Nắm được những yêu cầu về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, những yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cũng như vận dụng những kiến thức được trang bị vào tổ chức hoạt động trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Qua đó giúp giáo viên chủ động sáng tạo, có thái độ tích cực trong tự học, tự rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của mình và xác định rõ đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non được hình thành do tu dưỡng rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, chuẩn mực, yêu cầu trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được thể hiện bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi, phong cách, lối sống và công việc hàng ngày.
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện
Tác giả sáng kiến:
Ngày, tháng, năm sinh:
Đơn vị: Trường mầm non
Chức danh: Hiệu trưởng
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Đề nghị xét công nhận sáng kiến: Kinh nghiệm rèn luyện phẩm chất đạo
đức nghề nghiệp cho giáo viên trường mầm non
1 Chủ đầu tư sáng kiến: Không
2 Lĩnh vực áp dụng: Trong trường mầm non -
- và kinh nghiệm có thể áp dụng trong các trường mầm non
- Giúp giáo viên hiểu sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay và biết cách vận dụng hiệu quả trong các hoạt động nghề nghiệp của mình
- Nắm được những yêu cầu về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, những yếu
tố ảnh hưởng đến rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cũng như vận dụng những kiến thức được trang bị vào tổ chức hoạt động trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Qua đó giúp giáo viên chủ động sáng tạo, có thái độ tích cực trong tự học, tự rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của mình và xác định rõ đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non được hình thành do tu dưỡng rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, chuẩn mực, yêu cầu trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được thể hiện bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi, phong cách, lối sống và công việc hàng ngày
Trang 2- Đề tài này giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trong nhà trường
3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 01/8/2018
4 Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1 Nội dung của sáng kiến
4.1.1 Tính mới
- Đạo đức nhà giáo là những phẩm chất của người giáo viên được hình thành do tu dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên và trong cuộc sống với tư cách là một nhà giáo được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi Vì thế đạo đức của giáo viên mầm non là những phẩm chất của người giáo viên được hình thành do tu dưỡng, rèn luyện theo quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và cũng như trong cuộc sống với tư cách là một nhà giáo
- Vì ở lứa tuổi mầm non trẻ em như một tờ giấy trắng về nhận thức, còn cơ thể non nớt dễ bị tổn thương Nhiệm vụ của chúng ta là phải chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần Để làm được điều đó giáo viên mầm non phải rèn luyện, trau dồi đạo đức, yêu thương trẻ để mỗi khi trẻ đến trường cảm thấy yên tâm, được yêu thương vỗ về, được chăm sóc, được học những lời hay ý đẹp, được giao tiếp với bạn bè, người lớn
- Trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ thì người giáo viên cần có năng lực trong thái độ ứng xử và ý thức trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, năng lực truyền đạt và hướng dẫn trẻ thực hiện những yêu cầu của giáo viên, năng lực tổ chức thực hiện việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ Những năng lực này được thể hiện qua hàng loạt các kỹ năng trong khi làm việc với trẻ như những kỹ năng tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, kỹ năng tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân Để thực hiện nhiệm vụ giáo viên mầm non luôn phải rèn luyện đạo đức và nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình, đặc biệt là Năng lực sư phạm Ngoài ra giáo viên
mầm non còn có năng lực sư phạm chuyên biệt, như: hát hay, múa dẻo, đàn giỏi,
Trang 3vẽ tranh đẹp, làm đồ chơi tài tình, kể chuyện hấp dẫn, Những năng lực chuyên biệt này sẽ gây được nhiều hứng thú đối với trẻ nhỏ, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cảm xúc thẩm mĩ, đạo đức của các em Bên cạnh đó, mỗi giáo viên mầm non luôn thể hiện các chức năng chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ thơ, lấy quan hệ tình cảm yêu thương mẹ - con, thực sự là người mẹ hiền thứ hai làm yếu
tố quyết định Vì thế, lòng yêu trẻ là phẩm chất số 1 trong rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của một giáo viên mầm non
- Từ những yếu tố trên Đây cũng là cơ sở làm căn cứ để giáo viên tự đánh giá những phẩm chất nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và làm căn cứ để nhà trường đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non Những kinh nghiệm này được
áp dụng trong quá trình làm công tác quản lý ở trường mầm non trên
cơ sở bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
4.1.2 Tính pháp lý
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo được quy định trong điều 4 (đạo đức nghề nghiệp)
- Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm
2015 về quy định mà số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giá viên mầm non, trong đó có tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non
- Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 Của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
- Tất cả chúng ta muốn trở thành người công dân có ích, trước hết phải học cách làm người, phải học cách rèn luyện đạo đức Đối với giáo viên muốn giáo dục được thế hệ trẻ thành người công dân tốt thì yêu cầu tất yếu người giáo viên
đó phải có phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt, giao tiếp ứng xử đúng mực
- Mỗi con người chúng ta cần rèn luyện đạo đức cho mình trong môi trường
từ phạm ví gia đình cho đến môi trường xã hội phải có sự rèn luyện đạo đức cho
Trang 4mình, cần điều chỉnh hành vi của mình theo hướng nên hay không nên hành vi
đó là đứng hay sai, tốt hay xấu, thiện hay ác
- Thời nào cũng vậy giáo viên luôn gánh vác cho mình những trọng trách lớn lao, nhọc nhằn nhưng rất đỗi quang vinh, đó là trách nhiệm “Trồng người” Vì thế
để hoàn thành trọng trách ấy, không chỉ cần có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, mà phải hơn ai hết luôn ý thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên trau dồi về phẩm chất đạo đức nghề dạy học Để làm được điều đó phải đòi hỏi giáo viên mầm non, cần bồi dưỡng, trau dồi đạo đức cũng như trong giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, trẻ và phụ huynh học sinh
- Nhưng trên thực tế hiện nay đang cho chúng ta thấy một số ít người suy thoái về đạo đức và hành vi, lối sống, những hành vi bạo lực giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với giáo viên hoặc giữa giáo viên với giáo viên, phụ huynh với giáo viên
- Trong môi trường sư phạm giữa các hoạt động giao tiếp, sự va chạm đó sẽ hay xảy ra Trong khi công việc còn nhiều áp lực nếu không kiên nhẫn, không có
kỹ năng sư phạm mềm dẻo sẽ có những hành vi giao tiếp, hành động chưa đúng Đặc biệt ở lứa tuổi mầm non trẻ rất tò mò hiếu động, khám phá và chưa tự mình
có ý thức nên nhiều khi trong hoạt động rất dễ gây áp lực cho giáo viên Nếu giáo viên không có tính kiên nhẫn, không có kỹ năng sư phạm mềm dẻo trong
xử lý tình huống sẽ rất dễ có những hành vi không đúng có thể quát tháo, dọa nạt hoặc bạo hành trẻ
- Sau khi tìm hiểu về những phẩm chất, đạo đức nhà giáo, tôi nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm trong việc “Rèn luyện, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên” trong nhà trường Kinh nghiệm được áp dụng cho giáo viên trường mầm non và được xây dựng, triển khai bồi dưỡng, rèn luyện, đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, đổi mới giáo dục hiện nay
4.1.3 Tính thực tiễn
- Trong thực tế công việc của giáo viên mầm non hàng ngày phải chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Do khối lượng công việc nhiều, lớp học đông, một
Trang 5số giáo viên có tâm trạng không tốt, hoặc có cách nhìn nhận khác, chỉ cần làm thế nào để cho trẻ tiếp thu một lượng kiến thức theo yêu cầu trong chương trình giáo dục, chính điều này giáo viên gây áp lực với trẻ, làm đã ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ, ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức nhà giáo
- Vì đặc thù của công việc giáo viên mầm non được ví như người mẹ và lại
là cô giáo của trẻ Nói như vậy chúng ta thấy một khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi giáo viên phải thực hiện Từ công việc chăm sóc bữa ăn hàng ngày đến giấc ngủ cho đến hoạt động học được tổ chức nhẹ nhàng Đặc biệt trẻ mẫu giáo luôn muốn mình là trung tâm của sự chú ý, trẻ tự nghĩ ra trò chơi mà trẻ chơi mãi không chán, những câu hỏi liên tục, sự tranh giành đồ chơi, có nhiều trẻ bướng bỉnh, không nghe lời, hay quậy phá, số lượng trẻ trong lớp quá đông … Tất cả những điều trên tạo cho giáo viên một áp lực, một guồng công việc đôi khi gây căng thẳng
- Tất cả những yếu tố và tính chất công việc mà một số giáo viên đang thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày gặp phải, nếu như giáo viên không được bồi dưỡng trau dồi về đạo đức thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ Vì vậy vấn đề bồi dưỡng nâng cao, rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên là việc làm hàng ngày, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nhận thức rõ để có biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện một cách nghiêm túc
- Với mục tiêu chung của giáo dục, là người quản lý tôi luôn trăn trở với nội dung để làm thế nào nâng cao đạo đức của người giáo viên, xây dựng hình ảnh “Cô giáo như mẹ hiền” trước mắt trẻ thơ
4.1.4 Một số biện pháp đã sử dụng tại trường mầm non
4.1.4.1 Biện pháp 1 Tăng cường cho giáo viên nhận thức về kiến thức pháp luật, yêu cầu chuẩn mực về đạo đức của giáo viên mầm non.
- Người quản lý là người có vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo giáo
viên trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành giáo dục đề ra và phải hiểu rõ được yêu cầu về chuẩn mực đạo đức của người giáo viên mầm non Giáo
Trang 6viên xác định rõ đạo đức của người giáo viên mầm non được hình thành do tu dưỡng rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, chuẩn mực, yêu cầu trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được thể hiện bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi
- Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu tổ chức bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn về nâng cao nhận thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non Xây dựng bài giảng để truyền đạt cho giáo viên hiểu về đạo đức của người giáo viên nói chung
và giáo viên mầm non nói riêng Là giáo viên mầm non phải có phẩm chất đạo đức: Lòng yêu nước, niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, trung thành với lý tuổng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chấp hành tốt luật pháp, chủ trương, chính sách của đảng, những quy định của ngành và của nhà trường
- Có định hướng tốt trong đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục, bảo vệ và nuôi dưỡng trẻ Là một công dân tốt có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, tham gia phát triển văn hóa, xã hội của cộng đồng, mẫu mực trong hành vi giao tiếp ứng xử, là tấm gương tốt để trẻ noi theo
- Xây dựng và duy trì việc phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, tuyên truyền về trẻ, phổ biến thông tin chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của nhà trường, của ngành, sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt công việc Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà trường Thực hiện các nhiệm vụ được phân công Thực hiện tự phê bình và phê bình thường xuyên, nghiêm túc Học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay
- Chấp hành kỷ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công Không có biểu hiện tiêu cực trong
Trang 7cuộc sống cũng như chăm sóc, giáo dục trẻ Không vi phạm các quy định về hành vi nhà giáo không được làm
- Trong các buổi hội họp, sinh hoạt chuyên môn, cho giáo viên xem những gương người tốt, việc tốt, tận tụy với nghề, tin tức cập nhật được đăng, những video, hình ảnh về vi phạm đạo đức nhà giáo: Quát mắng, đánh trẻ trong giờ học, giờ ăn, giờ ngủ Sau đó giáo viên phát biểu cho ý kiến về những nội đung được xem như thế nào, đúng hay sai, rút kinh nghiệm như thế nào và không mắc phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Biết những hình phạt mà giáo viên vi phạm đạo đức sẽ phải chịu trách nhiệm với gia đình, nhà trường và pháp luật
- Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên nhận thức được pháp luật về chuẩn mực đạo đức của người giáo viên, nhận ra mình có điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực và có hướng phấn đấu, có ý thức giữ gìn danh dự lương tâm nhà giáo,
có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau Có lòng nhân ái, bao dung,
độ lượng, đối xử công bằng với trẻ, sẵn sàng giúp đỡ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của trẻ, đồng nghiệp và cộng đồng, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý
4.1.4.2 Biện pháp 2 Rèn luyện hành vi đạo đức của giáo viên
- Bồi dưỡng, rèn luyện hành vi, đạo đức cho giáo viên là việc làm hết
sức cần thiết và quan trọng Thông qua việc xây dựng các tình huống, giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp Khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn đưa ra những tình huống để giáo viên giải quyết, sau đó phân tích tình huống xảy ra dựa trên đặc điểm cụ thể Như vậy sẽ giúp giáo viên hiểu nhiều hơn về cách thức giao tiếp, ứng xử để đạt hiệu quả Từ đó có những cách giải quyết một cách phù hợp nhất
- Việc xây dựng các tình huống giao tiếp, ứng xử của giáo viên để giáo viên rèn luyện về phẩm chất, đạo đức trong nghề nghiệp đối với trẻ
Trang 8- Dựa vào phẩm chất đạo đức trong mô hình nhân cách của người giáo viên mầm non, các quy định về đạo đức người giáo viên mầm non, trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo viên cần tuân thủ các yêu cầu sau:
+ Yêu nghề, tâm huyết, gắn bó và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn, danh dự lương tâm nhà giáo, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ, thương yêu đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác
+ Yêu thương tôn trọng công bằng đối với trẻ
+ Không phân biệt đối xử với trẻ, vui vẻ quan tâm với tất cả các trẻ có những hoàn cảnh, nhận thức đa dạng khác nhau Tận tụy chăm sóc, kiên nhẫn trong công việc, xây dựng mối quan hệ thân mật, gân gũi ân cần, chu đáo với trẻ
ở các độ tuổi khác nhau, duy trì việc phối hợp với gia đình trẻ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ
+ Có tình cảm và yêu trẻ, có động cơ yêu nghề, say mê, sáng tạo, nhanh chóng thích ứng với tình huống mới Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc và giáo dục trẻ Có mối quan hệ tốt với mọi người, hợp tác, thiện chí, trau dồi kinh nghiệm, tự hoàn thiện bản thân, Có suy nghĩ và quan điểm tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm đáp ứng với yêu cầu mới mục tiêu chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng trẻ
+ Có ý thức tổ chức, có đạo đức tốt, yêu thương đồng cảm với người khác Mềm dẻo, hiểu biết, sáng tạo, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị phù hợp với văn hóa dân tộc
+ Xây dựng mối quan hệ thân mật, gần gũi, ân cần, chu đáo với trẻ ở các độ tuổi khác nhau (tuổi nhà trẻ và tuổi mẫu giáo)
+ Coi trọng tính tích cực, chủ động, sáng tạo cá nhân của trẻ mầm non, động viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động chung/nhóm + Xây dựng và duy trì việc phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, tuyên truyền về trẻ và phổ biến thông tin về phương pháp giáo dục trẻ
Trang 9* Ví dụ: Tình huống trẻ đánh bạn không chịu nhận lỗi Có một bạn hay
đánh bạn, khi bạn mách thì bạn đó thường không hay nhận lỗi Tuy nhiên những lần sau bạn đó vẫn tiếp tục đánh các bạn khi cô vắng mặt Các hoat động khác của trẻ bình thường và tuân thủ theo các yêu cầu của cô giáo trong giờ học Vì trẻ mầm non sống và ứng xử chủ yếu bằng cảm xúc Trẻ yêu, ghét, vui, buồn thường bộc lộ ngay Vì vậy khi không được thỏa mãn nhu cầu nào đó trẻ sẽ thể hiện ngay cảm xúc của mình Việc đánh nhau của trẻ chỉ mang tính tình huống, trẻ vừa đánh nhau xong lại có thể chơi với nhau và quên ngay những việc trước
và cũng có thể đánh nhau trở lại trong các tình huống khác Chúng ta không nên làm nghiêm trọng vấn đề để trẻ mầm non đánh nhau dưới cái nhìn đạo đức nhân cách Điều cần giúp trẻ là tránh việc đánh nhau gây ra tổn thương về cơ thể Ở một số trẻ nhỏ việc đánh bạn trở thành một hành vi ngoài ý thức, trẻ đánh bạn do ảnh hưởng tập nhiễm từ bên ngoài như quan sát người khác đánh nhau hoặc xem phim, ảnh bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình Vì vậy trẻ bắt chước tập nhiễm một cách vô thức và trẻ cũng không ý thức được tính nguy hại khi đánh bạn Cũng có một số trẻ muốn người ngoài để ý, quan tâm công nhận giá trị của mình Vì vậy trẻ thể hiện bằng những hành vi tích cực hoặc tiêu cực miễn sao được người khác quan tâm Nên việc cố đi tìm hiểu chứng cứ để chứng minh trẻ sai có thể là một ý tiêu cực với nhu cầu của trẻ và trẻ lại tiếp tục hành vi đó Vì thế cách xử lý của giáo viên không nên cố gắng chứng minh việc đánh bạn như thế là đúng hay sai Thay vào đó giáo viên cần tìm những hành vi tích cực của trẻ Ví dụ như khen trẻ khi giúp bạn cất đồ chơi, hoặc khi giúp bạn xách cặp Hãy củng cố hành vi đó của trẻ trong mọi hoàn cảnh Giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, về việc đánh bạn, chia sẻ để gia đình có cách ứng xử như cô, để trẻ cảm thấy mình có giá trị, được quan tâm nhiều hơn khi có hành vi tích cực hay việc làm tốt Khi ở trên lớp giáo viên không đánh, quát mắng trẻ nên thể hiện thái độ, hành vi không vui Nếu có thể cô cho trẻ bắt tay và xin lỗi bạn Việc làm này sẽ tạo ra bầu không khí đoàn kết, yêu thương trong lớp Điều này cũng sẽ làm mất đi hành vi tiêu cực của tất cả trẻ trong lớp
Trang 104.1.4.3 Biện pháp 3 Giám sát hỗ trợ và điều chỉnh giáo viên trong giao
tiếp ứng xử với trẻ.
- Đây là quá trình tương tác của giáo viên mầm non với trẻ, những phản
ứng hành vi của giáo viên nảy sinh trong quá trình giao tiếp với trẻ do những rung cảm cá nhân kích thích nhằm lĩnh hội, truyền đạt những tri thức, vốn kinh nghiệm của cá nhân xã hội trong những tình huống nhất định
- Trong khi giao tiếp, ứng xử với trẻ, giáo viên nên lưu ý một số điểm sau: + Trong chăm sóc, giáo dục trẻ, cô giáo cần phải luôn yêu thương trẻ như con, khéo léo và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của trẻ là: Được ăn, được vui chơi và học tập giáo viên cần yêu thương từng trẻ, yêu thương trẻ như con em mình, điều đó đòi hỏi sự tận tụy và khéo léo dịu dàng, nhạy cảm và tinh tế trong chăm sóc và giáo dục trẻ Muốn như vậy, trong quá trình giáo dục, giáo viên tạo bầu không khí ấm cúng như gia đình Đồng thời giáo viên cần chú ý đáp ứng đúng lúc, kịp thời những nhu cầu cơ bản của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách thuận lợi
+ Giáo viên cần dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho trẻ, vì trẻ, đảm bảo cho trẻ phát triển tối đa những tiềm năng vốn có theo khoa học, theo mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục mầm non
+ Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng nhưng cử chỉ hành vi dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở, vui tươi, tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, bình yên, dễ chịu khi được đến trường, nhờ có cảm giác an toàn, trẻ mới bộc lộ tính hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng của tuổi thơ Điều này luôn nhắc nhở giáo viên lấy cảm xúc chân thực của mình khi tiếp xúc với trẻ, xúc cảm chân thực nhưng thiên về tình thương, nhẹ nhàng mà vui tươi, cởi mở, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, gieo vào lòng trẻ những sắc thái cảm xúc tích cực của con người
+ Trước mỗi tình huống, giáo viên cần bình tĩnh không nên vội vàng, nóng nảy, nếu giáo viên nóng nảy thiếu kiềm chế, sẽ có những hành vi không hợp lý với trẻ, trong khi đó, bất cứ hành vi nào của giáo viên đều được trẻ ghi dấu lại