Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 245 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
245
Dung lượng
0,97 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐỖ ĐÌNH DU NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN CỬ TẠ NAM LỨA TUỔI 15 – 16 ĐỘI TUYỂN TRẺ QUỐC GIA LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐỖ ĐÌNH DU NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN CỬ TẠ NAM LỨA TUỔI 15 – 16 ĐỘI TUYỂN TRẺ QUỐC GIA Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 914 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Nguyễn Danh Hoàng Việt 2 TS Ngô Ích Quân HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào Tác giả luận án Đỗ Đình Du MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt trong luận án Danh mục các đơn vị đo lường trong luận án Danh mục các biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ trong luận án Mở đầu Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.1 Cơ sở lý luận về sức mạnh trong Thể dục thể thao 1.1.1 Cơ sở sinh lý của sức mạnh 1.1.2 Phân loại sức mạnh 1.1.3 Khuynh hướng phương pháp huấn luyện sức mạnh 1.1.4 Các nguyên tắc cần tuân thủ khi huấn luyện sức mạnh 1.1.5 Thời kì mẫn cảm phát triển sức mạnh 1.2 Phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên cử tạ 1.2.1 Đặc điểm, xu hướng phát triển của môn cử tạ 1.2.2 Phương tiện huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao 1.2.3 Phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên cử tạ 1.3 Lượng vận động trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên cử tạ 1.3.1 Sự phụ thuộc của thành tích vào trọng lượng của vận động viên 1.3.2 Lượng vận động trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên cử tạ 1.4 Phương pháp huấn luyện sức mạnh cho vận động viên cử tạ 1.4.1 Huấn luyện sức mạnh tối đa 1.4.2 Huấn luyện luyện sức mạnh tốc độ 1.4.3 Huấn luyện sức mạnh bền 1.5 Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 15 – 16 trong huấn luyện vận động viên cử tạ 1.5.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 15 - 16 1.5.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 15 – 16 1.5.3 Tác động của lượng vận động lên quá trình phát triển thể chất của vận động viên cử tạ 1.6 Các công trình nghiên cứu có liên quan 1.6.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.6.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 1.7 Nhận xét chương 1 Chương 2 Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.2 Khách thể nghiên cứu 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 2.2.2 Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm 2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm 2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.2.5 Phương pháp kiểm tra y sinh 2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.2.7 Phương pháp toán học thống kê 2.3 Tổ chức nghiên cứu 2.3.1 Phạm vi nghiên cứu 2.3.2 Thời gian nghiên cứu 2.3.3 Địa điểm nghiên cứu Chương 3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1 Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.1.1 Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá sức mạnh của vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.1.2 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.1.3 Bàn luận về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.2 Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.2.1 Đánh giá thực trạng sức mạnh và sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.2.2 Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.2.3 Xây dựng kế hoạch huấn luyện phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.2.4 Bàn luận về lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.3 Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.3.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.3.2 Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.3.3 Bàn luận về hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia Kết luận – Kiến nghị Kết luận Kiến nghị Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BTTL GDTC HLTT HLV LVĐ TDTT TT VĐV XPC DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN cm kg m s DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Biểu bảng Số 1.1 Sự p của V 1.2 Sự p của V 1.3 Mối sức m 1.4 Đặc 1.5 Đặc 1.6 Đặc đa 1.7 Đặc 1.8 Đặc 3.1 Kết VĐV 31) 3.2 Kết giá sứ trẻ qu 3.3 Kết mạnh quốc 3.4 Kết sức m trẻ qu 3.5 Kết trung lứa tu 3.6 Tiêu VĐV - Mục đích bài tập: Hoàn thiện kỹ thuật ở giai đoạn đột phá, khả năng phối hợp vận động giữa chân và vai trong giai đoạn đột phá, phát triển sức tốc độ Giật treo thẳng chân: - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị hai chân đứng cách nhau 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên đường thẳng nằm ngang, mũi bàn chân mở sang bên hình chữ V, tạ được treo trên khớp gối Từ tư thế này thực hiện động tác giật tạ, đạp mạnh hai chân bật căng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc mạnh khớp vai mở đón tạ trên hai tay duỗi thẳng và hai chân đứng thẳng hoàn toàn - Mục đích bài tập: Được áp dụng chủ yếu hoàn thiện kỹ thuật đặc biệt là giai đoạn đột phá, phát triển sức mạnh bột phát Giật từ trên bục ngồi cao ½ đón tạ: - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị, bị hai chân đứng cách nhau 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên đường thẳng nằm ngang, mũi bàn chân mở sang bên hình chữ V, đòn tạ được đặt trên bục gỗ ở mức cao trên khớp gối hoặc có thể cao hơn giữa đùi, trên 2/3 đùi Từ tư thế này thực hiện động tác giật tạ, đạp mạnh hai chân bật căng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc mạnh khớp vai mở đón tạ ở tư thế ngồi ½, giai đoạn không có điểm tựa - Mục đích bài tập: Bài tập này cũng chủ yếu hoàn thiện kỹ thuật đặc biệt tập trung vào giai đoạn đột phá cũng như sức mạnh và tốc độ Giật từ bục ngồi sâu bằng phương pháp tách chân: - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị, bị hai chân đứng cách nhau 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên đường thẳng nằm ngang, mũi bàn chân mở sang bên hình chữ V, đòn tạ được đặt trên bục gỗ ở mức cao trên khớp gối hoặc có thể cao hơn giữa đùi, trên 2/3 đùi Từ tư thế này thực hiện động tác giật tạ, đạp mạnh hai chân bật căng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc mạnh khớp vai mở đón tạ ở tư thế ngồi ½, giai đoạn không có điểm tựa - Mục đích bài tập: Bổ trợ và hoàn thiện kỹ thuật đặc biệt tập trung vào giai đoạn đột phá cũng như sức mạnh và sức mạnh bột phát Giật treo ngồi sâu: (tạ treo ngang gióng chân) - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị hai chân đứng cách nhau 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên đường thẳng nằm ngang, mũi bàn chân mở sang bên hình chữ V, tạ được treo trên khớp gối, trên ½ đùi, trên 2/3 đùi Từ tư thế này thực hiện động tác giật tạ, đạp mạnh hai chân bật căng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc mạnh khớp vai mở đón tạ ở tư thế ngồi sâu tư thế ngồi đón tạ có điểm tựa - Mục đích bài tập: Hoàn thiện kỹ thuật đặc biệt tập trung giai đoạn đột phá, phát triển sức mạnh, sức mạnh bột phát, khả năng phối hợp vận động Giật từ bục đứng thẳng chân: - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị, bị hai chân đứng cách nhau 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên đường thẳng nằm ngang, mũi bàn chân mở sang bên hình chữ V, đòn tạ được đặt trên bục gỗ ở mức cao trên khớp gối hoặc có thể cao hơn giữa đùi, trên 2/3 đùi Từ tư thế này thực hiện động tác giật tạ, đạp mạnh hai chân bật căng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc mạnh khớp vai mở đón tạ ở tư thế ngồi ½, giai đoạn không có điểm tựa - Mục đích bài tập: Bổ trợ và hoàn thiện kỹ thuật đặc biệt tập trung vào giai đoạn đột phá cũng như sức mạnh và sức mạnh bột phát Kéo rộng cứng, kéo rộng treo: + - Kéo rộng cứng: Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị, hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang và mở sang hai bên hình chữ V, thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước cẳng chân vận động viên VĐV nắm chắc đòn tạ, từ tư thế này VĐV thực hiện động tác kéo tạ kết thúc động tác bật thẳng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông dồn trọng tâm lên hai nửa bàn chân trên rồi hạ tạ về tư thế ban đầu - Mục đích: Một trong những bài tập chủ yếu để hoàn thiện kỹ thuật cử giật và phát triển sức mạnh cơ lưng, nhóm cơ chi dưới, cơ mông + Kéo rộng treo: Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị, hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang và mở sang hai bên hình chữ V, tạ được treo ngang gióng chân, từ tư thế này VĐV thực hiện động tác kéo tạ kết thúc động tác bật thẳng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông dồn trọng tâm lên hai nửa bàn chân trên rồi hạ tạ về tư thế ban đầu Mục đích: Là bài tập sửa chữa và hoàn thiện kỹ thuật cử giật và phát triển sức mạnh cơ lưng, nhóm cơ chi dưới, cơ mông Kéo rộng sốc, kéo rộng sốc từ bục: + Kéo rộng sốc: Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị, hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang và mở sang hai bên hình chữ V, thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước cẳng chân vận động viên VĐV nắm chắc đòn tạ, từ tư thế này VĐV thực hiện động tác kéo tạ kết thúc động tác bật thẳng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc khớp vai kéo rút cùi trỏ lên trên dồn trọng tâm lên hai nửa bàn chân trên rồi hạ tạ về tư thế ban đầu - Mục đích: Sửa chữa và hoàn thiện kỹ thuật cho giai đoạn đột phá, phát triển sức mạnh, sức mạnh bột phát, sức mạnh tối đa, sức mạnh bền + Kéo rộng sốc từ bục: Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị, hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang và mở sang hai bên hình chữ V, thanh đòn tạ được đặt trên bục gỗ trên khớp gối của VĐV hoặc cao hơn, từ tư thế này VĐV thực hiện động tác kéo tạ kết thúc động tác bật thẳng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc khớp vai kéo rút cùi trỏ lên trên dồn trọng tâm lên hai nửa bàn chân trên rồi hạ tạ về tư thế ban đầu - Mục đích: Tập trung sửa chữa và hoàn thiện kỹ thuật ở giai đoạn đột phá, phát triển sức mạnh, sức mạnh bột phát, sức mạnh tối đa Kéo rộng sốc liên tục: Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị, hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang và mở sang hai bên hình chữ V, thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước cẳng chân vận động viên VĐV nắm chắc đòn tạ, từ tư thế này VĐV thực hiện động tác kéo tạ kết thúc động tác bật thẳng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc khớp vai kéo rút cùi trỏ lên trên dồn trọng tâm lên hai nửa bàn chân trên sau đó hạ tạ về, khi tạ hạ về đến khớp gối lại tiếp tục thực hiện ngay lần hai với kỹ thuật như trên một cách liên tục giữa các lần lặp lại - Mục đích: Là bài tập quan trọng hoàn thiện kỹ thuật, nâng cao tính nhịp điệu, khả năng phối hợp động tác, phát triển sức mạnh tốc độ và sức manh, sức mạnh bền Kéo rộng khi đứng trên bục: - Cách thực hiện: Từ tư thế chuẩn bị, VĐV đứng trên bục gỗ cao từ 10 cm đến 20cm so với mặt sàn tập VĐV nắm chắc đòn tạ, từ tư thế này thực hiện động tác kéo tạ kết thúc động tác bật thẳng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc khớp vai kéo rút cùi trỏ lên trên dồn trọng tâm lên hai nửa bàn chân trên sau đó hạ tạ về tư thế chuẩn bị ban đầu - Mục đích: Vận động viên buộc phải thực hiện động tác khi gập thân trên nhiều, cơ thể chịu sức ép lớn Sửa chữa và hoàn thiện kỹ thuật cho giai đoạn kéo tạo đà, phát triển sức mạnh nhóm cơ lưng, nhóm cơ chi dưới, phát triển sức mạnh tối đa, sức mạnh bền Đi bước với hai tay giữ tạ thẳng tay trên cao: - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị, hai chân đứng cách nhau với độ rộng bằng vai, hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang và mở sang hai bên hình chữ V, VĐV nắm chắc đòn tạ với khoảng cỏch hai vai và đưa lên qua đầu với hai tay duỗi thẳng Từ tư thế này VĐV thực hiện đi bước với về phía trước, khi chân bước về trước được tiếp súc với cả bàn chân, mũi bàn chân và gối chân trước thẳng về phía trước, trọng tâm cơ thể hạ thấp mặt đùi chân trước song song với mặt đường, chân sau tiếp súc bằng nửa bàn chân trên, gót chân xoay thẳng, gối chân sau co lại, VĐV thực hiện với hai chân luân phiên - Mục đích: Phát triển độ mềm dẻo của các khớp và dây chằng, khả năng khống chế và giữ thăng bằng trong tư thế đón tạ, phát triển sức mạnh bền Gánh trước và gánh sau: a Gánh trước: - Tư thế chuấn bị: Hai chân rộng bằng vai, mũi bàn chân được mở sang bên hình chữ V, tạ được đặt trước ngực, tay nắm tạ rộng hơn vai, hai cùi trỏ mở sang hai bên và cao bằng vai hoặc cao hơn vai một chút Lưng ép chặt, bụng hơi hóp ngực căng, hai chân đứng thẳng - Cách thực hiện: Từ tư thế chuẩn bị VĐV thực hiện động tác ngồi xuống khi kết thúc thở đứng lên trở về vị trí chuẩn bị ban đầu Khi ngồi xuống hít vào, khi hít vào khí được dồn lên khoang ngực, bụng hơi hóp lại, khi đứng lên thở ra - Chú ý: Trong quá trình thực hiện động tác lưng luôn được ép chặt, ngực căng, thân trên giữ thẳng, khi ngồi xuống hai gối mở sang hai bên, khi lấy hơi không nên căng quá Mục đích: Phát triển sức mạnh cho các nhón cơ chi dưới, đặc biệt là nhóm cơ tứ đầu đùi, cơ mông và nhóm cơ bụng Phát triển sức mạnh tối đa, sức mạnh bền, trong quá trình thực hiện động tác các nhón cơ thân trên cũng chịu một tải trọng căng cơ tĩnh lực nên có sự phát triển sức mạnh nhóm cơ thân trên b Gánh sau: - Tư thế chuấn bị: Hai chân rộng bằng vai, mũi bàn chân được mở sang bên hình chữ V, tạ được đặt trên vai sau, tay nắm tạ rộng hơn vai, hai cùi trỏ hơi đưa về sau lên trên Lưng ép chặt, bụng hơi hóp ngực căng, hai chân đứng thẳng - Cách thực hiện: Từ tư thế chuẩn bị VĐV thực hiện động tác ngồi xuống khi kết thúc thở đứng lên trở về vị trí chuẩn bị ban đầu Khi ngồi xuống hít vào, khi hít vào khí được dồn lên khoang ngực, bụng hơi hóp lại, khi đứng lên thở ra - Chú ý: Trong quá trình thực hiện động tác lưng luôn được ép chặt, ngực căng, thân trên giữ thẳng, khi ngồi xuống hai gối mở sang hai bên, khi lấy hơi không nên căng quá - Mục đích: Phát triển sức mạnh cho các nhón cơ chi dưới, đặc biệt là nhóm cơ nhị đầu đùi, cơ mông và nhóm cơ lưng Phát triển sức mạnh tối đa, sức mạnh bền, trong quá trình thực hiện động tác các nhón cơ thân trên cũng chịu một tải trọng căng cơ tĩnh lực nên có sự phát triển sức mạnh nhóm cơ thân trên Ngồi xuống đứng lên cùng hai tay duỗi thẳng trên cao (ngồi chống rộng trên giá gánh) Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng rộng bằng hông trên một đường thẳng nằm ngang, mũi bàn chân mở sang hai bên hình chữ v, đòn tạ được đặt trên giá gánh, VĐV nắm chặt đòn tạ với khoảng cỏch bằng hai vai, và ngồi xuống trong tư thế đón tạ của động tác cử giật hai tay duỗi thẳng Cách thực hiện: Từ tư thế chuẩn bị VĐV ép chặt lưng, bụng hóp, ngực căng, hít vào lấy hơi đạp mạnh hai chân chống tạ đứng lên kết thúc động tác đứng trên hai chân duỗi thẳng, sau đó tiếp tục cố định tạ ngồi xuống trở về tư thế ban đầu Yêu cầu: Trong quá trình thực hiện động tác, lưng luôn ép chặt, ngực căng, tay chống tạ giữ thẳng Ngồi xuống hít vào, đứng lên thở ra, ngồi xuống châm - Mục đích: Tăng cường khả năng khống chế và giữ thăng bằng trong giai đoạn đón tạ của động tác cử giật, phát triển sức mạnh tối đa, sức mạnh bền II Các bài tập dùng cho cử đẩy Lên ngực ngồi sâu: Tư thế chuẩn bị: Tư thế chuẩn bị, hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang và mở sang hai bên hình chữ V, thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước cẳng chân vận động viên VĐV nắm chắc đòn tạ, lòng bàn tay hướng xuống dưới và vào trong - Cách thực hiện: Bằng một động tác duy nhất thực hiện động tác kéo tạ từ sàn lên trên vai và thực hiện động tác ngồi đón tạ bằng cách tách chân Trong qúa trình chuyển động liên tục này, thanh đòn tạ lướt qua đùi, bụng và thân mình, thanh đòn tạ không được chạm vào ngực trước tư thế cuối cùng Sau đó thanh đòn tạ được đặt trên xương đòn hoặc phần ngực từ mức núm vú trở lên hoặc được giữ trên cánh tay đã co gấp hoàn toàn Hai bàn chân phải được thu về trên cùng một đường thẳng, chân đứng thẳng trước khi thực hiện phần đẩy Mục đích: Đây là giai đoạn thứ nhất của kỹ thuật cử đẩy một trong hai động tác thi đấu chính thức của môn cử tạ, phát triển toàn diện đối với VĐV về tất cả các mặt kỹ thuật, sức mạnh, khả năng phối hợp vận động, ý chi, tâm lý Hoàn thiện kỹ thuật lên ngực, phát triển sức mạnh tốc độ, sức mạnh tối đa, sức mạnh bền Lên ngực từ bục ngồi sâu: - Tư thế chuẩn bị : Từ tư thế chuẩn bị thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước và được đặt bục gỗ cao hơn khớp gối, hoặc có thể cao hơn - Cách thực hiện: Từ tư thế này bằng một động tác duy nhất kéo tạ khi đòn tạ đi qua 2/3 đùi thực hiện động tác đột phá đạp mạnh hai chân bật căng cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời xoay trũn khớp vai đánh hai cùi trỏ về trước lên trên cao bằng vai phối hợp với chân ngồi xuống thực hiện động tác đón tạ bằng cách tách chân sang ngang với độ rộng bằng hông, tiếp đó thực hiện động tác đứng lên trên hai chân duỗi thẳng thu chân về với khoảng cách từ 15-20 cm trên đường thẳng nằm ngang Kết thúc động tác hạ tạ xuống sàn - Mục đích: Sửa chữa và hoàn thiện kỹ thuật lên ngực, phát triển sức mạnh bột phát, sức mạnh tối đa, sức mạnh bền Lên ngực ngồi cao ½: - Tư thế chuẩn bị: Tư thế chuẩn bị, hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang và mở sang hai bên hình chữ V, thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước cẳng chân vận động viên - Cách thực hiện: VĐV nắm chắc đòn tạ, bằng một động tác duy nhất kéo tạ khi đòn tạ đi qua 2/3 đùi thực hiện động tác đột phá đạp mạnh hai chân bật căng cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc và xoay trũn khớp vai đánh hai cùi trỏ về trước lên trên cao bằng vai hoặc cao hơn một chút phối hợp với chân ngồi xuống thực hiện động tác đón tạ bằng bằng tư thế ngồi ½ đón tạ cách tách chân sang ngang với độ rộng bằng hông, tiếp đó thực hiện động tác đứng lên trên hai chân duỗi thẳng thu chân về với khoảng cách từ 15-20 cm trên đường thẳng nằm ngang Kết thúc động tác hạ tạ xuống sàn Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật, phát triển sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền Lên ngực treo ngồi cao ½, ngồi sâu đón tạ: bàn Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng cách nhau 15-20 cm, hai mũi chân nằm trên đường thẳng nằm ngang, mũi bàn chân mở sang bên hình chữ V, tạ được treo trên khớp gối Cách thực hiện: Từ tư thế này thực hiện động tác kéo tạ, đạp mạnh hai chân bật căng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc và xoay trũn khớp vai đánh hai cùi trỏ về trước lên trên cao bằng vai hoặc cao hơn một chút phối hợp với chân ngồi xuống thực hiện động tác đón tạ bằng bằng tư thế ngồi ½ đón tạ cách tách chân sang ngang với độ rộng bằng hông Ở động tác ngồi sâu thở thực hiện động tác ngồ sâu đón tạ, tiếp đó thực hiện động tác đứng lên trên hai chân duỗi thẳng thu chân về với khoảng cách từ 15-20 cm trên đường thẳng nằm ngang Kết thúc động tác hạ tạ xuống sàn - Mục đích: Tập trung sửa chữa hoàn thiện kỹ thuật đặc biệt là giai đoạn đột phá, khả năng phối hợp động tác, phát triển sức mạnh bột phát, sức mạnh tối đa, sức mạnh bền Lên ngực từ bục ngồi cao ½ và Từ tư thế chuẩn bị :Thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước được đặt bục gỗ cao hơn khớp gối, hoặc có thể cao hơn - Cách thực hiện: Từ tư thế này bằng một động tác duy nhất kéo tạ khi đòn tạ đi qua 2/3 đùi thực hiện động tác đột phá đạp mạnh hai chân bật căng cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời xoay trũn khớp vai đánh hai cùi trỏ về trước lên trên cao bằng vai phối hợp với chân ngồi xuống thực hiện động tác ngồi ½ đón tạ bằng cách tách chân sang ngang với độ rộng bằng hông, tiếp đó thực hiện động tác đứng lên trên hai chân duỗi thẳng thu chân về với khoảng cách từ 15-20 cm trên đường thẳng nằm ngang Kết thúc động tác hạ tạ xuống sàn - Mục đích: Tập trung cho giai đoạn phát lực, hoàn thiện kỹ thuật, phát triển sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền Kéo hẹp cứng và kéo hẹp sốc: Tư thế chuẩn bị: Tư thế chuẩn bị, hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang và mở sang hai bên hình chữ V, thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước cẳng chân vận động viên - Cách thực hiện: VĐV nắm chặt đòn tạ bằng một động thực hiện động tác kéo tạ, khi đòn tạ đi qua 2/3 đùi thực hiện động tác đột phá đạp mạnh hai chân, bật căng cổ chân, khớp gối, khớp hông dồn trọng tâm lên hai nửa bàn chân trên Với động tác kéo hẹp sốc khi thực hiện động tác đột phá đồng thời phối hợp sốc khớp vai lên trên dồn trọng tâm lên hai nửa bàn chân trên, sau đó hạ tạ xuống sàn trở về tư thế ban đầu Mục đích: Đây là một trong các bài tập chính để nâng cao thể lực và hoàn thiện kỹ thuật kéo bổ trợ cho kỹ thuật lên ngực trong cử đẩy và phát triển sức mạnh cần thiết của các cơ tham gia khi lên ngực, phát triển các nhóm cơ toàn thân, đặc biệt nhóm cơ đùi sau, cơ mông, cơ lưng phát triển sức mạnh tối đa, sức mạnh bền, kỹ thuật này do khoảng cách nắm tay hẹp nên cho phép thực hiện với trọng lượng lớn Kéo hẹp khi đứng trên bục - Tư thế chuẩn bị: Đứng trên bục gỗ với độ cao từ 10cm đên 20cm so với mặt sàn hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20 cm, hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang và mở sang hai bên hình chữ V, thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước cẳng chân vận động viên - Cách thực hiện: VĐV nắm chặt đòn tạ bằng một động thực hiện động tác kéo tạ, khi đòn tạ đi qua 2/3 đùi thực hiện động tác đột phá đạp mạnh hai chân, bật căng cổ chân, khớp gối, khớp hông dồn trọng tâm lên hai nửa bàn chân trên sau đó hạ tạ xuống sàn trở về tư thế ban đầu - Mục đích: Do thân trên gập về trước nhiều hơn, quóng đường thực hiện dài hơn, buộc VĐV phải dùng lực chi dưới để thực hiện động tác Sửa chữa và hoàn thiện kỹ thuật kéo giai đoạn kéo tạo đà, phát triển sức mạnh tối đa, sức mạnh bền Kéo hẹp từ bục có độ cao khác nhau - Tư thế chuẩn bị: Thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước và được đặt bục gỗ cao hơn khớp gối, bằng ½ đùi, bằng 2/3 đùi - Cách thực hiện: VĐV nắm chặt đòn tạ bằng một động thực hiện động tác kéo tạ, khi đòn tạ đi qua 2/3 đùi thực hiện động tác đột phá đạp mạnh hai chân, bật căng cổ chân, khớp gối, khớp hông dồn trọng tâm lên hai nửa bàn chân trên sau đó hạ tạ xuống sàn trở về tư thế ban đầu - Mục đích: Sửa chưa và hoàn thiện kỹ thuật kéo giai đoạn đột phá, phát triển sức mạnh bột phát, sức mạnh tối đa, sức mạnh bền Kéo hẹp từ treo hai Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20 cm, mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang và mở sang hai bên hình chữ V, thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước cẳng chân vận động viên - Cách thực hiện: VĐV nắm chặt đòn tạ và kộo tạ rời khỏi mặt sàn treo cố định ngang dóng chân, tiếp đó bằng một động thực hiện động tác kéo tạ, kết thúc động tác kéo đứng trên hai chân duỗi thẳng, sau đó hạ tạ về tư thế ban đầu khi đòn tạ gần chạm sàn khống chế lại và tiếp tục thực hiện động tác kéo lần hai, lần ba….kết thúc bài tập thả tạ xuống sàn Mục đích: Do động tác được thực hiện liên tục nên nhóm cơ thân trên cũng chịu sự căng cơ tĩnh lực trong một thời gian nhất định, phát triển sức mạnh tôi đa, sức mạnh bền Cử đẩy từ ngực sau khi cầm tạ ra khỏi giá Tư thế chuẩn bị: Sau khi cầm tạ ra khỏi giá hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20cm hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang, tay nắm tạ rộng hơn vai, cùi trỏ hạ thấp hơn vai, lưng ép chặt, ngực căng, bụng hóp - Cách thực hiện: Vận động viên lấy hơi nín thở, bằng một động tác trùng khớp gối hạ thấp trọng tâm tạo đà bật mạnh hai chân căng hết khớp cổ chân, khớp gối, hông đồng thời sốc vai để đẩy tạ lên và thực hiện động tác đón tạ bằng động tác cắt kéo, hai tay duỗi thẳng lên cao hết mức Sau đó thu hai chân về trên cùng một đường thẳng, chân và tay thẳng hoàn toàn chờ lệnh của trọng tài cho phép hạ tạ ... triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.3.2 Đánh giá hiệu tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia. .. tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia Mục tiêu 3: Nghiên cứu hiệu ứng dụng tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển. .. luyện phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 3.2.4 Bàn luận lựa chọn tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển