phân định rànhmạch lạc ba quyền là cách thực tốt nhất để phát huy vai trò của Nhà nước trongcông cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Như đã nói ở trên, trong Nhà nước ta, quyền lực Nhà nước là thống nhất

Đó là sự thống nhất về mục tiêu chính trị chung Vì vậy, việc phân định quyềnlực Nhà nước không chứa đựng và bao quát việc phân lập mục tiêu chính trịchung của quyền lực Nhà nước Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyềnnhưng cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt

nhau, mà “ràng buộc lẫn nhau”, cả ba Quyền đều phải phối hợp với nhau, phải

hoạt động một cách nhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyềnhạn mà nhân dân giao cho mỗi quyền được Hiến pháp - đạo luật gốc của Nhànước và xã hội quy định

Mục đích của việc phân công quyền lực Nhà nước để nhằm kiểm soátquyền lực Nhà nước, bảo đảm cho tính pháp quyền của Nhà nước và phát huydân chủ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lựcNhà nước giữa các quyền Thực tiễn chỉ ra rằng, sức mạnh và sự thịnh vượngcủa mỗi một quốc gia, cũng như khả năng đối mặt với những khó khăn, tháchthức phần lớn được quyết định bởi sự vững vàng của các thiết chế, cam kết củacác nhánh quyền lực Nhà nước với nhân dân về tính pháp quyền Điều đó khôngkém phần quan trọng so với các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu hoặc

vị trí địa lý quốc gia Những nước duy trì được sự phát triển ổn định lâu dài vềkinh tế - xã hội và chính trị là những nước tuân theo tinh thần của pháp quyền

Ý nghĩa của sự phân công quyền lực Nhà nước là để phân định nhiệm vụ

và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, để Nhà nước hoạt động

có hiệu lực và hiệu quả, quyền lực Nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực củanhân dân, tính pháp quyền của Nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực củanhân dân, tính pháp quyền của Nhà nước ngày càng được đề cao Nội dung vàtinh thần của các quy định về việc phân công nhiệm vụ, quyền hạn, cho Quốc

Trang 7

hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu nói trên và là

cơ sở để tiến hành kiểm soát quyền lực Nhà nước

Về kiểm soát quyền lực Nhà nước, ngoài việc phân công mạch lạc nhiệm

vụ, quyền hạn của các quyền để tạo cơ sở cho kiểm soát quyền lực; Hiến phápsửa đổi 2013 còn tạo lập cơ sở hiến định để hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp

do luật định (Điều 119) Đồng thời, Hiến pháp giao cho: Quốc hội, các cơ quan

của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp Như

vậy, Hiến pháp sửa đổi lần này tuy chưa hình thành cơ chế bảo vệ Hiến phápchuyên trách như Nghị quyết của Đảng đã đề ra, nhưng với quy định của Điều

119 đã tạo cơ sở hiến định để xây dựng một cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luậtđịnh Rồi đây,

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Thanh tra Luật Tổ chứcViện kiểm sát nhân dân chắc chắn sẽ được sửa đổi bổ sung để hình thành cơ chếkiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc tuân theo Hiến pháp một cách hữuhiệu hơn

Trong tổ chức quyền lực Nhà nước ở các nước theo nguyên tắc phânquyền mềm dẻo thì việc kiểm soát quyền lực Nhà nước giữa các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp chủ yếu là kiểm soát của lập pháp và tư pháp đối với hànhpháp Để tăng cường kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp sửađổi đã bổ sung, Điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Ủy banThường vụ Quốc hội, ví dụ như: Ủy ban Thường vụ Quốc hội được bổ sung

thêm nhiệm vụ: Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, Điều chỉnh địa giới

đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (khoản 8, Điều

74) Quốc hội được bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn: Phê chuẩn đề nghị bổ

nhiệm, miễn nhiệm cách chức… Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao (khoản 7,

Điều 70) Cùng với Điều đó, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã thiết lập thêm hai

Trang 8

biểu Quốc hội, chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 117) và Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ giúp Quốc hội Kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công (Điều 118).Sự ra đời các thiết chế Hiến

định độc lập này cũng nhằm tăng cường các công cụ để nhân dân kiểm soátquyền lực Nhà nước trong bầu cử, trong sử dụng tài chính ngân sách và tài sảncông một cách hiệu quả hơn

Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp

Hiến pháp sửa đổi đã hình thành 1 cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước

từ phía nhân dân bằng các hình thức dân chủ trực tiếp

Bằng việc quy định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Chínhphủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và Tòa án nhân dân là cơ quan thựchiện quyền tư pháp - Hiến pháp đã tạo cơ sở xây dựng cơ chế kiểm soát quyềnlực Nhà nước từ bên trong bộ máy Nhà nước

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) Chẳng muốn tiếp tục khẳng định tổ chức và hoạt

động của bộ máy Nhà nước ta theo nguyên tắc “quyền lực Nhà nước là thống

nhất có sự phân công, phối hợp…” mà còn là bổ sung thêm một nội dung mới là

“kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành

pháp, tư pháp” Sự bổ sung này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Thể hiện một

bước phát triển mới về nhận thức lý luận xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa ở nước ta, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã thể chế quan điểm về kiểmsoát quyền lực Nhà nước như thế nào?

Trước hết, Hiến pháp sửa đổi đã khẳng định chủ thể kiểm soát quyền lựcNhà nước là nhân dân Tại Điều 2, Hiến pháp sửa đổi đã khẳng định: bản Chấtcủa nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân Nhân dân là người làm chủ đất nước Kiểm soát quyền lực

Trang 9

Nhà nước bắt nguồn từ nguồn gốc và bản chất của Nhà nước Nhà nước của aithì người đó phải là người chủ kiểm soát quyền lực Nhà nước của mình Đây làMột đòi hỏi rất yếu nàng tiên từng yêu cầu chính đáng và tự nhiên của ngườichủ Đối với Quyền lực Nhà nước lại càng là một đòi hỏi khách quan và cấpthiết của người chủ là nhân dân phải kiểm soát được quyền lực Nhà nước củamình Bởi Nếu không kiểm soát được quyền lực Nhà nước thì quyền lực Nhànước sẽ bị tha hóa, nhân dân là chủ thể giao quyền, ủy quyền sẽ bị mất quyền, bịlạm quyền từ phía Nhà nước

Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân được giao cho Nhà nước mà thựcchất là giao cho những con người cụ thể có thẩm quyền trong bộ máy Nhà nướcthực thi Mà hành động của con người thì luôn luôn bị tác động về vật chất, tìnhcảm và dục vọng nữa Từ sự khẳng định nguồn gốc, bản chất của Nhà nước ta làNhà nước của nhân dân, đồng thời là người chủ kiểm soát quyền lực Nhà nước,

Hiến pháp sửa đổi tại khoản 3, Điều 2 đã bổ sung một nguyên tắc mới: Kiểm

soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Hai là, Từ quan điểm và nguyên tắc nền tảng nói trên, trong mối quan hệ

với kiểm soát quyền lực Nhà nước, nhiều nhận thức mới đã được thể hiện xuyênsuốt trong bản Hiến pháp sửa đổi Đó là, Hiến pháp đã được xác nhận nhân dân

là chủ thể của quyền lập hiến, Quốc hội không còn là thiết chế duy nhất cóquyền lập hiến như Hiến pháp hiện hành Khi nhân dân là chủ thể của quyền lậphiến thì nhân dân là chủ thể kiểm soát quyền lực Nhà nước Vì thế, Hiến phápsửa đổi đã đặt nền móng hiến định cho sự ra đời một cơ chế kiểm soát quyền lựcNhà nước từ bên ngoài, tức là từ phía nhân dân trong việc kiểm soát quyền lựcNhà nước Thể hiện Điều đó, Điều 6, Hiến pháp sửa đổi quy định ngoài việcnhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ đại diện (thông qua QH,HĐND và các cơ quan khác của Nhà nước) còn thực hiện bằng các hình thức

Trang 10

quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 29); công dân có quyền tham giaquản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với các cơ quanNhà nước… (Điều 28); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân… giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quanNhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức viên chức (Điều 9), Công đoànViệt Nam… tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhànước (Điều 10)

Như vậy, Hiến pháp sửa đổi đã hình thành một cơ chế kiểm soát quyềnlực Nhà nước từ phía nhân dân bằng các hình thức dân chủ trực tiếp Với cácquy định nền tảng của Hiến pháp như vậy, chắc chắn cơ chế đó sẽ được cụ thểhóa bằng các đạo luật như bầu cử, luật bãi nhiệm đại biểu, luật trưng cầu dân ý,luật tham vấn và phản biện các công việc Nhà nước của nhân dân Các luật này

sẽ được soạn thảo để thực thi Hiến pháp trong những năm sắp tới

Ba là, nói đến kiểm soát quyền lực Nhà nước thì Điều quan trọng trước

tiên là tổ chức bộ máy Nhà nước phải được phân công, phân nhiệm một cáchđúng đắn, mạch lạc giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Có phân côngphân nhiệm mới có cơ sở để kiểm soát quyền lực Chứ không phải là Quốc hộichủ thể phân công quyền lực Nhà nước Theo nhận thức đó, trong bản Hiếnpháp sửa đổi đã có một bước tiến mới trong việc phân công quyền lực Nhànước Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, Hiến pháp năm 1992 đã quyđịnh quyền lực Nhà nước được cấu thành từ ba quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp (Điều 2) Nhưng Hiến pháp năm 1992 lại chưa chỉ ra được một cách rõràng cơ quan nào là cơ quan lập pháp, cơ quan nào là cơ quan hành pháp và cơquan nào là tư pháp Hiến pháp sửa đổi đã khắc phục được nhược điểm đó bằngviệc quy định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ là cơquan thực hiện quyền hành pháp và Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền

tư pháp Việc xác nhận cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành

Trang 11

pháp và tư pháp là một thay đổi quan trọng so với mô hình tập quyền xã hội chủnghĩa trước đây Nó tạo Điều kiện để quy định nhiệm vụ, quyền hạn một cáchđúng đắn, mạch lạc giữa các cơ quan Quốc hội, Chính phủ và Tòa án Nhân dântrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đây chính là cơ sở để kiểm soát quyền lực Nhà nước nhân dân có căn cứ

để nhận xét, đánh giá hiệu lực và hiệu quả thực hiện quyền lực Nhà nước củamỗi Quyền Đồng thời, khắc phục được sự trùng lặp, dựa dẫm ỷ lại nó không rõtrách nhiệm trong tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước của mô hình tập quyền

xã hội chủ nghĩa trước đây và xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nướcbên trong bộ máy Nhà nước Các đạo luật về tổ chức bộ máy Nhà nước như Luật

Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân,Luật Tổ chức Viện kiểm soát nhân dân sẽ lần lượt được sửa đổi theo các tưtưởng mới nói trên của Hiến pháp để hình thành một cơ chế kiểm soát quyền lực

Nhà nước từ bên trong bộ máy Nhà nước Bốn là, Hiến pháp sửa đổi đã tạo lập

cơ sở Hiến định để hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định (Điều 119)

Đồng thời, Hiến pháp giao cho: QH, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước,

Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp như vậy, Hiến pháp sửa đổi lần này

tui chưa hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách như Nghị quyết củaĐảng đã đề ra, nhưng Với quy định của Điều 119 đã tạo cơ sở Hiến định để xâydựng một cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định Rồi đây, luật hoạt động giámsát của QH, Luật Thanh tra, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân chắc chắn sẽđược bổ sung để hình thành cơ chế việc tuân theo Hiến pháp một cách hữu hiệuhơn

Năm là, Trong tổ chức quyền lực Nhà nước ở các nước theo nguyên tắc

phân quyền mềm dẻo thì kiểm soát quyền lực Nhà nước giữa các quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp, chủ yếu là kiểm soát của lập pháp và tư pháp đối

Trang 12

pháp sửa đổi đã bổ sung, Điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội

và Ủy ban thường vụ Quốc hội, ví dụ như: Ủy ban thường vụ Quốc hội được bổ

sung thêm nhiệm vụ: quyết định, thành lập, giải thể, nhập, chia, Điều chỉnh địa

giới, đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc TW (khoản 8, Điều 74).

Quốc hội được bổ sung thêm nhiệm vụ quyền hạn: phê chuẩn, đề nghị, bổ

nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7,

Điều 70) Cùng với Điều đó, Hiến pháp sửa đổi đã thiết lập hai thiết chế độc lập:

Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu HỘI ĐỒNGNHÂN DÂN các cấp (Điều 117) và Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ giúp QH kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công (Điều 118) Sự ra đời các thiết chế hiến định độc lập này

cũng nhằm tăng cường Các công cụ để nhân dân kiểm soát quyền lực Nhà nướctrong bầu cử, trong sử dụng tài chính danh sách Nhà nước và tài sản công mộtcách hiệu quả hơn

Kiểm soát Quyền lực Nhà nước là một vấn đề không đơn giản Bởi vì,kiểm soát quyền lực Nhà nước, một mặt là để phòng chống sự lợi dụng quyềnlực Nhà nước, nhưng mặt khác; làm sao để không phải vì kiểm soát nhận quyềnlực Nhà nước mà làm mất đi tính năng động, mềm dẻo cần phải có để tiến hànhcác công việc của Nhà nước Vì thế, vấn đề cơ bản của kiểm soát quyền lực Nhànước là làm cho bộ máy Nhà nước vừa có khả năng kiểm soát được xã hội, lạivừa không kém phần quan trọng là buộc Nhà nước phải tự kiểm soát được chínhmình

Do vậy, sau Hiến pháp, dựa trên cơ sở Hiến pháp, phải ban hành các đạoluật để xây dựng các cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước một cách phù hợp

Đó là cơ chế kiểm soát được cấu thành bởi các chủ thể kiểm soát ở bên ngoài bộmáy Nhà nước (như các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các Phương tiệnthông tin đại chúng và trực tiếp công dân) và cơ chế do các chủ thể bên trong bộmáy Nhà nước tiến hành kiểm soát Đồng thời, xây dựng cơ chế kiểm soát tuân

Trang 13

thủ Hiến pháp một cách độc lập do luật định như Hiến pháp sửa đổi đã đặt nềnmóng và mở đường cho sự ra đời.

Câu 2: Phân tích Điều 2 Hiến pháp 2013: “Nhà nước cộng hòa XHCN

Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng Định vấn đề xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là một quan điểm chỉ đạo thốngnhất và xuyên suốt Đảng ta Điều này cũng đã được Hiến pháp năm 2013 (bổ

sung) nhận tại Điều 2: “Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp

quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp” Bằng lý luận về Nhà nước pháp luật

chúng ta hãy phân tích làm rõ vấn đề trên

1. Cơ sở để đảm bảo của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước phápquyền của dân, do dân, vì dân:

Nhà nước pháp quyền XHCN do nhân dân ta xây dựng là Nhà nước phápquyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Điều này được quy định kháchquan từ cơ sở kinh tế và chế độ chính trị XHCN

- Về cơ sở chính trị, nó xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước

của giai cấp công nhân mà ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân làthống nhất với ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân lao động, của dân tộc,

sự thống nhất về lợi ích đó dẫn đến sự thống nhất về ý chí hành động của tuyệtđại quần chúng nhân dân lao động

Trang 14

- Về cơ sở kinh tế của Nhà nước, Nhà nước ta là Nhà nước được xây dựng

trên nền tảng kinh tế XHCN; với chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủyếu, nghĩa là nhân dân lao động chính là chủ sở hữu của các tư liệu SX chủ yếu.Đây chính là Điều kiện để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bởi vì giai cấpnào, lực lượng nào nắm giữ kinh tế (mà chủ yếu là nắm giữ các TLSX quantrọng) thì giai cấp ấy, lực lượng ấy mới thật sự nắm giữ quyền lực chính trị

2. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng làliên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

- Nhà nước của nhân dân:

Trước hết ta thấy rằng Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, đây chính

là Điều kiện đầu tiên phải có để đảm bảo cho việc thực hiện Nhà nước “do nhândân và vì nhân dân” Nhân dân đã và đang làm chủ vừa bằng hình thức trực tiếp,vừa bằng hình thức gián tiếp thông qua những đại diện do mình bầu ra

Tuy nhiên, khi xác định quyền lực Nhà nước thuộc nhân dân, Điều đókhông có nghĩa là mỗi người dân đều tự hành xử theo ý chí riêng của mình màquyền lực đó phải được tổ chức để nhân dân thông qua tổ chức mà sử dụngquyền lực Nhà nước Tổ chức quyền lực Nhà nước đó là cơ quan đại biểu nhândân

Cơ quan đại biểu nhân dân được hình thành từ sự tập hợp các đại biểunhân dân do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân,được nhân dân ủy nhiệm quyền lực Nhà nước của mình và chịu trách nhiệmtrước nhân dân Đến lượt mình các cơ quan đại biểu nhân dân, thay mặt nhândân và vì lợi ích của nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước Nói cách khác, cơquan Nhà nước các cấp chỉ là người chấp hành mệnh lệnh của quốc dân, chấp

Trang 15

hành ý chí của nhân dân Cán bộ công chức phải là công bộc của dân, chăm lo,bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân

Từ những phân tích trên cho thấy, ở Nhà nước ta quyền lực Nhà nướcthuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội

và Hội đồng nhân dân Quyền lực Nhà nước của nhân dân thống nhất và tậptrung Bằng con đường đó, nhân dân mới thật sự quyết định công việc của đấtnước mình vì lợi ích của chính mình

- Nhà nước do nhân dân:

Nhà nước do nhân dân thể hiện ở việc khi đưa đường lối, chính sách, phápluật… Nhà nước phải đảm bảo do nhân dân quyết định, nhân dân thực hiện vàdân kiểm tra, tức là phải thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm”.Tính nhân dân, tính dân chủ trong quá trình hoạt động xây dựng pháp luật, đượcthể hiện ở tính quyết định sáng tạo của nhân dân Nhân dân là chủ thể sáng tạopháp luật, vừa ủy quyền cho Quốc hội lập pháp, vừa tham gia góp ý kiến vào các

dự án Luật, đồng thời nhân dân là chủ thể lớn nhất thực hiện pháp luật, phát hiệnnhững điểm yếu của hệ thống pháp luật khi đưa vào cuộc sống

Đặc điểm này đòi hỏi khi xây dựng pháp luật phải phản ánh tính đúng đắn

ý chí của đại đa số nhân dân lao động, thể hiện chính xác các giá trị mà xã hộiủng hộ Đồng thời đặc điểm này được thể hiện pháp luật sau khi ban hành phảiđược cả xã hội chấp hành triệt để Hơn nữa, hoạt động xây dựng pháp luật lấymục tiêu ban hành pháp luật vì con người, phục vụ con người Muốn làm đượcĐiều đó, khi xây dựng các văn bản pháp luật, Nhà nước phải thu hút đông đảomọi người tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, cùng nâng cao chất lượngcủa pháp luật, đồng thời chuẩn bị cho nhân dân tuân thủ pháp luật

- Nhà nước vì nhân dân:

Trang 16

Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước vì dân thể hiện trước hết mọichính sách và giải pháp kinh tế - xã hội… của Nhà nước đều phục vụ nhân dân,

đảm bảo quyền lợi cho nhân dân, thể hiện nguyên tắc: “dưới chế độ dân chủ,

không phải con người tồn tại vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con người”.

Điều này ở nhiệm vụ của Nhà nước ta trong hoạt động lập pháp, lập quy phảikhông những đảm bảo dân chủ mà còn phát huy dân chủ ngày càng cao đối vớinhân dân lao động Tính chất Nhà nước “do nhân dân và vì nhân dân” phải thểhiện rõ trong nội dung pháp luật phải xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân

và đông đảo quần chúng nhân dân lao động chứ không chỉ bảo vệ cho quyền lợi,lợi ích của một giai cấp riêng lẻ như Nhà nước của giai cấp tư sản Mặt khác,phải bảo đảm các quyền khiếu nại, tố cáo của nhân dân Các cơ quan Nhà nước

có trách nhiệm giải quyết những ý kiến của dân khiếu nại, kiến nghị, tố cáo

Tóm lại, đối với đặc trưng của Nhà nước ta, ba yếu tố “của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân” là một thể thống nhất trong đó yếu tố “của nhân dân”

là quyết định Ngược lại, có phát huy 2 yếu tố “do nhân dân, vì nhân dân” thì Nhà nước ta mới thực sự là “của nhân dân”

Trong những năm đổi mới vừa qua, Nhà nước ta đã trưởng thành về nhiều mặt, để thể hiện rõ bản chất của một Nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân Nổi bật nhất là những thành tựu về xây dựng hệ thống pháp luật

để quản lý đất nước, về xây dựng nền dân chủ XHCN, nhất là dân chủ ở cơ sở Hoạt động của Nhà nước thể hiện được tư tưởng lấy dân làm gốc, biết dựa vào dân, thể hiện việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Nhà nước cũng

đã tích cực đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm minh những vụ việc tiêu cực, tham nhũng

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng bộ máy Nhà nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh; tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí của công, tình trạng mất dân chủ, phép nước, kỷ cương xã hội rải rác ở nhiều nơi còn buông lỏng… Mặt khác, quản lý Nhà nước chưa ngang tầm với nhiệm vụ của

Trang 17

thời kỳ đổi mới Đó là: chưa phát huy được những mặt tích cực, chưa khắc phục những hạn chế làm cho tình trạng bất công, bất bình đẳng có xu hướng gia tăng…

• Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh nông và đội ngũ trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo

Như đã nói ở phần trên, quyền lực trong Nhà nước không phải là quyềnlực của cá nhân hay của bộ máy Nhà nước mà phải thật sự là của toàn thể nhândân, dựa trên nền tảng là liên minh công - nông và đội ngũ trí thức Liên minhgiai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức chẳng những là yêucầu khách quan về chính trị, làm nền tảng vững chắc cho Nhà nước trong sựnghiệp bảo vệ và xây dựng XHCN, mà còn là yêu cầu khách quan của sự nghiệpphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Liên minh thể hiện tính quy luậtchung của cách mạng XHCN ở những nước có nông dân chiếm đại bộ phận dân

cư và thường có nền kinh tế chậm phát triển như nước ta Đồng thời với xuhướng nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh cùng với sự phát triển mạnh mẽcủa khoa học công nghệ đòi hỏi phải có sự liên minh chặt chẽ giữa giai cấp côngnhân và đội ngũ tri thức mới có thể xác định được đường lối, chính sách đúngđắn và tổ chức thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Cần phải thấy rằng trong Điều kiện nước ta, nếu không do Đảng cộng sảnlãnh đạo, thì Nhà nước không thể là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, lúc đóNhà nước sẽ biến thành công cụ của một thiểu số thống trị, nô dịch và bóc lộtnhân dân Chỉ có sự lãnh đạo của Đảng thì Nhà nước mới giữ vững được bảnchất giai cấp công nhân và đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân Nhưng đảnglãnh đạo Nhà nước không có nghĩa là Đảng bao biện, làm thay Nhà nước mà là

để phát huy trách nhiệm, tính chủ động, sắc bén và hiệu lực quản lý, Đảng lãnhđạo là lãnh đạo xây dựng Nhà nước thật sự là công cụ chủ yếu để thực hiệnquyền làm chủ của nhân dân

Trang 18

Câu 3: Những điểm mới của Hiến Pháp 2013 so với Hiến pháp 1992

về chế độ chính trị?

So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới cơ bảnmới sau đây

Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định những giá trị nền tảng

và mục tiêu cơ bản của của Nhà nước CHXHCN Việt Nam (Điều 1, Điều 3),đồng thời khẳng định rõ hơn chủ quyền nhân dân: “Nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ”, những bảo đảm thực hiện chủ quyềnnhân dân đầy đủ hơn: “bằng dân chủ trực tiếp”và “bằng dân chủ trực tiếp” thôngqua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”, với chế độbầu cử dân chủ, quyền cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và HĐND, cũng như

cơ chế không chỉ phân công, phối hợp mà còn kiểm soát giữa các cơ quan Nhànước trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước (Điều 2 Điều 6 Điều 7)

Những quy định mới này thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ và pháp quyềncủa Nhà nước ta Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, tất cảcác từ “Nhân dân” đều được viết hoa một cách trang trọng, thể hiện sự tôn trọng

và đề cao vai trò của Nhân dân với tư cách là chủ thể duy nhất của toàn bộquyền lực Nhà nước ở nước ta

Thứ hai, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; đồng thời

bổ sung thêm trách nhiệm của Đảng trước Nhân dân:”Đảng Cộng sản Việt Namgắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhândân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”

Thứ ba, Điều 9 liệt kê đầy đủ các tổ chức chính trị – xã hội gồm: Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn Thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh

Trang 19

Việt Nam và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức này Đặc biệt, Điều

9 Hiến pháp năm 2013 bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trongviệc “tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xâydựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc” (khoản 1), đồng thời quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổchức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuônkhổ Hiến pháp và pháp luật” (khoản 3)

Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia vàđường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác của Nhà nướcCHXHCN Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới; đồng thời cam kết “tuânthủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam làthành viên”, khẳng định Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có tráchnhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc” (Điều 11 Điều 12)

Thứ sáu, kế thừa cách quy định của Hiến pháp năm 1946 Điều 13Chương này quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, ngày Quốc khánh vàThủ đô chứ không để một chương riêng (Chương XI) như Hiến pháp năm 1992

– Hiến Pháp 2013 đã làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn một số vấn đềnhư sau:

+ Thứ nhất, khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là mộtnước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền,hải đảo, vùng biển và vùng trời (Điều 1)

+ Thứ hai, tiếp tục thể hiện nhất quán quan điểm “tất cả quyền lực Nhànước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”, bổ sung thêm một điểm mới là “NướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ” (khoản 2 Điều 2)

Trang 20

Bổ sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có

sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thựchiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3 Điều 2) theo tinh thần củaCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổsung và phát triển năm 2011)

Đây là điểm mới quan trọng so với các bản Hiến pháp trước đây, lần

đầu tiên nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận trong Hiến pháp.

Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các cơ quan lậppháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, lạm dụngquyền lực

+ Thứ ba, tiếp tục khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc của nước ta Đồng thời làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là “đội tiên phong của giai cấp

công nhân” mà đồng thời là “đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam” (khoản 1 Điều 4); bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng

“phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách

nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” (khoản 2 Điều 4); tiếp tục

khẳng định không chỉ tổ chức đảng có trách nhiệm mà còn bổ sung quy địnhtrách nhiệm của đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật(khoản 3 Điều 4)

+ Thứ tư, tiếp tục khẳng định các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng

và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.Ngôn ngữ quốc gia là Tiếng Việt…Hiến pháp bổ sung điểm mới rất quan trọng

là “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các

dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (khoản 4 Điều

5) so với Hiến pháp năm 1992 quy định “Nhà nước thực hiện chính sách phát

Trang 21

triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.

+ Thứ năm, bổ sung nguyên tắc “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước

bằng dân chủ trực tiếp” (khoản 1 Điều 6) Đây là lần đầu tiên nguyên tắc này

được ghi nhận trong Hiến pháp Tiếp tục khẳng định nguyên tắc “phổ thông,bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” trong bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồngnhân dân; quy định đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệmkhi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân (Điều 7)

+ Thứ sáu, tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sứcmạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh

to lớn để xây dựng và phát triển đất nước, được thể hiện ở Lời nói đầu, trongquy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốctrong “tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăngcường đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội” (khoản 1 Điều 9); Côngđoàn là tổ chức chính trị – xã hội giai cấp công nhân và người lao động, đại diệncho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng củangười lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham giakiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn

vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người laođộng; tuyên truyền, vận động người lao động học tập và nâng cao trình độ, kỹnăng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 10).Ghi nhận vị trí, vai trò của Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổchức chính trị – xã hội đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đángthành viên, hội viên của tổ chức mình; cùng với các tổ chức thành viên khác củaMặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(khoản 2 Điều 9)

Trang 22

+ Thứ bảy, sửa đổi, bổ sung chính sách đối ngoại của nước ta cho phù hợpvới tình hình mới, khẳng định thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập,

tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độclập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ củanhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các điềuước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đốitác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi íchquốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội trên thế giới (Điều 12)

+ Thứ tám, các nội dung gắn với chế độ chính trị của quốc gia như Quốc

kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh, nội dung cơ bản giữ nguyênnhư Hiến pháp năm 1992 được gộp chung thành một điều (Điều 13)

Câu 4: Nguyên tắc phân quyền là gì? Hiến pháp 2013 thể hiện nguyên tắc này như thế nào?

Phân quyền là cách tổ chức Nhà nước mà quyền lực Nhà nước được phân

ra cho các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau Các nhánh này hợp tác,phối hợp, giám sát và kiềm soát lẫn nhau trong thực hành quyền lực Nhà nước

Theo thuyết “Tam quyền phân lập” thường phân ra nhánh lập pháp, tư

pháp và hành pháp Tất cả các Nhà nước pháp quyền hiện đại thực chất đềuđược tổ chức theo cách này Đấy là một thành quả của văn minh nhân loại Chođến nay, loài người vẫn chưa nghĩ ra cách hữu hiệu hơn về tổ chức Nhà nước

Hiến pháp 2013 tuy vẫn khẳng định quyền lực Nhà nước là thống nhất, có

sự phân công, phối hợp, nhưng lần đầu tiên có quy định thêm việc kiểm soátgiữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,

tư pháp Đây được xem là một điểm mới cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức

Trang 23

quyền lực Nhà nước, tránh những nhánh quyền lực vượt quá quyền hạn, khôngthể kiểm soát Theo đó: xác định rõ ba bộ phận của quyền lực Nhà nước vớinhững thiết chế thực hiện các quyền đó: Quốc hội được xác định là cơ quan đạibiểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiệnquyền lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhànước Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyềnhành pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Việnkiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chínhquyền địa phương là chế định được thay cho các thiết chế HĐND và UBNDtrong Hiến pháp hiện hành; hai thiết thế hiến định độc lập mới ra đời là Hộiđồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

Câu 5: Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân Đây là đặc điểm rất quan trọng mà Nhà nướcpháp quyền tư sản không thể có được Thực chất đặc điểm này của Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm bảo đảm tính giai cấp, tính nhândân của Nhà nước ta Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và do nhândân định đoạt, nhân dân quyết định phương thức tổ chức, xây dựng và vận hànhcủa bộ máy quyền lực Nhà nước nhằm đáp ứng ngày càng cao lợi ích của nhândân và của toàn bộ dân tộc Đây còn là sự thể hiện về tính ưu việt của chế độ xãhội chủ nghĩa so với các chế độ khác

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực Nhànước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năngcủa Nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Đây làphương thức tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước rất mới mẻ, chúng ta phảilấy hiệu quả thực tiễn để kiểm nghiệm Về nguyên tắc, chúng ta không thừa

Trang 24

quyền hoàn toàn độc lập, không có sự phối hợp, thậm chí đi đến đối lập, hạn chếsức mạnh của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Tuy nhiên, chúng ta cũngkhông thể trở lại với nguyên tắc tập quyền, tức là tập trung toàn bộ quyền lựccao nhất của Nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp cho một cá nhân, hoặcmột cơ quan tổ chức Nhà nước Bởi vì, làm như vậy là đi ngược lại lịch sử tiến

bộ của nhân loại

Vấn đề đặt ra yêu cầu chúng ta phải nghiên cứu giải quyết đó là Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có sự phân công, phân định thẩmquyền cho rõ ràng, minh bạch để thực hiện có hiệu quả với chất lượng cao baquyền, tránh tình trạng chồng chéo, tùy tiện, lạm quyền…

Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở HP, PL và đảm bảo choHiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng

Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nângcao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồngthời tăng cường kỷ cương, kỷ luật

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một Đảng duy nhấtlãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận

Câu 6: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tựnguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội vàcác cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài

Trang 25

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp,phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cườngđồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhànước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về việc tham gia xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai tròquan trọng trong góp phần xây dựng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, phảnánh ý kiến của nhân dân về các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, để Đảngkịp thời đề ra những chủ trương, chính sách hợp lý trong quá trình lãnh đạo,nhằm giải quyết, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Trong quá trình vậnđộng nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, thông qua

ý kiến quần chúng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kịp thời đề xuất vớiĐảng về những hạn chế trong đường lối, chính sách của Đảng Bên cạnh đó, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam thông qua hoạt động của mình quy tụ, phối hợp các tổchức thành viên thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác xâydựng Đảng, góp phần xây dựng bộ máy tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh ởcác cấp và vận hành thống nhất trong phạm vi cả nước Vận động toàn thểnhân dân phát huy tinh thần làm chủ trong việc xây dựng và bảo vệ Đảng; giámsát hoạt động của cấp ủy đảng tại địa phương để kịp thời phát hiện những saisót, khiếm khuyết trong công tác lãnh đạo ở địa phương…; qua đó, làm choĐảng ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhân dân, phát huy trí tuệ của nhân dântrong quá trình lãnh đạo của Đảng, từ đó nâng cao sức mạnh và trí tuệ của Đảng

Về tham gia xây dựng Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp phầnphát huy sức mạnh tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tham gia tổ chức bầu cửQuốc hội và hội đồng nhân dân, góp phần nâng cao sức mạnh của cơ quanquyền lực Nhà nước; tổ chức hiệp thương với các tổ chức thành viên, giới thiệunhững người đủ tiêu chuẩn làm hội thẩm nhân dân của tòa án nhân dân các cấp,

Trang 26

thống các cơ quan quản lý hành chính; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật,tham gia giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước; vận động các tầng lớp nhândân tham gia các phong trào quần chúng, cùng Nhà nước thực hiện các chươngtrình kinh tế – xã hội, phát huy hiệu quả quản lý Nhà nước.

Câu 7: So sánh “quyền con người” và “quyền công dân”?

1 Giống nhau:

Thêm vào đó, quyền con người và quyền công dân là những vấn đề

có lịch sử lâu đời cả về phương diện thực tiễn cũng như lý luận, đều gắn liền và

là thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng tư sản, phản ánh quá trìnhnhân loại tự giải phóng mình

Quyền con người và quyền công dân là những quyền cơ bản, quan trọng

được quy định trong Hiến pháp

Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù rất gần gũi với

nhau nhưng không đồng nhất Nhân quyền và dân quyền đều là những quyền lợi

mà mọi công dân đều được hưởng và được bảo vệ (trừ những người không

có quốc tịch) Trong đó quyền công dân có nghĩa hẹp hơn so với quyền con người, về bản chất quyền công dân là những quyền con người được nhà nước

thừa nhận và áp dụng cho công dân nước mình Một số quyền công dân cũng làquyền con người như: quyền được có nhà ở, quyền tự do kinh doanh buôn bán,

tự do ngôn luận, quyền được học tập, quyền được tham gia quản lý nhà nước và

xã hôi, quyền được bảo vệ về sức khỏe,…

Ở Việt Nam quyền con người và quyền công dân ra đời và phát triển

gắn liền với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lịch sử lậphiến nước nhà Nó được thể hiển 1 cách nhất quán trong cả 4 bản hiến pháp, ghi

nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam Đất nước ngày

càng phát triển, nhân quyền và dân quyền cũng ngày 1 được mở rộng thể hiện sự

Trang 27

tôn trọng của nhà nước với quyền lợi của nhân dân, nâng cao niềm tin của nhândân với đất nước Sự quản lý của nhà nước không nhằm hạn chế các quyền và tự

do của con người mà mong muốn phát triển hoàn thiện hơn các quyền con người mà nhân dân Việt Nam đáng được hưởng đã ghi nhận trong các công ước

quốc tế Một cá nhân (trừ những người không quốc tịch) về danh nghĩa đều

là chủ thể của cả hai loại nhân quyền và dân quyền nếu họ sinh sống trong quốcgia mà họ đăng kí quốc tịch Nếu đang sinh sống tại nước ngoài thì họ sẽ chỉđược hưởng những quyền con người cơ bản như “quyền sống, quyền tự do vàquyền mưu cầu hạnh phúc” ngoài ra một số quyền lợi đặc thù như bầu cử, ứng

cử thì họ sẽ không được thừa nhận và bảo vệ

Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân

và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.

Quyền công dân (Dân quyền) là quyền

của một người được công nhận theo các điều kiện Pháp lý để trở thành thành viên hợp pháp của một Quốc gia có chủ quyền (Quốc tịch) Một người có thể là công dân của nhiều Quốc gia hoặc không là công dân của bất cứ Quốc gia nào.

Mỗi một Quốc gia đều có các quy định pháp lý riêng để cho một người trở thành công dân Quốc gia

đó, và được hưởng các quyền riêng biệt, đồng thời

Trang 28

của mình.

Lịch sử

Tư tưởng xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại; luật nhân quyền quốc tế chỉ có từ 1945

Từ cách mạng tư sản (khoảng thế kỷ 16)

Cơ sở pháp lý  Tuyên ngôn

Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại Phụ nữ 1979

chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác,

vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984

hoặc Luật cơ bản của Quốc gia.

Trang 29

 Các văn bản pháp lý Quốc tế khác

Chủ thể

Tất cả những ai là con người, từ lúc bào thai đã thành hình, được sinh ra cho tới lúc đã chết đi.

Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể.

Còn chủ thể của quyền công dân có thể là

“các cá nhân đặt trong mối quan hệ với nhà nước, dựa trên tổng thể các quyền

và nghĩa vụ pháp lý của mỗi

cá nhân được nhà nước đó quy định tạo nên địa vị pháp

lý của công dân”, do vậy quyền công dân chỉ mang tính chất quốc gia.

Đối với những chủ thể không phải là công dân nước sở tại hoặc không mang quốc tịch của một nhà nước nào thì họ vẫn có được những quyền hạn chế của công dân hoặc phải thực thi những nghĩa vụ cũng hạn chế của công dân đối với xã hội, nhà nước nơi họ sinh sống, cư trú.

Bản chất Là những quyền cơ

bản tự nhiên mà có không ai hay bất cứ chủ thể nào có thể tước bỏ hay ban phát, kể cả khi người đó là người không quốc tịch, người bị hạn chế các quyền công dân Tuy nhiên khi có sự xung đột giữa

Bao gồm cả Nhân quyền được Quốc gia thừa nhận Tuy nhiên có những quyền đặc trưng riêng biệt khác mà phải là công dân thì mới được hưởng tại Quốc gia đó Người được hưởng quyền này phải thực hiện

Trang 30

người, Pháp luật của một số Quốc gia cho phép được tước đoạt một số quyền con người

cơ bản như quyền được sống, quyền mưu cầu hành phúc…

quy định Pháp lý trước đó.

Tính chất

Quyền con người mang tính độc lập,tính phổ biến, phổ quát và có những giá trị chung đối với toàn thể nhân loại: Điều

14 Hiến pháp 2013 nước ta ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân

sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”

Quyền công dân mang tính quốc gia: Để trở thành công dân của một nước, các cá nhân bao giờ cũng phải có quốc tịch của nước đó Tư cách công dân mang đến cho cá nhân một địa vị pháp lý đặc biệt trong quan hệ với nước mà họ mang quốc tịch Dựa trên những điều kiện cụ thể của mình mà nhà nước quy định cho công dân những quyền

và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định

Cơ chế đảm bảo thực

hiện quyền

Luật Quốc tế về Quyền con người có một hệ thống cơ chế đảm bảo việc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người khá rộng Từ

cơ chế có tính toàn cầu, khu vực tới Quốc gia bằng các hình thức thực hiện là báo cáo của các Quốc gia thành viên, thiết lập các tổ chức giám sát về Nhân quyền của Liên hợp Quốc lẫn các tổ chức khu vực

Khác so với nhân quyền, cơ chế đảm bảo dân quyền hẹp hơn Quyền công dân bó hẹp trong mối quan

hệ của một Nhà nước với cá nhân, được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất Mọi cá nhân của một nước mang quốc tịch của nước đó đồng thời là chủ thể của quyền con người và quyền công dân.

Việc thực hiện quyền công dân hay có thể nói là quy định về quyền công dân

Trang 31

tại các quốc gia khác nhau thì khác nhau bởi nó phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội.

Câu 8: Trình bày mối quan hệ giữa “dân chủ’ và “bầu cử”? Bình luận về ý kiến cho rằng:“bầu cử là thước đo dân chủ của một quốc gia”.

Kết quả bầu cử là thước đo của sự phát triển và giá trị của các xu hướngchính trị, phục vụ nhu cầu thông tin chính trị của mọi cá nhân và tổ chức trong

xã hội

=> Ý chí nhân dân là bản chất dân chủ của bầu cử, dân chủ và bầu cử cómối quan hệ tất yếu, bản chất, không thể tách rời

2 Bình luận

Ngày đăng: 14/12/2020, 19:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w