1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh cho vận động viên nam câu lạc bộ futsal thái sơn nam thành phố hồ chí minh

308 123 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 308
Dung lượng 11,5 MB

Nội dung

Trang 2

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS TRỊNH HỮU LỘC2 PGS.TS ĐỖ TRỌNG THỊNH

Trang 4

Tôi xin cam đoan:

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả của luận ánlà hoàn toàn trung thực không sao chép của bất cứ tác giả nào và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

NGÔ HỮU PHÚC

Trang 5

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1 Khái quát chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam 6

1.1.1 Quan điểm của Đảng về Thể dục thể thao trong tình hình mới 6

1.1.2 Phát triển thể dục thể thao Việt Nam trong tình hình mới. 6

1.1.3 Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2030 .6

1.2 Thực trạng về công tác đào tạo của môn Futsal hiện nay 7

1.2.1 Thực trạng chung 7

1.2.2 Công tác đào tạo. 8

1.3 Khái quát lịch sử phát triển môn Futsal và quá trình hình thành, phát triển củacâu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam 11

1.3.1 Lịch sử phát triển môn Futsal (Thế giới và Việt Nam) 11

1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển của câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam .131.4 Cơ sở lý luận của sức nhanh (tố chất tốc độ) .15

1.4.1 Các khái niệm sức nhanh. 15

1.4.2 Đặc điểm sinh lý của sức nhanh. 17

1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức nhanh 17

1.4.4 Huấn luyện sức nhanh trong Futsal 19

1.5 Đặc điểm tâm lý và sinh lý của môn Futsal 24

1.5.1 Đặc điểm tâm lý. 24

1.5.2 Đặc điểm sinh lý 26

1.6 Những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan 28

1.6.1 Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước 28

1.6.2 Các công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài. 30

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 43

2.1 Đối tượng nghiên cứu 43

2.2 Phương pháp nghiên cứu .43

Trang 6

2.2.3 Phương pháp nhân trắc .45

2.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm .47

2.2.5 Phương pháp kiểm tra Thần kinh – Phản xạ 48

2.2.6 Phương pháp kiểm tra sư phạm .51

2.2.7 Phương pháp toán thống kê .54

2.3 Tổ chức nghiên cứu 57

2.3.1 Khách thể nghiên cứu: 57

2.3.2 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 57

2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu .57

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 59

3.1 Nghiên cứu thực trạng huấn luyện sức nhanh và xác định các chỉ số, testđánh giá sức nhanh của vận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Namthành phố Hồ Chí Minh .59

3.1.1 Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức nhanh cho VĐV Futsal tạiViệt Nam và CLB Futsal Thái Sơn Nam 59

3.1.2 Lựa chọn và xác định các chỉ số, test đánh giá sức nhanh của VĐVnam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh 78

3.1.3 Thực trạng thành tích sức nhanh của VĐV nam CLB Futsal TháiSơn Nam thành phố Hồ Chí Minh 90

3.2 Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh chovận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh943.2.1 Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh cho VĐVnam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh 94

3.2.2 Xác định các bài tập phát triển sức nhanh cho VĐV nam Futsal 97

3.2.3 Phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển phát triển sức nhanh choVĐV nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh 97

Trang 7

3.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh cho vận động viên

nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh 116

3.3.1 Đánh giá sự thay đổi về hình thái của VĐV nam CLB Futsal TháiSơn Nam thành phố Hồ Chí Minh 118

3.3.2 Đánh giá sự thay đổi các test Thần kinh – Phản xạ của VĐV nam câulạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh 125

3.3.3 Đánh giá sự thay đổi tố chất sức nhanh của VĐV nam câu lạc bộFutsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh 130

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143

KẾT LUẬN 143

KIẾN NGHỊ .144DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊNQUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 8

AFC Liên đoàn Bóng đá Châu ÁATP Hợp chất giầu năng lượng

CP Hợp chất cao năng lượng

CMJ Nhảy theo hướng đối lập

FIFA Liên đoàn Bóng đá thế giới

Trang 10

Bảng 1.1 FIFA Futsal World Cup 11Bảng 1.2 Phân loại thành tích chạy 35m của VĐV Futsal 20Bảng 1.3 Chỉ tiêu sinh lý tốt nhất của VĐV nam Futsal 28Bảng 1.4

Khoảng cách chạy tốc độ của 15 - 40m x 3 - 15 lần lặp lạiđã được sử dụng trong bóng đá nhà nghề hay chuyênnghiệp và đa số các bài kiểm tra bao gồm 15 - 30 giâycho thời gian phục hồi giữa cuộc chạy tốc độ

Bảng 3.1 Đặc điểm khách thể tham gia khảo sát thực trạng công

tác huấn luyện sức nhanh cho VĐV Futsal (n = 24) 67Bảng 3.2

Đặc điểm HLV CLB Futsal Thái Sơn Nam tham gia khảosát thực trạng công tác huấn luyện sức nhanh cho VĐVFutsal (n = 8)

68Bảng 3.3 Vai trò của sức nhanh đối với thành tích của môn Futsal 70Bảng 3.4 Thực trạng về huấn luyện sức nhanh cho VĐV Futsal

Bảng 3.5 Giáo án có nội dung huấn luyện sức nhanh trong chu kỳ

Bảng 3.6

Thực trạng thời điểm huấn luyện, phân loại bài tập, sửdụng các bài tập sức nhanh, số lượng bài tập, dụng cụ vàcường độ vận động

73Bảng 3.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức nhanh 76Bảng 3.8 Kết quả lựa chọn các test đánh giá 78Bảng 3.9 Thời gian (phút) dành cho nội dung huấn luyện sức

nhanh trong 1 giáo án theo các giai đoạn huấn luyện

Sautrang 72Bảng 3.10 Phân bố thời gian cho các nội dung huấn luyện (năm

Bảng 3.11 Phân chia số tuần, số buổi và thời gian cho buổi huấn

luyện trong chu kỳ huấn luyện (năm 2015) 74Bảng 3.12 Thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị tập luyện năm 76

Trang 11

CLB Futsal Thái Sơn Nam

Bảng 3.14 Kết quả lựa chọn sơ bộ các test đánh giá sức nhanh cho

VĐV nam Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh 87Bảng 3.15

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số, test đánh giá sứcnhanh cho VĐV nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Namthành phố Hồ Chí Minh (n = 24)

88Bảng 3.16 Kết quả kiểm định Wilcoxon qua hai lần phỏng vấn 90Bảng 3.17

Kết quả kiểm tra tố chất sức nhanh ban đầu của VĐVnam CLB Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh(n=20)

103Bảng 3.23 Mã hóa bài tập phát triển sức nhanh đã được lựa chọn

Bảng 3.25 Cường độ và khối lượng theo bài tập giai đoạn trước mùa

Bảng 3.26 Phân bố bài tập sức nhanh trong huấn luyện ở giai đoạnchuẩn bị chung

Sautrang

Trang 12

đoạn chuẩn bị chung

Bảng 3.28 Phân bố bài tập sức nhanh trong huấn luyện ở giai đoạnchuẩn bị chuyên môn

111Bảng 3.29 Thông số tập luyện của chương trình thực nghiệm giai

Bảng 3.30 Kết quả kiểm tra hình thái của VĐV nam CLB Futsal

Thái Sơn Nam TPHCM sau giai đoạn chuẩn bị 119Bảng 3.31 Tham chiếu một vài kết quả nghiên cứu về các chỉ số

Bảng 3.32

Kết quả kiểm tra Thần kinh – Phản xạ của VĐV nam câulạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh saugiai đoạn chuẩn bị

Bảng 3.33 Bảng tham chiếu kết quả về phản xạ của VĐV các môn

Bảng 3.34 Bảng tham chiếu một số kết quả nghiên cứu phản xạ thị

Bảng 3.35

Kết quả kiểm tra sức nhanh của VĐV nam CLB FutsalThái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh sau giai đoạnchuẩn bị

Bảng 3.36 Kết quả tham chiếu một số nghiên cứu về sức nhanh

Trang 13

2.1 Mô tả kết quả đánh giá thành phần cơ thể 47

2.3 Thiết bị Batak – Pro đo phản xạ vận động 56

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

3.1 Sự thay đổi các chỉ số hình thái của VĐV nam CLB FutsalThái Sơn Nam TPHCM sau giai đoạn chuẩn bị chung và chuyên môn

Sự thay đổi các giá trị Thần kinh – Phản xạ của VĐV nam CLB Futsal Thái Sơn Nam TPHCM sau giai đoạn chuẩn bịchung và chuyên môn

Sự tăng trưởng các giá trị của tố chất sức nhanh của VĐV nam CLB Futsal Thái Sơn Nam TPHCM sau giai đoạn chuẩn bị chung và chuyên môn

134

Trang 14

ĐẶT VẤN ĐỀ

Qua thực tế cho thấy, muốn phát triển và nâng cao chất lượng bóng đá đỉnhcao thì vấn đề trước tiên là phải phát triển bóng đá phong trào, đặt biệt là phát triểnphong trào bóng đá trong đối tượng thanh thiếu niên, nhi đồng Để thực hiện đượcđiều này, trong vài năm gần đây Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh vàLiên đoàn bóng đá thành phố Hồ Chí Minh đã đưa Futsal vào hệ thống thi đấu cấpthành phố Bước đầu đã mang lại hiệu quả và nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớpxã hội.

Với Futsal, chi phí cho môn này thấp hơn so với bóng đá 11 người, lại khôngbị ảnh hưởng bởi thời tiết và còn có thể tổ chức thi đấu cả ngày Vì thế, Futsal đãthực sự trở thành môn thể thao “hấp dẫn”, thu hút đông đảo thanh thiếu niên thamgia tập luyện, thi đấu Do điều kiện phù hợp về thời gian, chi phí hợp lý, số lượngngười chơi, Futsal đã được nhiều cơ quan, doanh nghiệp chọn là một trong các mônthi đấu chính thức trong các hoạt động thể thao hằng năm của đơn vị Qua đó, gópphần thúc đẩy phong trào thể thao cho thành phố Hồ Chí Minh và câu lạc bộ TháiSơn Nam với cách đầu tư cho Futsal rất bài bản và chuyên nghiệp đã góp phần lớnđưa Futsal Việt Nam lên hàng tốp đầu của khu vực châu Á.

Tuy nhiên, do mới hình thành và phát triển, nên Futsal Việt Nam còn gặpnhững khó khăn nhất định, các tài liệu về huấn luyện Futsal còn rất hạn chế, cáccông trình nghiên cứu về Futsal ở Việt Nam chưa có và hệ thống tổ chức thi đấu cấpquốc gia hàng năm còn quá ít (giải Vô địch quốc gia và Cúp quốc gia) Vì vậy, quátrình tuyển chọn, kiểm tra, đánh giá và huấn luyện thể lực của VĐV Futsal ít đượccác chuyên gia, huấn luyện viên quan tâm đúng mức và thực tế cho thấy việc đánhgiá thể lực đặc biệt là tố chất sức nhanh của VĐV Futsal chủ yếu vận dụng kinhnghiệm của các chuyên gia nước ngoài và huấn luyện viên trong nước Ngược lại,đối với các VĐV năng khiếu, tuyến kế cận hầu như không được quan tâm việc nàyđã gây nên những khó khăn trong điều khiển và điều chỉnh quá trình huấn luyện,làm hạn chế hiệu quả đào tạo VĐV trong quá trình đào tạo nhiều năm.

Trang 15

Huấn luyện thể thao và đào tạo VĐV là quá trình điều khiển, điều chỉnh vàtác động có định hướng của huấn luyện viên lên VĐV nhằm đạt thành tích thể thaocao nhất Một trong những khâu đặc biệt quan trọng của huấn luyện là điều khiểnquá trình huấn luyện nhiều năm bằng cách kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực, kỹthuật, chiến thuật của VĐV trong tất cả các giai đoạn huấn luyện Hệ thống kiểmtra, đánh giá tổng hợp càng chặt chẽ sẽ giúp cho huấn luyện viên đánh giá kháchquan, chính xác nhiệm vụ huấn luyện, theo dõi thường xuyên tình trạng và khả năngphát triển của VĐV từ đó kịp thời điều chỉnh quá trình huấn luyện hướng đến việcđạt thành tích cao Đánh giá thể lực của VĐV cần được tiến hành một cách đồng bộvà thống nhất bằng các phương pháp nghiên cứu sư phạm (giúp đánh giá mức độphát triển của các tố chất thể lực, năng lực phối hợp vận động, trình độ kỹ thuật thểthao); y sinh (nhằm phát hiện những đặc điểm về hình thái, chức năng tim mạch, hôhấp và quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng); tâm lý (xác định những đặcđiểm, trạng thái của VĐV ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và thi đấu) Ngoài ra,việc đánh giá thể lực của VĐV nhằm giúp cho các huấn luyện viên có những thôngtin cần thiết, khách quan và đủ độ tin cậy để điều chỉnh kế hoạch huấn luyện mộtcách hợp lý và khoa học, từ đó có thể đưa ra những dự báo đáng tin cậy về tiềmnăng và khả năng phát triển của các VĐV do mình huấn luyện Như vậy, công táchuấn luyện sẽ đạt được hiệu quả cao hơn

Cũng như phần lớn các môn thể thao khác, thể lực của môn Futsal có vai tròrất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến thành tích tập luyện cũng như thi đấu của cáccầu thủ Ngày nay với xu thế phát triển và đòi hỏi cao của Futsal, người ta thườngchơi bóng với lối đá tổng lực (đặc thù của môn Futsal), các cầu thủ phải có kỹ thuậttốt, sự phối hợp ăn ý với đồng đội mà còn cần có một trạng thái thể lực tốt nhất.Chính vì vậy, đòi hỏi các cầu thủ phải có nền tảng thể lực toàn diện.

Mỗi tố chất thể lực có tác dụng riêng và có tác động trực tiếp đến kết quả tậpluyện cũng như thi đấu Tuy nhiên, sức nhanh là một trong những tố chất thể lực rấtquan trọng và không thể thiếu của mỗi cầu thủ Futsal Do vậy, để có được kết quảtốt thì ở mỗi cầu thủ phải có khả năng tạo được yếu tố bất ngờ như: Phản xạ nhanh,

Trang 16

dứt điểm kịp thời, di chuyển nhanh lựa chọn vị trí, lựa chọn tình huống nhanh vàhợp lý Đặc điểm của môn Futsal là trong quá trình thi đấu các cầu thủ phải thựchiện hai nhiệm vụ cơ bản: Khi có bóng thì tổ chức tấn công và khi mất bóng thì phảichuyển sang tổ chức phòng thủ Để thực hiện nhiệm vụ đó đòi hỏi các cầu thủ phảicó một nền tảng thể lực tốt, đặc biệt là sức nhanh.

Qua thực tiễn theo dõi các trận đấu Futsal ở Việt Nam cũng như tham khảo ýkiến của các nhà chuyên môn, bản thân nhận thấy sức nhanh của VĐV Futsal ViệtNam nói chung chưa được quan tâm và chú trọng trong công tác huấn luyện cũngnhư thi đấu dẫn đến hiệu quả thi đấu kém, thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân,trong đó phải kể tới việc sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh trong nhiều nămqua chưa mang tính hệ thống và khoa học, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm củahuấn luyện viên hoặc sử dụng các bài tập không phù hợp với môn Futsal Điều đógóp phần làm giảm sút về mặt thể lực của VĐV trong quá trình tập luyện cũng nhưtrong thi đấu Thực trạng này là một vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu nhằmtìm ra hệ thống các bài tập sức nhanh giúp cải thiện thể lực và góp phần nâng caohiệu quả huấn luyện và thành tích thi đấu.

Hiện nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu môn bóng đá 11người (sân cỏ) nhưng với Futsal chưa có công trình nghiên cứu nhằm xây dựng và

ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanh cho VĐV Futsal Do đặc thù của môn

Futsal là môn thi đấu có tính đối kháng trực tiếp, kỹ - chiến thuật biến hóa, đa dạngvà tốc độ nhanh, chính xác, khéo léo, đòi hỏi các VĐV phải có trình độ kỹ thuật cơbản vững chắc, nền tảng thể lực sung mãn đặc biệt là tố chất sức nhanh Vì vậy đểcó cơ sở, phương tiện và biện pháp khoa học hữu hiệu nhằm cải thiện sức nhanh vàđảm bảo thể lực cho các VĐV nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thi đấu trongcác giải hệ thống quốc gia và quốc tế là vấn đề cần thiết và cấp bách Xuất phát từ

những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các

bài tập phát triển sức nhanh cho vận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái SơnNam thành phố Hồ Chí Minh”.

Trang 17

Mục đích nghiên cứu:

Nhằm xây dựng và đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sứcnhanh cho VĐV nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh Từđó cung cấp cho các huấn luyện viên những tư liệu, cơ sở khoa học về sức nhanhcủa vận động viên, để xây dựng kế hoạch huấn luyện một cách khoa học và hợp lýtừng bước góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện và thành tích thi đấucủa câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng huấn luyện sức nhanh và xác định các chỉtiêu đánh giá sức nhanh của vận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Namthành phố Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức nhanh cho VĐV Futsal tạiViệt Nam.

- Lựa chọn và xác định các chỉ số đánh giá sức nhanh của VĐV nam câu lạcbộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các bài tập phát triển sứcnhanh cho vận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ ChíMinh.

- Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh cho VĐV nam câulạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.

- Phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển phát triển sức nhanh cho VĐVnam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng chương trình huấn luyện sức nhanh cho VĐV nam câu lạc bộFutsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức nhanhcho vận động viên nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.

- Đánh giá sự thay đổi về hình thái của VĐV nam CLB Futsal Thái Sơn Namthành phố Hồ Chí Minh.

Trang 18

- Đánh giá sự thay đổi các test Thần kinh – Phản xạ của VĐV nam câu lạc bộFutsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.

- Đánh giá sự thay đổi tố chất sức nhanh của VĐV nam câu lạc bộ FutsalThái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.

Giả thuyết khoa học của đề tài:

Thành tích của câu lạc bộ và VĐV phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố khácnhau, trong đó thể lực nói chung và sức nhanh nói riêng là một trong những nhân tốkhá quan trọng Vì vậy, kết quả nghiên cứu về các bài tập phát triển sức nhanh củaVĐV nam Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh có liên quan trực tiếp đếncông tác huấn luyện và thành tích thi đấu của câu lạc bộ Để nâng cao thành tích thiđấu của câu lạc bộ chúng ta cần xác định được các chỉ số, thực trạng và lựa chọncác bài tập sức nhanh nhằm nâng cao trình độ thể lực nói chung và sức nhanh nóiriêng của VĐV nam câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 19

1.1.2 Phát triển thể dục thể thao Việt Nam trong tình hìnhmới

Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 đã đề ra những chỉ tiêuphát triển cụ thể cho thể dục thể thao Việt Nam Theo đó, nền thể dục thể thao nướcta phấn đấu đến năm 2020 đạt từ 55 - 60% tổng số trường học; 90% học sinh, sinhviên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu côngnghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ nhu cầu tập luyện của nhân dân.Về thể thao thành tích cao, chỉ tiêu đề ra là thể thao Việt Nam giữ vững vị trí trongtop 3 dẫn đầu của thể thao khu vực Đông Nam Á; năm 2020, có khoảng 45 VĐVvượt qua các cuộc thi vòng loại, có huy chương tại Đại hội thể thao Olympic lần thứ32; tập trung đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm; bảo đảm các điều kiện để sẵnsàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của châu Á và Thế giới.

1.1.3 Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đếnnăm 2030 [31]

Trang 20

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng bóng đá; gắnkết đào tạo các tuyến, các lớp VĐV kế cận nhằm tạo nguồn cho các câu lạc bộ bóngđá chuyên nghiệp và các đội tuyển quốc gia

- Xây dựng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và các tổ chức thành viên của Liênđoàn Bóng đá Việt Nam trở thành những tổ chức mạnh, có khả năng đảm nhận quảnlý, tổ chức hầu hết các hoạt động bóng đá ở nước ta.

- Đưa bóng đá nước ta phát triển, trở thành một trong những trung tâm bóngđá của khu vực và châu lục; đến năm 2030 đứng trong nhóm 10 quốc gia có nềnbóng đá phát triển hàng đầu ở châu Á.

- Xây dựng, triển khai dự án phát triển bóng đá học đường; đưa môn bóng đávà Futsal vào trường học các cấp dưới hình thức sinh hoạt ngoại khóa.

- Định hướng, hỗ trợ phát triển Futsal, bóng đá bãi biển, bóng đá đường phố.

1.2 Thực trạng về công tác đào tạo của môn Futsal hiện nay

1.2.1 Thực trạng chung [18]

- Tổ chức bộ máy quản lý Futsal hoạt động chưa thật sự chuyên nghiệp,thiếu chủ động, việc phối hợp với cơ quan quản lý thể dục thể thao các cấp để đề raphương thức quản lý và định hướng cho các hoạt động Futsal còn hạn chế, dẫnđến phong trào tập luyện của quần chúng còn mang nặng tính tự phát, chưađược đầu tư đồng bộ, nên phong trào phát triển thiếu bền vững.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong đốivới vận động viên, huấn luyện viên còn chưa được quan tâm đúng mức Vẫn cònhiện tượng giảm sút lòng yêu nghề trong một bộ phận không nhỏ cán bộ làm côngtác Futsal, ít chịu học tập nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.

- Đội ngũ quản lý, huấn luyện viên, VĐV và cộng tác viên chưa đáp ứngtheo yêu cầu đào tạo tài năng trẻ và nâng cao thành tích Futsal.

- Quan hệ, hợp tác, giao lưu quốc tế chưa được chú trọng, hệ thống tuyểnchọn và kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo chưa thống nhất, đồng bộ.

Trang 21

- Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong công tác huấn luyệnvà đào tạo còn hạn chế, quy trình đào tạo còn thiếu khoa học, chất lượng đào tạokhông ổn định và hầu như không có.

- Thành tích thi đấu của phong trào Futsal phát triển không đồng đều, chỉtập trung vào một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, KhánhHòa và Đà Nẵng Tuy nhiên việc phát triển vẫn thiếu bền vững do không đảm bảođược các yêu cầu phát triển, thiếu sự phối giữa các ngành hữu quan ở địa phươngtrong quản lý.

- Các giải đấu chưa nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và giớitruyền thông cũng như người hâm mộ (do nhận thức về Futsal của người hâm mộcòn hạn chế) công tác tuyên truyền chưa tốt, chưa thu hút được các nhà tài trợ.

- Hầu hết các câu lạc bộ Futsal tại Việt Nam hiện nay đa phần hoạt động theohình thức phát sinh, tự phát, phong trào và không có tính bền vững nhằm phát triểnlâu dài Ngoài câu lạc bộ Thái Sơn Nam có mô hình hoạt động chuyên nghiệp (độimột và đội trẻ với các lứa tuổi) được đầu tư cơ sở vật chất tốt đáp ứng nhu cầu tậpluyện và thi đấu ở Việt Nam.

- Phần lớn các câu lạc bộ còn lại về hình thức tổ chức và mô hình hoạt độngvẫn còn nghiệp dư, hầu hết các VĐV đều có công việc khác ngoài tham gia tậpluyện và thi đấu Futsal.

1.2.2 Công tác đào tạo [18]

Qua thực tiễn cho thấy công tác đào tạo còn nhiều bất cập như về phươngpháp, cách tổ chức, mô hình hoạt động, cách thực hiện và chưa đáp ứng được so vớinhu cầu thực tế hiện nay là do nhiều nguyên nhân:

- Hệ thống thi đấu chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn Chưa trởthành điều kiện và động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo VĐV dẫn đếntình trạng VĐV trẻ thiếu hẳn điều kiện cọ sát, tích lũy kinh nghiệm trận mạc nhằmphát triển chuyên môn, huấn luyện viên thì ít có điều kiện kiểm chứng khả nănghuấn luyện về chương trình huấn luyện nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Trang 22

- Chưa có được sự thống nhất trong quy trình, hệ thống đào tạo VĐV từ cấpcâu lạc bộ đến quốc gia (quy trình quản lý, chương trình đào tạo, huấn luyện chocác lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng, khả năng kết hợp khoa học kỹ thuật…) thường docác địa phương, các câu lạc bộ tự thực hiện dẫn đến việc lãng phí và hiệu quả đàotạo kém.

- Lực lượng huấn luyện viên làm công tác đào tạo VĐV Futsal còn mỏng vàyếu về chuyên môn Đa phần các huấn luyện viên ở các địa phương là VĐV đã nghỉthi đấu, có kinh nghiệm nhưng chưa tham gia các lớp đào tạo chính qui nên khôngcó kiến thức sư phạm và huấn luyện hoặc một số huấn luyện viên là sinh viên tốtnghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành, có lý luận xong thực tiễn kinhnghiệm lại thiếu Với hai dạng huấn luyện viên vừa nêu trên đều ảnh hưởng ít nhiềuđến chất lượng đào tạo vận động viên.

- Việc đầu tư cho Futsal ở các địa phương và câu lạc bộ còn thấp (thậm chíkhông thực hiện) Cơ sở vật chất thiếu thốn, công tác nghiên cứu và các phương tiệndùng cho việc nghiên cứu ứng dụng trong công tác đào tạo VĐV Futsal còn thiếu.Nhất là các dụng cụ dùng để đánh giá, kiểm tra sự phát triển các tố chất vận động,đánh giá trình độ tập luyện, kiểm tra khả năng hồi phục, chế độ dinh dưỡng

- Công tác đào tạo hầu như bị bỏ quên ở các câu lạc bộ do vướng phải cơ chếvà kinh phí hoạt động Ngay cả những địa phương đang có hệ thống đào tạo vậnhành tương đối ổn định như Đà Nẵng, Khánh Hòa cũng gặp nhiều khó khăn.

- Hiện tại, Thái Sơn Nam là câu lạc bộ duy nhất tại Việt Nam duy trì thườngxuyên đội một và đội trẻ với các lứa tuổi Cách tổ chức, mô hình hoạt động và quytrình đào tạo theo hướng chuyên nghiệp và khoa học nhất Ở các tuyến đều có cácchuyên gia nước ngoài hỗ trợ công tác chuyên môn Do được đầu tư tốt và có địnhhướng phát triển lâu dài (tuyển sinh nhiều tỉnh, có đội trẻ riêng tại Buôn Ma Thuộtvà Hà Nội) nên chất lượng đào tạo của câu lạc bộ Thái Sơn Nam vẫn tốt nhất so vớimặt bằng chung của cả nước.

- Gần đây, tỉnh Khánh Hòa với hai câu lạc bộ Futsal (Sanna Khánh Hòa và

Sanatech) cũng mới tuyển chọn và thành lập đội trẻ tham dự giải vô địch quốc gia

Trang 23

năm 2017, nhưng chưa rõ tương lai các đội bóng này như thế nào? (năm 2015 họcũng thành lập một đội trẻ sau đó tuyển chọn được vài VĐV lên đội một và giải tánđội trẻ).

- Các câu lạc bộ khác chỉ có đội một không có đội trẻ để chuẩn bị lực lượngkế cận nên chủ yếu tuyển chọn VĐV từ phong trào dẫn đến chất lượng chuyên mônkhông cao thậm chí là kém.

Để khắc phục những mặt yếu kém vừa nêu trên cần gấp rút thực hiện cáccông việc sau:

- Tập trung cao độ cho việc đào tạo một cách có hệ thống, toàn diện và hợplý nhất (kể cả Futsal nữ).

- Tiếp tục nghiên cứu, hình thành và kiện toàn hệ thống thi đấu cho các lứatuổi, các hạng, các đối tượng một cách hiệu quả và hợp lý hơn.

- Liên tục cập nhật ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới vàocông tác huấn luyện nâng cao thành tích.

- Thống nhất chương trình, kế hoạch đào tạo và huấn luyện VĐV Futsal đểphát triển đúng hướng, theo công nghệ đào tạo hiện đại.

- Mời các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Futsal tham gia công tác huấnluyện và giảng dạy tại các lớp nâng cao về trình độ huấn luyện viên.

- Vận động và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào công tác tài trợvà phát triển Futsal trên phạm vi toàn quốc.

Tóm lại, Futsal Việt Nam chưa thể có sự phát triển đột phá, do nhiều nguyên

nhân (các giải thi đấu trong nước còn ít, hệ thống đào tạo kém, không ứng dụngcông nghệ khoa học trong huấn luyện, kiểm tra ) từ đó nguồn nhân lực cho độituyển quốc gia cũng gặp nhiều khó khăn Đó là chưa kể hầu như năm nào cũng chỉcó vài ba gương mặt là ứng cử viên cho chức vô địch nên có sự chênh lệch rất lớnvề trình độ so với các đội còn lại Nếu cứ tiếp diễn tình trạng này, sân chơi Futsal cónguy cơ dẫn đến sự nhàm chán Lo ngại hơn cả là đội tuyển quốc gia sẽ không pháthiện thêm được những tài năng như những gì đang xảy ra với hai đội tuyển nam vànữ Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Trang 24

1.3 Khái quát lịch sử phát triển môn Futsal và quá trình hình thành, pháttriển của câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam

1.3.1 Lịch sử phát triển môn Futsal (Thế giới và Việt Nam)[46]

Năm 1930 tại Montevideo (Uruguay), theo giáo sư Juan Carlos Ceriani trongquá trình tập luyện và thi đấu: “Các cầu thủ cần phải nhanh nhẹn, linh hoạt, khéoléo và tư duy nhanh hơn” và ông đã đưa lý thuyết của mình vào thực tiễn để thi đấutrên sân bóng rổ Những loại hình Futsal mới này nhanh chóng được chấp nhận vàlan tỏa khắp Nam Mỹ Liên đoàn thể thao Brazil đặt ra luật thi đấu chính thức đầutiên cho “Futebol de salão” vào năm 1958 Đến năm 1985, tên gọi Futsal chính thứcđược cộng nhận.

FIFA đã sớm quản lý môn Futsal và tổ chức giải vô địch Futsal thế giới lầnđầu tiên năm 1989 tại Rotterdam (nước Hà Lan) Một trong những thay đổi đáng kểnhất là tăng trọng lượng và giảm kích cỡ của quả bóng (kích cỡ số 4 so với bóngtiêu chuẩn) nhằm giảm độ nẩy của bóng 30%, điều đó cho phép chơi nhanh hơn vàlần đầu tiên, có thể ghi bàn bằng đầu (dù nó vẫn còn khó khăn và không phổ biến).

Bảng 1.1 FIFA Futsal World Cup [235]

Trang 25

kinh nghiệm Năm 1997, Việt Nam thành lập đội tuyển Futsal (đội Sông Lam NghệAn làm nồng cốt) tham dự giải mời “Chiếc đĩa vàng” tại Singapore với mong muốntạo cơ hội phát triển môn Futsal sau này, đây chính là bệ phóng kích thích, hìnhthành và phát triển phong trào Futsal tại Việt Nam nhưng thành tích đạt được chưacao (đứng hạng 7/8) Thông qua việc đăng cai tổ chức giải vô địch châu Á năm2005 (cũng vào năm này, lần đầu tiên giải vô địch Futsal toàn quốc được tổ chứcđến năm 2008, đội tuyển quốc gia Futsal nam có huấn luyện viên ngoại ông PattayaPiemkum người Thái Lan), môn Futsal sẽ có cơ hội được phát triển rộng khắp Tuynhiên, thực hiện là cả một vấn đề, dù tiềm năng để phát triển môn Futsal ở ViệtNam là rất lớn Với tố chất kéo léo và dẻo dai của người Việt Nam, môn Futsalhoàn toàn phù hợp để chơi và có khả năng để trở thành một trong những đội bóngmạnh không những ở khu vực mà còn ở cấp châu lục Hiện tại, ngoài một số ít cácquốc gia như Iran, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật đã ở một đẳng cấp khác, còn lạirất nhiều nước ở châu Á cũng giống như Việt Nam đang từng bước hình thành vàphát triển môn Futsal Do đó, nếu chú trọng phát triển có định hướng và quy trìnhhợp lý, chính xác từ phong trào đến chuyên nghiệp, chúng ta sẽ có một đội tuyển đủmạnh và một nền Futsal vững chắc để đối đầu ngang ngửa với những đối thủ màhiện tại chúng ta đang thua sút về khoảng cách trình độ chuyên môn.

* Một vài điểm nổi bật về luật Futsal

Một trận đấu Futsal diễn ra giữa hai đội, mỗi đội 5 cầu thủ chính thức (trongđó có một cầu thủ là thủ môn) và 9 cầu thủ dự bị (được phép thay thế bất kỳ cầu thủnào đang thi đấu trên sân và không hạn chế số lần thay thế) Hai đội thi đấu 2 hiệp,

mỗi hiệp 20 phút (mỗi bên được quyền tạm dừng trận đấu hội ý trong vòng 1 phút

của mỗi hiệp và đồng hồ dừng lại khi bóng ngoài cuộc) Thi đấu ở sân trong nhà, sân

thi đấu chiều dài từ 25 - 42 mét, chiều rộng từ 16 - 25 mét và dùng bóng cỡ số 4, nhỏvà nặng hơn bóng thông thường, giảm độ nẩy đến 30% Người chơi phải đưa bóngvào cuộc trong vòng 4 giây, nếu quá thời gian đó, đội đối phương sẽ được hưởng quảđá phạt này Cầu thủ phòng ngự phải đứng ở vị trí cách bóng 5 mét trong bất kỳ quảđá phạt nào Thủ môn được phép rời khỏi khu vực phạt đền (khu vực 6 mét) của mình

Trang 26

để tham gia chơi bóng và mọi người được phép di chuyển vào khu vực đó Trận đấuđược điều khiển bởi 4 trọng tài (trọng tài, trọng tài thứ 2, trọng tài thứ 3 và trọng tàibấm giờ) Nếu một đội có cầu thủ bị phạt thẻ đỏ thì đội đó chỉ còn 4 cầu thủ thi đấutrên sân trong vòng 2 phút hay cho đến khi đội nhiều người hơn ghi bàn thì đội ítngười hơn bổ sung cầu thủ (mặc dù chưa hết thời gian 2 phút) hoặc hết thời gian 2phút đội ít cầu thủ hơn được phép bổ sung cho đủ số lượng cầu thủ nhưng mỗi là bổsung chỉ được 1 cầu thủ.

1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển của câu lạc bộFutsal Thái Sơn Nam [234]

Là câu lạc bộ đầu tiên trên cả nước đào tạo các cầu thủ chuyên chơi Futsal, cáctuyến VĐV kế cận và có sân tập luyện riêng cho môn Futsal, điều mà ngay cả một vàiđội bóng nhà giàu thuộc các giải hạng cao nhất của Việt Nam vẫn chưa làm được

Công ty Thái Sơn Nam là nhà phân phối độc quyền thiết bị điện trung và hạthế của hãng LS – Hàn Quốc tại Việt Nam, vài năm trở lại đây người hâm mộ Futsalcòn biết đến Thái Sơn Nam trong vai trò tiên phong của phong trào Futsal ở nước takhông những là câu lạc bộ Futsal mạnh nhiều lần vô địch quốc gia mà còn là câu lạcbộ thường xuyên cung cấp các huấn luyện viên và VĐV cho đội tuyển Futsal ViệtNam Khoảng thời gian từ năm 2005 – 2006, khi mà Futsal phát triển khá mạnh tạithành phố Hồ Chí Minh cũng là lúc đội Thái Sơn Nam tích cực tham gia các giảiFutsal phong trào do các hội doanh nghiệp, doanh nhân 2030 …… tổ chức nhưnglực lượng VĐV tham gia thi đấu chủ yếu là sân 11 người điều chuyển sang nên hiệuquả và kết quả thi đấu không tốt như mong đợi Năm 2007, ông Tú quyết định thựchiện bước đột phá, tách hẳn đội Futsal ra khỏi đội bóng sân 11 người để từng bướcchuyên nghiệp hóa đội Futsal Việc làm đầu tiên của ông Tú là sang nước lánggiềng Thái Lan (cường quốc Futsal châu Á) mời các chuyên gia hàng đầu ngườiThái về huấn luyện cho đội Futsal của câu lạc bộ như Khumrol, Pattaya …… Đâyđều là các huấn luyện viên từng có thời gian tham gia ban huấn luyện của đội tuyểnFutsal Thái Lan, kể từ thời điểm này đội Futsal Thái Sơn Nam chỉ gồm các cầu thủtập luyện Futsal bài bản, phát triển theo hướng chuyên môn hóa sâu.

Trang 27

CLB Futsal Thái Sơn Nam với lứa cầu thủ như Quốc Tuấn, Minh Giang, BảoMinh, Bảo Trung … liên tiếp các năm 2007, 2008, 2009 đội Thái Sơn Nam đã vôđịch giải Futsal Cúp LS, vô địch giải Futsal toàn quốc, vô địch giải Futsal vô địchquốc gia năm 2016, 2017 và vô địch giải Futsal TPHCM …

Sau thành công cùng với lớp huấn luyện viên người Thái Lan, Ban lãnh đạoCLB Thái Sơn Nam đã mời các chuyên gia đến từ những cường quốc Futsal mạnh ởchâu Âu như Sergio Gargelli (người Ý), chuyên gia thể lực Adrian (người Tây BanNha), chuyên gia đào tạo trẻ Zago (người Brazil) Vào các năm 2012, 2013, 2014,2016 và 2017 câu lạc bộ Thái Sơn Nam tiếp tục vô địch giải Futsal thành phố HồChí Minh, vô địch giải Futsal Cúp LS, vô địch giải Futsal toàn quốc và Cúp quốcgia Thái Sơn Nam là CLB Futsal đầu tiên của Việt Nam đã 2 lần lọt vào vòngchung kết giải Futsal các câu lạc bộ châu Á năm 2012 và 2013.

Ngoài ra, để phát triển đúng chuẩn của một đội bóng Futsal chuyên nghiệp.Năm 2012, Ban lãnh đạo CLB Thái Sơn Nam đã tiến hành xây dựng và khánh thànhnhà tập luyện chuyên biệt cho câu lạc bộ tại Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, cótổng diện tích khoảng 1.800m2 với chi phí xây dựng hơn 10 tỷ đồng bao gồm cáchạng mục chủ yếu như sân tập luyện, phòng tập thể lực, phòng ở cho vận động viên,khán đài VIP Qua đó trở thành câu lạc bộ Futsal đầu tiên tại thành phố Hồ ChíMinh nói riêng và Việt Nam nói chung, có nhà tập luyện chỉ chuyên phục vụ chomôn Futsal Ngoài ra, website của đội bóng cũng thường xuyên hoàn thiện và cậpnhật các thông tin liên quan đến đội bóng.

Hàng năm, công ty đã chi khoảng 10 tỷ cho CLB Futsal, bao gồm nuôi cácđội bóng của câu lạc bộ, tài trợ cho các đội tuyển Futsal nam và nữ Việt Nam, độituyển nữ thành phố Hồ Chí Minh (sân 11 người) và một số giải phong trào củathành phố Hồ Chí Minh Quan điểm của ông Trần Anh Tú là xây dựng CLB TháiSơn Nam thành một thường hiệu hàng đầu của môn Futsal, góp phần phát triển mônFutsal tại Việt Nam.

Trang 28

1.4 Cơ sở lý luận của sức nhanh

1.4.1 Các khái niệm sức nhanh

Theo Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (1993): Khái niệm và các hình thức

biểu hiện của sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người Nó quiđịnh chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vậnđộng [33].

* Người ta phân biệt ba hình thức đơn giản biểu hiện sức nhanh như sau:+ Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động.

+ Tốc độ động tác đơn (với lượng đối kháng bên ngoài nhỏ).+ Tần số động tác.

Theo Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Quyên (1995): Tốc độ như một tố chất

vận động được đặc trưng bởi thời gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác vàtốc độ của động tác đơn lẻ Trong hoạt động thể lực, tốc độ biểu hiện một cách tổng

hợp Tốc độ của động tác đơn lẻ biến đổi rõ rệt trong quá trình phát triển, đến 13 –14 tuổi nó xấp xỉ của người lớn, tuy nhiên ở tuổi từ 16 – 17 lại hơi giảm xuống và ởtuổi từ 20 – 30 lại tăng lên Nếu được tập luyện, tốc độ của động tác đơn lẻ sẽ pháttriển tốt hơn [9].

Theo Nguyễn Thiệt Tình (1997): Tố chất tốc độ trong Futsal bao gồm: Tốc

độ di động (cự ly di động của cầu thủ trong đơn vị thời gian), tốc độ phản ứng(năng lực phản ứng với các loại khích thích) và tốc độ động tác (góc độ và số lượngđộng tác được hoàn thành trong một đơn vị thời gian của cầu thủ).

Diên Phong (1999) cho rằng: Tố chất tốc độ là tên gọi chung của năng lực

cơ thể hoàn thành nhanh động tác và thời gian phản ứng động tác Mặt khác, chúng

ta cũng có thể hiểu tố chất tốc độ là năng lực tiến hành các vận động với tốc độ

nhanh của cơ thể (hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể) [25].

* Tố chất tốc độ bao gồm ba bộ phận:

+ Tốc độ phản ứng, tốc độ đơn giản hoặc phức tạp, tức là thời gian tiềm phụccủa phản ứng động tác.

Trang 29

+ Tốc độ của động tác đơn là mức độ lớn nhỏ của tốc độ và gia tốc mà mộtbộ phận nào đó của cơ thể biểu hiện ra ngoài khi hoàn thành động tác với điều kiệnkhông có lực cản bên ngoài.

+ Tần số của động tác là số lượng động tác được hoàn thành trong một đơnvị thòi gian.

Cochran S (2001) cho rằng: Sự phát triển và cải thiện tốc độ là kết quả kết

hợp của một số thông số Hoàn thiện kỹ thuật là một khía cạnh, nói cách khác,không thể phát triển tốc độ kỹ thuật nếu kỹ thuật đó chưa chuẩn xác Phát triển sứcmạnh cơ, công suất, khả năng mềm dẻo và hoàn thiện kỹ thuật sẽ dẫn đến cải thiệntốc độ.

Theo Lê Nguyệt Nga (2002): Kết quả nghiên cứu của Trung Quốc thì tố chấttốc độ phát triển nhanh nhất lúc 7 – 14 tuổi Sau 14 tuổi tương đối chậm, sau 16 –18 tuổi thay đổi không rõ ràng, vào giai đoạn ổn định Thành tích tố chất tốc độ đạtđến đỉnh cao nhất của nam là 19 tuổi [20].

Lê Hồng Sơn (2006) cho rằng: Sức nhanh là một tổ hợp những đặc điểm

chức năng của con người xác định trực tiếp và chủ yếu tính chất nhanh của độngtác, cũng như xác định thời gian của phản ứng vận động Khi đánh giá các biểuhiện của sức nhanh người ta phân biệt: Thời gian tiềm tàng của phản ứng vậnđộng, tốc độ của một cử động đơn và tần số động tác[32].

Theo Nguyễn Văn Trạch (2012): Tốc độ là chỉ năng lực vận động với tốc độ

nhanh của cơ thể Tố chất tốc độ có thể chia thành “Tốc độ phản ứng” (là chỉ nănglực đáp ứng nhanh của con người với các loại tín hiệu kích thích), “Tốc độ độngtác”(là chỉ năng lực cơ thể con người hoàn thành nhanh chóng một động tác nàođó), “Tốc độ di chuyển” (là chỉ năng lực di chuyển vị trí tốc độ nhanh của cơ thểtrong một đơn vị thời gian) [42].

Tố chất tốc độ (speed) là năng lực vận động với tốc độ nhanh của con người,là một trong những tố chất vận động cơ bản của vận động viên Theo môn thi đấu,

có thể phân thành tố chất tốc độ chung và tốc chất tốc độ chuyên môn Ngoài ra,

theo hình thức biểu hiện có thể phân chia thành tốc độ phản ứng, tốc độ động tác

Trang 30

và tốc độ di chuyển Nhìn chung, VĐV ở nhiều môn thể thao khác nhau theo hình

thức biểu hiện cần sử dụng tổng hợp cả 3 loại tốc độ, nhưng tỷ trọng của mỗi loạitốc độ cần sử dụng cho phù hợp ở từng môn thể thao khác nhau Tốc độ kết hợp vớisức mạnh gọi là sức mạmh tốc độ, kết hợp với sức bền gọi là sức bền tốc độ Tốc độcó ảnh hưởng quan trọng đến năng lực thi đấu của các VĐV vì các động tác kỹthuật trong thi đấu đa số đòi hỏi tốc độ cao [34].

Theo tổng hợp của Lâm Tuyết Thúy: “Sức nhanh là một tố chất thể lực, là

năng lực thực hiện một hành động vận động trong một điều kiện nhất định (nhiệmvụ vận động, các yếu tố bên ngoài…) trong một thời gian ngắn nhất Sức nhanh thểhiện ở tốc độ động tác (còn gọi là sức nhanh động tác) và sức nhanh tần số độngtác (năng lực tăng tốc độ và tốc độ tối đa) Ngoài ra, tố chất tốc độ chỉ năng lựcphản ứng nhanh chậm của cơ thể đối với các loại kích thích nhằm hoàn thành mộtđộng tác hoặc di động một cự ly nào đó trong một đơn vị thời gian [39].

1.4.2 Đặc điểm sinh lý của sức nhanh

Sức nhanh là tố chất tổng hợp của ba yếu tố cấu thành: Thời gian phản ứng,thời gian của động tác đơn lẻ và tần số hoạt động Yếu tố quyết định tốc độ của tất cảcác dạng sức nhanh trên là độ linh hoạt của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ.

Độ linh hoạt của quá trình thần kinh thể hiện ở khả năng biến đổi nhanhchóng giữa hưng phấn và ức chế trong các trung tâm thần kinh Ngoài ra, độ linhhoạt thần kinh còn bao gồm cả tốc độ dẫn truyền xung động trong tất cả các dâythần kinh ngoại vi Sự thay đổi nhanh chóng hưng phấn và ức chế làm cho cácnơron vận động có khả năng phát xung động với tần số cao và làm đơn vị vận độngthả lỏng nhanh, đó là yếu tố thần kinh còn ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ tiềm tàngvà cùng với tốc độ dẫn truyền xung động trong các dây thần kinh ngoại vi, chúngquyết định thời gian phản ứng [10].

1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sức nhanh

Theo Nguyễn Văn Trạch (2012) [42] cho rằng: Nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ

tương đối nhiều, bao gồm: Nhân tố di truyền, tính linh hoạt của quá trình thầnkinh, thời gian phản ứng, năng lực nhịp nhàng của cơ bắp, năng lực khắc phục lực

Trang 31

cản bên ngoài, kỹ thuật động tác, khả năng tập trung chú ý và nỗ lực ý chí, cấu tạocơ bắp và đàn tính của cơ bắp Nếu từ tốc độ phản ứng của động tác mà nói thì nó

là do đặc trưng của cơ quan cảm thụ và cơ quan phân tích Ví dụ, biểu hiện thànhtốc độ phản ứng đơn giản, tốc độ phản ứng thính giác, Đối với tốc độ động tácđơn mà nói thì ngoài sự quyết định của trung khu thần kinh ra còn có mối quan hệvới đặc trưng co duỗi của các nhóm cơ Đối với tần số của động tác, ngoài việcquyết định của động tác đơn còn quyết định bởi tính nhịp nhàng của động tác, quátrình dự trữ và chuyển hóa.

Từ góc độ sinh hóa mà xem xét thì tốc độ động tác quyết định bởi hàm lượngATP trong cơ bắp và tốc độ phân giải cũng như tái hợp thành của ATP dưới tácdụng của xung động thần kinh.

Từ thành phần sợi cơ mà xem xét thì tốc độ truyền dẫn các xung động thầnkinh trong các sợi cơ màu sáng (sợi Actin) tương đối nhanh, năng lực trao đổi yếmkhí của nó cũng tương đối mạnh, vì vậy những người có tỷ lệ thành phần của sợiActin trong cơ tương đối lớn thì phù hợp với các môn thể thao manh tính tốc độ.

Theo Dương Nghiệp Chí - Lâm Quang Thành - Trần Đức Dũng - Đặng VănDũng - Nguyễn Danh Hoàng Việt (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ nhưsau [4]:

- Quá hưng phấn của hệ thần kinh: Tần suất cao của sự biến đổi giữa quá trìnhhưng phấn và ức chế hệ thần kinh và sự lựa chọn điều tiết của tế bào thần kinh, sự tốiưu hóa hoạt động tổng số sợi cơ và phương thức phát lực của cơ bắp đều ảnh hưởngđến năng lực cơ bản của con người di chuyển với tốc độ tối đa Vì vậy, cải thiện côngnăng này của hệ thần kinh là điều kiện đầu tiên ảnh hưởng tới tố chất tốc độ.

- Sợi cơ trắng và tỉ trọng của nó: Số lượng sợi cơ trắng, thể tích có mối quanhệ cao đối với tố chất tốc độ Số lượng sợi cơ trắng chịu ảnh hưởng lớn của ditruyền, nhưng về chất lượng có thể cải thiện nhất định Do vậy, huấn luyện mộtcách khoa học có ý nghĩa quan trọng.

- Nhân tố sinh hóa: Tốc độ và quá trình cung ứng năng lượng chuyên môn cóquan hệ với nhau, như công năng Axit Lactic nợ dưỡng và hiệu quả trao đổi chất.

Trang 32

- Đặc tính vật lý của sợi cơ: Sợi cơ có đàn tính tốt thường có tốc độ co rútnhanh; tính giãn ra của sợi cơ thường ảnh hưởng đến biên độ động tác.

- Năng lực cảm giác tốc độ: Có ảnh hưởng lớn tới năng lực tâm lý để thựchiện tốc độ tối đa của vận động viên, thường ảnh hưởng trực tiếp tới sự chính xáccủa động tác.

- Trở ngại tốc độ (rào cản tốc độ): Huấn luyện tốc độ ở trạng thái mệt mỏi,huấn luyện tốc độ đơn thuần thời gian dài, huấn luyện tốc độ chuyên môn khôngphù hợp dễ dẫn đến trở ngại tốc độ (còn gọi là rào chắn tốc độ).

Theo tổng hợp của Lâm Tuyết Thúy: “Sức nhanh phụ thuộc vào các yếu tố

sau: Sự phối hợp của thần kinh – cơ, tính linh hoạt của các quá trình thần kinh, sứcmạnh nhanh, năng lực đạt được tần số cao nhất, năng lực thả lỏng cơ bắp, nguồnnăng lượng dự trữ phù hợp và các phẩm chất tâm lý” [39].

Theo Nguyễn Thiệt Tình (1997): Các nhân tố ảnh hưởng đến sức nhanh.+ Năng lực của hệ thống thần kinh trung ương (tính nhịp điệu giữa các hệthống thần kinh, năng lực chỉ huy của hệ thống thần kinh, ).

+ Đặc điểm về tổ chức cơ bắp (sợi cơ trắng trong cơ bắp chiếm ưu thế thì tốcđộ tốt, tính kết dính, tính co giản, )

+ Đặc điểm cung ứng năng lượng (hệ thống ATP và CP trong cơ thể vậnđộng viên, hàm lượng đường trong cơ bắp nhiều, tốc độ phân giải và hợp thànhnhanh).

1.4.4 Huấn luyện sức nhanh trong Futsal [45]

1.4.4.1 Đặc điểm tố chất sức nhanh [45]

Với yêu cầu ngày càng cao về tốc độ của Futsal hiện đại, VĐV khi hoànthành các động tác kỹ thuật, chiến thuật tấn công cũng như phòng ngự dưới nhữngtình huống không gian và thời gian tương đối ngắn là điều không thể thiếu, từ đónâng cao tính uy hiếp và tính khả thi trong phòng ngự của cá nhân cùng toàn đội,chiếm ưu thế và giành phần thắng trong thi đấu Tốc độ di chuyển nhanh trongFutsal, nhất là VĐV có nền tảng tốc độ phản ứng và tốc độ động tác tốt được xem làđặc thù tố chất sức nhanh cần có của VĐV Futsal.

Trang 33

Theo tài liệu của lớp huấn luyện viên Futsal do Liên đoàn Bóng đá châu Á tổ

chức vào tháng 1 năm 2013: “Thể lực của môn Futsal bao gồm các thành tố chủ

yếu, đó là sức nhanh; sức mạnh bộc phát; linh hoạt khéo léo; thăng bằng; mềmdẻo; sức bền cơ; sức bền hệ tim mạch; sức bền mạnh và năng lực phối hợp vậnđộng”.

Sức nhanh trong Futsal phụ thuộc vào 2 yếu tố:

+ Khả năng truyền thông tin từ não đến hệ vận động về thời điểm và cáchthức phản ứng

+ Năng lực phối hợp vận động của thân trên và hai chân khi duy trì thăngbằng và tốc độ di chuyển.

Bảng 1.2 Phân loại thành tích chạy 35m của VĐV Futsal [45]

Tốt 5 giây - 5.5 giây 6 giây – 6.5 giâyTrung bình 5.5 giây - 6 giây 6.5 giây - 7 giâyThường 6 giây – 6.5 giây 7 giây – 7.5 giây

Lưu ý: Cự ly thực hiện là 35m.

1.4.4.2 Nội dung huấn luyện sức nhanh [45].

Đối với môn Futsal vai trò của huấn luyện thể lực là tổng thể của các thuộctính vật lý bao gồm chức năng, khả năng chịu đựng của hệ tim mạch, sức mạnh cơbắp, thể hình, tố chất dẻo và năng lực phối hợp vận động Vì nó đòi hỏi VĐV phảihoạt động lặp đi lặp lại các phản ứng với cường độ cao và tốc độ Các sợi cơ trướchết phải đáp ứng được những hoạt động bộc phát đồng thời hệ thống cung cấp nănglượng yếm khí (thời gian ngắn) cung cấp chủ yếu cho dạng năng lượng này.

a Huấn luyện sức nhanh phản ứng: Sức nhanh phản ứng ở một chừng mực

lớn là do di truyền quyết định Thông qua huấn luyện chuyên môn có thể làm chosức nhanh phản ứng của VĐV trong một chừng mực lớn biểu hiện ra và giữ ổn định.

Trang 34

+ Các phương pháp và biện pháp thường dùng dể huấn luyện sức nhanh phảnứng: Lợi dụng tính hiệu phát ra đột ngột để nâng cao năng lực phản ứng của VĐVđối với các loại tín hiệu; vận dụng phương pháp cảm giác vận động; bài tập mụctiêu di động; bài tập mang tính chuyên môn.

+ Các yêu cầu cơ bản khi huấn luyện sức nhanh phản ứng: Cần tập trung sứcchú ý cao; nắm vững thành thạo đông tác; kết hợp với yêu cầu môn chuyên sâu;nắm vững nhiều loại kỹ năng.

b Huấn luyện sức nhanh động tác: Huấn luyện sức nhanh động tác có quan

hệ chặt chẽ với các huấn luyện các tố chất vận động khác Do vậy huấn luyện sứcnhanh động tác cần phải thông qua việc nâng cao kỹ thuật và phát triển các tố chấtthể lực tương quan khác mới có thể thực hiện được.

+ Các biện pháp và phương pháp thường dùng trong huấn luyện sức nhanhphản ứng: Lợi dụng lực trợ giúp bên ngoài; giảm thiểu lực cản môi trường; lợi dụngtác dụng hiệu quả sau đó; các loại bài tập khác.

+ Yêu cầu cơ bản của huấn luyện sức nhanh động tác: Bồi dưỡng nhiều loạinăng lực; cải tiến kỹ thuật động tác; kết hợp đặc điểm môn chuyên sâu; biến đổi hợplý phương pháp và biện pháp tập luyện sưc nhanh; khống chế tốt lượng vận động tậpluyện.

c Huấn luyện sức nhanh di chuyển: Sức nhanh di chuyển là sự biểu hiện của

một loại năng lực tổng hợp, nó có mối quan hệ chặt chẽ với sức mạnh, sức mạnhbền, sức nhanh phản ứng, sức nhanh động tác, năng lực nhịp điệu.

+ Các phương pháp và biện pháp thường dùng huấn luyện sức nhanh dichuyển: Nâng cao sức mạnh cho vận động viên; bài tập lặp lại động tác.

+ Yêu cầu cơ bản của huấn luyện sức nhanh di chuyển: Sử dụng nhiều loạiphương pháp; cần phải suy xét tổng hợp các yếu tố của động tác; thả lỏng cơ bắp cóthể giảm thiểu lực cản bên trong cơ bắp, làm cho tuần hoàn máu tốt hơn.

1.4.4.3 Nguyên tắc huấn luyện sức nhanh [45].

Tố chất sức nhanh bao gồm sức nhanh phản ứng, sức nhanh di chuyển và sứcnhanh động tác.

Trang 35

- Cường độ: 80% - 95% cường độ bài tập lớn nhất của cơ thể.- Thời gian: 3 – 5 giây (5 - 40m).

- Thời gian nghỉ giữa quãng: Sau khi cơ thể hồi phục hoàn toàn (mạch từ 160lần/phút giảm xuống còn 80 - 90 lần/phút) có thể thực hiện bài tập kế tiếp.

- Số lần: 6 - 8 lần- Số tổ: 3 - 5 tổ.

1.4.4.4 Yêu cầu, phương pháp và các bài tập chính trong huấn luyện sức nhanh

a Yêu cầu của huấn luyện sức nhanh.

+ Huấn luyện tố chất sức nhanh cần kết hợp với môn chuyên môn.

+ Huấn luyện tố chất sức nhanh khi tinh thần VĐV sảng khoái, có khát vọngtập luyện, vì vậy thường xếp vào đầu buổi tập.

+ Huấn luyện cường độ cao, nhưng phải trên cơ sở có năng lực trao đổi chấtyếm khí tốt.

+ Cần tránh bị trở ngại tốc độ sớm Nếu bị trở ngại tốc độ cần dùng nhữngphương pháp tích cực như chạy nhờ thiết bị (hoặc người) kéo vượt ngưỡng tốc độ bịchặn, chạy biến tốc, chạy xuống dốc, chạy thuận gió …

b Các phương pháp thường sử dụng khi huấn luyện sức nhanh.

+ Phương pháp huấn luyện thi đấu (huấn luyện như thi đấu, thi đấu tập …)+ Phương pháp huấn luyện trò chơi (các trò chơi tăng tốc sức nhanh phảnứng, tốc độ di chuyển …)

+ Phương pháp huấn luyện ngoại lực (như các phương pháp đã nêu trên đểkhắc phục trở ngại tốc độ).

c Các bài tập

+ Huấn luyện sức nhanh chung: Mục tiêu chính của huấn luyện sức nhanhchung là phát triển sức nhanh cơ sở cho vận động viên Tuy nhiên các bài tập vẫnphải tập trung phát triển khả năng về sức nhanh phản ứng (phát triển năng lực sứcnhanh của tốc độ phản ứng và tốc độ xuất phát), sức nhanh di chuyển (chạy lặp lại50 - 60m với cường độ tối đa; chạy nâng cao đùi; chạy đạp sau) và sức nhanh linh

Trang 36

hoạt (chạy biến hướng, chạy biến tốc).

+ Huấn luyện sức nhanh chuyên môn: Huấn luyện sức nhanh chuyên mônchú trọng đến phát triển và hoàn thiện yếu tố sức nhanh Nó mối liên quan mật thiếtđến động tác kỹ chiến thuật trong Futsal, nhằm thúc đẩy sự chuyển biến có lợi từsức nhanh chung sang sức nhanh chuyên môn Phương pháp huấn luyện sức nhanhchuyên môn tốt nhất, đó là thông qua huấn luyện đối kháng để đạt được mục đích,kiểu huấn luyện này gần nhất với thi đấu và mang tính tổng hợp cao.

+ Huấn luyện sức nhanh tổng hợp: Thông qua các đội hình chiến thuật nhómtương đối mạnh mang tính qui luật trên sân nên phối hợp tập luyện theo các hìnhthức nhằm phát triển sức nhanh chuyên môn cho vận động vỉên; vận dụng các bàitập tấn công phòng ngự nhóm, đồng đội hoặc thi đấu (2 đánh 2, 3 đánh 3, 4 đánh 4)nhằm phát triển sức nhanh chuyên môn cho vận động vỉên Thực hiện bài tập mangtính đối kháng cao trong phạm vi hẹp, không những giúp sức nhanh động tác, phảnứng và di chuyển đều được tập, mà còn có tác dụng tích cực đối với nâng cao nănglực kỹ chiến thuật.

1.4.4.5 Những điểm cần chú ý khi huấn luyện sức nhanh [45]

- Chuẩn bị khởi động kỹ lưỡng, nhất là đối với cơ, khớp, dây chằng chi dưới,nhằm phòng tránh chấn thương.

- Huấn luyện sức nhanh nên tiến hành lúc trạng thái cơ thể sung mãn, hệthống thần kinh hưng phấn cao độ, như vậy sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.

- Thời gian tập luyện đối với các dạng xuất phát và về đích cự ly ngắnthường không nên vượt quá 10 giây bởi vì quá trình rút về đích tốc độ cao này hoàntoàn do hệ thống cung ứng năng lượng ATCP - CP đảm nhiệm.

- Chú trọng sử dụng các bài tập sức mạnh cường độ cao giúp tăng độ dày sợicơ, nhằm tạo nền tảng vật chất hùng hậu cho tố chất sức nhanh phát triển.

- Khi sử dụng phương pháp huấn luyện lặp lại trong các bài tập sức nhanh,thời gian nghỉ giữa quãng nên sung mãn, nhằm tránh hiện tượng tích lũy axit lactictrong cơ thể.

- Các bài tập sức mạnh nên được tiến hành kết hợp với sức mạnh bột phát.

Trang 37

Thông thường với cầu thủ có sức mạnh bột phát tốt, thì tố chất sức nhanh cũng sẽchiếm ưu thế.

- Sức nhanh phản ứng là nhân tố quan trọng quyết định tốc độ xuất phátnhanh hay chậm Do đó, các bài tập sức nhanh phản ứng nên kết hợp với thị giác,thính giác, nhất là loại kích thích tín hiệu điều kiện của thị giác, kết hợp giữa bài tậpsức nhanh phản ứng với sức nhanh xuất phát.

- Bài tập sức nhanh nên tiến hành kết hợp với nội dung kỹ chiến thuật nhưngkhông nên đòi hỏi quá cao và yêu cầu quá khó đối với các động tác kỹ chiến thuật,tốt nhất hãy sử dụng các động tác kỹ chiến thuật mà cầu thủ đã thuần thục, nổi trộitrọng điểm rơi vào phát triển tố chất sức nhanh.

- Trách nhiệm chiến thuật trong thi đấu của các cầu thủ tại các vị trí trên sânhoàn toàn khác nhau, do đó cự ly và hình thức chạy cũng sẽ không đồng nhất, do đócác bài tập sức nhanh nên xem xét đến đặc điểm vị trí trên sân của cầu thủ.

1.5 Đặc điểm tâm lý và sinh lý của môn Futsal [45]

1.5.1 Đặc điểm tâm lý [45]

Thông thường tâm lý của con người được hình thành bởi ba yếu tố: Bẩm sinhdi truyền; môi trường giáo dục và sự nỗ lực của bản thân Khi một người có nhữngphẩm chất bẩm sinh di truyền phù hợp với những đòi hỏi của môn thể thao nào đóthì đây là điều kiện thuận lợi để người đó tập luyện và đạt thành tích cao Ngược lại,nếu cá nhân đó không có những phẩm chất và chức năng tâm lý phù hợp với mônthể thao thì việc tập luyện của họ sẽ rất khó khăn Vì vậy, việc nghiên cứu nhữngđặc điểm tâm lý và cao hơn nữa là mô hình tâm lý của các môn thể thao có ý nghĩarất lớn trong việc đề xuất những pháp phương giảng dạy, huấn luyện và tuyển chọnphù hợp.

Dựa vào các tiêu chí chung, chúng ta có thể phân chia đặc điểm tâm lý mônFutsal thành 4 đặc điểm chính:

a Đặc điểm đặc trưng là tính đối kháng cao, tình huống thay đổi liên tục và

bất ngờ Tính đối kháng có thể dẫn đến sự va chạm mạnh về thể chất (chen lấn, xô

đẩy, …) hoặc gián tiếp thông qua một vật trung gian (bóng, giầy …) nhưng đều có

Trang 38

điểm chung là các cầu thủ phải chiến thắng đối phương tại từng thời điểm khácnhau bằng hành động tấn công hoặc vô hiệu hóa hành động tấn công của đốiphương Do tình huống thi đấu thay đổi liên tục nên VĐV không chỉ thể hiện nănglực về mặt thể chất mà còn phải thể hiện năng lực về mặt trí tuệ và các phẩm chấttâm lý Vì vậy, VĐV phải luôn chuẩn bị và kích thích các chức năng tâm lý nhằmthu thập, phân tích, đánh giá … các tình huống và trong thời gian rất ngắn phải đưara được kế hoạch hành động, quyết định thật nhanh, chính xác.

Trong Futsal, đôi khi các cầu thủ phải giải quyết các tình huống thi đấukhông chỉ căn cứ vào hoạt động và ý đồ của đối phương mà còn phải tính đến hoạtđộng và ý đồ của đồng đội Vì vậy, chúng ta có thể nói hoạt động tâm lý của các

VĐV Futsal là hoạt động tâm lý 3 chiều: Đối phương – Bản thân – Đồng đội Nhiều

công trình nghiên cứu cũng đã chứng minh năng lực trí tuệ của VĐV là một trongnhững nhân tố đảm bảo cho các VĐV nói chung và đặc biệt là VĐV bóng đá thiđấu thành công.

b Đặc điểm thứ hai là sự đa dạng về kỹ - chiến thuật Bản thân môn Futsal

đã có số lượng các kỹ thuật cơ bản rất phong phú, đa dạng và nhờ sự sáng tạo đượcnhân lên gấp bội trong quá trình thi đấu Các tình huống đa dạng và quyết liệt, cácđiều kiện khách quan để thực hiện kỹ thuật cũng biến đổi phức tạp như tính năngxoáy của bóng (độ xoáy, hướng bay) ý đồ, vị trí của bản thân và đồng đội … dẫnđến sự biến thể của kỹ thuật trong quá trình thi đấu Bản chất của những biến thể cótính sáng tạo này là sự thích nghi của hệ thống chức năng cơ động, sự biến đổi trongkhông gian và theo thời gian của các định hình động lực Điều này liên quan đếntính linh hoạt của các quá trình thần kinh và hoạt tính của các quá trình nhận thức:Cảm giác, tri giác và đặc biệt là chức năng tâm vận động (cảm giác vận động) nhưphối hợp vận động; cảm giác dùng lực; tốc độ phản ứng; cảm giác không gian; tínhnhịp điệu Do vậy, các cầu thủ phải có sự phát triển của các chức năng tâm lý cầnthiết để nhanh chóng hình thành và hoàn thiện các kỹ năng kỹ xảo đa dạng phongphú cũng như xử lý các tình huống để tái tạo hoặc sáng tạo những hành động vậnđộng phù hợp nhằm đáp ứng cho sự đa dạng và linh hoạt trong các sơ đồ chiến thuật

Trang 39

như 1 – 2 – 1; 2 – 2; 3 – 1; 4 – 0 và thi đấu có vị trí Power play (vị trí, vai trò, xoayvòng, nhân tố ảnh hưởng ).

c Đặc điểm thứ ba là sự căng thẳng về cảm xúc và ý chí Trong quá trình thi

đấu để đạt được mục đích và nhiệm vụ đã được đề ra các cầu thủ phải khắc phụcnhiều khó khăn trở ngại với những căng thẳng nhiều khi đạt đến giới hạn tối đa vềmặt thể lực và tâm lý Thi đấu trong môn Futsal là sự tranh đấu quyết liệt về sứcmạnh thể chất và tinh thần Tại thời điểm quyết định, gay cấn một sai lầm nhỏ cũngcó thể dẫn đến thất bại của bản thân và tập thể nên áp lực tâm lý vốn đã căng lạicàng căng thêm Sự căng thẳng cảm xúc có thể làm phá vỡ các mối liên kết giữa cácchức năng tâm lý, gây rối loạn phối hợp hoạt động thậm chí làm tệ liệt hoạt độngtâm lý cũng như hoạt động vận động dẫn đến kết quả thi đấu giảm sút.

Trong hoàn cảnh và tình huống đó rầt cần ở các cầu thủ khả năng kiểm soátđược trạng thái tâm lý, ổn định được cảm xúc, phải có ý chí mạnh mẽ để kiên trìtheo đuổi mục đích, duy trì lòng tự tin, tinh thân chiến đấu ngoan cường Điều đórất cần ở các VĐV một hệ thần kinh mạnh mẽ và thăng bằng Hệ thần kinh mạnhcho phép VĐV chịu đựng được sự căng thẳng cảm xúc cao độ và tính thăng bằnggiúp VĐV duy trì được khả năng hưng phấn tối ưu.

d Đặc điểm thứ tư là sự gắng sức về mặt thể chất Các trận thi đấu thường

kéo dài Trong suốt thời gian đó, tại nhiều thời điểm cầu thủ phải nỗ lực tối đa đểtranh cướp bóng, chuyền bóng, sút bóng, … Càng về cuối trận đấu mệt mỏi càngtăng lên Sau trận đấu trọng lượng cơ thể của VĐV có thể giảm từ 2 đến 4 kg, thờiđiểm gắng sức mạnh đập có thể lên tới 180 đến 200 lần/phút Do đặc điểm tố chấtthể lực đặc trưng của môn Futsal là nhanh và khéo léo nên trong hoàn cảnh đó đòihỏi cầu thủ phải có nỗ lực về mặt thể chất và ý chí rất lớn để đáp ứng được cườngđộ hoạt động trong quá trình thi đấu nhằm đạt thành tích cao nhất.

1.5.2 Đặc điểm sinh lý [45]

Môn Futsal hiện đại mang đặc tính đối kháng quyết liệt, lượng vận động lớn,cường độ cao, thời gian hoạt động nhanh và kéo dài, kỹ chiến thuật đa dạng, phongphú và phát triển nhanh chóng, yêu cầu tấn công và phòng thủ toàn diện và khả

Trang 40

năng biến hóa tức thời trong mọi tình huống trên sân Do vậy, các cầu thủ có nhữngđặc điểm sinh lý tương đối đặc biệt:

a Chức năng tim phổi: Những VĐV đã có trình độ tập luyện, thông thườngchức năng tim phổi của họ cao hơn VĐV khác Ví dụ: Mạch đập yên tĩnh của VĐVnam 51±6 lần/phút, cá biệt có những VĐV xuất sắc có mạch đập yên tĩnh 30 – 40lần/phút; VO2 max của VĐV đội tuyển Đức, Liên Xô (cũ), Rumani đạt 70ml/kg/phút, VĐV Trung Quốc còn thấp 48,35 – 58,5 ml/kg/phút.

b Chức năng thần kinh cơ: VĐV đã tập luyện nhiều năm, tính linh hoạt, tínhổn định và cường độ của quá trình hoạt động thần kinh được nâng cao, phản xạ ánhsáng đạt 148 mgy, chậm hơn môn bóng rổ và bóng ném.

- Thị trường của VĐV rộng hơn các môn khác (màu trắng lớn nhất, sau đó làmàu vàng, màu lam, màu đỏ còn màu xanh là thị trường nhỏ nhất) Theo kết quảnghiên cứu trong môn bóng đá, thị trường màu xanh tốt hơn người bình thường(nhìn lên 600 - 700 , nhìn xuống 800 và nhìn ra ngoài 1000), sau khi tập luyện mônbóng đá thị trường rộng hơn so với người bình thường, màu xanh là rộng nhất do sựhưng phấn của hệ thần kinh giao cảm tốt.

- Thị giác trung ương và thị giác chu vi: Trong hoạt động thể thao, đặc biết làbóng đá, thị giác trung ương và thị giác chu vi đều có vai trò nhất định, nếu chứcnăng hoạt động của hai thị trường này suy giảm thì thành tích thể thao cũng suygiảm theo Thị trường trung ương đóng vai trò rất quan trọng trong môn bóng đá.

- Thị trường lập thể: Cảm giác thị lực lập thể là phần rất quan trọng, có vaitrò nhất định trong hoạt động thể thao, nhất là đối với các môn cần phải xác địnhchính xác cự ly vật thể, ví dụ như môn bóng đá Nhiều tác giả cho rằng, nếu cầu thủcó khả năng thị trường lập thể kém thì cảm giác không gian về sút bóng sẽ kémchuẩn xác.

c Những biến đổi về các chỉ tiêu sinh lý trong quá trình thi đấu: Trong lúcthi đấu, VĐV có mạch đập khoảng 198±49 lần/phút, cá biệt có VĐV đạt 213lần/phút Sau trận đấu hàm lượng Axit Lactic và hàm lượng Anbumin trong nước

Ngày đăng: 09/08/2019, 16:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Nguyễn Hiếu Hà (2010), Nghiên cứu hiệu quả của việc tập luyện chính khóa môn bóng đá mini 5 người đối với sự phát triển thể lực chung của nam sinh viên đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hiệu quả của việc tập luyện chính khóamôn bóng đá mini 5 người đối với sự phát triển thể lực chung của nam sinhviên đại học luật thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Hiếu Hà
Năm: 2010
13. Nguyễn Kin Hoan (2012), Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức nhanh cho VĐV bóng đá nam lứa tuổi 14 – 15, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát triểnsức nhanh cho VĐV bóng đá nam lứa tuổi 14 – 15
Tác giả: Nguyễn Kin Hoan
Năm: 2012
14. Trần Mạnh Hùng (2014), Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức nhanh cho sinh viên chuyên sâu bóng đá ngành giáo dục thể chất Trường ĐH TDTT TPHCM sau 1 học kỳ, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triểnsức nhanh cho sinh viên chuyên sâu bóng đá ngành giáo dục thể chất TrườngĐH TDTT TPHCM sau 1 học kỳ
Tác giả: Trần Mạnh Hùng
Năm: 2014
15. Trần Hùng (2008), Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ trong kỹ thuật đập bóng của VĐV bóng chuyền nam lứa tuổi 14 – 17, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ trong kỹ thuậtđập bóng của VĐV bóng chuyền nam lứa tuổi 14 – 17
Tác giả: Trần Hùng
Năm: 2008
16. Nguyễn Mạnh Hưng (2015), Lựa chọn bài tập với bóng phát triển tố chất tốc độ trong di chuyển cho nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 12 -13 câu lạc bộ VIETTEL QK5 Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn bài tập với bóng phát triển tố chất tốcđộ trong di chuyển cho nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 12 -13 câu lạc bộVIETTEL QK5 Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hưng
Năm: 2015
17. Nguyễn Đăng Khánh (2017), Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển khả năng linh hoạt cho VĐV môn Taekwondo TPHCM, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triểnkhả năng linh hoạt cho VĐV môn Taekwondo TPHCM
Tác giả: Nguyễn Đăng Khánh
Năm: 2017
18. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (2013), Tài liệu đào tạo huấn luyện viên bóng đá Futsal (Lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo huấn luyện viên bóngđá Futsal
Tác giả: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Năm: 2013
19. Lê Quang Nghĩa (2014), Xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện sức nhanh cho VĐV đội tuyển bóng đá Futsal nam trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện sức nhanhcho VĐV đội tuyển bóng đá Futsal nam trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Tác giả: Lê Quang Nghĩa
Năm: 2014
21. Phạm Thanh Nghị (2010), Nghiên cứu xác định hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội bóng đá TP.HCM lứa tuổi 17, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xác định hệ thống các bài tập pháttriển sức mạnh tốc độ cho đội bóng đá TP.HCM lứa tuổi 17
Tác giả: Phạm Thanh Nghị
Năm: 2010
22. Lương Ánh Ngọc và nhóm biên soạn (2017), Giáo trình Tâm lý học đại cương”, NXB Đại học Quốc gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học đạicương”
Tác giả: Lương Ánh Ngọc và nhóm biên soạn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TPHCM
Năm: 2017
23. Nguyễn Đức Nhâm (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chức năng, tố chất thể lực của các VĐV bóng đá nam tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam lứa tuổi 16-19, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chức năng,tố chất thể lực của các VĐV bóng đá nam tuyển trẻ Quốc gia Việt Nam lứatuổi 16-19
Tác giả: Nguyễn Đức Nhâm
Năm: 2005
24. Đặng Thị Hồng Nhung (2011), Nghiên cứu tố chất thể lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả một số kỹ thuật tấn công của VĐV nữ Karatedo đội tuyển Quốc gia, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tố chất thể lực chuyên môn đểnâng cao hiệu quả một số kỹ thuật tấn công của VĐV nữ Karatedo đội tuyểnQuốc gia
Tác giả: Đặng Thị Hồng Nhung
Năm: 2011
25. Diên Phong (1999), 130 câu hỏi – trả lời về huấn luyện thể thao hiện đại (Người dịch Nguyễn Thiệt Tình – Nguyễn Văn Trạch), NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 130 câu hỏi – trả lời về huấn luyện thể thao hiện đại
Tác giả: Diên Phong
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1999
26. Nguyễn Hữu Hoàng Phúc (2015), Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của nam VĐV đội bóng đá Futsal Kim Toàn Đà Nẵng sau một năm tập luyện 2013 – 2014, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện củanam VĐV đội bóng đá Futsal Kim Toàn Đà Nẵng sau một năm tập luyện 2013– 2014
Tác giả: Nguyễn Hữu Hoàng Phúc
Năm: 2015
27. Lê Quý Phượng, Ngô Đức Thuận (2009), Cẩm nang sử dụng các test kiểm tra thể lực vận động viên, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang sử dụng các test kiểm trathể lực vận động viên
Tác giả: Lê Quý Phượng, Ngô Đức Thuận
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2009
28. Nguyễn Doãn Quang (2015), Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao TPHCM qua một chu kỳ tập luyện, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập nhằmphát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng đá nam sinh viên TrườngĐại học Thể dục thể thao TPHCM qua một chu kỳ tập luyện
Tác giả: Nguyễn Doãn Quang
Năm: 2015
29. Ngô Ích Quân (2006), Nghiên cứu các bài tập phát triển sức mạnh đối với VĐV nam 15 – 17 tuổi (dẫn chứng ở môn Vật tự do), Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học TDTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các bài tập phát triển sức mạnh đối vớiVĐV nam 15 – 17 tuổi (dẫn chứng ở môn Vật tự do)
Tác giả: Ngô Ích Quân
Năm: 2006
31. Quyết Định số 419/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
32. Nguyễn Hồng Sơn (2016), Xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả công tác huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quảcông tác huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của Câu lạc bộ bóng đáSông Lam Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Hồng Sơn
Năm: 2016
33. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp thể dục thểthao
Tác giả: Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1993

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w