kế toán quốc tế
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA KINH TẾ ---------***--------- ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY Giảng viên: Th.s Lê Phương Trà 2 Contents CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUỐC TẾ . 5 1.1. Sự cần thiết, quá trình hình thành và vai trò của kế toán quốc tế 5 1.1.1. Sự cần thiết . 5 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển . 5 1.2. Các chuẩn mực kế toán quốc tế 6 1.2.1. Khái niệm và sự hình thành 6 1.2.2. Quy trình xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế . 7 1.2.3. Phương hướng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN MỸ . 9 2.1. Nguyên tắc xây dựng chế độ kế toán Mỹ 9 2.1.1. Khái niệm kế toán 9 2.1.2. Đối tượng kế toán và phương trình kế toán . 9 2.1.3. Các phương thức kế toán . 10 2.1.4. Nguyên tắc kế toán (Accounting principles) . 11 2.1.5. Hệ thống tài khoản kế toán 14 2.1.6. Quy trình kế toán (Accounting cycle) . 17 2.2. Hệ thống sổ kế toán . 17 2.2.1. Sổ nhật ký chung (General Journal) 17 2.2.2. Sổ cái (Ledger) . 18 2.3. Các bút toán điều chỉnh và khóa sổ 20 2.3.1. Bút toán điều chỉnh (Adjusting Entries) 20 2.3.2. Các bút toán khóa sổ (Closing Entries) . 24 2.4. Bảng cân đối thử và bảng kế toán nháp 26 2.4.1. Bảng cân đối thử (Trial Balance) 26 2.4.2. Bảng kế toán nháp (Work sheet) 28 2.5. Các báo cáo tài chính 30 CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI . 38 3.1. Những vấn đề cơ bản . 38 3.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại 38 3.1.2. Hệ thống quản lý hàng tồn kho (Inventory systems) . 38 2.2. Hạch toán quá trình mua hàng . 39 3.2.1. Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ . 39 3.2.2. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên . 41 3.3.Hạch toán quá trình bán hàng . 42 3 3.3.1. Hạch toán doanh thu tiêu thụ 42 3.3.2. Hạch toán giá vốn hàng bán . 48 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 50 4.1. Kế toán tiền 50 4.1.1. Kiểm soát nội bộ đối với tiền . 50 4.1.2. Kế toán quỹ lặt vặt (Petty cash fund) 51 4.1.3. Bảng điều chỉnh số dư tiền gửi ngân hàng (Bank Reconciliation) 52 4.2. Kế toán các khoản đầu tư ngắn hạn (Short-term investments) 53 4.3. Kế toán khoản phải thu (Accounts receivable) 55 4.3.1. Hạch toán khoản phải thu 55 4.3.2. Kế toán nợ phải thu khó đòi . 55 4.4. Kế toán thương phiếu phải thu (Notes receivable) 57 4.5. Kế toán hàng tồn kho . 59 4.5.1.Tính giá hàng xuất kho (inventory cost) 59 4.5.2. Đánh giá hàng tồn kho theo giá thị trường của hàng hóa thay thế (LCM) . 63 4.5.3. Ước tính giá trị hàng tồn kho (Valuing Inventory by estimation) . 65 4.5.4. Hạch toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất . 66 CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN TÀI SẢN DÀI HẠN 76 5.1. Đặc điểm của tài sản dài hạn 76 5.2. Kế toán tài sản cố định . 76 5.2.1. Nguyên giá tài sản cố định . 76 5.2.2. Kế toán tài sản cố định hữu hình 77 5.2.3. Kế toán tài sản cố định vô hình 82 5.2.4. Khấu hao tài sản cố định 84 5.2.5. Sửa chữa tài sản cố định 86 5.3. Kế toán các khoản đầu tư dài hạn . 87 5.3.1. Phân loại các khoản đầu tư dài hạn về cổ phiếu . 87 5.3.2. Phương pháp giá phí (Cost Method) 88 5.3.3. Phương pháp vốn (Equity Method) 89 5.3.4. Kế toán đầu tư dài hạn về trái phiếu (Long-term Investment in Bonds) 90 CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ 94 6.1. Khái niệm và phân loại nợ phải trả 94 6.2. Kế toán khoản phải trả người bán (Accounts payable) 94 6.3. Kế toán thương phiếu phải trả (Notes receivable) 95 6.3.1. Kế toán thương phiếu phải trả ngắn hạn (Short-term Notes Payable) 95 4 6.3.2. Kế toán thương phiếu phải trả dài hạn (Long-term Notes Payable) 96 6.4. Kế toán lương phải trả và các khoản trích theo lương . 97 6.5. Kế toán trái phiếu phải trả 99 6.5.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu . 99 6.5.2. Phân loại trái phiếu 100 6.5.3. Kế toán phát hành trái phiếu . 100 6.5.4. Bán trái phiếu có chiết khấu . 101 CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU 103 7.1. Doanh nghiệp tư nhân (Sole proprietorship) . 103 7.1.1. Khái niệm 103 7.1.2. Đặc điểm . 103 7.1.3. Hạch toán vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp tư nhân 103 7.2. Công ty hợp danh (Partnership) 105 7.2.1. Khái niệm 105 7.2.2. Đặc điểm . 105 7.2.3. Hạch toán vốn chủ sở hữu trong công ty hợp danh 106 7.3. Công ty cổ phần (Corporation) 112 7.3.1. Khái niệm 112 7.3.2. Đặc điểm . 113 7.3.3. Hạch toán vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần 113 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUỐC TẾ 1.1. Sự cần thiết, quá trình hình thành và vai trò của kế toán quốc tế 1.1.1. Sự cần thiết Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hàng loạt các nhân tố quốc tế nảy sinh tác động tới sự thay đổi kế toán, đó là: Sự độc lập về kinh tế, chính trị, đầu tư nước ngoài trực tiếp; các chiến lược kinh doanh đa quốc gia; công nghệ mới; sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế; sự mở rộng các dịch vụ tài chính và kinh doanh quốc tế . Nhân tố thúc đẩy sự thay đổi về kế toán nảy sinh từ sự lớn mạnh độc lập quốc tế và từ sự hài hòa các quy tắc của các mối quan hệ kinh tế, tài chính quốc tế. Sự phân biệt giữa Đông và Tây (các nước XHCN kế hoạch hóa tập trung và các nước tư bản Tây Âu), giữa Nam và Bắc (các nước phát triển và các nước đang phát triển) làm nảy sinh sự thay đổi nhanh chóng về mức độ chính trị dẫn tới sự thay đổi kinh tế, làm thay đổi cơ cấu kinh doanh và kế toán quốc tế. Kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Liên Xô cũ, các nước Đông Âu và Trung Quốc đã thay đổi theo hướng tiếp cận kinh tế thị trường trong sự phát triển của họ. Hơn nữa sự phát triển rộng khắp xu hướng điều tiết của thị trường và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở các nước phát triển và đang phát triển đã gợi mở ra nhiều cơ hội mới cho đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết quốc tế. Mặt khác, các tập đoàn kinh tế như cộng đồng chung Châu Âu (EU) có ảnh hưởng rất lớn tới tiến trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới thông qua sự tự do hóa thị trường, hàng hóa, nhân công và vốn giữa các quốc gia. Trong những năm gần đây, EU đã hợp nhất như một khối kinh tế, chính trị lớn, là một thành viên tập hợp nhiều quốc gia, tạo nên một thị trường tiêu dùng tiềm năng với khoảng 350 triệu người tiêu dùng. Các tổ chức quốc tế như liên hợp quốc (UN), tổ chức phát triển kinh tế - xã hội, OECD tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa. Ngày nay, các thị trường tài chính quốc tế đòi hỏi sự hài hòa những điểm không tương đồng về chính sách thuế, kiểm soát trao đổi giới hạn đầu tư, yêu cầu những nguyên tắc kế toán. Sự thay đổi quốc tế hóa đòi hỏi sự thay đổi nhanh chóng và năng động bản chất của kế toán quốc tế. Truyền thống và thực hành kế toán của mỗi quốc gia sẽ là những thử thách trong những năm trước mắt với nhiều vấn đề mới nảy sinh và thức đẩy quá trình tăng cường hài hóa quốc tế. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển * Thời cổ đại và trung đại Không giống như phần lớn các nghề nghiệp hiện đại khác, kế toán có lịch sử phát triển lâu đời. Lịch sử của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của hoạt động thương mại của con người mà cốt lõi là sự phát triển của chữ viết cũng như việc sử dụng các con số và phép tính. Việc ghi chép, giữ sổ làm cơ sở của kế toán ra đời khoảng 3.600 năm trước Công nguyên. Trong đó đáng lưu ý nhất là sự ra đời của bút toán kép gắn liền với sự đóng góp không nhỏ của vị thầy tu kiêm nhà toán học người Ý Luca Pacioli. Một số cuốn sách viết rằng Fra Luca Pacioli là người phát minh ra bút toán kép nhưng thực ra bút toán kép được phát minh bởi những thương nhân người Ý ở thành phố Venice khoảng giữa thế kỷ XIII và thế kỷ XV. Venice, Ý là trung tâm thương mại của châu Âu với vị trí thuận lợi là thương cảng, đây là thành phố thương mại chủ yếu thời kỳ Phục Hưng. Chính ở thành phố này, nguyên tắc ghi sổ kép (double entry) được phát minh và thực hiện. Trong thời kỳ này, Fra Luca Pacioli đã viết cuốn sách “Summa de Arithmetica, Geometria, 6 Proportioni et Proportionalita” (The Collected Knowledge of Arithmetic, Geometry, Proportion, and Proportionality). Một phần của cuốn sách này miêu tả bút toán kép và trở thành “giáo trình” về kế toán trong 500 năm tiếp theo. * Thời cận đại và đương đại Thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, trung tâm thương mại được chuyển dịch từ Ý sang Tây Ban Nha rồi Bồ Đào Nha, sau đó là các nước Bắc Âu. Sự di chuyển thương mại như trên kèm theo sự di chuyển về phát triển kế toán. Scotland được coi là nơi sinh của kế toán hiện đại. Đây là nơi sản sinh các nguyên tắc kế toán và cũng là nơi có những hội kế toán công khai lâu đời nhất. Kế toán trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng với những ảnh hưởng không thể phủ nhận đến sự phát triển kinh tế. Sau Scotland, kế toán phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Vào giữa thế kỷ XIX, Anh đã trở thành một nước công nghiệp dẫn đầu về sản xuất than đá, sắt và dệt may, đồng thời là trung tâm tài chính của thế giới. Năm 1880, Hiệp hội kế toán Anh và xứ Wales đã quy tụ được tất cả các tổ chức kế toán trong nước. Cuối những năm 1880, người Anh bắt đầu đầu tư tài chính ồ ạt vào những ngành công nghiệp đang phát triển ở Bắc Mỹ, đồng thời cũng kéo theo ảnh hưởng kế toán của Anh tới khu vực. Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã đem lại sức sản xuất ở quy mô lớn, cùng với sự phát triển mạnh về sản xuât, tài sản cố định dần trở nên quan trọng, cần thiết phải khấu hao và phân bổ chi phí. Hơn nữa, những hình thức cơ bản của tổ chức kinh doanh đã di chuyển từ sở hữu tư nhân, hiệp hội kinh doanh sang công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần và cuối cùng là những công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, kế toán cũng thay đổi để đáp ứng sự ra đời của các loại hình doanh nghiệp này. Những quy định của chính phủ đối với các công ty cũng làm xuất hiện những hệ thống kế toán mới. Điều đáng ghi nhớ nhất đó là những quy định về thuế đối với các cá nhân và đơn vị kinh doanh đã làm nảy sinh kế toán thuế. Bước vào kỷ nguyên của thời đại thông tin (cuối thế kỷ 20 đến nay), kế toán đã chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán trên máy, một bước phát triển vượt bậc có ý nghĩa đặc biệt trong việc đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho những người quan tâm. Nhờ đó, các báo cáo kế toán có thể được thiết lập chỉ sau một cái “nhấn nút”. Hiện nay, kế toán đã phát triển với ba nhánh là kế toán tài chính, kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh, tạo ra khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng thông tin kế toán. 1.2. Các chuẩn mực kế toán quốc tế 1.2.1. Khái niệm và sự hình thành * Khái niệm Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard – IAS) là hệ thống các nguyên tắc hạch toán kế toán, trình bày báo cáo tài chính, các quy định về kế toán được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB – International Accounting Standard Board) ban hành và thường xuyên nghiên cứu cập nhật, sửa đổi, bổ sung. Chuẩn mực kế toán quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác báo cáo tài chính. Chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm 3 nhóm chính là: IASs (International Accounting Standards) – nhóm chuẩn mực kế toán do IASC (International Accounting Standard Committee) ban hành, IFRSs (International Financial Reporting Standards) – các chuẩn mực 7 do IASB ban hành, SIC (Standing Interpretations Committee) - các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế do Ủy ban hướng dẫn IFRS, International Financial Reporting Interpretations Committee ban hành. Hiện tại có 34 chuẩn mực kế toán quốc tế, mỗi chuẩn mực bao gồm các thành phần sau: - Vấn đề đặt ra ( Sự cần thiết hình thành chuẩn mực) - Phạm vi áp dụng (Xác định đối tượng kế toán và các định nghĩa liên quan) - Hạch toán kế toán (Đánh giá đối tượng kế toán, đưa ra các phương pháp, hướng dẫn cũng như yêu cầu hạch toán) - Công bố (Ghi nhận vào báo cáo tài chính). * Sự ra đời của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB là một tổ chức độc lập thuộc khu vực tư nhân, có trụ sở chính ở thành phố London, UK, chuyên thực hiện việc phát triển và chấp nhận việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kế toán quốc tế. IASB hoạt động dưới sự giám sát của Ủy ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard Committee Foundation). IASB được thành lập từ 2001 để thay thế Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC do Ngân hàng thế giới WB hỗ trợ thành lập và phát triển từ năm 1973 đến năm 2000. Mục tiêu hoạt động chính của IASB là phát triển các chuẩn mực kế toán có chất lượng cao, thống nhất, dễ hiểu và có tính khả thi cao cho toàn thế giới trên quan điểm phục vụ lợi ích của công chúng: tăng cường tính minh bạch có thể so sánh được của thông tin trong báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan đến tài chính, kế toán khác, giúp những thành viên tham gia thị trường vốn thế giới và những người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kinh tế; xúc tiến việc sử dụng và ứng dụng nghiêm ngặt các chuẩn mực kế toán quốc tế; đem đến những giải pháp có chất lượng cao cho sự hòa hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia và các chuẩn mực kế toán quốc tế. 1.2.2. Quy trình xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế Các chuẩn mực kế toán được xây dựng tuân theo những nguyên tắc chung và trình tự mang tính thủ tục. * Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế xây dựng một ủy ban điều hành do một thành viên của Hội đồng điều khiển cùng với ban đại diện, chuyên gia kế toán của ít nhất 3 quốc gia khác tham gia. Ủy ban điều hành xây dựng những đề xuất cho mỗi vấn đề chuyên môn trong chương trình nghị sự của ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế. * Ủy ban điều hành ghi nhận và tóm tắt toàn bộ các vấn đề về kế toán phù hợp với mỗi chủ đề và đề xuất một bản dự thảo những điểm chính (Point Outline) cho Hội đồng xem xét. * Sau khi nhận được những góp ý từ Hội đồng về bản dự thảo những điểm chính, Ủy ban điều hành lập và ban hành một bản báo cáo nháp về các nguyên tắc hoặc vấn đề thảo luận. Những đề xuất được thu nhận từ các thành phần liên quan với thời gian khoảng 3 tháng. * Dựa trên những ký kiến về bản báo cáo nháp, Ủy ban điều hành trình cho Hội đồng thông qua một bản báo cáo cuối cùng về các nguyên tắc để làm cơ sở để lập một bản dự thảo trưng cầu ý kiến cho việc thông qua một chuẩn mực kế toán quốc tế. * Ủy ban điều hành lập một bản dự thảo trưng cầu (Exposure Draft) để thông qua Hội đồng. Sau khi sửa và được sự thông qua của ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng thì bản dự thảo trưng cầu mới được phát hành. Các ý kiến đề xuất được đưa ra từ các bên có liên quan trong thời gian lấy ý kiến trưng cầu (ít nhất 1 tháng và thường là 3 tháng). * Ủy ban điều hành tóm tắt những ý kiến và lập một bản dự thảo chuẩn mực kế toán quốc tế. Sau khi sửa và được sự thông qua của ít nhất 12 trong số 16 thành viên thì một chuẩn mực kế toán mới được công bố rộng rãi. Hội đồng thường họp 3 lần/năm và có thể tổ chức phiên họp thứ 4 để đi đến thỏa thuận về mỗi chuẩn mực. Thông thường mỗi chuẩn mực kế toán quốc tế có thể được hoàn thiện trong khoảng 2 năm. 1.2.3. Phương hướng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Chuẩn mực kế toán quốc tế được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, có thể đưa ra một số các mức độ ứng dụng như sau: - Mô hình 1: Vận dụng 100% các chuẩn mực kế toán quốc tế, không sửa đổi và bổ sung. Trong các chuẩn mực kế toán quốc tế, nếu có những chuẩn mực không thể áp dụng được thì xây dựng một chuẩn mực kế toán quốc giá riêng. Đó là các nước như Nam Phi, Mông Cổ, Thụy Sỹ… - Mô hình 2: Vận dụng 100% các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng có thêm phần phụ lục để có thể thêm hoặc bớt vào mỗi chuẩn mực một số phần. Các nước áp dụng mô hình này như Malaixia, Singapore… - Mô hình 3: Vận dụng có chọn lọc các nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế có sửa đổi, bổ sung một số điểm nội dung cho phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế quốc gia và ban hành thêm chuẩn mực kế toán quốc gia. Các nước thuộc mô hình này như: Bỉ, Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc… - Mô hình 4: Không sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Thuộc mô hình này là các nước như Mỹ, Thái Lan… Khi mới ban hành, các chuẩn mực tập trung vào mục đích đáp ứng nhu cầu của các tổ chức hoạt động trong những nền kinh tế đang phát triển, song từ năm 2000 đến nay lại chú trọng hơn đến việc hỗ trợ cho cổ đông và các đối tượng khác tham gia vào thị trường vốn thế giới trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Do đó, Ủy ban các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã chuyển trọng tâm sang xây dựng các chuẩn mực phức tạp hơn, có thể bắt buộc các thị trường vốn trên toàn thế giới phải tôn trọng. Tuy nhiên, việc làm này đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa chi phí để soạn lập các báo cáo tài chính tuân thủ với các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) và những lợi ích gia tăng đối với người sử dụng về phương diện tính phù hợp và độ tin cậy của thông tin tại những nền kinh tế đang phát triển. Hệ thống kế toán Mỹ (US GAAP) là một trong những hệ thống hàng đầu thế giới và có vị trí vững chắc vì dựa trên nền tảng thị trường phát triển lớn, có nhiều điều kiện ưu đãi cho việc thu hút vốn đầu tư. Chính vì vậy, nhiều công ty muốn tham gia vào thị trường chứng khoán của Mỹ phải trả những khoản chi phí lớn cho việc chuyển đổi báo cáo cho phù hợp với tiêu chuẩn GAAP. Tại Việt Nam, hệ thống chuẩn mực kế toán hiện hành do Bộ tài chính ban hành được Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đánh giá là đã tuân thủ khoảng 95% chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam mới chỉ tuân thủ 50% chuẩn mực kế toán quốc tế do Bộ tài chính chưa ban hành các chuẩn mực kế toán về trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài chính. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN MỸ 2.1. Nguyên tắc xây dựng chế độ kế toán Mỹ 2.1.1. Khái niệm kế toán Liên đoàn quốc tế về kế toán đã có định nghĩa cơ bản về kế toán: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp và đánh giá các loại hoạt động kinh tế thông qua chỉ tiêu tiền tệ và dựa trên các nguyên tắc cơ bản tiêu chuẩn có tính hệ thống”. Theo hiệp hội AAA (American Accounting Association – Hiệp hội kế toán Mỹ): “Kế toán là quá trình nhận biết, đo lường và truyền đạt thông tin kinh tế cho phép người sử dụng thông tin đánh giá và đưa ra quyết định kinh doanh”. 2.1.2. Đối tượng kế toán và phương trình kế toán Kế toán Mỹ phân chia các đối tượng kế toán thành 3 loại sau: + Tài sản: Là những thứ có giá trị mà doanh nghiệp đang có quyền sở hữu. Tài sản cũng được coi là nguồn lực của doanh nghiệp. Các tài sản có giá trị bởi chúng có thể được sử dụng hoặc đổi chúng để lấy hàng hóa khác phục vụ cho mục đích kinh doanh tại doanh nghiệp. Một tổ chức có thể nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau. Một số tài sản có hình thái vật chất cụ thể như tiền mặt, vật dụng, nhà cửa, phương tiện vận tải… Nhưng ngược lại cũng có một số tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng chúng cũng mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp, ví dụ như đặc quyền (là quyền được chính phủ liên bang cho phép sản xuất một mặt hàng nào đó) hay các khoản phải thu (là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được do bán chịu hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho đơn vị hoặc cá nhân khác). Tất cả các tài sản trên được tài trợ, hình thành từ hai nguồn đó là nguồn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. + Nợ phải trả: Là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. Khoản nợ này phát sinh trong quá trình doanh nghiệp mua chịu tài sản hoặc vay mượn từ ngân hàng để mua tài sản. Chẳng hạn: Khoản phải trả, lương phải trả… + Vốn chủ sở hữu: Là phần hùn vốn trong đơn vị được sở hữu hoàn toàn bởi các chủ sở hữu. Nói cách khác, nguồn vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp: Công ty tư nhân, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần. Vốn chủ sở hữu thường gồm 2 phần: Vốn của nhà đầu tư và lợi nhuận giữ lại: - Vốn góp của chủ sở hữu là khoản tiền được đầu tư vào doanh nghiệp bởi các chủ sở hữu. Đối với công ty cổ phần, vốn góp của chủ sở hữu là vốn cổ đông, bao gồm 2 phần: Mệnh giá cổ phiếu (số tiền tối thiểu thể hiện phần vốn góp) và thặng dư vốn cổ phần: khoản chênh lệch giữa giá cổ phiếu và mệnh giá cổ phiếu. - Lợi nhuận giữ lại: lợi nhuận giữ lại là thể hiện phần vốn của cổ đông được sinh ra từ thu nhập trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và được giữ lại để sử dụng cho doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ lại bị ảnh hưởng bởi thu nhập, chi phí, cổ tức. Cổ tức là các khoản tài sản được phân phối cho các cổ đông làm giảm lợi nhuận giữ lại. Như vậy, lợi nhuận giữ lại là phần còn lại của thu nhập thuần sau khi phân phối cổ tức. Ba đối tượng kế toán trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong phương trình kế toán sau: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Nghiệp vụ kinh tế (business transaction) là sự kiện kinh tế làm ảnh hưởng đến tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là bất kể nghiệp vụ kinh tế nào phát sinh đều không làm thay đổi tính cân bằng của phương trình kế toán. Chúng ta sẽ chứng minh bằng các nghiệp vụ kinh tế sau: - Nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp $200 000 tương ứng với 10 000 cổ phiếu có mệnh giá $20/cổ phiếu. - Mua một số vật liệu văn phòng trị giá $2 000 chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp - Mua một lô đất cỏ tổng trị giá $150 000, trong đó giá trị đất $100 000, giá trị tòa nhà trên đất trị giá $50 000. - Thanh toán $500 cho số nợ nhà cung cấp ở nghiệp vụ (2) - Nhận được khoản thu nhập tài chính trị giá $4 000 - Khoản doanh thu bán hàng đại lý trị giá $5000 thu tiền sau - Thu tiền của khách hàng còn nợ ở nghiệp vụ (6) $3000 - Trả tiền thuê nhà $2000 bằng tiền mặt - Trả tiền cho nhân viên dọn dẹp vệ sinh $2000 - Trả cổ tức $1 500 Tài sản = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tiền mặt Phải thu Vật liệu Đất Nhà cửa Phải trả Vốn cổ phần Lợi nhuận giữ lại 1 200 000 200 000 2 2 000 2 000 3 -150 000 100 000 50 000 4 -500 -500 5 +4 000 +4 000 6 5 000 5 000 7 +3 000 -3 000 8 -2 000 -2 000 9 -2 000 -2 000 10 -1 500 -1 500 51 000 2 000 2 000 100 000 50 000 1 500 200 000 3 500 2.1.3. Các phương thức kế toán 2.1.3.1. Kế toán tiền mặt (Cash Accouting) Theo phương thức này doanh thu được ghi nhận khi thực tế thu tiền và chi phí được ghi nhận khi thực tế chi tiền. Ưu điểm của phương thức kế toán theo tiền mặt là đơn giản, dễ hiểu. Các thông tin về dòng tiền mặt là xác thực và khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện rõ. Tuy nhiên, phương thức này không thể hiện được mối liên kết giữa doanh thu và chi phí. Do vậy, khkoong thể xác định chính xác được kết quả kinh doanh và không đánh giá đúng được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.3.2. Kế toán dồn tích (Accrual Accounting) Theo phương thức kế toán dồn tích, doanh thu và chi phí được ghi nhận phải đảm bảo các yêu cầu sau: . THỐNG KẾ TOÁN MỸ 2.1. Nguyên tắc xây dựng chế độ kế toán Mỹ 2.1.1. Khái niệm kế toán Liên đoàn quốc tế về kế toán đã có định nghĩa cơ bản về kế toán: Kế toán. chuẩn mực kế toán quốc tế có thể được hoàn thiện trong khoảng 2 năm. 1.2.3. Phương hướng vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế Chuẩn mực kế toán quốc tế được